Luận án Nghiên cứu tạo axít phenyllactic và ứng dụng trong bảo quản một số rau quả chế biến tối thiểu

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tạo axít phenyllactic và ứng dụng trong bảo quản một số rau quả chế biến tối thiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tạo axít phenyllactic và ứng dụng trong bảo quản một số rau quả chế biến tối thiểu

rải đều trên đĩa môi trường thạch thường, mỗi nồng độ trải 3 đĩa. Ủ ở 37°C trong 48 giờ. Kiểm tra mật độ của bào tử trên các đĩa thạch ở mỗi công thức. Công thức đối chứng không bổ sung chế phẩm được thực hiện giống như ở công thức thí nghiệm. Đánh giá khả năng ức chế quần thể vi sinh vật của chế phẩm sử dụng công thức: % ức chế (%) = (C-T)/ C * 100 Trong đó: C là số bào tử/khuẩn lạc ở công thức đối chứng (không sử dụng chế phẩm) T là số bào tử/khuẩn lạc ở công thức thí nghiệm (có sử dụng chế phẩm) 2.2.2.6. Các phương pháp xác định vi khuẩn gây bệnh Tổng số Coliforms theo TCVN 4882:2007 Tổng số E.coli theo TCVN 6846-2007 2.2.3. Phương pháp phân tích hoá lý 2.2.3.1. Định lượng PLA bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) [12] 10 ml dịch sau lên men đem li tâm ở tốc độ 4.400 v/ph trong 15 phút. Loại bỏ xác tế bào thu dịch nổi rồi lọc qua màng lọc 0,45 µm (2 lần). Dịch thu được chuẩn bị được phân tích trên hệ thống HPLC (Thermo Finigan, Mỹ). Cột C18 (150mm x 4,6mm x 5µm), phần mềm điều khiển ATLAS. Tốc độ dòng là 1 ml/phút, tại bước sóng 210 nm. Pha động chạy máy là ACN:H2O (50:50; v/v). Hiệu suất thu hồi là 99,2%. Giới hạn phát hiện: 0,05 ppm. PLA chuẩn mua của hãng Sigma được sử dụng để xây dựng đường chuẩn phục vụ cho thử nghiệm. 2.2.3.2. Xác định hàm lượng đường 60 Hút 20 ml dịch lên men vào bình 100 ml miệng nhỏ, thêm vào bình 2 ml axít HCl đặc, lắc đều rồi đem đun cách thủy ở nhiệt độ 70ºC trong 30 phút rồi làm nguội đến nhiệt độ phòng. Pha loãng dịch đường tới nồng độ thích hợp rồi đem định phân theo phương pháp Eynon-Lane. 2.2.3.3. Xác định hàm lượng chì và asen Theo phương pháp của ICP-OES (H.HD.QT.174) 2.2.3.4. Xác định pH của quả Cân 10 g mẫu nghiền nhỏ, thêm 10 ml nước cất, lọc lấy phần dịch trong. Đo pH của dịch trong bằng máy đo pH cầm tay. 2.2.3.5. Xác định hàm lượng chất khô hoà tan tổng số Dùng chiết quang kế đo hàm lượng chất khô hoà tan tổng số trong dung dịch thông qua trị số đo Brix (ºBX đọc). 2.2.3.6. Xác định tổn thất dịch quả Tổn thất dịch quả được xác định bằng tính thể tíchdịch quả chảy ra ở từng mẫu bảo quản sau mỗi lần theo dõi (ml/100g). 2.2.3.7. Xác định sự biến đổi màu sắc quả Xác định sự biến đổi màu sắc vỏ quả qua từng giai đoạn bằng máy đo màu Color Meter của hãng Color Tec PCM/PSM, Mỹ. Kết quả hiện ra trên máy là các chỉ số màu L*, a*, b* và được đối chiếu với biểu đồ màu. Trong đó: L*: chỉ số thể hiện độ sáng của vỏ quả có giá trị từ 0 đến 100 a*: chỉ số thể hiện dải màu từ xanh lá cây đến đỏ, có giá trị từ -60 đến + 60 b*: chỉ số thể hiện màu xanh da trời đến vàng. Độ biến đổi màu sắc của quả được xác định bằng công thức: ∆E = [(Li* - L0*)2 + (ai* - a0*)2 + (bi* - b0*)2]1/2 Trong đó: Li*, ai*, bi*: là kết quả đo màu ở lần phân tích thứ i. L0*, a0*, b0*: là kết quả đo màu của nguyên liệu đầu vào. 2.2.3.8. Xác định sự biến đổi độ cứng quả Độ cứng quả xác định bằng máy đo độ cứng cầm tay Fruit Pressure Tester của hang Bertuzzi (Italy). Dựa trên nguyên lý đo độ lún (chiều sâu của đầu kim vào thịt quả) dưới một lực tác dụng bằng nhau trong cùng một đơn vị thời gian. 61 Độ cứng được tính theo công thức: Trong đó:X: là độ cứng của quả (kg/cm2) F: số chỉ của máy đo ; S: diện tích của mũi kim (cm2). 2.2.4. Phương pháp cảm quan Phương pháp đánh giá cảm quan chất lượng của quả được tiến hành theo phương pháp cho điểm thị hiếu Hedonic. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tổng quát mức chất lượng của sản phẩm so với tiêu chuẩn hoặc so với các sản phẩm cùng loại trên tất cả các chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, mùi, vị và trạng thái. Hội đồng đánh giá cảm quan gồm 7 thành viên là các cán bộ nghiên cứu của Viện Cơ điện NN và CNSTH. Các thành viên được huấn luyện đầy đủ về nhận biết các mùi, vị cơ bản; mô tả các đặc tính của sản phẩm đến đánh giá cho điểm. Trong quá trình đánh giá các thành viên được cung cấp nước lọc để xúc miệng sau khi đánh giá từng mẫu thử. Tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm bằng phép thử cho điểm thị hiếu theo thang điểm Hedonic từ 1 điểm (hoàn toàn không thể chấp nhận) đến 9 điểm (tuyệt vời). Bảng 2.1. Mô tả đặc điểm của dứa cắt theo thang điểm cảm quan Điểm cảm quan Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc Mùi, vị Trạng thái 9 Màu vàng sáng tự nhiên Mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, chua nhẹ Thịt quả chắc, tươi tự nhiên, bề mặt ướt 8 Màu vàng tươi Mùi thơm, vị ngọt chua Thịt quả chắc, tươi, bề mặt ướt 7 Màu vàng Mùi thơm, vị ngọt nhẹ, chua Thịt quả không chắc, bề mặt ướt 6 Màu vàng đậm Mùi thơm nhẹ, vị ngọt nhẹ, chua Thịt quả mềm, bề mặt ướt 5 Màu vàng sẫm Mùi thơm nhẹ, vị chua Thịt quả mềm, bề mặt nhớt 4 Màu vàng sẫm Mất mùi thơm đặc trưng, vị lạ Thịt quả mềm nhiều, bề mặt nhớt nhiều 3 Màu vàng sẫm, có thể xuất hiện một số đốm lạ Mùi lạ, vị lạ Thịt quả nhũn, tiết nhiều dịch quả 2 Màu vàng sẫm, xuất hiện nhiều đốm lạ Mùi lạ Thịt quả nhũn nát, tiết nhiều dịch quả 62 1 Màu vàng sẫm, nhiều vết đốm Mùi lạ nhiều Thịt quả nhũn nát, tiết nhiều dịch quả 63 Bảng 2.2. Mô tả đặc điểm của vải cắt theo thang điểm cảm quan Điểm cảm quan Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc Mùi, vị Trạng thái 9 Màu trắng trong đồng nhất, tươi tự nhiên Mùi vị thơm, ngọt đặc trưng Bề mặt khô, thịt quả nguyên vẹn 8 Màu trắng trong, tươi Mùi thơm, vị ngọt Bề mặt khô, thịt quả chắc 7 Màu trắng hơi đục Mùi thơm nhẹ, vị ngọt Bề mặt hơi ướt, thịt quả mềm 6 Màu trắng đục, xuất hiện đốm thâm Mùi thơm nhẹ, vị ngọt nhẹ Bề mặt ướt, thịt quả mềm 5 Màu trắng đục, có nhiều vết thâm Ít mùi thơm, vị nhạt Bề mặt nhớt, thịt quả mềm 4 Màu trắng, vết thâm loang rộng Mất mùi thơm đặc trưng, vị lạ Bề mặt nhớt, thịt quả nhũn, tiết dịch quả 3 Màu trắng đục, nhiều thâm sẫm màu Mùi chua, vị lạ Mềm nhũn, tiết nhiều dịch quả 2 Màu thâm sẫm nhiều Mùi lạ Mềm nhũn, tiết nhiều dịch quả 1 Toàn quả thâm đen Mùi lạ Mềm, thay đổi hình dạng, tiết nhiều dịch quả 64 Bảng 2.3. Mô tả đặc điểm của mít cắt theo thang điểm cảm quan Điểm cảm quan Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc Mùi, vị Trạng thái 9 Màu vàng tươi, sáng tự nhiên Mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn, vị ngọt Bề mặt khô, tươi, múi nguyên vẹn 8 Màu vàng sáng Mùi thơm đặc trưng, vị ngọt Bề mặt khô, múi nguyên vẹn 7 Màu vàng nhạt Mùi thơm, vị ngọt Bề mặt khô, múi mềm hơn 6 Màu vàng đậm Mùi thơm nhẹ, vị ngọt nhẹ Bề mặt hơi ướt, mềm 5 Màu vàng sẫm Mùi thơm nhẹ, vị nhạt Bề mặt ướt, múi mềm 4 Màu vàng sẫm, xuất hiện đốm lạ Mất mùi thơm đặc trưng, vị nhạt Bề mặt nhớt, mùi mềm nhũn 3 Màu vàng sẫm, nhiều đốm lạ Mùi lạ, vị lạ Mềm, nhũn, nát 2 Màu vàng sẫm, nhiều đốm Mùi lạ Mềm, nhũn, nát 1 Màu vàng tối Mùi lạ Mềm, múi tiết dịch 65 Bảng 2.4. Mô tả đặc điểm của cà rốt cắt theo thang điểm cảm quan Điểm cảm quan Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc Mùi, vị Trạng thái 9 Màu đỏ cam tươi, sáng tự nhiên Nấu lên có mùi thơm, vị ngon, ngọt đặc trưng Cứng, chắc, bề mặt ướt, bóng 8 Màu đỏ cam sáng Nấu lên có mùi vị ngon ngọt Cứng, chắc, bề mặt hơi ướt 7 Màu đỏ cam nhạt Nấu lên có mùi thơm nhẹ, vị ngọt nhẹ Cứng, bề mặt khô 6 Màu cam nhạt Nấu lên ít có mùi thơm, vị ngon bình thường Cứng, chắc, bề mặt khô và thô 5 Màu cam nhạt, xuất hiện đốm trắng Nấu lên không có mùi thơm đặc trưng, vị ngon trung bình Mềm hơn, bề mặt khô 4 Màu cam nhạt, xuất hiện vết thâm Nấu lên có mùi lạ, vị lạ Mềm, bề mặt khô sù sì 3 Màu cam nhạt, nhiều đốm thâm sẫm màu Nấu lên có mùi lạ, vị lạ Mềm nhũn 2 Màu cam nhạt rõ rệt, nhiều vết thâm đen Nấu lên có mùi lạ Mềm nhũn 1 Màu nhạt, thâm đen Nấu lên có mùi lạ Mềm nhũn 66 Bảng 2.5. Mô tả đặc điểm của khoai tây cắt theo thang điểm cảm quan Điểm cảm quan Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc Mùi, vị Trạng thái 9 Màu vàng sáng tự nhiên Nấu lên có mùi thơm đặc trưng, vị ngon, bùi Cứng chắc, ướt, hấp dẫn 8 Màu vàng Nấu lên có mùi thơm, vị ngon Cứng chắc, ướt 7 Màu vàng nhạt Nấu lên có mùi thơm nhẹ, vị ngon Cứng, ướt 6 Màu vàng đậm Nấu lên có mùi thơm nhẹ, vị nhạt Cứng, khô 5 Màu vàng sẫm Nấu lên mùi thơm không rõ rệt, vị nhạt Bắt đầu mềm, khô 4 Màu vàng sẫm, xuất hiện một số vết thâm nhỏ ở các cạnh Nấu lên không có mùi thơm đặc trưng, vị lạ Mềm, hình dạng bắt đầu bị thay đổi 3 Màu nâu nhạt Nấu lên có mùi, vị lạ Mềm, thay đổi hình dạng 2 Màu nâu Nấu lên có mùi lạ Mềm, thay đổi hình dạng 1 Màu nâu thâm đen Nấu lên có mùi lạ Mềm, thay đổi hình dạng hoàn toàn 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được phân tích sử dụng hệ thống phân tích thống kê SAS version 6.10. Phân tích giả thiết thống kê theo ANOVA. Các giá trị trung bình được so sánh bằng LSD ở mức P<0,05. 67 PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3. 1. Phân lập và tuyển chọn chủng vi sinh vật sinh PLA 3.1.1. Phân lập chủng vi sinh vật sinh PLA Trong số những chủng vi sinh vật có khả năng sinh PLA thì những chủng vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus được phát hiện là có khả năng sinh PLA cao nhất [95]. Bởi vậy, với mục tiêu sản xuất ra chế phẩm PLA, chúng tôi tập trung phân lập tìm ra những chủng vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus có khả năng sinh PLA cao nhất. Để phân lập được các chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. có khả năng sinh tổng hợp PLA, chúng tôi tiến hành phân lập 40 mẫu nước dưa muối chua và 40 mẫu nước cà muối chua lấy tại 6 chợ ở Hà Nội. Quan sát hình thái khuẩn lạc dựa theo khóa phân loại của Bergey’s chúng tôi chọn ra những khuẩn lạc có đặc điểm hình thái giống với khuẩn lạc của vi khuẩn Lactobacillus sp. được mô tả là tròn, nhẵn, màu trắng sữa, đường kính 3mm. Kết quả phân lập được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây. Bảng 3.1. Kết quả phân lập chủng Lactobacillus sp Địa điểm lấy mẫu Nước dưa Nước cà Số mẫu phân lập Số chủng Lactobacillus sp phân lập được Số mẫu phân lập Số chủng Lactobacillus sp phân lập được Chợ Hà Đông 5 8 5 10 Chợ Trâu Quỳ 10 11 10 15 Chợ Nhân Hòa 5 5 5 9 Chợ Long Biên 5 4 5 10 Chợ Hôm 10 16 10 13 Chợ Hàng Bè 5 10 5 12 Tổng số 40 54 40 69 68 Như vậy, từ 80 mẫu dưa cà muối chua thu được từ 6 chợ khác nhau ở Hà Nội chúng tôi đã phân lập được 123 chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. Kết quả này cho thấy vi khuẩn Lactobacillus sp khá phổ biến trên các sản phẩm dưa, cà muối chua bán trên thị trường. Từ 123 chủng vi khuẩn phân lập được ở trên, chúng tôi tiếp tục sàng lọc chủng dựa vào đặc điểm hình thái tế bào thông qua phương pháp nhuộm gram. Quan sát hình thái tế bào qua kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 1000 lần đã chọn ra được 95 chủng có hình thái tế bào điển hình của chủng Lactobacillus plantarum như có dạng hình que, kích thước tế bào rộng 0,9 – 1,2µm, dài 3 - 8µm, không sinh bào tử, gram dương. Các chủng này có những đặc điểm hình thái đặc trưng của loài Lactobacillus plantarum giống như mô tả theo khóa phân loại của Bergey. Hình 3.1. Hình thái khuẩn lạc chủng vi khuẩn Lactobacillus sp Hình 3.2. Hình thái tế bào chủng Lactobacillus spdưới kính hiển vi điện tử độ phóng đại 20000 lần 69 Hoạt tính catalaza của vi khuẩn được đánh giá qua khả năng sinh enzyme catalaza của chúng. Khả năng sinh enzyme này được xác định thông qua phản ứng phân hủy H2O2 giải phóng ra O2 (chi tiết được mô tả ở mục 2.2.1.1).Kết quả thu được (bảng 3.2) cho thấy trong số 95 chủng vi khuẩn Lactobacillus sp có 84 chủng âm tính tức là không có khả năng sinh catalaza. Bảng 3.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của các chủng vi khuẩn Lactobacillus sp phân lập được Số đợt phân lập Số chủng vi khuẩn trong thí nghiệm Hoạt tính catalaza Khả năng di động Khả năng sinh khí Âm tính Dương tính Âm tính Dương tính Âm tính Dương tính 1 14 1 14 0 13 1 2 20 3 19 1 18 1 3 12 0 12 0 11 1 4 11 4 9 2 9 0 5 18 2 15 3 15 0 6 9 1 8 1 8 0 Tổng 84 11 77 7 74 3 Tiếp tục đánh giá khả năng di động của các chủng vi khuẩn được kiểm tra bằng cách cấy thẳng đứng mỗi chủng trong ống thạch đứng chứa môi trường MRS. Sau 48 giờ nuôi cấy ở 30ºC quan sát sự phát triển của vi khuẩn trong ống nghiệm. Những chủng vi khuẩn mọc theo đường cấy thì chứng tỏ chủng vi khuẩn đó không có khả năng di động, còn chủng nào mọc lan ra xung quanh thì chứng tỏ chủng đó có khả năng di động. 84 chủng Lactobacillus sp phân lập được, cho kết quả thu được 77 chủng không có khả năng di động và 7 chủng có khả năng di động. Khả năng sinh khí CO2 của các chủng vi khuẩn được tiến hành bằng cách cho ống Durham vào ống nghiệm có chứa môi trường MRS lỏng, sau đó cấy chủng vi khuẩn vào. Sau 48 giờ nuôi cấy ở 30ºC quan sát ống nghiệm. Kết quả âm tính khi quan sát thấy ống Durham chìm còn nếu ống Durham nổi lên bề mặt môi trường cho kết quả dương tính.Đánh giá khả năng sinh khí của 77 chủng vi khuẩn phân lập 70 được thu được kết quả là 74 chủng vi khuẩn không có khả năng sinh khí và 3 chủng có khả năng sinh khí. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh hóa của 123 chủng vi khuẩn phân lập được, đã tuyển chọn được 74 chủng có các đặc điểm phù hợp với đặc điểm điển hình của vi khuẩn Lactobacillus sp như mô tả của khóa phân loại Bergey như tế bào hình que, kích thước tế bào rộng 0,9 – 1,2µm, dài 3 - 8µm, không sinh bào tử, gram dương, phản ứng catalaza âm tính, không di động và không sinh khí. Từ kết quả này, chúng tôi tiếp tục đánh giá khả năng sinh PLA của các chủng đã lựa chọn này. 3.1.2. Sàng lọc chủng vi khuẩn có khả năng sinh axít tổng số Khả năng sinh axít của các chủng vi khuẩn được đánh giá bằng phương pháp đo vòng phân giải CaCO3 trên môi trường MRS xung quanh chủng nuôi cấy. Chủng nào xuất hiện vòng phân giải thì chứng tỏ có khả năng sinh axít và ngược lại. Độ lớn đường kính vòng phân giải thể hiện khả năng sinh axít mạnh hay yếu của chủng kiểm tra. Kết quả đánh giá khả năng sinh axít của 74 chủng vi khuẩn Lactobacillus sp phân lập được được thể hiện trong bảng 3.3. Các chủng vi khuẩn phân lập được chia thành 03 nhóm dựa vào đường kính vòng phân giải chia theo các mức: nhỏ hơn 0,5 cm (X < 0,5); từ 0,5 đến 1,0 cm (0,5 ≤ X < 1,0) và từ 1,0 đến 1,5 cm (1,0 ≤ X < 2,0). Bảng 3.3 cho thấy trong số 74 chủng phân lập được thì có 70 chủng vi khuẩn có khả năng sinh axít nhưng với mức độ khác nhau: 26 chủng có khả năng sinh axít yếu nhất với đường kính vòng phân giải <0,5 cm (chiếm 37,14%); 24 chủng có khả năng sinh axít trung bình với đường kính vòng phân giải từ 0,5 – 1,0 cm (chiếm 34,28%) và 20 chủng có khả năng sinh axít mạnh với đường kính vòng phân giải từ 1,0 – 2,0 cm (chiếm 28,57%). Bảng 3.3. Khả năng sinh axít của các chủng vi khuẩn Lactobacillus sp Đường kính vòng phân giải theo các mức (cm) X < 0,5 0,5 ≤ X < 1,0 1,0 ≤ X < 2,0 Số chủng vi khuẩn phân lập 26 24 20 Tổng số chủng vi khuẩn phân lập 70 Từ 70 chủng vi khuẩn có khả năng sinh axít, chúng tôi lựa chọn ra 10 chủng có khả năng sinh axít cao nhất để định lượng chính xác hàm lượng PLA sinh ra 71 bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Kết quả được thể hiện trong hình 3.3. Hình 3.3. Hàm lượng PLA của 10 chủng vi khuẩn Lactobacillus sp phân lập được Hình 3.3 cho thấy trong 10 chủng Lactobacillus sp phân lập được ở cùng điều kiện lên men thì có 4 chủng C2, C15, D7, D24 sinh ra PLA là cao nhất là 1,2 g/l, 1,05 g/l, 1 g/l, 0,8 g/l theo thứ tự so với các chủng còn lại. Tiếp tục định lượng thành phần axít khác trong dịch lên men của hai chủng C2 và C15 cho thấy có một lượng nhỏ axít lactic (0,4 g/l và 0,6 g/l, tương ứng). Từ đây, chúng tôi chọn ra 2 chủng C2, C15 có khả năng sinh PLA cao nhất là 1,2 g/l và 1,05 g/l làm đối tượng cho những nghiên cứu tiếp theo. 3.1.3. Định tên chủng vi khuẩn có khả năng sinh axít phenyllactic Kết quả xác định trình tự gen rADN 16S của chủng C2 (1559 bp) như sau: SQ SEQUENCE 1559 BP; 410 A; 344 C; 459 G; 346 T; AGAGTTTGATCCTGGCTCAGGACGAACGCTGGCGGCGTGCCTAATACATGCAAGTCGAAC GAACTCTGGTATTGATTGGTGCTTGCATCATGATTTACATTTGAGTGAGTGGCGAACTGG TGAGTAACACGTGGGAAACCTGCCCAGAAGCGGGGGATAACACCTGGAAACAGATGCTAA TACCGCATAACAACTTGGACCGCATGGTCCGAGTTTGAAAGATGGCTTCGGCTATCACTT TTGGATGGTCCCGCGGCGTATTAGCTAGATGGTGGGGTAACGGCTCACCATGGCAATGAT ACGTAGCCGACCTGAGAGGGTAATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACTCCT ACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGAAAGTCTGATGGAGCAACGCCGC GTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAACTCTGTTGTTAAAGAAGAACATATCTGAGA GTAACTGTTCAGGCATTGACGGTATTTAACCAGAGAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCA GCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGATTTATTGGGCGTAA AGCGAGCGCA GGCGGTTTTTTAAGTCTGATGTGAAAGCCTTCGGCTCAACCGAAGAAGTGCATCGGAAAC TGGGAAACTTGAGTGCAGAAGAGGACAGTGGAACTCCATGTGTAGCGGTGAAATGCGTAG ATATATGGAAGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTGTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCT CGAAAGTATGGGTAGCAAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCATACCGTAAACGATGAA TGCTAAGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCATTCCGC CTGGGGAGTACGGCCGCAAGGCTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCCACAAGCGG TGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATACTAT 72 GCAAATCTAAGAGATTAGACGTTCCCTTCGGGGACATGGATACAGGTGGTGCATGATTGT CGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTATC AGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTGGTGAGACTGCCGGTGACAAACCGGAGGAAGGT GGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGA TGGTACAACGAGTTGCGAACTCGCGAGAGTAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTC GGATTGTAGGCTGCAACTCGCCTACATGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCA TGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTG TAACACCCAAAGTCGGTGGGGTAACCTTTTAGGAACCAGCCGCCTAAGGTGGGACAGATG ATTAGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTAGGAGAACCTGCGGCTGGATCACCTCCTT Kết quả xác định trình tự gen rADN 16S của chủng C15 (1559bp) là: SEQUENCE 1559 BP; 409 A; 343 C; 459 G; 348 T; AGAGTTTGATCCTGGCTCAGGACGAACGCTGGCGGCGTGCCTAATACATGCAAGTCGAAC GAACTCTGGTATTGATTGGTACTTGCATCATGATTTACATTTGAGTGAGTGGCGAACTGG TGAGTAACACGTGGGAAACCTGCCCAGAAGCGGGGGATAACACCTGGAAACAGATGCTAA TACCGCATAACAACTTGGACCGCATGGTCCGAGTTTGAAAGGTGGCTTCGGCTATCACTT TTGGATGGTCCCGCGGCGTATTAGCTAGATGGTGGGGTAACGGCTCACCATGGCAATGAT ACGTAGCCGACCTGAGAGGGTAATCGGCCACATTGGGACTGAGACACGGCCCAAACTCCT ACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCACAATGGACGAAAGTCTGATGGAGCAACGCCGC GTGAGTGAAGAAGGGTTTCGGCTCGTAAAACTCTGTTGTTAAAGAAGAACATATCTGAGA GTAACTGTTCAGGTATTGACGGTATTTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAGCA GCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGATTTATTGGGCGTAAAGCGAGCGCA GGCGGTTTTTTAAGTCTGATGTGAAAGCCTTCGGCTCAACCGAAGAAGTGCATCGGAAAC TGGGAAACTTGAGTGCAGAAGAGGACAGTGGAACTCCATGTGTAGCGGTGAAATGCGTAG ATATATGGAAGAACACCAGTGGCGAAGGCGGCTGTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGCT CGAAAGTATGGGTAGCAAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCATACCGTAAACGATGAA TGCTAAGTGTTGGAGGGTTTCCGCCCTTCAGTGCTGCAGCTAACGCATTAAGCATTCCGC CTGGGGAGTACGGCCGCAAGGCTGAAACTCAAAGGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGG TGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCTACGCGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATACTAT GCAAATCTAAGAGATTAGACGTTCCCTTCGGGGACATGGATACAGGTGGTGCATGGTTGT CGTCAGCTCGTGTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATTATC AGTTGCCAGCATTAAGTTGGGCACTCTGGTGAGACTGCCGGTGACATACCGGAGGAAGGT GGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTATGACCTGGGCTACACACGTGCTACAATGGA 73 TGGTACAACGAGTTGCGAACTCGCGAGAGTAAGCTAATCTCTTAAAGCCATTCTCAGTTC GGATTGTAGGCTGCAACTCGCCTACATGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGCGGATCAGCA TGCCGCGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGAGAGTTTG TAACACCCAAAGTCGGTGGGGTAACCTTTTAGGAACCAGCCGCCTAAGGTGGGACAGATG ATTAGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAGCCGTAGGAGAACCTGCGGCTGGATCACCTCCTT Chúng tôi tiếp tục so sánh trình tự nucleotit của 2 chủng này với trình tự nucleotit của một số chủng Lactobacillus plantarum đã được đăng ký trong ngân hàng gen Quốc tế. Kết quả so sánh cho thấy hai chủng này có độ tương đồng cao nhất so với những chủng Lactobacillus plantarum trên ngân hàng gen Quốc tế là 99% (thể hiện trong phần phụ lục). Hai chủng vi khuẩn có khả năng sinh PLA mà đề tài đã phân lập được định tên là Lactobacillus plantarum C2 và Lactobacillus plantarum C15 với mã số đăng kí trên ngân hàng gen Quốc tế là FR745400 và FR745401. Trên cây phát sinh chủng loại (hình 3.4) cũng cho thấy 2 chủng Lactobacillus plantarum C2 và C15 có quan hệ gần với loài Lactobacillus plantarum. 74 Hình 3.4. Cây phát sinh chủng loại của vi khuẩn Lactobacillus plantarum C2 và C15 dựa trên so sánh trình tự 16S rADN 3.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất PLA 3.2.1. Nghiên cứu các điều kiện lên men sinh PLA quy mô 1 lít 3.2.1.1. Lựa chọn môi tr
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_tao_axit_phenyllactic_va_ung_dung_trong_b.pdf