Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 182 trang nguyenduy 24/04/2025 110
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ

Luận án Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ
 Đối chiếu với các kết quả công bố của 
Chương trình quốc gia quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ [45], ngoại trừ hàm 
lượng KLN Zn đợt 3/2015 cao hơn các giá trị trong chuỗi số liệu của chương trình, 
các số liệu khác không có nhiều sai khác và có nhiều điểm tương đồng. 
Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước sông Nhuệ ở đoạn sông nghiên 
cứu bị ô nhiễm rất nặng. Hầu hết các thông số chất lượng nước, từ các thông số vật 
lý (ngoại trừ pH), các thông số chỉ mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh, 
một số thông số kim loại nặng,... ở tất cả các vị trí khảo sát luôn không đạt các giá 
trị giới hạn của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT loại B1- quy chuẩn quốc gia đối với 
nguồn nước mặt cho mục đích tưới tiêu, mức độ ô nhiễm giảm dần theo chiều dài 
đoạn sông, ô nhiễm nặng nhất tại Cầu Tó, ô nhiễm nhẹ dần theo chiều xuôi dòng, từ 
Cầu Chiếc, Đồng Quan đến Cống Thần. Do lượng chất ô nhiễm vượt nhiều lần mức 
63 
độ cho phép nên dòng sông Nhuệ trở thành dòng sông có màu đen đặc trưng, nồng 
nặc mùi hôi và không đạt chất lượng nước cấp cho nông nghiệp và nuôi thuỷ sản. 
3.2. Chất lượng trầm tích sông Nhuệ trong thời gian nghiên cứu 
3.2.1. Tính chất hoá lý của các mẫu trầm tích sông Nhuệ 
Hàm lượng chất hữu cơ trong các mẫu trầm tích sông Nhuệ dao động từ 2,04 
÷ 4,23 %. Trong mùa hè, hàm lượng chất hữu cơ có xu hướng cao hơn so với mùa 
đông. Trầm tích tại điểm Cầu Tó có chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn nhất (4,23%). 
Theo thang đánh giá đất của Lê Văn Khoa [24] thì mẫu đất có chứa hàm lượng chất 
hữu cơ lớn hơn 2% là đất giàu mùn. Như vậy các mẫu trầm tích sông Nhuệ có chứa 
hàm lượng giàu các chất hữu cơ. Giá trị pH của các mẫu trầm tích sông Nhuệ dao 
động không đáng kể (6,5 – 7,7), đây là khoảng biến động được tìm thấy phổ biến 
trong trầm tích sông và biển [68]. 
 Thế oxi hoá – khử (Eh) trong các mẫu trầm tích dao động từ -109,1mV đến -
59,8mV. Giá trị Eh đạt thấp nhất tại mẫu trầm tích thu tại Cầu Tó. Giá trị Eh thể 
hiện môi trường khử rõ rệt, kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả phân tích DO 
của nước tại điểm lấy mẫu này. Do hàm lượng oxi trong nước thấp dẫn đến thế oxi 
hoá khử của trầm tích cũng thấp. Phân tích thành phần cơ giới của đất đối với trầm 
tích cho thấy hàm lượng sét vật lý dao động từ 27,9 ÷37,1 % và hàm lượng cát vật 
lý dao động từ 62,9 – 76,8 %. Theo bảng phân loại của Lê Văn Khoa (2000) [24], 
tại đoạn sông nghiên cứu, trầm tích có kết cấu nền đáy là thịt nặng. Cũng theo Lê 
Văn Khoa, đất có thành phần cơ giới là thịt nặng thì giữ được nhiều chất dinh 
dưỡng cũng như các tạp chất hơn. 
3.2.2. Hàm lượng các kim loại nặng trong các mẫu trầm tích sông Nhuệ 
Kim loại nặng là các kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3. Các KLN 
đi vào môi trường nước thông qua các quá trình tự nhiên và các hoạt động xả thải 
64 
của con người, một phần các kim loại này đi vào hệ sinh thái dưới nước rồi bị phân 
huỷ thành các phần tử nhỏ, một phần lắng đọng xuống trầm tích đáy, được tích luỹ 
theo thời gian. Các KLN khi đã bị lắng đọng xuống dưới đáy dễ bị giữ lại lâu dài bởi 
trầm tích, đặc biệt trầm tích sông Nhuệ thuộc loại đất thịt nặng nên khả năng sẽ giữ 
tốt các KLN này. Nhận thấy khả năng tích luỹ các KLN khác nhau của trầm tích 
sông Nhuệ là khác nhau. 
Hàm lượng Cadimi tổng số trong các mẫu trầm tích sông Nhuệ: Cadimi là 
kim loại rất độc hại đối với cơ thể người ngay cả ở nồng độ rất thấp do cadimi có 
khả năng tích lũy sinh học rất cao. Khi xâm nhập vào cơ thể cadimi can thiệp vào 
các quá trình sinh học, các enzym liên quan đến kẽm, magie và canxi, gây tổn 
thương đến gan, thận, gây nên bệnh loãng xương và bệnh ung thư. Hàm lượng 
cadimi tổng số trong các mẫu trầm tích sông Nhuệ dao động trong khoảng 6,2÷9,8 
mg/kg. So sánh với QCVN 43:2012/BTNMT (5mg/kg) [15] thì hàm lượng cadimi 
trong tất cả các mẫu trầm tích sông Nhuệ đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 1,24 
÷1,96 lần. Hàm lượng Cd cao nhất ở khu vực Cầu Chiếc và thấp nhất tại điểm cuối 
của đoạn sông, tại Cống Thần. Tương tự như chiều hướng của Cd trong nước, hàm 
lượng Cd trong trầm tích sông Nhuệ cũng giảm dần từ điểm Cầu Chiếc tới điểm cuối 
Cống Thần. Cadimi là nguyên liệu thành phần của ngành công nghiệp lớp mạ bảo vệ 
thép, là chất ổn định trong sản xuất PVC, là chất tạo màu trong plastic và thủy tinh, 
và trong hợp phần của nhiều hợp kim. Hàm lượng Cd trong các mẫu trầm tích sông 
Nhuệ cho thấy sông Nhuệ đang bị ô nhiễm Cd một cách nghiêm trọng, cần phải 
ngăn chặn kịp thời các dòng thải công nghiệp nói trên. Việc sử dụng bùn sông Nhuệ 
để làm phân bón là vô cùng nguy hiểm cho cây trồng cũng như cho sức khoẻ hệ sinh 
thái và con người. Hàm lượng Cd trong trầm tích sông Nhuệ trong giai đoạn 2013 – 
2015 được phản ánh trong Hình 3.4. 
65 
Hình 3.4. Hàm lượng Cd trong trầm tích sông Nhuệ trong giai đoạn 2013 – 2015 
Hàm lượng asen trong trầm tích sông Nhuệ: Asen là KLN nguy hiểm bậc nhất 
đối với có thể con người và hệ sinh thái. Asen can thiệp các quá trình trao đổi chất 
dẫn tới cái chết từ hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan [39]. Theo điều tra của 
UNICEF, ô nhiễm As chủ yếu do hoạt động của con người trong nông nghiệp, công 
nghiệp và sinh hoạt. Từ đó cho thấy khả năng xâm nhiễm vào môi trường tự nhiên 
rất lớn, đặc biệt ở các vùng sông nội độ, là nơi tích tụ các chất ô nhiễm có nguồn 
gốc từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Trầm tích sông Nhuệ tại các vị trí khảo sát 
có hàm lượng asen thấp, nằm trong khoảng 0,1÷1,02 mg/kg, thấp hơn nhiều so với 
GTGH của QCVN 43: 2012/BTNMT (17mg/kg). Như vậy, hiện tại vấn đề ô nhiễm 
asen trong môi trường nước và trầm tích sông Nhuệ chưa phải là vấn đề đáng quan 
ngại nhưng cũng cần lưu ý vì các dòng thải vào sông Nhuệ chủ yếu là các dòng thải 
nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, luôn có thể có chứa hàm lượng đáng kể 
KLN độc hại này. 
Hàm lượng chì tổng số trong trầm tích sông Nhuệ: Chì là một nguyên tố có 
độc tính cao đối với con người và động vật. Khi xâm nhập vào cơ thể kim loại chì 
kết hợp với một số enzym làm rối loạn hoạt động của cơ thể. Ở pH cao kim loại chì 
trở nên ít tan do dễ tạo phức với các hợp chất hữu cơ, kết tủa dưới dạng oxit, 
hidroxit và liên kết với oxit và silica của đất sét vì vậy ở pH cao kim loại chì có khả 
66 
năng tích lũy sinh học thấp. Nhưng ở pH thấp hơn thì khả năng tích lũy sinh học 
của chì tăng dần. 
Hình 3.5. Hàm lượng Pb trong trầm tích sông Nhuệ trong giai đoạn 2013 – 2015 
Hàm lượng Pb trong trầm tích sông Nhuệ nằm trong phạm vi 248,2÷ 
330,2mg/kg được trình bày trong Hình 3.5. 
Hàm lượng chì cao nhất tại Cầu Chiếc và thấp nhất tại Cống Thần. So sánh 
với GTGH của hàm lượng chì trong QCVN 43:2012/BTNMT (91,3mg/kg) [15] thì 
hàm lượng chì trong trầm tích sông Nhuệ đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 3 
÷3,6 lần. So sánh hàm lượng Pb trong trầm tích ở đoạn sông nghiên cứu với trầm 
tích của một số khu vực khác cho thấy, hàm lượng Pb ở khu vực này cao hơn nhiều 
so với mẫu trầm tích của một số sông nội đô khác như sông Sài Gòn (3,31 đến 63,1 
mg/kg; kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè 19,9 đến 117 mg/kg [43]). Điều này phần nào 
thể hiện mức độ ô nhiễm kim loại Pb một cách nghiêm trọng ở khu vực nghiên cứu. 
Như vậy, có thể thấy trầm tích sông Nhuệ đang bị ô nhiễm kim loại Pb một 
cách rõ rệt. Trong công nghiệp, kim loại chì được sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác 
nhau như: công nghiệp chế tạo ắc quy, sơn, nhựa, luyện kim. Nguồn phát thải chì 
vào sông Nhuệ chủ yếu từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ắc quy, sơn, nhựa từ 
khu công nghiệp Văn Điển nên việc phát hiện hàm lượng cao của chì trong trầm 
67 
tích và trong nước sông Nhuệ cho thấy ảnh hưởng của các dòng thải từ khu công 
nghiệp này tới hàm lượng chì trên sông Nhuệ là rất rõ rệt. 
Hàm lượng kẽm tổng số trong trầm tích sông Nhuệ: Hàm lượng Zn trong 
trầm tích sông Nhuệ trong giai đoạn 2013 – 2015 được phản ánh trong Hình 3.6. 
Hình 3.6. Hàm lượng Zn trong trầm tích sông Nhuệ trong giai đoạn 2013 – 2015 
Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với con người và động thực 
vật. Kẽm hiện diện trong hầu hết các bộ phận cơ thể con người. Kẽm cần thiết cho 
thị lực, giúp cơ thể chống lại bệnh tật, chống nhiễm trùng và cần thiết cho các hoạt 
động sinh sản... Tuy nhiên khi hàm lượng kẽm trong cơ thể lớn quá có thể tạo ra các 
tác dụng ngược lại gây ra các bệnh như ngộ độc thần kinh và suy giảm hệ miễn 
nhiễm [39]. Hàm lượng Zn trong các mẫu trầm tích sông Nhuệ dao động trong 
khoảng 265,5÷341,6 mg/kg. Hàm lượng kẽm cao nhất tại mẫu thu được tại vị trí Cầu 
Tó. Ở các mẫu còn lại hàm lượng kẽm thấp hơn GTGH B1 của QCVN 
43:2012/BTNMT (315mg/kg) và thấp nhất tại mẫu trầm tích thu được ở vị trí cuối 
đoạn sông. Kết quả phân tích hàm lượng Zn trong trầm tích có giá trị không khác 
nhau nhiều và chưa phải là cao khi so sánh với trầm tích tại một số sông nội đô khác 
như trầm tích thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (có giá trị từ 349 đến 1453 mg/kg, 
[43]), tuy nhiên đã có những vị trí hàm lượng kẽm trong trầm tích vượt GTGH của 
QCVN 43:2012/BTNMT (315mg/kg). Trong công nghiệp, kim loại kẽm có rất nhiều 
68 
ứng dụng đặc biệt trong lĩnh vực luyện kim, công nghiệp mạ và sản xuất pin điện... 
Nhận thấy trầm tích sông Nhuệ đang bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm Zn. Việc duy trì, 
phát triển các ngành công nghiệp nói trên trong vùng lưu vực cần phải chú ý nhiều 
hơn đến chất lượng nước thải để hạn chế phát thải kim loại này vào trong sông. 
Hàm lượng sắt tổng số trong trầm tích sông Nhuệ: Hàm lượng Fe trong trầm 
tích dao động trong khoảng 255,8 ÷ 318,5 mg/kg. Hàm lượng Fe cao nhất ở khu vực 
Cầu Tó và thấp nhất tại điểm Đồng Quan. So sánh hàm lượng sắt với các kim loại 
khác, thành phần sắt trong trầm tích sông Nhuệ khá cao, chỉ đứng sau kim loại chì 
và kẽm. Sắt là một nguyên tố kim loại mà các cơ thể sống cần với hàm lượng vi 
lượng. Tuy nhiên, nếu hàm lượng sắt quá cao trong môi trường sẽ dẫn đến sự phơi 
nhiễm cho cộng đồng khi tiếp xúc, vì rất có thể trầm tích sông Nhuệ sẽ được nạo 
vét, được sử dụng làm phân bón cho cây lương thực, và chính hàm lượng sắt cao 
trong bùn đất cũng hạn chế năng suất cây trồng. Trong những năm tới nếu nguồn 
thải ra sông Nhuệ không được kiểm soát thì nguy cơ ô nhiễm sắt và các kim loại 
khác trong trầm tích là rất lớn. 
 Nhận thấy các vị trí có hàm lượng kim loại nặng tăng cao đều có sự liên quan 
trực tiếp đến các hoạt động của con người. Cụ thể như vị trí Cầu Tó, hàm lượng sắt, 
cadimi, kẽm trong trầm tích đều rất cao có thể là kết quả của việc phải tiếp nhận 
nước thải của thành phố Hà Nội từ sông Tô Lịch qua đập Thanh Liệt, nước thải của 
khu công nghiệp Cầu Diễn, nước thải của các làng nghề chế biến kim loại như làng 
nghề dao kéo Đa Sỹ ở Hà Đông Ở Cầu Chiếc, hàm lượng chì cao hơn hẳn các vị 
trí khác giải thích việc sông phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải có nhiễm chì từ 
các nhà máy pin, nhà máy sơn, ... từ khu công nghiệp Văn Điển. Do đó có thể đánh 
giá rằng trầm tích sông Nhuệ đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng Pb, Cd và có 
nguy cơ ô nhiễm Zn do các hoạt động sản xuất và chất thải đô thị. 
Như vậy, tại thời điểm nghiên cứu, hàm lượng KLN trong trầm tích sông 
Nhuệ lớn hơn nhiều so với lớp nước phía trên và có mối quan hệ tương quan chặt 
chẽ với hàm lượng của các ion kim loại trong nước. Do môi trường nước sông Nhuệ 
có pH hơi kiềm, hầu hết các kim loại trong nước sông Nhuệ nhanh chóng bị tích lũy 
69 
đi vào trầm tích đáy, và xu hướng của các kim loại trong trầm tích cũng ít có khả 
năng hòa tan ngược lại vào nước. Chính vì lí do đó nên hàm lượng các KLN trong 
trầm tích sông Nhuệ cao hơn nhiều so với hàm lượng KLN trong nước sông. Trầm 
tích sông Nhuệ đã có những dấu hiệu ô nhiễm nặng các kim loại Pb (248,2÷336,8 
mg/kg) cao gấp từ 2,72 ÷2,59 lần GTGH của QCVN 43:2012/BTNMT, Cd 
(6,2÷9,8mg/kg) cao gấp từ 1,24÷1,96 lần GTGH của QCVN 43:2012/BTNMT, Zn 
(260,1÷341,6 mg/kg) cao hơn GTGH QCVN 43:2012/BTNMT ở 2/5 vị trí và có 
hàm lượng Fe lớn (254,8÷295,6 mg/kg). 
3.3. Sự đa dạng thực vật thuỷ sinh bậc cao có mạch lưu vực sông Nhuệ và khả 
năng sử dụng thực vật thuỷ sinh LVS Nhuệ để xử lý ô nhiễm nước 
 Hệ sinh thái nước ngọt vùng lưu vực sông Nhuệ có sự đa dạng lớn về loài. 
Giới hạn của các hệ sinh thái này được ghi nhận bao gồm các vùng bán ngập và 
vùng ngập nước toàn phần của sông Nhuệ, bao gồm các loài có thể sống trong nhiều 
môi trường có chế độ ngập nước khác nhau tới những loài chỉ sống được trong môi 
trường ngập nước ngọt thường xuyên. 
Bảng 3.1. Các loài TVTS có mạch khu vực sông Nhuệ và số đợt bắt gặp trong các 
chuyến khảo sát thực địa 
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Số đợt bắt gặp 
Nhóm các loài thực vật ngập nước 
1. Monochoriahastata (L.) Solms Rau mác thon 7/9 
2. Ottelia alismoides (L.) Pers Rau bát 7/9 
3. Hydrilla verticillata (L.f.) Royle Rong đuôi chó 8/9 
 Nhóm các loài thực vật lá nổi với bộ rễ trong khối nước 
4. Eichhornia crassipes (Mart.) Solms Bèo tây 9/9 
5. Pistia stratiotes L. Bèo cái 8/9 
6. Lemna perpusilla Torr Bèo tấm 6/9 
7. Salvinia natans (L.) All Bèo ong 7/9 
70 
8. Salvinia cucullata Roxb 
Bèo tai chuột 
5/9 
9. Azolla pinnata R.Br. Bèo hoa dâu 6/9 
Nhóm các loài thực vật bán ngập nước 
10. Acorus calamus L. 
Thủy xương bồ 
6/9 
11. Acrachne racemosa Ohwi Cỏ mần trầu tầng 6/9 
12. Alternanthera sessilis (L.) A.DC. 
Rau dệu thường 
5/9 
13. Canthium dicoccum Teysm. Et Binn Găng vàng hai hạt 9/9 
14. Colocasia gigantea Hook.F. Dọc mùng to 9/9 
15. Cyperus alterfolious Cói quạt, Thủy trúc 9/9 
16. Echinochloa colona Link Cỏ lồng vực nhỏ 5/9 
17. Echinochloa crus-galli (L.) Beauv Cỏ lồng vực 5/9 
18. Enydra fluctuans Lour. Ngổ trâu 9/9 
19. Eriocaulon gracile Mart. Cỏ dùi trống 3/9 
20. Fraxinus chinensis Roxb. Trần bì Trung Quốc 5/9 
21. Ipomoea aquatica Forsk. Rau muống 9/9 
22. Lagestroemia speciosa (L.) Pers. 
Bằng la ̆ng nu ̛ớc 
9/9 
23. Lophopetalum wightianum Arn. Sang tràng 9/9 
24. Ludwigia adscendens (L.) Hara 
Rau dừa nu ̛ớc 
9/9 
71 
25. Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven 
Rau mương đứng 
9/9 
26. Marsilea quadrifolia L. 
Rau bợ thường 
7/9 
27. Rotala indica (Willd.) Koehne Vảy ốc nến 7/9 
28. Panicum repens L. 
Cỏ gừng nu ̛ớc 
7/9 
29. Phragmites australis (Cav.) Trin. ex 
Steud. 
Sậy nam 9/9 
30. Polygonum hydropiper L. 
Nghể răm 
7/9 
31. Polygonum chinensis L. Thồm lồm 8/9 
32. Polygonum odoratum Lour. Rau răm 7/9 
33. S. sagittaefolia L. Rau mác 8/9 
Theo ghi nhận của các đợt điều tra thực địa, nhận định có 33 loài thực vật 
bậc cao có mạch thích nghi với các môi trường sống khác nhau sống trong hệ sinh 
thái này, tên các loài TVTS có mạch khu vực sông Nhuệ và số đợt bắt gặp trên sông 
trong 9 chuyến đi khảo sát trong giai đoạn 2013- 2015 ở dọc chiều dài đoạn sông từ 
Cầu Tó tới Cống Thần được nêu trong Bảng 3.1. 
Các loài TVTS này bao gồm 3 nhóm chính sau: 
* Nhóm các loài thực vật ngập nước gồm 3 loài rau mác thon 
(Monochoriahastata (L.) Solms), rau bát (Ottelia alismoides (L.) Pers.), rong đuôi 
chó (Hydrilla verticillata (L.f.) Royle) là những loài thực vật chỉ thị cho môi trường 
nước sạch. Các loài này chỉ được tìm thấy ở phần hạ lưu của sông Nhuệ, đoạn sau 
điểm Cống Thần. Tập hợp các loài này tạo thành quần xã thực vật thủy sinh sống 
chìm có rễ bám hoặc toàn bộ thân rễ lá sống dựa vào nước của thủy vực. 
72 
* Nhóm các loài thực vật lá nổi với bộ rễ trong khối nước: Là những loài thực vật 
có rễ hoặc thân rễ phát triển trong nước, phần thân và lá nổi trên mặt nước và có thể 
di chuyển nhờ nước, thường tập trung thành từng mảng với các kích thước khác 
nhau với biên độ sinh thái rộng, phân bố từ những vùng nước sạch đến những nơi 
nước bị ô nhiễm tương đối nặng. Kích thước và sinh khối quần xã rất khác nhau tùy 
thuộc vào môi trường. 
Trong vùng lưu vực sông Nhuệ có sự xuất hiện của các loài trôi nổi, bao gồm 
6 loài: bèo tây (Eichhornia crassipes), bèo cái (Pistia stratiotes L.), bèo tấm (Lemna 
perpusilla Torr.), bèo ong (Salvinia natans (L.) All.), bèo tai chuột (Salvinia 
cucullata Roxb.). Nhìn chung, các quần xã thực vật trôi nổi này có ảnh hưởng rất 
lớn đến chất lượng nước trên lưu vực sông, có tác dụng làm lắng đọng các chất thải 
rắn trôi nổi trong nguồn nước chảy nhờ hệ rễ của các cá thể trong quần xã. Tuy 
nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển của chúng lại làm hạn chế dòng chảy và mỗi khi 
có mưa xuống hay mỗi đợt thải nước qua cống, do các quần xã này gây cản trở 
dòng chảy đã làm nước thải ô nhiễm lan rộng vào các dải đất ven sông. 
* Nhóm các loài thực vật bán ngập nước: Bao gồm 24 loài, là những loài tạo 
nên các quần xã thực vật đặc sắc, khá đa dạng về dạng sống với các cây bụi đến 
những loài thân cỏ dạng lúa, thân thảo nên chúng đã hình thành nhiều quần xã sinh 
vật đặc sắc, trong đó phải kể đến các loài rau dệu thường (Alternanthera sessilis 
(L.) A. DC), dọc mùng to (Colocasia gigantea (Blume) Hook.F.), cây thuỷ trúc 
(Cyperus involucratus), cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli (L.) P. Beauv) 
Trong thủy vực nghiên cứu có thể thấy tuy không có sự đa dạng lớn về loài 
nhưng hầu hết các loài có trong thuỷ vực là những loài có giá trị trong việc làm sạch 
nước đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như bèo tây (Eichhornia 
crassipes), bèo cái (Pistia stratiotes L.), bèo tấm (Lemna perpusilla Torr.), rau 
muống (Ipomoea aquatica Forsk.), ngổ trâu (Enydra fluctuans Lour.), thuỷ trúc 
(Cyperus involucratus), [41], [42], [ 51], [ 63], [66] Đặc biệt 3 loài TVTS thuỷ 
trúc, rau muống, ngổ trâu đều được tìm thấy trong thuỷ vực sông Nhuệ với tần suất 
lớn hơn các loài TVTS khác. 
73 
Nhận thấy, hiện nay, mức độ đa dạng sinh học của thực vật bậc cao thủy vực 
sông Nhuệ đang có dấu hiệu suy giảm do việc lạm dụng khai thác và xây dựng các 
quần xã cây trồng phục vụ cho nhu cầu của người dân đã làm suy giảm đáng kể 
diện tích các loài tự nhiên của thủy vực ven sông. Hơn nữa, do môi trường nước 
đang ngày càng ô nhiễm nặng nề đã làm giảm tần suất xuất hiện các loài thực vật 
mẫn cảm với môi trường ô nhiễm và tăng mật độ cá thể các loài thích nghi được với 
môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, cần phải có các biện pháp bảo vệ và phục hồi tính 
đa dạng sinh học các thủy vực trong lưu vực sông Nhuệ để việc cải thiện chất lượng 
môi trường nước bằng các thực vật thuỷ sinh đạt hiệu quả cao. 
3.4. Thực nghiệm đánh giá vai trò của các sinh vật thuỷ sinh trong quá trình 
cải thiện chất lượng nước và trầm tích sông Nhuệ 
Trong 3 năm nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá vai trò của các loài TVTS 
trong quá trình cải thiện chất lượng nước và trầm tích sông Nhuệ, 3 thí nghiệm nuôi 
trồng các sinh vật đã được tiến hành. 
Thí nghiệm đợt 1 nuôi trồng các sinh vật thuỷ sinh vào thời gian 4/11/2013 
đến 3/12/2013 bao gồm thuỷ trúc, ngổ trâu, rau muống và loài động vật đáy là ốc 
vặn trong nước sông Nhuệ thu được tại 2 vị trí điểm đầu Cầu Tó và điểm cuối Cống 
Thần. Trầm tích đáy chưa được đưa vào thí nghiệm. Thí nghiệm cũng được tiến 
hành cả trong phòng và cả ngoài thực địa. Kết quả thí nghiệm trong phòng cho thấy 
ốc và ngổ trâu đã chết toàn bộ trong quá trình thí nghiệm, rau muống chết nhiều sau 
2 tuần thí nghiệm. Cho đến tuần thứ ba thí nghiệm, tất cả các sinh vật đều chết 
nhiều hơn 60%. Nguyên nhân gây chết các sinh vật thí nghiệm được tìm hiểu kỹ 
càng, phải chăng nguồn nước quá ô nhiễm đã không thích hợp cho các sinh vật 
được lựa chọn? Đối sánh với các mẫu ngoài thực tế thì trong tuần đầu thí nghiệm, 
số lượng cá thể ốc vặn chết ngoài thực tế cũng khá cao, từ 21 đến 32%, ngổ trâu và 
rau muống chết từ 1 đến 15%, tỷ lệ chết cao ở Cầu Tó và Cầu Chiếc, thuỷ trúc sống 
tốt ở cả hai điểm thí nghiệm. Nhưng sau tuần thứ nhất, các bè thực nghiệm nuôi 
trồng ngoài thực tế được trồng ở Cầu Tó và Cống Thần đã bị phá huỷ. Như vậy 
nguyên nhân gây chết các sinh vật còn chưa được làm rõ thì những bè thí nghiệm 
74 
trong môi trường thực tế đã không còn để mà đối sánh. Thí nghiệm thực tế nuôi 
trồng các loài TVTS cần phải 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thuc_nghiem_danh_gia_vai_tro_cua_mot_so_l.pdf
  • docxĐiểm mới của luận án tiếng Việt.docx
  • pdfTom tat English.pdf
  • pdfTom tat Vietnam.pdf
  • pdfTrang thong tin Tieng Anh.pdf
  • pdfTrang thong tin Tieng Viet.pdf