Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 158 trang nguyenduy 18/09/2024 530
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương

Luận án Nghiên cứu tích hợp công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng mô hình dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương
 nguồn số liệu điều tra khảo sát có được với một khoản 
kinh phí rất lớn và giá trị khoa học cao cũng chỉ tập trung thực hiện trong một 
số tháng đặc trưng cho mùa vụ (thangs3/4- mùa gió Tây Nam và tháng 9/10 
cho mùa gió Đông Bắc), vậy không đủ dữ liệu để mô tả biến trình năm của các 
nghề; nguồn số liệu thống kê sản xuất (Niên giám thống kê nghề cá) là yêu cầu 
bắt buộc đối với công tác quản lý ngành còn chưa được triển khai đến từng 
tháng và từng nghề; số kết quả nghiên cứu về sinh học (kích thước, tỷ lệ chiều 
dài-trọng lượng) và năng suất đánh bắt trung bình năm cho một số nghề 
chính còn chưa nhiều; các cơ sở dữ liệu hải dương và cơ sở dữ liệu cá còn tồn 
tại độc lập và ít (hầu như không) có sự chia sẻ. Như vậy, “Hệ thống thông tin 
dự báo khai thác xa bờ” nêu trên do đề tài xây dựng chủ yếu mới dừng lại ở 
phần “khung”, các mảng số liệu nói chung còn ít (trừ cơ sở dữ liệu hải dương 
thường xuyên được cập nhật), các công cụ xử lý, tính toán liên quan đến cá và 
nghề cá chưa nhiều (trừ mô hình 3D tính toán và dự báo các trường hải dương). 
Vì vậy, hệ thống chỉ triển khai được 1 bản dự báo quy mô mùa (vụ bắc) và 2 
bản dự báo quy mô tháng (tháng 4, tháng 5) trong năm 2004 cho nghề câu vàng 
cá ngừ đại dương ở vùng biển xa bờ theo phương pháp phân tích tương quan 
định tính dựa trên các kết quả phân tích và dự báo trường 3D các điều kiện hải 
dương, chủ yếu là nhiệt độ và dòng chảy. Mặt khác quy mô không gian của dự 
báo ngư trường còn quá lớn (từ 200, 300 đến trên 500 km) nên không định vị 
được cho hoạt động khai thác của ngư dân, trong khi trên thực tế phạm vi hoạt 
động của tàu thuyền tại điểm khai thác lại thường giới hạn trong quy mô vừa 
và nhỏ (từ 1-2 km đến 20-30km). 
34 
 Cho đến thời điểm này, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định 
song hiện trạng khoa học nghề cá của chúng ta vẫn gặp phải những bất cập cơ 
bản trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và triển khai các dự báo ngư trường 
phục vụ khai thác xa bờ, đó là: 1) sự thiếu hụt và tính không đồng bộ của các 
nguồn dữ liệu nghề cá, đặc biệt là mức độ tin cậy của thông tin phản hồi từ sản 
xuất, 2) các cơ sở dữ liệu hải dương học và cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ dự 
báo còn tồn tại độc lập với nhau, thiếu tính liên tục, đồng bộ và hầu như còn rất 
ít sự chia sẻ, 3) các nghiên cứu về sinh học, sinh thái các đối tượng cá khai thác 
còn khá khiêm tốn, chưa định hướng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài toán 
dự báo hiện đại, và 4) các mô hình dự báo hiện có còn cho những kết quả mang 
tính định tính trên phạm vi không gian rộng. Những hạn chế trên đây đã không 
cho phép chúng ta có được các dự báo ngư trường đủ tin cậy phục vụ trực tiếp 
và hiệu quả cho quá trình khai thác trên biển, cũng như chưa có được những 
thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu quản lý bền vững các nghề cá xa bờ. 
Trong khi đó, nhu cầu không thể thiếu được của các đội tàu khai thác 
là rất cần các thông tin cập nhật về ngư trường và dự báo các khu vực có khả 
năng tập trung cá trên ngư trường, đáp ứng yêu cầu điều hành thời gian khai 
thác và công nghệ khai thác hợp lý, tiết kiệm chi phí và thu lợi nhuận cao, đảm 
bảo đời sống ổn định cho ngư dân, góp phần tăng trưởng kinh tế ngành thủy hải 
sản nước nhà. Đây không chỉ là thách thức đối với khoa học nghề cá, mà còn 
là trăn trở trong nhiều năm qua của những nhà khoa học và quản lý trong lĩnh 
vực liên quan đến khai thác nguồn lợi biển Việt Nam. 
Năm 2010, Đoàn Văn Bộ và nnk, báo cáo đề tài “Ứng dụng và hoàn 
thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ”, 
mã số KC.09.14/06-10. Trong đề tài này nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu được 
ba mục nội dung: 
35 
- Có được hệ thống các cơ sở dữ liệu hải dương học, nghề cá hoàn chỉnh 
cho phép đánh giá và dự báo ngư trường theo công nghệ tiên tiến phục vụ quản 
lý khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản xa bờ; 
- Đưa ra được quy trình công nghệ dự báo ngư trường trên vùng biển xa 
bờ đối với các nghề câu vàng, rê và vây; 
- Xây dựng được mô hình thực nghiệm dự báo ngư trường phục vụ chỉ 
đạo khai thác có hiệu quả. Đề tài đã xây dựng được hệ thống thông tin dự báo 
ngư trường xa bờ bao gồm cơ sở dữ liệu hải dương học và cơ sở dữ liệu nghề 
cá đồng bộ, thường xuyên được cập nhật, cùng với hệ thống công cụ tiện ích 
khai thác, xử lý, phân tích, tính toán, dự báo và kiểm chứng dự báo kèm theo. 
Đặc biệt, đã thành công trong nghiên cứu xây dựng, phát triển và từng bước 
hoàn thiện các mô hình và quy trình công nghệ dự báo ngư trường khai thác xa 
bờ hạn dài, hạn ngắn, trong đó đã gắn kết một cách logic và có cơ sở khoa học 
các mối quan hệ giữa ngư trường với các đặc trưng sinh học, sinh thái của các 
đối tượng khai thác (cá ngừ) và các cấu trúc vừa và nhỏ các yếu tố môi trường 
biển cơ bản (gồm 26 đặc trưng cấu trúc nhiệt biển và năng suất sinh học). Bước 
đầu, mô hình và quy trình này đã liên tục tạo ra các sản phẩm dự báo thực 
nghiệm ngư trường hạn 1 năm, hạn tháng và hạn 10 ngày trong các năm 2009, 
2010 cho các nghề khai thác cá ngừ đại dương ở vùng biển xa bờ miền Trung 
và giữa Biển Đông trên quy mô không gian 0,5 độ kinh vĩ. Các kết quả kiểm 
chứng các dự báo thực nghiệm ngư trường nêu trên cho thấy số dự báo đạt yêu 
cầu trở lên chiếm trên 50%, trong đó loại khá và tốt thường chiếm trên 40%. 
Đây là mô hình và quy trình cùng các sản phẩm dự báo thực nghiệm ngư trường 
xa bờ khoa học và tiên tiến nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm này, bởi nó phản 
ánh được mối quan hệ “ngư trường - sinh học - môi trường”, điều mà trước đây 
chưa làm được. 
36 
Năm 2015, Đoàn Văn Bộ và nnk, nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu triển khai 
qui trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác nguồn lợi cá ngừ đại 
dương (CNĐD) trên vùng biển Việt Nam” mã số KC.09.18 /11-15 thuộc Chương 
trình KC.09/11-15. Trong đề tài này nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thành công 
các nhội dung: 
- Hoàn thiện được quy trình công nghệ dự báo ngư trường (DBNT) đáp 
ứng quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lợi CNĐD trên vùng biển xa bờ Việt 
Nam. Quy trình được thiết kế sử dụng kết quả dự báo trường các yếu tố thủy văn 
và môi trường Biển Đông làm đầu vào cho DBNT (trước đây là phân tích trường) 
và do đó phương pháp phân tích tương quan đồng pha trên các tập số liệu “cá” và 
“môi trường” đã được sử dụng (trước đây là tương quan trễ). Điều này phản ánh 
đúng bản chất tự nhiên của mối quan hệ “cá-môi trường”, do đó chất lượng dự 
báo tăng lên đáng kể với số dự báo đạt yêu cầu trở lên chiếm từ 60%, đa phần 70-
80%, trong đó số các dự báo khá và tốt thường chiếm từ trên 50% (vượt hơn 10% 
ở mỗi mức so với trước đây). Quy trình DBNT có thể triển khai dự báo với hạn 
tùy chọn (1 tháng, nửa tháng, 10 ngày hay 1 tuần), kích thước ô lưới tùy chọn (1, 
1/2, 1/4, 1/8 độ kinh vĩ), cho nghề khai thác tùy chọn, hoặc cho từng loài cá (nhóm 
loài) riêng biệt và ở bất kỳ vùng biển nào thuộc khu vực Biển Đông và biển Việt 
Nam. Ngoài ra, quy trình còn có thể tùy chọn để triển khai dự báo thực nghiệm, 
hoặc dự báo nghiệp vụ, hoặc chỉ kiểm tra dự báo khi có số liệu khai thác cập nhật; 
3) Quy trình DBNT hạn tháng và hạn 7-10 ngày cho nghề câu CNĐD được triển 
khai nghiệp vụ hàng tháng và từng 7-10 ngày kịp thời phát báo ngay từ ngày đầu 
mỗi kỳ dự báo, phục vụ tức thời và trực tiếp cho các hoạt động khai thác nguồn 
lợi CNĐD trên vùng biển Việt Nam. Với quy trình này, đề tài đã triển khai liên 
tục từ tháng 5-2013 để thiết lập các dự báo nghiệp vụ hạn tháng, hạn 7-10 ngày 
ngư trường nghề câu CNĐD (và một số nghề khác theo nhiệm vụ thường niên của 
Viện Nghiên cứu Hải Sản), chỉ rõ những khu vực có khả năng khai thác hiệu quả 
37 
nhất trong thời hạn hiệu lực của dự báo, được Viện Nghiên cứu Hải Sản và Tổng 
cục Thủy sản thẩm định, cho phép phát báo rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền 
thông: các website ngành và địa phương, Đài Thông tin duyên hải, Đài Truyền 
hình Việt Nam (VTV1), Đài Truyền hình Kỹ thuật số (VTC16), đồng thời được 
gửi qua thư điện tử đến các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các 
tỉnh và một số chủ tàu cá để nhân bản và phổ biến cho ngư dân. 
- Đưa ra được mô hình ứng dụng công nghệ DBNT trong khai thác CNĐD 
đạt hiệu quả cao; 
- Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ tiên tiến về hải dương học nghề 
cá. Qua gần 3 năm thực hiện đề tài đã có được mô hình và quy trình công nghệ 
DBNT hạn ngắn khá hoàn thiện, được phát triển theo hướng tiếp cận mối quan hệ 
“cá - môi trường” dựa trên phương trình hồi quy đồng pha giữa CPUE nghề cá 
(Catch Per Unit Effort) - một đặc trưng định lượng cơ bản của ngư trường với 26 
yếu tố cấu trúc nhiệt biển và năng suất sinh học quần xã plankton. Quy trình có 
nhiều điểm mới và ưu việt vượt trội so với trước đây, đáp ứng các mục tiêu đề ra, 
thể hiện ở chỗ: 
Hiện tại, theo hướng nghiên cứu đã trình bày ở trên, Viện Nghiên cứu Hải 
sản đang tiến hành đề tài cấp Bộ (2015 - 2017): “Nghiên cứu các giải pháp kỹ 
thuật nâng cao chất lượng dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương ở vùng 
biển Việt Nam”, với mục tiêu là đưa ra các giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ 
viễn thám và sinh học để nâng cao độ tin cậy của dự báo vùng khai thác tiềm năng 
cá ngừ đại dương ở vùng biển Việt Nam. Tính mới và cốt yếu của đề tài này là 
giải quyết bài toán làm sao nâng cao chất lượng dự báo ngư trường mà mở đầu là 
cá ngừ đại dương. Sau khi kết thúc đề tài phải tìm được mối liên hệ giữa vùng tập 
trung tiềm năng của cá ngừ đại dương với một số yếu tố hải dương (nhiệt độ, dòng 
chảy, xoáy nước, độ cao mực biển,). Đồng thời xây dựng được phương pháp, 
38 
kỹ thuật giải đoán ảnh viễn thám biển cũng như có được mô hình và phần mềm 
dự báo vùng khai thác tiềm năng cá ngừ đại dương. Nếu nghiên cứu của đề tài 
thành công, thì đây sẽ là cơ sở khoa học vững chắc cho việc tiến tới dự báo ngư 
trường tiềm năng theo đối tượng khai thác ở vùng biển Việt Nam theo thời gian 
thực và rất gần thực. 
Có thể nói, sau hơn 20 năm nghiên cứu, cơ sở khoa học trong xây dựng 
dự báo ngư trường khai thác hải sản đã đạt được bước tiến đáng kể. Mô hình 
và các sản phẩm dự báo ngư trường được đánh giá là tiên tiến, bởi nó phản ánh 
được mối quan hệ ngư trường - sinh học - môi trường. 
Hiện tại, các cơ sở khoa học trong dự báo ngư trường khai thác của đề tài 
cấp Nhà nước KC.09.14/06-10 và KC.09.18/11-15 đã được áp dụng và triển khai 
vào thực tiễn, phục vụ cho hoạt động khai thác của ngư dân. Tính đến tháng 
10/2017, công việc triển khai dự báo đã đạt được những kết quả như sau: 
Bảng 1.1. Bản tin dự báo ngư trường cho 04 nghề và 01 loài 
(cá ngừ vằn), ở các vùng biển 
TT Loại nghề Tần suất dự báo Phạm vi dự báo 
1 Nghề câu cá ngừ 
đại dương 
- Hạn 06 tháng (mùa) 
- Hạn tháng 
- Hạn 10 ngày 
Xa bờ miền Trung và giữa 
Biển Đông 
2 Nghề Lưới vây - Hạn 06 tháng (mùa) 
- Hạn tháng 
Toàn vùng biển Việt Nam 
3 Nghề lưới rê 
4 Nghề chụp mực Vịnh Bắc Bộ 
5 Cá ngừ vằn Xa bờ miền Trung và giữa 
Biển Đông 
- Các bản tin dự báo đều được kiểm tra, đánh giá trước khi phát hành. 
- Các bản tin dự báo được phát hành thường xuyên trên các phương tiện 
truyền thông như: website Viện Nghiên cứu Hải sản ( 
39 
Tổng Cục thủy sản ( nhiều trang web của 28 tỉnh 
ven biển, phát hàng ngày trên đài Truyền thông duyên hải với tần suất 3 
lần/ngày; đặc biệt được trình bày rất sinh động trên Bản tin dự báo thời tiết 
nông vụ của VTV1, Bản tin dự bào thời tiết biển và ngư trường của VTC16 để 
cung cấp thông tin kịp thời về dự báo ngư trường cho ngư dân. 
Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn còn một số vấn cần phải giải quyết như: 
- Theo kết quả thống kê, cơ cấu nghề nghiệp trong khai thác hải sản đã 
có nhiều thay đổi trong 2 năm gần đây, ví dụ như nghề câu vàng cá ngừ đại 
dương đã chuyển sang nghề câu tay. 
- Công tác chuyển tải thông tin dự báo đến với ngư dân đã có nhiều tiến 
triển, tuy nhiên theo kết quả tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều ngư dân chưa tiếp 
cận được các bản tin hoặc chưa biết cách sử dụng bản tin dự báo ngư trường 
khai thác. Trước tình hình này, công tác chuyển tải cần tiếp tục được cải tiến 
cả về hình thức cũng như phương thức chuyển tải giúp ngư dân dễ dàng hơn 
trong tiếp cận thông tin ngư trường. 
- Hiện tại, các bản dự báo ngư trường vẫn được kiểm tra, nghĩa là so sánh 
giá trị dự báo với giá trị “thực đo”, sau khi có được các thông tin cập nhật từ khai 
thác nhằm đánh giá chất lượng các bản dự báo. Tuy nhiên, trên thực tế năng suất 
(hoặc sản lượng) khai thác còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện như phương 
tiện, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực, cơ chế quản lý... và cả những bất thường của 
điều kiện tự nhiên mà chúng ta chưa kiểm soát được. Đồng thời, mức độ đánh giá 
mới chỉ dừng ở mặt khoa học và phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin phản hồi từ 
ngư dân. Do đó, trong thời gian tới cần có những phương thức đánh giá độc lập 
để có thể tính toán được cả hiệu quả về mặt kinh tế mang lại trong việc áp dụng 
các bản tin dự báo ngư trường vào thực tế khai thác. 
40 
- Mô hình dự báo ngư trường khai thác hải sản hiện đang sử dụng, được 
xây dựng theo định hướng tiếp cận sinh thái trên cơ sở mối quan hệ ngư trường-
sinh học-môi trường. Mô hình này là kết quả nghiên cứu thành công từ 02 đề 
tài cấp Nhà nước (KC.09.14/06-10 và KC.09.18/11-15) đã được đánh giá cao 
ở Hội đồng các cấp. Tuy nhiên, do sự phát triển về khoa học công nghệ, cũng 
như hệ sinh thái biển đang ngày càng chịu áp lực từ nhiều nguồn khác nhau (ô 
nhiễm, biến đổi khí hậu, áp lực khai thác ...). Vì vậy, cần phải nghiên cứu, ứng 
dụng và có thể phát triển thêm một số mô hình khác (mô hình sinh thái, mô 
hình thống kê...) vào dự báo ngư trường khai thác. Đặc biệt là các mô hình dự 
báo cho loài/nhóm loài đã được nhiều nước trên thế giới tập trung nghiên cứu 
(Gao và nnk,2016). Có được như vậy, thì công tác dự báo ngư trường khai thác 
hải sản ngày càng đạt hiệu quả. 
1.2.2. Viễn thám trong nghiên cứu dự báo ngư trường khai thác 
Công nghệ viễn thám là một phần của công nghệ vũ trụ, tuy mới phát triển 
ở Việt Nam nhưng đã nhanh chóng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và được 
phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Công nghệ viễn thám đã trở thành 
phương tiện chủ đạo cho công tác giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi 
trường. Khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám ngày càng được nâng cao, 
đây là lý do dẫn đến tính phổ cập của công nghệ này. Đây là phương pháp thu 
nhận thông tin khách quan về bề mặt trái đất và các hiện tượng trong khí quyển 
nhờ các máy thu (sensor) được đặt trên máy bay, vệ tinh nhân tạo, tầu vũ trụ 
hoặc đặt trên các trạm quỹ đạo. Chính vì vậy các công trình nghiên cứu về đại 
dương ở Việt Nam chủ yếu là sử dụng các tư liệu ảnh vệ tinh miễn phí cũng 
như thu phí của các nước khác trên thế giới để tính toán và hiệu chỉnh kết quả 
nghiên cứu cho phù hợp với khu vực nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam. Các tư 
liệu vệ tinh thường được sử dụng bao gồm: ENVISAT, NOAA, MODIS, 
LANDSAT 
41 
Hiện nay, dự án “Hệ thống quan sát tàu cá, ngư trường, nguồn lợi hải 
sản bằng công nghệ vệ tinh – MOVIMAR” đã và đang được triển khai tại Việt 
Nam, mục tiêu của Dự án MOVIMAR nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin 
quản lý nghề cá hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành 
thủy sản; quản lý các hoạt động khai thác hải sản hiệu quả và an toàn, đảm bảo 
trật tự, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Mục tiêu cụ 
thể của dự án là giúp ngư dân nắm bắt được thông tin cần thiết cho mỗi chuyến 
vươn khơi dài ngày trên biển nhằm cung cấp thông tin cho tàu thuyền di chuyển 
ngư trường, tránh bão - áp thấp nhiệt đới, giúp các cơ quan quản lý nghề cá 
cũng như cơ quan phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn có giải pháp xử 
lý nhanh, chính xác các tai nạn, sự cố kỹ thuật đối với tàu cá trên biển. Lần đầu 
tiên lĩnh vực dự báo ngư trường khai thác ở Việt Nam sử dụng hệ thống CSDL 
hải dương học tiên tiến được xây dựng và phát triển bởi Công ty Collecte 
Localisation Satellites (CLS), Pháp thông qua dự án MOVIMAR, CSDL này 
xây dựng từ việc thu thập thông tin dữ liệu từ các tư liệu ảnh viễn thám, các 
đài trạm, các phao (cố định và di động)Trong công tác dự báo ngư trường, 
dự án MOVIMAR cung cấp gói dữ liệu về hải dương nghĩa là trong quá trình 
triển khai vận hành dự án phí được tính cho các thuê bao phục vụ cho 3 mục 
tiêu cụ thể đã nêu hay còn gọi là các gói thuê bao (gói thuê bao đường truyền 
(thu phát tín hiệu qua thiết bị), gói thuê bao khí tượng hải dương) trong đó 
có phí thuê bao của gói dịch vụ cung cấp dữ liệu hải dương. Dữ liệu hải dương 
được cung cấp bao gồm; SST thu nhận từ tư liệu ảnh với bộ cảm AVHRR của 
NOAA-19, MODIS AQUA/ TERRA, SEVIRI của MGS và GEOS, với độ 
phân giải không gian là 4km (độ phân giải thường) và 2km (độ phân giả chuẩn 
và độ phân giải cao); độ phân giải phytoplankton (CHL) có độ phân giải không 
gian tương tự như độ phân giải không gian của SST, nhưng độ phân giải thời 
gian (tần suất) thấp hơn (3 ngày/lần). Ngoài ra, các dữ liệu mô hình cũng được 
42 
tích hợp trên hệ thống như; độ muối, nhiệt 3D, dòng chảy, nhiệt độ tầng đột 
biến... 
Như vậy, dữ liệu viễn thám đã được khai thác từ dự án MOVIMAR vào mô 
hình và quy trình dự báo ngư trường khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển Việt 
Nam. Hiện nay, mô hình dự báo ngư trường khai thác được hệ thống hóa một cách 
khoa học và chi tiết nhằm đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy phục vụ hiệu quả cho quá 
trình khai thác và quản lý bền vững nguồn lợi hải sản, ngoài việc phải có những 
mô hình và quy trình dự báo thích hợp, hoàn chỉnh, điều không thể thiếu được là 
các thông tin, dữ liệu cần thiết phải được thu thập, cập nhật, quản lý và khai thác 
một cách bài bản, khoa học. Tuy vậy, mô hình hiện tại đang sử dụng dữ liệu viễn 
thám về SST làm yếu tố đầu vào cho tính toán và dự báo, dữ liệu Chla chưa được 
sử dụng trong phân tích ở mô hình này. 
Tổng quan lại, hệ thống hóa một cách khoa học và chi tiết công tác dự 
báo ngư trường nhằm đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy phục vụ hiệu quả cho quá 
trình khai thác và quản lý bền vững nguồn lợi hải sản, ngoài việc phải có những 
mô hình và quy trình dự báo thích hợp, hoàn chỉnh, điều không thể thiếu được 
là các thông tin, dữ liệu cần thiết phải được thu thập, cập nhật, quản lý và khai 
thác một cách bài bản, khoa học. Do vậy, luận án xây dựng mô hình trên cơ sở 
phân tích không gian và khai thác dữ liệu viễn thám kết hợp xử lý dữ liệu 
chuyên sâu bằng công nghệ GIS để có được mô hình tối ưu cho kết quả dự báo 
khai thác có tiềm năng và hiệu quả cao. 
43 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO 
NGƯ TRƯỜNG KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG 
2.1. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu 
Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình dự báo ngư trường cá ngừ đại dương 
trên cơ sở tích hợp được công nghệ GIS và công nghệ viễn thám là phải xây 
dựng được bộ cơ sở dữ liệu nghề cá ngừ đại dương và bộ dữ liệu môi trường 
biển (các yếu tố hải dương). Mô hình được xây dựng trên quan điểm định hướng 
và tiếp cận mối liên hệ “ngư trường - sinh học - môi trường”. Phương pháp luận 
nghiên cứu thừa nhận nguyên lý có tồn tại mối liên hệ mang tính quy luật giữa 
ngư trường và các điều kiện môi trường, trong đó điều kiện hải dương như SST, 
Chls, SHH, EKE và nguồn thức ăn có vai trò quan trọng bậc nhất chi phối 
đến các đặc trưng biến động của ngư trường. Định hướng này được cụ thể hóa 
bằng việc phân tích không gian đa chiều giữa CPUE của cá đại dương với các 
điều kiện hải dương trên nền tảng môi trường GIS và hình thành các mô hình 
dự báo theo các quy mô không gian, thời gian tùy chọn (trong luận án này, 
nghiên cứu sinh đã triển khai cho các quy mô hạn tháng với độ phân giải không 
gian 4,4km). 
44 
Hình 2.1. Dự liệu hải dương cùng tỷ lệ với thời gian được chồng xếp xác 
định vị trí đánh bắt (Robinson Mugo và nnk, 2011). 
45 
2.2. Thông tin, dữ liệu nghiên cứu 
2.2.1. Thông

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tich_hop_cong_nghe_vien_tham_va_gis_trong.pdf
  • docCV guiBo dangtai LA.doc
  • pdf4.1._TTMLA_TiengViet_2020.pdf
  • pdf4.1._TTMLA_TiengAnh_2020.pdf
  • pdf3b.TTLA_TiengViet_2020.pdf
  • pdf3b.TTLA_TiengAnh_2020.pdf