Luận án Nghiên cứu tiêu chí phân vùng thích nghi đất đai ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất lúa và rau màu (Nghiên cứu cụ thể trong điều kiện tỉnh An Giang)

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tiêu chí phân vùng thích nghi đất đai ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất lúa và rau màu (Nghiên cứu cụ thể trong điều kiện tỉnh An Giang)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tiêu chí phân vùng thích nghi đất đai ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất lúa và rau màu (Nghiên cứu cụ thể trong điều kiện tỉnh An Giang)

9,51 4 Tân Châu 1.446,46 1.485,11 481,6 3.413,17 6,41 5 Phú Tân 1.033,18 1.009,57 345,14 2.387,89 4,49 6 Châu Phú 2.405,80 2.204,30 2.024,68 6.634,78 12,47 7 Tịnh Biên 668,70 814,65 333,82 1.817,17 3,41 8 Tri Tôn 1.474,10 1.573,90 1.117,50 4.165,50 7,83 9 Châu Thành 878,70 827,32 742,04 2.448,06 4,60 10 Chợ Mới 7.890,00 8.640,00 7.842,00 24.372,00 45,80 11 Thoại Sơn 425,24 529,39 384,84 1.339,48 2,52 Tổng 19.066,54 19.787,24 14.363,11 53.216,89 100,00 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019) Trong những năm gần đây diện tích rau màu biến động theo xu hướng tăng dần diện tích (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019). Nguyên nhân là do các chủ trương phát triển nông nghiệp của chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh hơn, thu nhập của mô hình tương đối ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và đời sống của người dân. Ngoài ra việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới làm tăng năng suất cây trồng và giảm giá thành sản phẩm đem lại thu nhập cao cho người dân. Xuất phát từ chủ trương, chính sách phát triển của địa phương cùng xu hướng của thị trường tiêu thụ về sản phẩm rau màu sẽ tăng dần về diện tích canh tác và chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đời sống của người dân. 76 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019) Hình 4.9. Diện tích các loại rau màu năm 2019 tỉnh An Giang Hình 4.9 cho thấy diện tích đất sản xuất rau màu chủ yếu trên địa bàn tỉnh An Giang là rau, đậu, và cây lương thực có hạt (ngô trắng và ngô lai) có diện tích chiếm nhiều nhất. Diện tích canh tác ngô trong năm 2019 trên toàn tỉnh có khoảng 6.097,19 ha (bao gồm ngô trắng và ngô lai). Huyện An Phú là huyện có diện tích canh tác nhiều nhất tại các huyện qua các năm (Hình 4.10), bởi huyện có điều kiện tự nhiên phù hợp cho quá trình sản xuất, kế đến là huyện Chợ Mới, TX. Tân Châu và huyện Phú Tân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích canh tác ngô tại các huyện có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân là do sự thay đổi thời tiết thất thường và tác động bởi điều kiện giá bán sản phẩm thấp. Bên cạnh đó, thì việc sản xuất thâm canh, tăng vụ, sử dụng nhiều chất hóa học và phân bón đã làm tác động mạnh đến chất lượng đất, dẫn đến sản phẩm không đạt năng suất và hiệu quả mang lại không cao từ đó người dân chuyển đổi sang mô hình cây ăn trái có hiệu quả cao hơn. (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019) Hình 4.10. Diện tích canh tác ngô giai đoạn 2010 đến 2019 tỉnh An Giang 77 Hình 4.11. Bản đồ phân bố diện tích canh tác rau màu năm 2019 tỉnh An Giang 78 - Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau màu tại tỉnh An Giang: kết quả điều tra nông hộ, khảo sát thực tế tại vùng nghiên cứu và trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý nông nghiệp cho thấy trong sản xuất rau màu của tỉnh cũng đã và đang thực hiện nhiều công nghệ mới, quy trình sản xuất và những khoa học kỹ thuật đáp ứng được chất lượng của nông sản. - Về quy mô sản xuất: đối với kiểu sử dụng rau màu cho thấy diện tích canh tác của người nông dân trên địa bàn tỉnh sản xuất với quy mô nhỏ lẽ, manh mún do còn hạn chế về nhân công lao động, chưa áp dụng nhiều trong khâu cơ giới hóa (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019). Tuy nhiên tỉnh cũng đã triển khai và khuyến khích phát triển các hợp tác xã rau an toàn trên địa bàn tỉnh, trong đó có 05 hợp tác xã rau an toàn với diện tích khoảng 95 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện như Chợ Mới, Châu Thành, Tri Tôn và TP. Long Xuyên. Nhiều tổ hợp tác cũng được thực hiện với khoảng 78 tổ hợp tác với diện tích khoảng 538 ha. Ứng dụng nhiều biện pháp khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất cũng như việc triển khai, tập huấn và chuyển giao khoa học công nghệ đến các thành viên tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã (UBND tỉnh An Giang, 2021). - Đối với giống rau màu: toàn bộ diện tích sản xuất rau màu trên địa bàn tỉnh An Giang đã sử dụng những giống rau màu chất lượng cao, giống xác nhận nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, các loại rau màu được sử dụng sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loại rau ăn lá, rau gia vị và các sản phẩm rau củ và trái như dưa leo, cà chua, cải, ớt và các loại sản phẩm rau màu khác. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang (2019), trên địa bàn vùng nghiên cứu có khoảng 1,19 ha nhà lưới gieo ươm cây rau giống và năng suất cũng đạt khá cao (10.307.000 cây giống), diện tích các nhà lưới gieo ươm này được tập trung tại các huyện như Chợ Mới, An Phú, TX. Tân Châu, và TP. Châu Đốc. - Về kỹ thuật canh tác: tỉnh đã và đang triển khai thực hiện những kỹ thuật trong canh tác rau màu như sản xuất rau màu theo tiêu chuẩn rau an toàn, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước như tưới phun, sử dụng nhà lưới, nhà màng, màng phủ sinh học nhằm hạn chế được sâu bệnh với mục đích giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác rau màu, đến cuối năm 2019 tại vùng nghiên cứu đã xây dựng được 20 mô hình trồng rau trong nhà lưới giá rẻ với diện tích khoảng 2,7 ha tại các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019). 79 Hình 4.12. Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho rau màu (a), nhà lưới (b) trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Bảng 4.7. Loại hình áp dụng phát triển rau màu ứng dụng công nghệ cao STT Loại hình áp dụng trong canh tác rau màu Đơn vị hành chính áp dụng An Phú Châu Phú Châu Thành Chợ Mới Tri Tôn Tịnh Biên Thoại Sơn TP. Châu Đốc TX. Tân Châu TP. Long Xuyên Phú Tân 1 Giống chất lượng cao 2 Nhà lưới, nhà màng - - - - 3 Màng phủ nông nghiệp 4 Tưới phun mưa, nhỏ giọt - - - - - - - 5 Rau an toàn - - - - - 6 Hợp tác xã, tổ hợp tác - - - - - 7 Quản lý dịch hại (IPM) - - 8 Máy làm đất (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019) Bảng 4.7 cho thấy đối với sản xuất rau màu thì việc ứng dụng công nghệ cao cũng đã được triển khai thực hiện nhân rộng trên địa bàn một số kỹ thuật canh tác như về chọn lựa giống xác nhận chất lượng cao, áp dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác rau màu, sử dụng máy xới đất, làm đất cho canh tác rau màu. Tuy nhiên vẫn còn một số kỹ thuật chưa được nhân rộng như xây dựng nhà lưới, nhà màng (các huyện chưa thực hiện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và Phú Tân), huyện Tịnh Biên và Thoại Sơn chưa thực hiện Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong canh tác rau màu; tưới phun, tưới nhỏ giọt thực hiện triển khai tại huyện An Phú, Châu Thành, Chợ Mới và Thành phố Châu Đốc; xây dựng tổ hợp tác mới triển khai được 6/11 đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính chưa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên nguyên nhân chủ yếu là do các mô hình chưa được thực hiện nhân rộng, việc triển khai và chưa được chuyển giao khoa học kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư ban đầu, quy mô canh tác còn nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được ổn định. a) b) 80 4.1.3.3. Những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế về tổ chức sản xuất, giống và quản lý giống còn nhiều bất cập, quản lý thị trường vật tư nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất tiến bộ và cơ giới hóa trong sản xuất lúa chưa nhiều, sự liên kết trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ lỏng lẻo, thị trường bị chi phối bởi thương lái. Do vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp cần sự quan tâm nhiều hơn và tăng cường đầu tư của Nhà nước về nhiều mặt từ quy hoạch, chính sách, tổ chức và triển khai thực hiện trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm là lúa và rau màu (Võ Minh Sang, 2016). Qua quá trình khảo sát thực tế, trao đổi trực tiếp với các bộ quản lý nông nghiệp tại các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc địa bàn tỉnh An Giang đã xác định được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang như: chưa có nhiều mô hình mẫu, phù hợp từ các địa phương khác trong cả nước, để có thể áp dụng và nhân rộng tại An Giang; việc xác định trọng tâm, lộ trình thực hiện trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh cũng như điều kiện thực tế cũng gặp lúng túng; nguồn lực phục vụ cho việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, nhất là nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; việc thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và nông dân tham gia; thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa ổn định, trong khi đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro cao. Mặc dù, đạt được một số kết quả như trên, song nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế cả về quy mô, trình độ và tốc độ phát triển. Từ thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở An Giang trong thời gian qua có thể thấy một số hạn chế cho việc phát triển lúa và rau màu khi triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất như sau: Bảng 4.8. Những hạn chế trong sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao Mô hình canh tác và các yếu tố còn hạn chế Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp UDCNC An Phú Châu Phú Châu Thành Chợ Mới Tri Tôn Tịnh Biên Thoại Sơn Châu Đốc Tân Châu Long Xuyên Phú Tân Lúa Thiếu vốn Thiếu nguồn nhân lực Kỹ thuật canh tác chưa nhân rộng Thị trường chưa ổn định Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh 81 Mô hình canh tác và các yếu tố còn hạn chế Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp UDCNC An Phú Châu Phú Châu Thành Chợ Mới Tri Tôn Tịnh Biên Thoại Sơn Châu Đốc Tân Châu Long Xuyên Phú Tân Rau màu Thiếu vốn Thiếu nguồn nhân lực Kỹ thuật canh tác chưa nhân rộng Cơ giới hóa chưa phát triển Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh Thị trường không ổn định (Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ và tham vấn nhà quản lý, 2019) Qua Bảng 4.8 cho thấy thời gian qua trên địa bàn tỉnh An Giang tuy đã được triển khai và đầu tư nhiều về sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao nhưng cũng gặp không ít khó khăn về: (1) Khó khăn về vốn đầu tư; (2) Khó khăn về tích tụ đất đai và hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn; (3) Khó khăn về nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao; (4) Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một lĩnh vực mới nên bước đầu các ngành và các địa phương còn thiếu thông tin cần thiết, đặc biệt là thông tin thị trường nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm công nghệ và tổ chức sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa sâu rộng và từng lúc, từng nơi còn mang tính tự phát; việc tiếp cận với công nghệ cao theo đúng nghĩa còn hạn chế; quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung, chưa theo định hướng. Việc mở rộng sản xuất ứng dụng công nghệ cao gặp nhiều trở ngại, vì luôn đòi hỏi đầu tư cao nhưng hầu hết người sản xuất thiếu vốn, thiếu việc đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ vay vốn ưu đãi; trong khi nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, nguồn vốn ưu đãi được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh đầu tư khá lớn, không thiếu. Cùng với việc khó khăn về nguồn vốn đầu tư, việc tìm thị trường tiêu thụ nông sản là hạn chế cũng là yếu tố kìm hãm lớn nhất khi mở rộng sản xuất của nông dân (Phạm Văn Hiển, 2014). Bên cạnh đó, cơ chế chính sách của Trung ương phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thông tin tuyên truyền chưa nhiều, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập, đôi khi chưa rõ ràng nên khó vận dụng vào thực tế, thậm chí còn một số ít xa rời thực tế. Đối với địa phương cũng chưa có chính sách đặc thù về lĩnh vực này nên chưa thật sự thu hút có hiệu quả được các thành phần kinh tế đầu tư. Do vậy, để thực hiện việc ứng dụng và triển khai thực hiện đồng bộ nhằm áp dụng công nghệ cao vào trong canh tác lúa và rau màu cần có những giải pháp nhằm khắc phục những hạn 82 chế trong điều kiện hiện tại như điều kiện về vốn, triển khai và nhân rộng các mô hình canh tác, nâng cao nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nên chuỗi liên kết sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và cả những chính sách hỗ trợ cho phát triển ứng dụng công nghệ cao trong canh tác lúa và rau màu tại địa phương. 4.2. Xác định yêu cầu cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang Trên cơ sở các yêu cầu cho phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu tiến hành khảo sát trên ba nhóm chủ thể khác nhau gồm người dân (là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang), nhà quản lý (người trực tiếp quản lý về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang) và nhà khoa học (là những người đã từng tham gia nghiên cứu và am hiểu về địa bàn tỉnh An Giang) để xác định mức độ quan tâm của từng yêu cầu cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao. Các yêu cầu bao gồm các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể như Bảng 4.9. Bảng 4.9. Các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa và ngô ứng dụng công nghệ cao Yêu cầu chung Yêu cầu cụ thể Tự nhiên Đất Nước Khí hậu Kinh tế Chi phí đầu tư Lợi nhuận Hiệu quả đồng vốn Thị trường tiêu thụ Giá sản phẩm Nguồn vốn đầu tư Xã hội Trình độ nông hộ Khả năng quản lý Nguồn lao động Cơ sở hạ tầng Tổ chức sản xuất Quyền sử dụng đất Chính sách hỗ trợ Kỹ thuật canh tác Môi trường Không gây mặn hóa/phèn hóa Không gây suy thoái đất Không gây ô nhiễm nguồn nước 83 4.2.1. Yêu cầu cho phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang 4.2.1.1. Yêu cầu chung cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao Kết quả tham vấn chuyên gia cho thấy sự thống nhất cao về các yêu cầu chung cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang đối với các nhóm chuyên gia khác nhau bao gồm yêu cầu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường (Chính phủ, 2015; Phan Chí Nguyện và ctv, 2017). Mức độ quan trọng của từng yêu cầu chung cho phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao được các chuyên gia đánh giá thể hiện trong Hình 4.13. Hình 4.13. Chỉ số các yêu cầu chung cho phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao theo các chủ thể khác nhau Kết quả đánh giá của các nhóm chủ thể cho thấy đối với người dân quan tâm nhiều đến kinh tế, kế đến là tự nhiên, xã hội và người dân ít quan tâm đến yêu cầu về môi trường, đối với nhóm chủ thể này cho rằng hiện nay các mô hình sản xuất phải đảm bảo được kinh tế hộ, đảm bảo được đời sống của người dân “có thực mới giật được đạo”. Bên cạnh đó, cây trồng bắt nguồn từ nền đất và nguồn nước phải đảm bảo cho quá trình sản xuất (Nguyễn Việt Anh & ctv, 2010; Dương Thị Ái Nhi, 2019), nên phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ hạn chế các chất hóa học, và phải đảm bảo thân thiện với điều kiện môi trường (Chính phủ, 2015). Tuy nhiên, đối với chủ thể là nhà quản lý lại cho rằng vấn đề cần quan tâm nhất là yêu cầu về kinh tế và xã hội, kế đến là điều kiện tự nhiên và yêu cầu về môi trường ít được quan tâm (Hình 4.13), bởi khi thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhằm đáp ứng đời sống của người dân tham gia, đồng thời cần xem lại nguồn vốn của người dân có đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đầu tư ban đầu cho 84 việc thay đổi này không, và nhà nước sẽ có những chính sách gì hỗ trợ khi người dân tham gia vào mô hình sản xuất này (Lê Tất Khương và ctv, 2014); Ngoài ra, nhà quản lý cho rằng hiện nay người dân trên địa bàn tỉnh đã ý thức dần trong việc quản lý sự ô nhiễm, và cán bộ quản lý cũng đã tập huấn và triển khai nhiều mô hình nhằm hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình sản xuất nông nghiệp “1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, tưới khô ngập luân phiên”, và về thổ nhưỡng, nguồn nước đã ổn định để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho người dân. Mặc dù vậy, nhà khoa học cho rằng phải cần có các yêu cầu chung về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường và mức độ quan trọng của các yêu cầu này ngang nhau (Hình 4.13) (Phạm Thanh Vũ và ctv, 2013), bởi khi thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần phải đáp ứng được sự tăng trưởng về kinh tế cao hơn so với phương thức sản xuất truyền thống, thân thiện với môi trường (tức là phải mang tính bền vững về môi trường), sản xuất phải phù hợp với tiềm năng tự nhiên sẵn có tại địa phương, để đáp ứng được những yêu cầu trên đòi hỏi yêu cầu về xã hội phải phát triển về nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ cao như kiến thức của người sản xuất, cơ sở hạ tầng phải đáp ứng được yêu cầu vận chuyển và sản xuất hàng hóa chất lượng (Lê Tất Khương & ctv, 2014; Phan Chí Nguyện & ctv, 2017). Qua đó kết quả cũng cho thấy sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao khi được triển khai sản xuất các hình thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm nông nghiệp cần đáp ứng đủ bốn yêu cầu chung về kinh tế, tự nhiên, xã hội và môi trường để phát triển một cách bền vững nhất trong điều kiện hiện nay. 4.2.1.2. Các yêu cầu cụ thể trong sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao Các yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao đã xác định ở Bảng 4.2 được đánh giá đối với các chủ thể khác nhau gồm nhà khoa học, nhà quản lý và người dân cho từng yêu cầu được cụ thể qua Bảng 4.10. Bảng 4.10. Chỉ số các yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang Yêu cầu chung STT Yêu cầu cụ thể Chỉ số Người dân Nhà quản lý Nhà khoa học Trung bình Tự nhiên 1 Đất 0,889 1,000 0,929 0,939 2 Nước 0,778 1,000 1,000 0,926 3 Khí hậu 1,000 0,909 0,857 0,922 Trung bình yêu cầu nhóm chỉ tiêu tự nhiên (A) 0,889 0,970 0,929 0,929 Kinh tế 4 Chi phí đầu tư 0,909 1,000 1,000 0,970 5 Lợi nhuận 0,909 1,000 1,000 0,970 85 Yêu cầu chung STT Yêu cầu cụ thể Chỉ số Người dân Nhà quản lý Nhà khoa học Trung bình 6 Hiệu quả đồng vốn 0,727 0,833 0,929 0,830 7 Thị trường tiêu thụ 1,000 1,000 1,000 1,000 8 Giá sản phẩm 0,636 0,500 0,643 0,593 9 Nguồn vốn đầu tư 0,545 0,917 0,786 0,749 Trung bình yêu cầu nhóm chỉ tiêu kinh tế (B) 0,788 0,875 0,893 0,852 Xã hội 10 Trình độ nông hộ 1,000 0,917 0,733 0,883 11 Khả năng quản lý 0,750 1,000 0,933 0,894 12 Nguồn lao động 0,250 0,583 0,533 0,456 13 Cơ sở hạ tầng 0,750 0,833 0,933 0,839 14 Tổ chức sản xuất 0,750 0,917 1,000 0,889 15 Quyền sử dụng đất 0,333 0,417 0,600 0,450 16 Chính sách hỗ trợ 0,583 0,750 0,933 0,728 17 Kỹ thuật canh tác 0,667 0,833 1,000 0,833 Trung bình yêu cầu nhóm chỉ tiêu xã hội (C) 0,635 0,781 0,833 0,750 Môi trường 18 Không gây mặn hóa/phèn hóa 1,000 0,909 1,000 0,970 19 Không gây suy thoái đất 1,000 1,000 1,000 1,000 20 Không gây ô nhiễm nguồn nước 1,000 0,909 1,000 0,970 Trung bình yêu cầu nhóm chỉ tiêu môi trường (D) 1,000 0,939 1,000 0,980 Chỉ số yêu cầu chung (RI) = [(3*A+6*B+8*C+3*D)/20] 0,828 0,891 0,913 0,877 - Yêu cầu cụ thể về tự nhiên: các yêu cầu được xét đến bao gồm về điều kiện thổ nhưỡng, nước và khí hậu phục vụ cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang. Trong đó đối với người dân cho rằng yêu cầu cần quan tâm đến sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là điều kiện khí hậu, bởi do những năm gần đây khí hậu thay đổi thất thường, k
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_tieu_chi_phan_vung_thich_nghi_dat_dai_ung.pdf
Phan Chi Nguyen_Summary of Doctor Thesis.pdf
Phan Chi Nguyen_Thong tin Luan an_English.doc
Phan Chi Nguyen_Thong tin Luan an_Viet.doc
Phan Chi Nguyen_Tom tat Luan an.pdf