Luận án Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung
.5.2. Kết quả thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của tro bay Kết quả cường độ chịu nén trung bình 28 ngày (Rn28) được trình bày trong Phụ lục 2.4 và thể hiện ở Hình 2.4. Hệ số cường độ Rs của từng cấp phối bê tông được xác định theo Công thức (2.7), được trình bày trong Phụ lục 2.4. Hệ số hiệu quả của tro bay (KTB) ứng với từng cấp phối được xác định theo Công thức (2.8) và được trình bày trong Phụ lục 2.4 và được thể hiện ở Hình 2.5. Hình 2. 4 Mối quan hệ giữa Rn28 với tỷ lệ TB/CKD 58 Hình 2. 5 Hệ số hiệu quả của tro bay (KTB) của các cấp phối thử nghiệm Từ kết quả tính toán HSHQ của tro bay ở 28 ngày được trình bày ở Hình 2.5, một số nhận định được rút ra như sau: - Khi tăng tỷ lệ TB/CKD, KTB có xu hướng giảm - Với tỷ lệ thay thế TB từ 10% đến 35%, KTB có sự phân biệt với các tỷ lệ N/CKD khác nhau. Với tỷ lệ thay thế lớn hơn 35% thì KTB không có sự chênh lệch nhiều với các tỷ lệ N/CKD khác nhau. 2.5.3. Xác định hệ số hiệu quả của tro bay trong thiết kế thành phần bê tông cát Để xác định HSHQ của tro bay, cần tiến hành phân tích mối quan hệ giữa hệ KTB với các thông số TB/CKD và N/CKD thông qua việc phân tích phương sai. Từ các kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén của các cấp phối thử nghiệm được trình bày ở Phụ lục 2.5, nghiên cứu sử dụng công cụ phần mềm minitab để phân tích tương quan đa biến cho kết quả được trình bày ở Bảng 2.8. Bảng 2. 8 Kết quả phân tích phương sai sơ bộ mô hình tương quan KTB Đại lượng DF Adj SS Adj MS F-Value P-Value Ghi chú Hàm hồi quy 3 0,99010 0,330033 204,19 0,00000 Mô hình có nghĩa N/CKD 1 0,00196 0,001963 1,21 0,28186 Ảnh hưởng không đáng kể TB/CKD 1 0,19611 0,196112 121,33 0,00000 Ảnh hưởng có nghĩa (TB/CKD)2 1 0,02322 0,023220 14,37 0,00095 Ảnh hưởng có nghĩa Error 23 0,03718 0,001616 Total 26 1,02727 Các đại lượng DF, Adj SS, Adj MS, F-Value, P-Value, R-sq, R-sq(adj), R- sq(pred), Coef , SE Coef, VIF là các đại lượng thống kê liên quan đến mô hình phân tích 59 phương sai và phân tích tương quan đa biến được giải thích rõ ý nghĩa trong tài liệu “ Design of Experiments with Minitab ” [88]. Kết quả phân tích phương sai ở Bảng 2.8 cho thấy giá trị P-value của yếu tố N/CKD = 0,28186 > 0,05 cho thấy ảnh hưởng của thông số này không đáng kể đến mô hình và có thể bỏ qua. Sau khi loại bỏ thông số N/CKD trong mô hình, kết quả phân tích cuối cùng được thể hiện qua Bảng 2.9, Bảng 2.10, Bảng 2.11. Bảng 2. 9 Kết quả phân tích phương sai mô hình tương quan KTB cuối cùng Đại lượng DF Adj SS Adj MS F-Value P-Value Hàm hồi quy 2 0,988 0,494 302,97 0,00000 TB/CKD 1 0,196 0,196 120,26 0,00000 (TB/CKD)2 1 0,023 0,023 14,24 0,00093 Bảng 2. 10 Kết quả các hệ số tương quan của mô hình tương quan KTB S R-sq R-sq(adj) R-sq(pred) 0,0403825 96,19% 95,87% 95,55% Bảng 2. 11 Hệ số phương trình của mô hình tương quan KTB Số hạng Coef SE Coef T-Value P-Value Hằng số 1,0077 0,0191 52,71 0,00000 TB/CKD -1,397 0,127 -10,97 0,00000 (TB/CKD)2 0,649 0,172 3,77 0,00093 Phương trình hồi quy HSHQ của tro bay được trình bày ở Công thức (2.15) 2 1,0077 1,397 0,649TB TB TB K CKD CKD (2. 15) Từ kết quả phân tích tương quan tổng thể cho thấy với tỷ lệ thay thế từ 0 đến 70 %, KTB không phụ thuộc vào N/CKD nhưng cho thấy mối quan hệ tương quan bậc 2 đối với tỷ lệ TB/CKD. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Babu (1996)[36] khi nghiên cứu trên 70 loại BTXM tro bay khác nhau. Khi tỷ lệ TB/CKD càng tăng, KTB có xu hướng càng giảm. Kết quả hệ số tương quan R-sq = 96,19% > 90% cho thấy mô hình tương quan có nghĩa và mối tương quan chặc chẽ. Hệ số hiệu quả của tro bay (KTB) tương ứng với các mức sử dụng tro bay cơ bản được trình bày ở Bảng 2.12 và được thể hiện ở Hình 2.7 Bảng 2. 12 Hệ số hiệu quả của tro bay (KTB) trong thiết kế thành phần bê tông cát TB/CKD (%) 10 20 30 40 50 60 70 KTB 0,87 0,75 0,65 0,55 0,47 0,40 0,35 60 Hình 2. 6 Mối quan hệ giữa KTB với tỷ lệ TB/CKD Kết quả ở Hình 2.6 cho thấy, khi tăng tỷ lệ TB/CKD thì cường độ chịu nén của bê tông có xu hướng giảm. Nhận định này phù hợp với nghiên cứu của Babu (1996) và Cho HB (2012) [36, 53]. Vấn đề này có thể được lý giải là do mức độ phản ứng puzzolan chậm của TB kết hợp với hiệu ứng pha loãng khi tro bay thay thế xi măng [108, 110]. Ảnh hưởng của sự pha loãng này càng lớn khi tỷ lệ thay thế tro bay càng tăng. Kết quả nghiên cứu của luận án với KTB = 0,81 - 0,35 khi f = 15%-70%, khi so sánh với một số nghiên cứu trên thế giới như Babu(1996) [36] kiến nghị KTB = 1,15 - 0,33 tương ứng f = 15%-75%, Cho HB (2012) [53] kiến nghị KTB = 1,24 - 0,2 với f = 15%-70%, KTB trong luận án thấp hơn với tỷ lệ thay thế tro bay ít nhưng cao hơn ở tỷ lệ thay thế tro bay nhiều. So với một số kết quả nghiên cứu trong nước như Trần Trung Hiếu (2017)[11] đề nghị KTB = 0,7-0,25 khi f = 0,15-0,7, nghiên cứu của Hoàng Minh Đức và đồng sự (2020)[9] cho kết quả hệ số KTB = 0,4-0,2 (28 ngày) khi f = 0,2-0,6, KTB trong luận án đều cao hơn ở các tỷ lệ thay thế tro bay. Sự khác nhau giữa kết quả KTB trong luận án và các nghiên cứu khác chủ yếu là do chất lượng loại tro bay (thành phần khoáng, thành phần hóa, độ mịn), tuy nhiên đều có điểm chung là khi tăng tỷ lệ TB/CKD, hệ số KTB có xu hướng giảm, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới [46, 75, 99]. Bên cạnh đó, kết quả hệ số KTB trong luận án cho kết quả đều cao hơn so với các nghiên cứu khác với tỷ lệ thay thế TB/CKD cao (50%-70%). Sự khác biệt này có thể là do vai trò của tro bay ở bê tông thường và bê tông cát có sự khác nhau. Trong bê tông thường, tro bay thay thế một phần xi măng chủ yếu chỉ đóng vai trò chất kết dính, nhiệm vụ dính kết các hạt cốt liệu trong bê tông lại với nhau. Tuy nhiên đối với 61 BTC, tro bay ngoài việc đóng vai trò chất kết dính còn đóng vai trò chất điền đầy, lấp đầy lỗ rỗng cốt liệu làm cấu trúc BTC đặc chắc hơn. Khi tỷ lệ thay thế tro bay tăng cao, vai trò dính kết giảm đáng kể do phản ứng puzolan chậm nhưng vai trò lấp đầy vẫn không đổi nên cường độ chịu nén cũng như hệ số hiệu quả không bị giảm mạnh như so với bê tông thường. Hiện nay, theo lý thuyết BTC của Pháp [120], cường độ chịu nén của BTC được dự đoán theo Công thức Feret điều chỉnh – Công thức (1.25), trong đó KTB được sử dụng từ 0,2 - 0,4. Hệ số KTB này khá thấp so với kết quả KTB được xác định lại trong luận án. Sự khác biệt này có thể là do chất lượng tro bay sử dụng hiện nay so với trước đây đã có sự cải thiện đáng kể nên hệ số KTB có sự tăng cao. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất khi thiết kế thành BTC với vật liệu sử dụng có sự tương đồng so với luận án có thể sử dụng KTB được xác định theo Công thức (2.15). 2.5.4. Hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát 2.5.4.1. Kế hoạch thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao Xỉ lò cao đã được sử dụng rất phổ biến trong chế tạo bê tông trên thế giới, xỉ lò cao có thể thay thế lượng xi măng lên đến 80% [98]. Vì vậy để khảo sát hệ số hiệu quả của xỉ lò cao, nghiên cứu đề xuất lựa chọn 9 tỷ lệ XN/CKD (f = 0 ; 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70 và 80 %) và 3 loại tỷ lệ N/CKD (ω = 0,35; 0,4 và 0,5) để tiến hành thí nghiệm. Kế hoạch thí nghiệm và số lượng mẫu được trình bày ở Bảng 2.13. Bảng 2. 13 Kế hoạch thí nghiệm và số lượng mẫu thử xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong bê tông cát TT Tỷ lệ XN/ CKD (s) Tỷ lệ N /CKD () 0,35 0,40 0,50 Tuổi mẫu thí nghiệm (ngày) 28 28 28 Số lượng mẫu/ 1 tổ mẫu 1 0 6 6 6 2 10 6 6 6 3 20 6 6 6 4 30 6 6 6 5 40 6 6 6 6 50 6 6 6 7 60 6 6 6 8 70 6 6 6 9 80 6 6 6 Tổng cộng 162 mẫu/ 27 tổ mẫu 62 2.5.4.2. Kết quả thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao Kết quả Rn28 được trình bày ở Phụ lục 2.5 và được thể hiện ở Hình 2.7. Hệ số cường độ Rs của từng cấp phối bê tông được xác định theo Công thức (2.10) và được trình bày trong Phụ lục 2.5 Hệ số hiệu quả của xỉ lò cao ứng với từng cấp phối được xác định theo Công thức (2.11) và được trình bày trong Phụ lục 2.5 và được thể hiện ở Hình 2.8. Hình 2. 7 Mối quan hệ giữa Rn28 với tỷ lệ XN/CKD Hình 2. 8 Hệ số hiệu quả của xỉ lò cao nghiền mịn (KXN) của cấp phối thử nghiệm Từ kết quả cường độ chịu nén của các cấp phối và hệ số KXN được tính toán ở 28 ngày, một số nhận định được rút ra như sau: 63 - Với tỷ lệ XN/CKD từ 10-50%, cường độ chịu nén của các cấp phối đều cao hơn so với bê tông cát đối chứng, cường độ chịu nén cao nhất với tỷ lệ thay thế 40%XN. - KXN có xu hướng tăng và đạt giá trị cao nhất với tỷ lệ thay thế từ 30%-40% XN sau đó giảm lại với tỷ lệ thay thế XN lớn hơn. - KXN có sự phân biệt khi sử dụng với các tỷ lệ N/CKD khác nhau. Từ kết quả phân tích trên, tác giả tiến hành phân tích hồi quy KXN một cách tổng thể với tỷ lệ thay thế XN từ 0% đến 80 %. 2.5.4.3. Xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát Để xác định KXN, cần tiến hành phân tích mối quan hệ giữa hệ KXN với các thông số XN/CKD và N/CKD thông qua việc phân tích hồi quy đa biến. Từ các kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén của các cấp phối thử nghiệm được trình bày ở Bảng 2.16, nghiên cứu sử dụng công cụ phần mềm minitab để phân tích hồi quy tương quan đa biến. Kết quả phân tích cuối cùng được thể hiện qua Bảng phân tích phương sai (Bảng 2.14), Bảng hệ số tương quan (Bảng 2.15), Bảng phân tích hệ số ảnh hưởng (Bảng 2.16). Bảng 2. 14 Kết quả phân tích phương sai mô hình tương quan KXN Đại lượng DF Adj SS Adj MS F-Value P-Value Ghi chú Regression 3 0,6484 0,2161 162,50 0,00000 Mô hình có nghĩa N/CKD 1 0,0255 0,0255 19,17 0,00022 Ảnh hưởng có nghĩa XN/CKD 1 0,2831 0,2831 212,83 0,00000 Ảnh hưởng có nghĩa (XN/CKD)2 1 0,4499 0,4499 338,27 0,00000 Ảnh hưởng có nghĩa Kết quả phân tích phương sai ở Bảng 2.19 cho thấy giá trị P-value của yếu tố N/CKD, XN/CKD và (XN/CKD)2 đều < 0,05, điều này cho thấy ảnh hưởng của thông số này đáng kể đến mô hình và không thể bỏ qua. Bảng 2. 15 Kết quả các hệ số tương quan mô hình tương quan KXN S R-sq R-sq(adj) R-sq(pred) 0,0364687 95,49% 94,91% 93,51% Bảng 2. 16 Bảng phân tích các hệ số phương trình của mô hình tương quan KXN Term Coef SE Coef T-Value P-Value VIF Constant 0.7619 0.0499 15.26 0,00000 N/CKD 0.493 0.113 4.38 0,00022 1,00 XN/CKD 1.4553 0.0998 14.59 0,00000 13,47 (XN/CKD)2 -2.207 0.120 -18.39 0,00000 13,47 64 Phương trình hồi quy cuối cùng được trình bày ở Công thức (2.16) 2 1 , 4553 0, 7619 0, 493 2, 207XN N XN XN K CKD CKD CKD (2. 16) Hệ số hiệu quả của XN tương ứng với các mức sử dụng XN và tỷ lệ N/CKD được trình bày ở Bảng 2.17 và được thể hiện ở Hình 2.9. Bảng 2. 17 Hệ số hiệu quả của XN (KXN) trong thiết kế thành phần bê tông cát Tỷ lệ XN/CKD (s) 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ N/CKD () 0,3 1,058 1,137 1,172 1,163 1,110 1,013 0,872 0,686 0,4 1,083 1,162 1,197 1,188 1,135 1,038 0,896 0,711 0,5 1,132 1,211 1,246 1,237 1,184 1,087 0,946 0,760 Hình 2. 9 Biểu đồ quan hệ giữa KXN với N/CKD và XN/CKD Kết quả phân tích tương quan hệ số KXN với tỷ lệ XN/CKD từ 0-80% và tỷ lệ N/CKD từ 0,3-0,5 cho thấy KXN phụ thuộc vào cả tỷ lệ XN/CKD và tỷ lệ N/CKD. Kết quả cho thấy hệ số KXN có mối tương quan bậc 2 đối với tỷ lệ XN/CKD, KXN đạt giá trị cao nhất với tỷ lệ thay thế từ 30%-40% XN và giảm với tỷ lệ thay thế ít hơn hoặc nhiều hơn. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng XN với một tỷ lệ phù hợp làm tăng cường độ chịu nén và hệ số hiệu quả của XN trong bê tông [35, 57, 90, 91], sự thay thế từ 30 - 40% XN trong luận án là tỷ lệ phù hợp giúp xỉ lò cao phát huy tối đa vai trò tăng độ đặc chắc vi cấu trúc bê tông, làm tăng cường độ và hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong bê tông. Kết quả hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong nghiên cứu cho XN/CKD N /C K D 0,80,70,60,50,40,30,20,10,0 0,500 0,475 0,450 0,425 0,400 0,375 0,350 > – – – – – < 0,7 0,7 0,8 0,8 0,9 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1 1,2 1,2 KXN 65 thấy sự phù hợp với nghiên cứu trước đây của Prof.R.Dhir (2007)[57] và Babu and Kumar (2000)[35], điều này thể hiện dữ liệu nghiên cứu đáng tin cậy. Kết quả còn cho thấy KXN có xu hướng tăng khi tăng tỷ lệ N/CKD. Tỷ lệ N/CKD tăng giúp các sản phẩm thủy hóa xi măng dễ dàng hoàn tan thành dạng ion hydroxyl, tạo môi trường kiềm mạnh kích hoạt phản ứng của xỉ lò cao, do đó mức độ hoạt tính của các hạt xỉ khi phản ứng sẽ tốt hơn, là cơ sở của việc tăng KXN. Trong kết quả nghiên cứu của luận án, với tỷ lệ XN/CKD từ 10 - 80%, hệ số KXN = 1,25 – 0,69. Kết quả này gần tương đương hệ số KXN trong nghiên cứu của Babu and Kumar (2000) (KXN = 1,28 – 0,7 tương ứng tỷ lệ sử dụng XN/CKD = 10 - 80%)[35] và cao hơn KXN trong nghiên cứu của Dhir (2007) (KXN = 1 – 0,6 tương ứng tỷ lệ sử dụng XN/CKD = 35 – 75% )[57]. Có sự khác nhau nhưng không đáng kể giữa kết quả nghiên cứu của luận án với một số tác giả nghiên cứu trước đây, sự khác nhau này là do chất lượng XN sử dụng (độ mịn, thành phần hóa, thành phần khoáng), độ hoạt tính của XN sẽ khác và HSHQ của từng loại cũng sẽ thay đổi. Kết quả cho thấy dữ liệu nghiên cứu phù hợp và đáng tin cậy. 2.6. Hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát 2.6.1. Kế hoạch thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao Đối với loại bê tông sử dụng đồng thời 2 loại phụ gia khoáng như tro bay và xỉ lò cao việc xác định HSHQ của hỗn hợp này phức tạp hơn, ngoài việc phụ thuộc vào tỷ lệ N/CKD còn phụ thuộc vào cả 2 tỷ lệ TB/CKD và XN/CKD. Kế hoạch thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2.18, nghiên cứu tiến hành thử nghiệm với các hỗn hợp BTC có tỷ lệ N/CKD từ 0,35 đến 0,5, tỷ lệ thay thế hỗn hợp với chất kết dính (HH/CKD) từ 20% đến 70%, tỷ lệ thay thế TB đối với hỗn hợp (TB/HH) từ 25 đến 75%. Mỗi cấp phối bê tông với 6 mẫu thí nghiệm cường độ chịu nén, tổng cộng 54 cấp phối với 324 kết quả. Bảng 2. 18 Kế hoạch thí nghiệm xác định HSHQ của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao. N/CKD 0,35 0,4 0,5 Tỷ lệ HH/CKD (%) Tỷ lệ TB/HH (%) Tỷ lệ TB/HH (%) Tỷ lệ TB/HH (%) 20 25 50 75 25 50 75 25 50 75 30 25 50 75 25 50 75 25 50 75 40 25 50 75 25 50 75 25 50 75 50 25 50 75 25 50 75 25 50 75 60 25 50 75 25 50 75 25 50 75 70 25 50 75 25 50 75 25 50 75 66 2.6.2. Kết quả thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao Kết quả Rn28 của các hỗn hợp bê tông cát được trình bày trong Bảng 2.19 Hệ số cường độ (Rs) của từng cấp phối bê tông được xác định theo Công thức (2.13) và được trình bày trong Bảng 2.19 Hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao ứng với từng cấp phối được xác định theo Công thức (2.14) và được trình bày trong Bảng 2.19 Bảng 2. 19 Kết quả cường độ chịu nén, hệ số cường độ Rs và hệ số hiệu quả của hỗn hợp (Khh) của các cấp phối thí nghiệm ở 28 ngày N/X Tỷ lệ HH/CKD (%) 0 20 30 40 50 70 Kết quả cường độ Rn 0,35 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 63,6 65,0 67,6 69,3 68,7 55,2 25 63,6 63,1 64,2 64,7 64,9 54,1 50 63,6 61,1 63,1 65,8 60,1 50,8 75 63,6 60,2 59,8 58,1 54,3 41,9 100 63,6 60,4 55,8 52,0 42,2 28,6 0,4 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 54,3 55,8 58,3 55,8 59,2 47,9 25 54,3 54,4 57,7 52,9 55,9 45,0 50 54,3 52,9 53,9 52,0 50,9 40,7 75 54,3 54,0 55,1 49,8 45,4 34,3 100 54,3 50,9 47,5 44,1 36,4 24,7 0,5 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 41,2 43,2 45,6 47,3 46,8 38,4 25 41,2 43,4 44,1 43,7 44,3 35,8 50 41,2 41,4 42,1 42,2 40,3 33,6 75 41,2 40,3 39,2 37,6 34,6 23,8 100 41,2 38,3 36,5 31,8 27,2 17,5 Hệ số Rs cường độ 0,35 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 1 1,021 1,062 1,089 1,079 0,868 25 1 0,992 1,009 1,017 1,020 0,850 50 1 0,961 0,992 1,035 0,945 0,798 75 1 0,946 0,940 0,913 0,854 0,658 100 1 0,949 0,876 0,817 0,663 0,450 0,4 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 1 1,027 1,074 1,027 1,090 0,881 25 1 1,001 1,062 0,973 1,029 0,828 50 1 0,973 0,991 0,958 0,938 0,749 75 1 0,993 1,015 0,916 0,836 0,631 100 1 0,937 0,874 0,811 0,670 0,454 67 N/X Tỷ lệ HH/CKD (%) 0 20 30 40 50 70 0,5 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 1 1,050 1,107 1,148 1,137 0,933 25 1 1,055 1,072 1,061 1,077 0,869 50 1 1,005 1,022 1,026 0,980 0,817 75 1 0,979 0,953 0,914 0,841 0,578 100 1 0,929 0,887 0,772 0,660 0,425 Hệ số Khh 0,35 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 1,092 1,181 1,197 1,140 0,837 25 0,967 1,025 1,037 1,035 0,815 50 0,830 0,976 1,076 0,905 0,753 75 0,764 0,825 0,812 0,748 0,587 100 0,778 0,644 0,608 0,430 0,340 0,4 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 1,110 1,205 1,055 1,150 0,860 25 1,005 1,171 0,944 1,049 0,798 50 0,888 0,976 0,913 0,897 0,708 75 0,972 1,041 0,827 0,732 0,571 100 0,740 0,656 0,613 0,463 0,364 0,5 Tỷ lệ TB/HH (%) 0 1,189 1,273 1,282 1,210 0,927 25 1,209 1,182 1,116 1,117 0,857 50 1,020 1,056 1,049 0,970 0,801 75 0,920 0,880 0,837 0,757 0,536 100 0,730 0,713 0,565 0,479 0,359 2.6.3. Xác định hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát Từ các kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén của các cấp phối thử nghiệm được trình bày ở Bảng 2.24, nghiên cứu sử dụng công cụ phần mềm minitab để phân tích hồi quy tương quan đa biến. Các kết quả phân tích thống kê tiến hành hồi quy về theo các biến cơ bản như N/CKD, TB/CKD, XN/CKD và tổ hợp giữa các đại lượng đó. Kết quả phân tích cuối cùng được thể hiện qua Bảng phân tích phương sai (Bảng 2.20), bảng hệ số tương quan (Bảng 2.21), bảng phân tích hệ số ảnh hưởng (Bảng 2.22) và phương trình hồi quy cuối cùng. 68 Bảng 2. 20 Bảng phân tích phương sai mô hình tương quan HSHQ của hỗn hợp (Khh) Đại lượng DF Adj SS Adj MS F-Value P-Value Regression 5 3,93709 0,78742 241,27 0,00000 N/CKD 1 0,04877 0,04877 14,94 0,00022 TB/CKD 1 1,74661 1,74661 535,16 0,00000 XN/CKD 1 0,52919 0,52919 162,14 0,00000 (XN/CKD)2 1 0,55173 0,55173 169,05 0,00000 (TB/CKD)*(XN/CKD) 1 0,04061 0,04061 12,44 0,00068 Bảng 2. 21 Hệ số tương quan mô hình tương quan HSHQ của hỗn hợp (Khh) S R-sq R-sq(adj) R-sq(pred) 0,0571287 93,49% 93,10% 92,86% Bảng 2. 22 Bảng phân tích các hệ số ảnh hưởng trong mô hình tương quan Khh Số hạng Coef SE Coef T-Value P-Value VIF Constant 0,8251 0,0422 19,53 0,000 N/CKD 0,3733 0,0966 3,87 0,00022 1,00 TB/CKD -0,9436 0,0408 -23,13 0,00000 1,55 XN/CKD 1,449 0,114 12,73 0,00000 11,84 (XN/CKD)2 -2,279 0,175 -13,00 0,00000 9,61 (TB/CKD)*(XN/CKD) -0,953 0,270 -3,53 0,00068 2,09 Hình 2. 10 Mối quan hệ giữa KHH và tỷ lệ XN/CKD và TB/CKD TB/CKD X N /C K D 0,70,60,50,40,30,20,10,0 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0,0 > – – – – < 0,4 0,4 0,6 0,6 0,8 0,8 1,0 1,0 1,2 1,2 Khh 69 Phương trình hồi quy cuối cùng được trình bày ở Công thức (2.17) 2 0,8251 0,3733 0,9436 1, 449 2,279 0,953 hh N TB XN XN K CKD CKD CKD CKD TB XN CKD CKD (2.17) Từ phương trình hồi quy cho thấy HSHQ của hỗn hợp xỉ lò cao và tro bay (HH) phụ thuộc vào tỷ lệ cả 3 yếu tố N/CKD, TB/CKD, XN/CKD. Kết quả từ Công thức (2.17) và Hình 2.10 cho thấy khi tỷ lệ TB/CKD càng tăng và tỷ lệ XN/CKD càng giảm thì KHH càng giảm. Hệ số KHH đạt giá trị lớn hơn 1 với tỷ lệ TB/CKD từ 0 đến 15% và XN/CKD từ 10% đến 60%. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Đức và các đồng sự (2020)[9] về hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao nghiền mịn trong bê tông thường có giá trị KHH = 0,62-0,7 tương ứng với tỷ lệ HH/CKD từ 40%-60%. Hệ số KHH trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Đức (sử dụng tro bay Phả Lại và xỉ lò cao Hòa Phát)[9] có kết quả thấp hơn của luận án với KHH = 0,7-0,98 tương ứng tỷ lệ HH/CKD từ 40%-60% (sử dụng tro bay Vũng Áng và xỉ lò cao Hòa Phát). Kết quả cho thấy tro bay và xỉ lò cao được sử dụng trong bê tông cát phát huy tác dụng cải thiện cường độ hơn khi sử dụng trong bê tông thường do vai trò kép, vừa là chất kết dính, vừa là chất điền đầy lấp đầy cấu trúc lỗ rỗng trong bê tông cát 2.7. Kết luận chương 2 (1) Trên cơ sở công thức dự đoán cường độ chịu nén cải ti
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tinh_nang_be_tong_cat_su_dung_tro_bay_xi.pdf
- Tóm tắt luận án tiếng việt.pdf
- Tóm tắt luận án tiếng anh.pdf
- Thông tin luận án tiếng Việt.docx
- Thông tin luận án tiếng anh.docx
- Phụ lục luận án.pdf