Luận án Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững

hiệp có rừng thì đất có rừng phòng hộ là 102.436,93ha, đất có rừng đặc dụng 88.453,28ha, chiếm 58,8% tổng diện tích đất có rừng của tỉnh [13]. Như vậy, so với mức yêu cầu cho một lãnh thổ về khả năng điều tiết lũ của tỉnh thuộc loại lớn. Nhưng so với tiêu chuẩn đảm bảo mức độ an toàn về mặt môi trường với điều kiện phải là lớp phủ rừng tự nhiên của rừng nhiệt đới, có cấu trúc lý tưởng gồm nhiều tầng tán và có độ tán che đủ khả năng điều tiết nước cho lãnh thổ thì diện tích đạt độ an toàn tương đối của rừng TTH thuộc loại thấp [69] (do tỉnh TTH có khá nhiều diện tích là các loại rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi, trảng cây, rừng chưa có trữ lượng, có độ tán che thấp (chỉ đạt từ khoảng 20 - 30% đến khoảng 40 - 50%), không có vai trò điều tiết nước mặt; chỉ có gần 7,5% diện tích rừng đạt độ che phủ 80 - 90% và 8,71% diện tích đạt độ che tán cao 70 - 80%). 2.1.7.4. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2012, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh TTH là 503.320,53ha, đạt 0,45 ha/người, gấp 1,22 lần mức bình quân của cả nước [13], gồm: - Đất nông nghiệp Tỉnh TTH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 390.889,77 ha chiếm 77,66% tổng diện tích đất tự nhiên và 81,61% diện tích đất đã khai thác sử dụng. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 59.890,09ha, chiếm 15,32% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm: Đất trồng cây hàng năm chiếm 44.546,67ha, trong đó nhiều nhất là đất trồng lúa với 32.002,97ha, chủ yếu là trồng lúa nước (26.416,54ha), tập trung ở các huyện Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền. Đất trồng cây hàng năm khác là 12.417,87ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi chỉ chiếm 125,83ha. 74 Đất trồng cây lâu năm là 15.343,42ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm là 9.997,36ha với hai loại chủ yếu là cao su và cà phê; đất trồng cây ăn quả lâu năm là 842,99ha và đất trồng cây lâu năm khác là 4.503,07ha. + Đất lâm nghiệp có diện tích là 324.673,36ha, chiếm 83,06% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở các huyện A Lưới, Phong Điền, Nam Đông, Phú Lộc. Trong đó: đất rừng sản xuất có diện tích lớn nhất 133.783,15ha, tiếp đến là đất rừng phòng hộ 102.436,93ha, chiếm diện tích nhỏ nhất là đất rừng đặc dụng 88.453,28ha. + Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 6.009,09ha, chiếm 1,53% diện tích đất nông nghiệp, với 4.565,03ha đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Các huyện có đất nuôi trồng thủy sản lớn là Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền. Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 [77] STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100 1 Đất nông nghiệp 390.889,77 77,66 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 59.890,09 11,89 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 44.546,67 8,85 - Đất trồng lúa 32.002,97 6,36 - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 125,83 0,03 - Đất trồng cây hàng năm khác 12.417,87 2,46 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 15.343,42 3,92 1.2 Đất lâm nghiệp 324.673,36 64,50 1.2.1 Đất rừng sản xuất 133.783,15 26,58 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 102.436,93 20,35 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 88.453,28 17,57 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 6.009,09 1,19 1.4 Đất nông nghiệp khác 317,23 0,06 2 Đất phi nông nghiệp 91.026,20 18,09 2.1 Đất ở 18.286,54 3,64 75 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 12.688,61 2,52 2.1.2 Đất ở tại thành thị 5.597,93 1,11 2.2 Đất chuyên dùng 31.489,29 6,25 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 522,77 0,10 2.2.2 Đất quốc phòng 1.402,95 0,27 2.2.3 Đất an ninh 1.725,84 0,34 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3.362,92 0,67 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 24.474,81 4,86 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1.028,59 0,20 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9.500,94 1,88 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 30.634,86 6,09 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 85,99 0,01 3 Đất chưa sử dụng 21.404,55 4,25 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 5.804,25 1,07 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 14.881,60 2,96 3.3 Núi đá không có rừng cây 718,70 0,14 - Đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp là 91.026,20ha chiếm 18,09 % tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 19% diện tích đất đã khai thác đưa vào sử dụng. + Đất ở có diện tích là 18.286,54ha, chiếm 20,09% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó phần lớn diện tích tập trung ở khu vực nông thôn với 12.688,61ha. + Đất chuyên dùng chiếm 34,60% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 33,66% đất phi nông nghiệp. - Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng là 21.404,55ha chiếm 4,25% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng nhiều nhất với 14.881,60ha, đất bằng chưa sử dụng là 5.804,25ha và núi đá không có rừng cây là 718,70ha. Diện tích đất chưa sử dụng phân bố rải rác, phần lớn nằm ở các vùng có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn ở các huyện Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phú Vang. 76 2.2. CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Các điều kiện hình thành đất quyết định các quá trình hình thành đất chủ yếu ở TTH, bao gồm 7 quá trình chính [102]: 2.2.1. Quá trình phân hủy chất hữu cơ và hình thành mùn trong đất Tỉnh TTH có khí hậu nhiệt đới ẩm, độ che phủ thực vật lớn nên lượng chất hữu cơ được tạo ra trên một vị diện tích hàng năm rất lớn, nên quá trình này diễn ra rất mạnh. Các chất hữu cơ khi đi vào đất sẽ chịu tác động của 2 quá trình xảy ra đồng thời là quá trình khoáng hoá và quá trình mùn hoá. Các chất hữu cơ trong đất có quá trình biến đổi phức tạp với sự tham gia trực tiếp của các sinh vật đất và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất. Các điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, chế độ không khí, thành phần và tính chất dung dịch đất cũng có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ của quá trình khoáng hoá. Thông thường ở độ ẩm đất 70%, pH 6,5 - 7,5, nhiệt độ 25 - 30oC và có đủ không khí là thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật đất và do đó quá trình khoáng hoá cũng xảy ra mạnh. Trong điều kiện như vậy chất hữu cơ bị phân giải nhanh chóng và mùn ít được tích luỹ. Chính vì vậy mà quá trình phân huỷ chất hữu cơ ở các đất có TPCG nhẹ (đất cát) cũng diễn ra nhanh hơn ở các đất có TPCG nặng (đất thịt nặng). Quá trình mùn hóa là quá trình chuyển hóa tàn tích hữu cơ thành mùn ở trong đất nhờ sự tham gia của vi sinh vật, động vật, ôxy của không khí và nước Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự mùn hoá là: chế độ nhiệt, không khí và nước của đất, TPCG và các tính chất lý hoá học của đất, thành phần và cường độ hoạt động của vi sinh vật, thành phần xác hữu cơ đất. Song có sự khác nhau về tàn tích sinh vật để lại cho đất giữa các đất hoang, đất trồng trọt và đất rừng. Quá trình mùn hoá thực hiện với tốc độ nhanh, song quá trình khoáng hoá cũng rất mạnh mẽ dẫn đến chất hữu cơ nói chung, mùn nói riêng bị phân giải nhanh chóng. Thêm vào đó, các quá trình feralit, quá trình xói mòn, rửa trôi và việc sử dụng đất không hợp lý ở một số nơi trong tỉnh đã ảnh hưởng rất lớn tới số lượng cũng như chất lượng hữu cơ và mùn trong đất ở các nơi khác nhau. Nhóm đất mùn vàng đỏ là sản phẩm của quá trình mùn hóa. Quá trình mùn hóa ở lớp phủ thổ nhưỡng TTH thể hiện tính quy luật ở độ dày 77 tầng mùn (tầng A) và hàm lượng mùn trong đất. Độ dày tầng mùn và hàm lượng mùn tăng rõ rệt từ vùng đất cát ven biển đến vùng núi trung bình. Tầng mùn và hàm lượng mùn giàu ở đất dưới rừng và nghèo, rất nghèo ở đất cát, đất thoái hóa nhân tác. 2.2.2. Quá trình hình thành đất lầy Trong nhóm đất lầy và than bùn (Gleysols) tại TTH chỉ hơn 91ha, song loại đất phù sa glây chiếm gần 7.300ha và phân bố khá rộng rãi. Quá trình glây hóa phát sinh ở đất bão hoà nước (ngập nước) thường xuyên hay từng thời kỳ, là quá trình phổ biến ở đất canh tác ngập nước và đất lầy thụt phổ biến ở các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền... Đất glây có tầng glây, với màu sắc chủ đạo là xanh xám, xám xanh hay xanh lục nhạt được tạo nên bởi Fe2+ kết hợp với silic và nhôm, ngoài ra còn thấy các vệt rỉ sắt theo đường rễ cây. Đất này thường mất cấu trúc, chặt, bí, chứa một số độc tố ảnh hưởng xấu đến cây trồng. 2.2.3. Quá trình bồi tụ phù sa Các quá trình hình thành đất phù sa diễn ra thường xuyên hàng năm dọc theo các hệ thống sông suối và thung lũng trong tỉnh TTH (sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Truồi). Quá trình tích tụ vật liệu phù sa và dốc tụ tạo nên các đồng bằng với trên 37.500ha đất phù sa (Fluvisols) ngọt bên cạnh các đất phù sa mặn và phèn. Đặc tính chung của sản phẩm bồi tụ ở TTH là trẻ và qua môi trường nước bồi lắng chọn lọc các sản phẩm rửa trôi của đất feralit. Mạng lưới sông suối ở đây tương đối dày đặc nhưng phần lớn sông ngòi có lưu vực bé, vận tốc dòng chảy lớn nên sản phẩm bồi tụ thường thô, giàu SiO2, nghèo dinh dưỡng, khối lượng bé. Đất phù sa khác nhau về TPCG và các đặc điểm lý, hoá sinh học khác do tốc độ chảy của các sông, thành phần của những đá mẹ nằm dọc lưu vực sông và các quá trình xảy ra trong đất. Chiều dày của lớp phù sa trong vùng nghiên cứu có thể dao động từ vài cm đến hàng mét nhưng nhìn chung có độ phì không cao. Quá trình bồi tụ hình thành đất bằng ở vùng núi có thể tạo thành đất dốc tụ thung lũng. Tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng đây vẫn là địa bàn quan trọng để sản xuất lương thực ở miền núi. 2.2.4. Quá trình hình thành đất mặn Quá trình tương tác biển và lục địa đã tạo ra nhóm đất mặn và đất phèn nguyên 78 sinh và thứ sinh. Khu vực cửa sông ven biển TTH chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều nên hình thành đất mặn, phân bố chủ yếu ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc. Vào mùa khô, lưu lượng từ thượng nguồn đổ về nhỏ, trong khi nước được lấy theo dọc sông để phục vụ các mục đích sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp ngày một tăng dẫn tới mặn xâm nhập sâu vào sông tạo thuận lợi cho mặn hóa diễn ra. Sự xâm nhập mặn đã phát sinh đất mặn nhiều (Mn) và đất mặn ít và trung bình (M) chi phối chất lượng môi trường đất. Vùng ven biển nếu không có các công trình ngăn mặn thì quá trình mặn hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, lấn sâu vào đất liền. Hiện nay, sự gia tăng hạn hán do biến đổi khí hậu cùng với hoạt động nuôi tôm trên cát tùy tiện đang đẩy nhanh quá trình mặn hóa. Đất mặn ven biển do muối NaCl, có tổng số muối tan biến động từ 0,25 - 1% và chứa hàng loạt muối của kim loại kiềm với các gốc Cl-, SO42-, HCO3-, CO3- (nhưng muối gốc HCO3-, CO3- không đáng kể chỉ có trong đất mặn sú, vẹt với hàm lượng khoảng 0,1 - 0,2%). Đất mặn thường có tổng số muối tan >0,25% tương đương với hàm lượng Cl >0,05%, thành phần muối chủ yếu là NaCl và MgCl2. 2.2.5. Quá trình hình thành đất phèn Quá trình phèn hóa đầu tiên là quá trình hình thành pyrit (FeS2). Điều kiện để hình thành pyrit là đồng bằng phù sa giàu sét (có đủ lượng oxit sắt cần thiết), tốc độ bồi lắng chậm (có đủ thời gian tích tụ pyrit), trong môi trường nước mặn (những nơi có biên độ thủy triều bé và không có nước biển tràn vào thì tầng pyrite mỏng) hoặc nước lợ (giàu sulfat) ở địa hình thấp trũng khó thoát nước (điều kiện yếm khí) và có tích lũy nhiều chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho các quá trình phân giải và hình thành phèn. Phèn hóa làm độ chua của đất tăng đột ngột gây phá hủy keo đất tạo thành muối sulfat nhôm hoặc sắt bốc lên gây hại cho cây trồng. Quá trình phèn hóa đang diễn ra ở các vùng đất trũng, đọng nước quanh năm ở vùng ven biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc. Dựa vào sự xuất hiện của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon) hoặc tầng phèn (Sulfuric Horizon) ở độ sâu trên dưới 50cm, có hoặc không có sự xâm nhập mặn mà phân thành đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động (riêng đất phèn dưới rừng ngập mặn gọi là đất phèn mặn). 79 2.2.6. Quá trình feralit Feralit là quá trình thành tạo đất điển hình của miền nhiệt đới đặc biệt là khu vực nhiệt đới gió mùa. Đây là quá trình tích lũy tương đối sắt, nhôm trong đất vào mùa khô, đi đôi với quá trình rửa trôi các cation (N+, K+) và cation kiềm thổ (Ca2+, Mg 2+) ở trong đất vào mùa mưa. Trong quá trình feralit, đầu tiên các đá và khoáng (nhất là khoáng silicat) phong hóa mạnh thành khoáng thứ sinh (như khoáng sét). Một phần sét bị phá hủy cho ra các oxit Fe, Al, Si đơn giản. Đồng thời các chất bazơ và một phần SiO2 cũng bị rửa trôi và dẫn tới tích lũy Fe (OH)2, Al(OH)3. Do vậy tỷ lệ SiO2/ R2O3 (R:Fe,Al) dùng để đánh giá quá trình feralit. Trị số này càng thấp thì quá trình feralit xảy ra càng mạnh. Cường độ của quá trình feralit bị chi phối bởi độ cao tuyệt đối của địa hình (càng lên cao quá trình feralit càng yếu), tính chất đá mẹ, đặc điểm địa hình (địa hình càng dốc thì rửa trôi, thoát nước càng nhanh, mạnh) và mối quan hệ tương đối về mặt số lượng các chất bazơ, silic với Fe, Al. Quá trình này diễn ra mạnh ở vùng đồi núi tỉnh TTH và tạo ra các đất vàng đỏ, đỏ vàng (Ferrasols), hoặc đất xám feralit (Ferralic Acrisols) 2.2.7. Quá trình xói mòn và rửa trôi đất Diện tích đất đồi núi của tỉnh TTH chiếm tỷ lệ lớn, quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra mạnh mẽ hình thành đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thường xảy ra ở vùng núi có độ dốc lớn (Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới), lớp phủ thực vật thưa thớt. Khi mưa to nước không kịp ngấm xuống đất và tạo thành những dòng nhỏ chi chít trên mặt. Keo đất và chất dinh dưỡng bị hòa tan rồi cuốn trôi theo dòng nước làm cho mặt đất bị bào mòn; đồng thời với hiện tượng trên, keo đất và các chất khoáng hòa tan cũng bị thấm sâu xuống dưới để tạo nên hiện tượng rửa trôi. Cả hai hiện tượng này gây rửa trôi các keo sét và các chất kiềm, kiềm thổ như Na, Ca, K, Mg... Do đó, đất trở nên chua, nghèo dinh dưỡng. 2.3. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Với các điều kiện hình thành, quá trình phát sinh, thoái hóa đất nêu trên đã hình thành trong tỉnh TTH một lớp phủ thổ nhưỡng phong phú, đa dạng. Trên bản đồ 80 đất 1/100.000 có 10 nhóm đất với 23 loại đất thể hiện ở bảng 2.10 được sắp xếp theo 2 tổ hợp chính: Tổ hợp đất thuỷ thành: Đó là những đơn vị đất được hình thành từ sản phẩm bồi đắp của sông biển trước đây và hiện nay. Đó là các nhóm đất phù sa, cát biển, đất mặn. Có những đơn vị đất rất trẻ, mới được bồi đắp hàng năm. Hầu hết là đất đồng bằng châu thổ và ven biển (trừ đất dốc tụ) thấp trũng. Vì vậy mùa mưa lũ tổ hợp đất này luôn bị uy hiếp bởi ngập lụt, vùi lấp, bồi lấp hay cát bay, cát chảy. Quá trình địa hoá thổ nhưỡng chính ở đây là Sialit - Sialit glây - Sialit mặn hoá - phèn hoá. Tổ hợp đất thuỷ thành gồm 12 loại đất, chiếm diện tích 98.884,47ha tương đương với 19,64% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong tổ hợp đất thuỷ thành nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất trên 43,3%, kế đến là nhóm đất cát biển 41,3%, còn lại các nhóm đất phèn, mặn, lầy chiếm diện tích nhỏ không đáng kể. Tổ hợp đất địa thành: là những đơn vị đất đồi núi dốc trên các đá mẹ và vỏ phong hoá hình thành tại chỗ khác nhau như: macma axit, đá sét và biến chất, phù sa cổ. Vào mùa mưa lũ đây là nơi đón nước mưa từ thượng lưu dồn về trung lưu và hạ lưu. Địa hình thành tạo đất dốc. Bởi vậy quá trình xói mòn, sạt lở, lũ quét có nhiều thuận lợi để xảy ra, nhất là trong mùa mưa lũ. Quá trình địa hoá thổ nhưỡng chủ yếu trên đất địa thành là quá trình feralit, laterit. Trên các vùng núi cao trên 500 - 700m quá trình feralit mùn xuất hiện, còn ở phần tiếp giáp đồng bằng quá trình ferosialit trên phù sa cổ cũng diễn ra. Đất địa thành chiếm 74,0% diện tích tự nhiên. Trong đó đất đỏ vàng trên đá macma axit chiếm diện tích lớn nhất là 136.187,8ha tương đương 27,06% diện tích tự nhiên và 33,67% diện tích tổ hợp đất, tiếp đến đất đỏ vàng trên đá biến chất 84.371,63ha tương đương với 18,76% diện tích đất tự nhiên và chiếm 23,33% diện tích tổ hợp đất địa thành. Các nhóm đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 40.539,98ha tương đương 8,05% diện tích tự nhiên, đất mùn vàng đỏ trên macma axit 2,00%, đất nâu vàng trên phù sa cổ 2,07%. Đáng chú ý là các loại đất thoái hoá như đất xám trên macma axit (0,04%) và đất xói mòn trơ sỏi đá (0,99%) với khả năng giữ nước rất kém. 81 Bảng 2.10. Phân loại đất tỉnh Thừa Thiên Huế STT Tên đất Việt Nam Ký hiệu Tên đất theo FAO - UNESCO Diện tích (ha) % DTTN I Nhóm đất cát C Arenosols 47.748,67 9,48 1 Cồn cát trắng Cc Luvic Arenosols 21.509,26 4,27 2 Đất cát biển C Haplic Arenosols 26.239,41 5,21 II Nhóm đất mặn M Solochaks 7.788,24 1,58 3 Đất mặn nhiều Mn Haplic Solochaks 491,56 0,13 4 Đất mặn ít và trung bình M Molli Solochaks 7.296,68 1,45 III Nhóm đất phèn S Thionic Fluvisols 5.193,80 1,03 5 Đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình Sj2 M Thionic Fluvisols 5.193,80 1,03 IV Nhóm đất phù sa P Fluvisols 37.518,67 7,45 6 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb Dystric Fluvisols 2.546,47 0,51 7 Đất phù sa không được bồi hàng năm P Dystric Fluvisols 17.928,70 3,56 8 Đất phù sa glây Pg Gleyic Fluvisols 7.281,14 1,43 9 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf Plinthic Fluvisols 4.545,46 0,90 10 Đất phù sa ngòi suối Py Dystric Fluvisols 1.595,54 0,32 11 Đất phù sa phủ trên nền cát biển P/C Areni Dystric Fluvisols 3.621,36 0,73 V Nhóm đất lầy và than bùn J Gleysols 91,38 0,02 12 Đất lầy J Umbric Gleysols 91,38 0,02 VI Nhóm đất xám X Acrisols 201,28 0,04 13 Đất xám trên đá macma axit Xa Ferralic Acrisols 201,28 0,04 VII Nhóm đất đỏ vàng F Acrisols 352.880,57 70,11 14 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs Ferralic Acrisols 81.007,85 16,10 15 Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất Fj Ferralic Acrisols 84.371,63 16,76 16 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa Ferralic Acrisols 136.187,8 27,06 17 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq Haplic Acrisols 40.539,98 8,05 18 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp Ferralic Acrisols 10.420,19 2,07 19 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl Plinthic Acrisols 353,12 0,07 VIII Nhóm đất mùn đỏ vàng H Humic Acrisols 14.359,46 2,85 20 Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất Hj Humic Acrisols 4.273,48 0,85 21 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha Humic Acrisols 10.085,98 2,00 IX Đất thung lũng dốc tụ D Gleysols 543,71 0,11 22 Đất thung lũng do sản phẩm D Dystric Gleysols 543,71 0,11 82 dốc tụ X Đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols 4.987,29 0,99 23 Đất xói mòn trơ sỏi đá E Leptosols 4.987,29 0,99 Tổ hợp đất thủy thành 98.884,47 19,64 Tổ hợp đất địa thành 372.428,60 74,00 Tổng diện tích đất 471.313,07 93,64 Sông suối, ao hồ, đầm 31.288,76 6,22 Núi đá 718,70 0,14 Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100 2.3.1. Các loại đất hình thành theo quy luật địa đới 2.3.1.1. Nhóm đất đỏ vàng (F) Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 352.880,57ha chiếm 70,11% DTTN của tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh (trừ huyện Quảng Điền và Phú Vang). Nhóm đất này gồm có 6 loại đất: - Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 81.007,85ha chiếm 16,1% DTTN toàn tỉnh, phân bố nhiều ở A Lưới, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông và có ít ở thành phố Huế. Đất có lớp vỏ phong hóa và tầng đất khá dày, có TPCG từ thịt trung bình đến nặng, kết cấu tốt nên khả năng giữ nước cao. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu xám, xám vàng; ở các tầng dưới có màu đỏ vàng hoặc vàng đỏ là chủ đạo. Ở lớp đất mặt, cấu trúc của đất thường là viên hoặc cục nhỏ, ở các tầng dưới, cấu trúc từ cục đến tảng. Những nơi có rừng hoặc cây lâu năm thì đất tơi xốp, những vùng đất trống đồi trọc đất chặt, ít tơi xốp. - Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fj): Diện tích 84.371,63ha chiếm 16,76% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở địa hình cao, có độ dốc >250, chủ yếu ở huyện A Lưới và một phần nhỏ diện tích ở huyện Phong Điền, Nam Đông. Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá biến chất như phiến thạch mica, quaczit. Phần lớn diện tích đất có tầng dày trên 70cm, TPCG thịt trung bình. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu, đỏ vàng hơi thẫm; ở các tầng dưới là màu đỏ vàng hoặc vàng hơi đỏ. Ở tầng mặt, cấu trúc đất viên cục,
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_tong_hop_lop_phu_tho_nhuong_tinh_thua_thi.pdf
tomtatluanan.pdf
tomtatluanantiengAnh.pdf