Luận án Nghiên cứu tổng hợp vật liệu lai ghép polyme dẫn (PPyy, PANii) - Nano cacbon (CNTss, Grr) ứng dụng làm cảm biến sinh học, môi trường

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tổng hợp vật liệu lai ghép polyme dẫn (PPyy, PANii) - Nano cacbon (CNTss, Grr) ứng dụng làm cảm biến sinh học, môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tổng hợp vật liệu lai ghép polyme dẫn (PPyy, PANii) - Nano cacbon (CNTss, Grr) ứng dụng làm cảm biến sinh học, môi trường

điểm của phương pháp là giúp nhận định nhanh chóng bản chất nhiệt động của quá trình oxi hóa khử và động học của phản ứng trao đổi điện tử giữa chất oxi hóa và chất khử hoặc quá trình hấp phụ. Bên cạnh đó, kỹ thuật CV cũng giúp xác định nhanh chóng vị trí điện thế mà tại đó chất điện hoạt bị oxi hóa hoặc khử hoặc ảnh hưởng của môi trường đến quá trình oxi hóa-khử. Các khoảng quét thế được khảo sát và lựa chọn để nghiên cứu các phản ứng điện hóa tùy thuộc vào đặc trưng bề mặt điện cực làm việc và bản chất điện hóa của các chất điện hoạt. Số vòng quét và tốc độ quét cũng được khảo sát, lựa chọn cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Đối với tất cả các khảo sát được thực hiện, quá trình quét thế được thực hiện theo chiều tăng dần điện thế áp lên điện cực làm việc từ giá trị E1 đến giá trị E2 (E1 < E2), sau đó thế được đảo chiều và giảm từ E2 trở về E1 (xem Hình 2.3) Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của phương pháp CV d ò n g d iệ n E (V) E1 E2 40 2.3.4. Phương pháp đo dòng theo thời gian (kỹ thuật dòng – thời gian) Kỹ thuật dòng – thời gian (chronoamperometry, CA), là một phương pháp phân tích điện hoá, trong đó tín hiệu phân tích nhận được ở đầu ra là dòng điện tức thời. Dòng điện tức thời này phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ của chất cần phân tích. Trong quá trình hoạt động của cảm biến các phản ứng oxi hoá khử sẽ xảy ra trên bề mặt điện cực, dòng điện tử di chuyển tới điện cực làm việc hoặc ngược lại. Hướng di chuyển của các điện tử phụ thuộc vào bản chất của chất phân tích và được kiểm soát bởi điện thế áp đặt vào hệ. Phương pháp đo dòng được thực hiện trên hệ điện hoá được thiết lập gồm hai hay ba điện cực. Hệ ba điện cực gồm có: điện cực phụ trợ thường là điện cực trơ như Au hay Pt, điện cực so sánh có thế cố định thường là điện cực Ag/AgCl hay calomen (SCE), trong một số trường hợp cần sử dụng điện cực giả so sánh và điện cực làm việc. Điện thế được áp lên điện cực làm việc và điện phụ trợ, người ta sẽ đo dòng chạy qua bình điện hóa. Khi điện thế đạt đến một giá trị nào đó (thường là điện thế oxi hoá), thì hiện tượng oxi hoá xuất hiện và các electron được sinh ra. Dòng điện thu được sẽ tỉ lệ với nồng độ của các phân tử bị oxi hoá [98]. 2.3.5. Phương pháp von-ampe xung vi phân Các kỹ thuật von-ampe áp xung được sử dụng nhằm hạ thấp giới hạn phát hiện nhờ tăng tỷ lệ dòng faraday so với dòng phi faraday. Nhờ các kỹ thuật áp thế dạng xung, các thiết bị hiện đại ngày nay có thể hạ thấp giới hạn phát hiện của phương pháp von-ampe đến 10-8 M. Kỹ thuật von-ampe xung vi phân (DPV) là kỹ thuật hiện đại thuộc nhóm các phương pháp kiểm soát điện thế và đo dòng faraday. Bằng kỹ thuật này, dòng faraday sinh ra do quá trình oxi hóa khử các chất điện hoạt được đo chính xác và tách khỏi dòng phi faraday sinh ra do lớp điện kép giữa bề mặt điện cực và dung dịch (còn gọi là dòng tụ điện). Trong phương pháp von-ampe xung vi phân, điện cực làm việc được áp thế một chiều biến thiên theo thời gian với tốc độ chậm (1–2 mV/s), các xung 10 –100 mV được đặt vào trong quá trình áp thế. Dòng điện được đo tại hai thời điểm ngay trước khi áp xung (t1) và ngay trước khi hết xung (t2). Hiệu của cường độ dòng tại hai thời 41 điểm là i = it2 – it1 được biểu diễn theo biến thiên điện thế thu được đồ thị DPV dạng píc tín hiệu. Chiều cao píc tín hiệu trên đồ thị DPV tỷ lệ trực tiếp nồng độ chất điện hoạt trong dung dịch đo [98]. Các thông số cần đặt khi thực hiện phép đo DPV gồm khoảng quét thế, bước thế (step potential), cường độ xung (modulation amplitude), thời gian áp xung (modulation time) và chu kỳ áp xung (interval time). 2.3.6. Phương pháp xác định các thông số đặc trưng của điện cực Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) được xác định bằng phương pháp sử dụng đường chuẩn tại khoảng nồng độ thấp [99]. Chuẩn bị mẫu có nồng độ chất cần nhận biết cao gấp 1–5 lần LOD ước lượng và đo lặp lại k lần để xác định cường độ tín hiệu trung bình ILOD và độ lệch chuẩn Sy. Tính giới hạn phát hiện là nồng độ chất cần nhận biết thấp nhất mà phương pháp có thể phát hiện được theo công thức: 𝐿𝑂𝐷 = 𝑡𝛼,𝑘−1𝑆𝑦 𝑟 (2.1) Trong đó, r là độ nhạy (độ dốc của đường chuẩn), 𝑡𝛼,𝑘−1 là hệ số tra bảng phân phối Student’s với k-1 bậc tự do và 1-α giới hạn tin cậy. Ví dụ, với α = 0,02 (1-α = 0,98) và thực hiện đo lặp lại 10 lần (k = 10) thì t0,02, 9 = 2,821; Tương tự, t0,02, 7 = 2,998 với k = 8. Giới hạn định lượng LOQ = 3 LOD. Giới hạn phát hiện của phương pháp cũng được ước lượng bằng tỷ lệ giữa cường độ tín hiệu và nhiễu (S/N). Khi đó LOD là nồng độ chất điện hoạt tại S/N = 3, và LOQ tại S/N = 10. Khoảng tuyến tính được xác định là khoảng nồng độ chất phân tích từ giá trị LOQ đến nồng độ cao nhất và đường chuẩn tuyến tính phải có hệ số hồi quy R2 ≥ 0,9. 42 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng hợp và đặc trưng hệ vật liệu trên cơ sở ống nano các bon đa vách và PPy dây nano Phân tích các ion Pb2+ và Cd2+ sử dụng màng mỏng antimon được nghiên cứu bởi Bobrowski và cộng sự [100] cho thấy tiềm năng sử dụng kim loại này trong phân tích các chất. Tuy nhiên, độ nhạy và độ bền của điện cực còn thấp, một giải pháp là sử dụng màng polyme có nhóm chức có khả năng tương tác với antimon. Polyme được lựa chọn là polydopamin (PDA) vì có cấu trúc vòng thơm tương tự catechol, phù hợp cho việc tạo liên kết phối trí với antimon [101]. Do PDA là chất không dẫn điện nên MWCNTs được đưa vào hệ để khắc phục nhược điểm này. Hệ vật liệu được ký hiệu CNTs-PDA-SbNPs. Về mặt độ nhạy của điện cực đã được giải quyết, nhưng MWCNTs khi được phủ lên bề mặt sẽ kém tương tác với bề mặt điện cực, dẫn đến làm giảm độ bền của điện cực. Do vậy, việc tổng hợp một lớp polypyrol dây nano lên bề mặt điện cực trước khi đưa MWCNTs lên sẽ tăng độ bám dính giữa vật liệu điện cực ban đầu với các lớp biến tính, tăng cường độ bền của vật liệu. 3.1.1. Hệ vật liệu CNTs-PDA-SbNPs 3.1.1.1. Kết quả tổng hợp và đặc trưng vật liệu Đối với hệ này, lớp MWCNTs ban đầu được phủ lên bề mặt điện cực GCE sử dụng phương pháp nhỏ giọt thông thường (drop-casting). Sau khi khô, sẽ hình thành một lớp mỏng ống MWCNTs bám lên bề mặt GCE. Như vậy, tương tác giữa MWCNTs với bề mặt GCE chủ yếu là tương tác vật lý. Sự có mặt của chất hoạt động bề mặt SDS chủ yếu nhằm phân tán tốt hơn các ống nano cacbon trong môi trường nước, không có tác động gì đến tương tác giữa MWCNTs và bề mặt GCE. Đối với giai đoạn trùng hợp polydopamin (PDA) bằng phương pháp điện hóa lên bề mặt điện cực, màng PDA sẽ phát triển theo xu hướng bao quanh bề mặt ống nano cacbon. Tương tác giữa PDA và MWCNTs cũng đã được một số tác giả khẳng định [102, 103] trong các nghiên cứu trước đây. Như vậy, khi được điện 43 kết tủa lên bề mặt hệ vật liệu, antimon kim loại sẽ bám lên bề mặt PDA là chủ yếu vì PDA có các nhóm chức phân cực, dễ dàng tương tác với antimon. Hệ vật liệu khi có các hạt antimon được ký hiệu CNTs-PDA-SbNPs, trong đó ký hiệu SbNPs tương ứng với khái niệm hạt nano antimon. Hình 3.1 là ảnh SEM vật liệu CNTs-PDA-SbNPs và của hạt antimon trên điện cực ITO. Hình 3.1. Ảnh SEM của các hệ vật liệu (a)CNTs-PDA-SbNPs trên điện cực GCE; (b) hạt Sb trên điện cực ITO Kết quả ảnh SEM cho thấy vật liệu CNTs-PDA-SbNPs (Hình 3.1.a) có cấu trúc dạng sợi. Đây chính là các ống MWCNTs được bao quanh bởi màng PDA. Kích thước của các sợi này cỡ 60 80 nm, lớn hơn kích thước của MWCNTs ban đầu (20 40 nm). Trên bề mặt các sợi, có các đốm hình tròn nhỏ có kích thước khoảng 10 – 15 nm. Đây chính là các hạt antimon kim loại được điện phân lên bề mặt màng composit CNTs-PDA. Ở trường hợp điện cực chỉ phủ hạt Sb (Hình 3.1b), quan sát thấy sự hình thành các hạt Sb có dạng cầu nhưng kích thước thay đổi trong khoảng rộng. Như vậy, MWCNTs có bề mặt riêng lớn, được bao quanh bởi PDA sẽ tạo điều kiện cho các hạt nano Sb bám vào và hình thành với kích thước nhỏ, khá đồng đều (cỡ 10 nm). Điều này được lý giải dựa vào phân tích cấu trúc và khả năng tương tác của màng PDA với các ion kim loại chuyển tiếp. Đối với điện cực phủ CNTs-PDA, có thể coi màng PDA trên MWCNTs là một lớp nền linh động, chứa các nhóm −NH và đặc biệt là các nhóm −OH của SbNPs (a) (b) 44 polydopamin. Các nhóm chức này có cặp electron không chia, có khả năng tương tác với các ion kim loại thông qua liên kết phối trí [104]. Cùng với điện tích âm của nhóm SO42− của chất hoạt động bề mặt SDS có khả năng tương tác tĩnh điện với ion antimon Sb3+, dẫn tới các ion Sb3+ được cố định trên bề mặt điện cực ở khoảng cách nhất định. Nhờ đó, sự trao đổi electron giữa bề mặt điện cực và ion Sb3+ dễ dàng hơn, thuận lợi cho quá trình điện kết tủa kim loại tạo thành các hạt SbNPs lên bề mặt điện cực (Hình 3.2). Hình 3.2. Tương tác giữa các nhóm –OH của PDA và Sb3+ và sự tạo thành hạt SbNPs trên màng PDA Sự có mặt của các hạt nano Sb trong vật liệu CNTs-PDA/SbNPs được khẳng định thông qua kết quả EDS của hệ vật liệu (Hình 3.3). Hình 3.3. Kết quả EDS của vật liệu CNTs-PDA- SbNPs Nguyên tố % nguyên tử C 77.50 O 9.27 Si 5.85 Ca 0.93 In 6.43 Sb 0.02 Tổng 100 45 Hàm lượng Sb nhỏ, chỉ chiếm 0,02% nguyên tử, điều này là do tỉ lệ của nguyên tử C rất lớn có trong MWCNTs. Tính chất điện hóa của hệ vật liệu CNTs-PDA-SbNPs phủ trên điện cực GCE được khảo sát bằng kỹ thuật von-ampe vòng so sánh với điện cực GCE/SbNPs (Hình 3.4). Kết quả cho thấy, màng vật liệu CNTs-PDA-SbNPs làm thay đổi hiệu thế của cặp pic oxy hóa khử một chút ( E = 0,141 V) so với điện cực có phủ hạt antimon ( E = 0,145 V), tuy nhiên cường độ đỉnh của các pic hơi tăng so với điện cực GCE khoảng 15 A. Như vậy, dù PDA không dẫn điện nhưng sự có mặt của MWCNTs đã khắc phục được nhược điểm này, do vậy làm thay đổi đáng kể độ hoạt động điện hóa của điện cực. -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 -100 -50 0 50 100 I ( A ) E (V) GCE/SbNPs GCE/CNTs-PDA-SbNPs Hình 3.4. Đường CV của điện cực GCE/CNTs-PDA-SbNPs và GCE/SbNPs trong dung dịch K3[Fe(CN)6] 5 mM, tốc độ quét 50 mV/s. Để đánh giá khả năng ứng dụng của hệ vật liệu CNTs-PDA-SbNPs trong chế tạo cảm biến nhận biết ion kim loại nặng, chúng tôi tiến hành các phân tích điện hóa sử dụng hệ vật liệu CNTs-PDA-SbNPs như mô tả trong mục 2.2.8. Hình 3.5 và Hình 3.6 biểu diễn kết quả phân tích bằng kỹ thuật DPASV và đường chuẩn xác định nồng độ các ion cần phân tích (Pb2+ và Cd2+) được xây dựng ở điều kiện tối ưu (các điều kiện này sẽ được khảo sát trong các mục tiếp 46 theo). Các kết quả phân tích các ion kim loại này cũng được tiến hành tương tự trên hệ điện cực GCE/Sb để đối chiếu. Có thể quan sát được các tín hiệu không bị ảnh hưởng bởi vật liệu (vị trí của tín hiệu không bị dịch chuyển và được tách biệt rõ ràng với các tín hiệu khác (Hình 3.5 a, c; Hình 3.6 a,c). Đồng thời, kết quả cho thấy sự phụ thuộc tuyến tính của tín hiệu đáp ứng vào nồng độ của ion Pb2+ (Hình 3.5b) và nồng độ Cd2+ (Hình 3.6b). Mối liên hệ này được thể hiện thông qua phương trình phụ thuộc I = 0,04844 C Pb2+ – 1,934 với hệ số tương quan R2 = 0,9965 đối với nhận biết ion Pb2+ và I = 0,0482 C Cd2+ – 0,6109 với hệ số tương quan R2 = 0,9957 đối với nhận biết ion Cd2+ sử dụng hệ vật liệu CNTs-PDA-SbNPs. -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 5 10 15 20 25 I ( A ) E (V vs. SCE) 32 51 79 106 130 160 197 236 276 316 351 383 412 C Pb 2+ g/L (a) 0 100 200 300 400 0 5 10 15 20 (b) y = 0,04844x - 1,934 R2 = 0,9965 I ( A ) C (g/L) Equation y = a + b*x Plot I Weight No Weighting Intercept -1.93383 ± 0.21119 Slope 0.04844 ± 8.64648E-4 Residual Sum of Squares 1.65369 Pearson's r 0.99825 R-Square (COD) 0.99651 Adj. R-Square 0.99619 -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 0 3 6 9 12 15 24 48 83 130 187 248 310 I ( A ) E (V vs. SCE) C Pb 2+ g/L (c) 50 100 150 200 250 300 350 0 3 6 9 12 y = 0,04665 x - 1,8204 R2 = 0,9940 I ( A ) C (g/L) (d) Equation y = a + b*x Plot I Weight Instrumental (=1/ei^2) Intercept -1.73361 ± 0.09629 Slope 0.04541 ± 0.00176 Residual Sum of Squares 9.42136 Pearson's r 0.99701 R-Square (COD) 0.99403 Adj. R-Square 0.99254 Hình 3.5. Tín hiệu DPASV và đường chuẩn xác định ion Pb2+của các điện cực: (a,b) GCE/CNTs-PDA-SbNPs và (c,d) GCE/SbNPs 47 -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 0 5 10 15 20 25 20 60 81 107 144 186 249 374 435 I ( A ) E (V vs. SCE) C Cd 2+ g/L (a) 0 100 200 300 400 500 0 5 10 15 20 (b) y = 0,0482x - 0,6109 R2 = 0,9957 I ( A ) C (g/L) Equation y = a + b*x Plot I Weight No Weighting Intercept -0.61091 ± 0.27193 Slope 0.04822 ± 0.00119 Residual Sum of Squares 1.62943 Pearson's r 0.99787 R-Square (COD) 0.99574 Adj. R-Square 0.99513 -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 6 8 10 12 14 (d) I ( A ) E (V vs. SCE) 48 91 138 187 237 C Cd 2+ g/L 50 100 150 200 250 0 2 4 6 8 (d) y = 0,03556x - 0,711 R2 = 0,9978 I ( A ) C (g/L) Equation y = a + b*x Plot I Weight No Weighting Intercept -0.711 ± 0.14815 Slope 0.03556 ± 9.54243E-4 Residual Sum of Squares 0.06145 Pearson's r 0.99892 R-Square (COD) 0.99784 Adj. R-Square 0.99713 Hình 3.6. Tín hiệu DPASV và đường chuẩn xác định ion Cd2+của các điện cực: (a,b) GCE/CNTs-PDA-SbNPs và (c,d) GCE/SbNPs Như vậy, khi có mặt lớp PDA, khoảng tuyến tính của tín hiệu phân tích theo nồng độ các chất cần phân tích được mở rộng hơn, độ dốc của đường chuẩn lớn hơn, đặc biệt đối với nhận biết ion Cd2+, điều này đồng nghĩa với độ nhạy tăng. Ngoài ra, đối với vật liệu không có PDA, tín hiệu bị lệch chân nền, không thuận lợi cho việc ứng dụng chế tạo cảm biến nhận biết ion kim loại. Điều này có thể được giải thích như sau: Đối với hệ điện cực chỉ có antimon, sau mỗi lần phân tích theo phương pháp DPASV, ngoài sự hòa tan các kim loại cần phân tích, có một phần antimon nhỏ cũng bị oxy hóa thành các ion. Các ion Sb3+ không tương tác với bề mặt điện cực GCE nên sẽ khuếch tán một phần vào trong dung dịch. Lượng Sb3+ trên bề mặt điện cực giảm sẽ làm giảm độ tái lặp của điện cực. Sự có mặt của các nhóm OH trong PDA sẽ tương tác với các ion Sb3+ có thể khắc phục 48 nhược điểm này. Bên cạnh đó, các nhóm chức catechol OH và NH của PDA cũng có khả năng phối trí với ion cần phân tích (Pb2+ và Cd2+) tạo thành các hợp chất phức. Cùng với diện tích bề mặt riêng rất lớn của MWCNTs, sự hấp phụ các ion Pb2+ (hoặc Cd2+) lên bề mặt điện cực [105] thuận lợi hơn. Các yếu tố này có thể tăng hiệu quả của giai đoạn điện phân làm giàu chì (cadimi) trên bề mặt điện cực, theo đó có thể làm tăng độ nhạy của cảm biến. Tuy nhiên, PDA là một polyme không dẫn điện [106] do đó sự có mặt của màng PDA sẽ làm giảm độ dẫn điện của điện cực. Do vậy, chiều dày của lớp PDA ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc của cảm biến điện hóa. Vấn đề đặt ra là cần tạo lớp PDA có chiều dày phù hợp, hạn ảnh hưởng đến độ nhạy và giới hạn làm việc của cảm biến. Một số nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng nếu PDA trên bề mặt MWCNTs rất mỏng thì ít ảnh hưởng đến độ dẫn điện của MWCNTs [102]. Bằng kỹ thuật điện hóa (ví dụ CA), có thể khống chế một cách dễ dàng độ dày này qua việc điều khiển các thông số như thời gian điện phân, nồng độ monome DA hoặc pH môi trường. 3.1.1.2. Khảo sát nồng độ monome DA và thời gian trùng hợp màng PDA Nồng độ monome DA và thời gian trùng hợp màng PDA (tPDA) là hai yếu tố quyết định chiều dày màng PDA trên bề mặt MWCNTs. Hai thông số này có mối quan hệ tương hỗ, nghĩa là nếu nồng độ DA lớn thì thời gian điện phân DA cần ngắn và ngược lại. Ảnh hưởng của nồng độ DA đến độ nhạy (xác định thông qua hệ số góc của đường chuẩn) và khoảng tuyến tính khi phân tích ion Pb2+ được trình bày trong Hình 3.7. 49 100 200 300 400 0 5 10 15 20 5 mM 10 mM 15 mM I ( A ) C (g/L) [DA] Pb2+ (a) 0 100 200 300 400 500 0 5 10 15 20 (b) 5 mM 10 mM 15 mM I ( A ) C (g/L) [DA] Cd 2+ Hình 3.7. Đường chuẩn xác định (a) nồng độ Pb2+ và (b) nồng độ Cd2+ tương ứng với hệ vật liệu CNTs-PDA-SbNPs được chế tạo ở điều kiện nồng độ monome dopamin khác nhau 5 mM, 10 mM và 15 mM. Có thể thấy, với nồng độ DA = 15 mM, khoảng tuyến tính hẹp, giá trị giới hạn đo cao hơn các trường hợp khác. Ở nồng độ Pb2+ nhỏ, độ dốc có xu hướng giảm (nghĩa là độ nhạy giảm). Trong khi đó, với các nồng độ DA nhỏ hơn, khoảng tuyến tính được mở rộng mà không làm giảm độ nhạy. Điều này được giải thích như sau: khi nồng độ dopamine lớn, tốc độ trùng hợp PDA tăng dẫn đến chiều dày của màng PDA lớn. Như đã nêu ở trên, PDA là polyme không dẫn điện, làm giảm tốc độ vận chuyển điện tích (electron) trong hệ vật liệu, dẫn đến làm giảm tốc độ phản ứng điện hóa, đồng nghĩa với sự giảm hiệu quả của giai đoạn điện phân làm giàu Pb trên bề mặt điện cực. Nhất là khi nồng độ Pb2+ đạt đến giá trị nhất định, thì lượng Pb được điện phân lên bề mặt điện cực sẽ gần như không thay đổi. Tín hiệu phân tích lúc này hầu như không thay đổi khi tăng nồng độ ion Pb2+. Ở nồng độ DA nhỏ (5 mM), màng PDA có thể không đủ để che phủ hết bề mặt MWCNTs. Điều này dẫn đến tín hiệu phân tích bị lệch chân so như quan sát thấy trong Hình 3.8a. 50 -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 5 10 15 20 25 30 I ( A ) E (V vs. SCE) 106 130 160 197 237 276 316 351 [DA] = 5 mM Pb (g/L) (a) (a) -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 5 10 15 20 25 I ( A ) E (V vs. SCE) 32,9 51,2 79,2 105,6 130,4 159,7 236,6 276,4 316,0 316,0 351,5 383,5 412,5 Pb (ug/L) [DA] = 10 mM (b) Hình 3.8. Tín hiệu DPASV phát hiện ion Pb2+ của hệ điện cực GCE/CNTs-PDA- SbNPs tương ứng với (a) [DA] = 5 mM và (b) [DA] = 10 mM Với nồng độ DA = 10 mM, ta thấy khoảng tuyến tính là lớn nhất, chân nền của tín hiệu phân tích là ổn định (Hình 3.8b), tương ứng với trường hợp độ dày của màng PDA là phù hợp nhất. Giá trị nồng độ DA này được chọn sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. Các phân tích tương tự đối với sử dụng hệ vật liệu CNTs-PDA-SbNPs cho chế tạo cảm biến nhận biết ion Cd2+. Trong đó, nồng độ DA = 10 mM cũng cho khoảng tuyến tính và độ nhạy trong nhận biết ion Cd2+ là tốt nhất (Hình 3.7b và Hình 3.9). -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 5 10 15 20 25 [DA] = 5 mM I ( A ) E (V vs. SCE) 33 55 76 99 130 165 203 241 285 323 381 438 [Cd 2+ ]: g/L (a) -1.2 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 0 5 10 15 20 25 I ( A ) E (V vs. SCE) 20 60 80 107 144 185 249 374 434 [Cd 2+ ]: g/L [DA] = 10 mM (b) Hình 3.9. Tín hiệu DPASV phát hiện ion Cd2+ của hệ điện cực GCE/CNTs-PDA- SbNPs tương ứng với (a) [DA] = 5 mM và (b) [DA] = 10 mM 51 Giá trị độ nhạy và khoảng tuyến tính ứng với các nồng độ DA khác nhau được tập hợp trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ DA và thời gian điện phân PDA đến tín hiệu phân tích Pb2+ Trùng hợp điện hóa màng polydopamin Điều kiện phân tích Pb2+: phương pháp DPASV pH 4,5 (ABS), thế điện phân Pb2+: - 1,2 V; thời gian điện phân Pb2+: 180 s Nồng độ DA(a) (mM) Độ nhạy A/(g L-1) Khoảng tuyến tính (g.L-1) Hệ số tương quan R2 Thời gian điện phân DA (b) (s) Độ nhạy A/(g.L-1) Khoảng tuyến tính (g.L-1) Hệ số tương quan R2 5 0,0502 106-350 0,9915 300 0,0386 51 – 276 0,9971 10 0,0484 33 - 412 0,9965 350 0,0484 33 – 412 0,9928 15 0,0624 106 -197 0,9976 400 0,0421 51 – 276 0,9983 450 0,0622 51 – 276 0,9952 (a) thời gian điện phân DA = 350 s; (b) nồng độ DA = 10 mM; Ảnh hưởng của thời gian điện phân trong quá trình tổng hợp PDA đến khoảng tuyến tính và độ nhạy khi sử dụng điện cực để xác định nồng độ ion Pb2+ được biểu diễn trên Hình 3.10 và được liệt kê trong Bảng 3.1 (xem ở trên) . 100 200 300 400 0 5 10 15 20
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_tong_hop_vat_lieu_lai_ghep_polyme_dan_ppy.pdf
CV đang web Le Trong Huyen.pdf
Những đóng góp mới của luận án.docx
Tom tat LA- final.pdf
Tom tat LA-final (Eng).pdf