Luận án Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease trong chế biến bột protein thủy phân từ phụ phẩm cá tra sử dụng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease trong chế biến bột protein thủy phân từ phụ phẩm cá tra sử dụng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease trong chế biến bột protein thủy phân từ phụ phẩm cá tra sử dụng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật

enzyme đều có ái lực và vận tốc thủy phân cực đại tương ứng đối với từng loại cơ chất khác nhau, vì vậy để xác định được cơ chất và nồng độ tối ưu cần khảo sát động học đối với enzyme để xác định thông số vận tốc phản ứng cực đại (vmax) và hằng số tốc độ phản ứng (km). Từ vmax và km của enzyme xác định được nồng độ tối ưu của enzyme và nồng độ cơ chất được thể hiện thông qua đồ thị Michaelis - Menten. Khối lượng ba enzyme bromelain, papain, neutrase lần lượt tương ứng là 1,5 mg, 1 mg và 0,5 mg (hoạt độ 4,428 UI/mL), tăng dần khối lượng cơ chất thịt dè cá tra đã tách béo trong thể tích cố định 10 mL dung dịch đệm phosphate ở pH và nhiệt độ tối ưu tương ứng của từng enzyme. Dựa vào vận Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 74 Khoa Nông nghiệp tốc thủy phân của các enzyme theo hàm lượng tyrosine sinh ra và nồng độ cơ chất thủy phân, sử dụng phần mềm SAS 9.1.3 Portable, xác định được vận tốc thủy phân cực đại vmax, hằng số tốc độ km của các enzyme bromelain, papain và neutrase được thể hiện ở Bảng 4.4 với độ tin cậy R2 lần lượt là 0,9978; 0,9953; 0,998. Bảng 4.4Thông số động học của các enzyme Enzyme vmax (tyrosine µM /phút) km (g/mL) Bromelain 1,2746 0,0106 Papain 1,0421 0,0121 Neutrase 0,7639 0,0143 Kết quả cho thấy rằng hằng số phân ly km của enzyme bromelain (km = 0,0106)< papain (km = 0,0121)< neutrase (km = 0,0143), vận tốc phản ứng của enzyme bromelain > papain > neutrase, lần lượt tương ứng là 1,2746 > 1,0421 > 0,7639. Hằng số tốc độ phản ứng km còn được gọi là hằng số Michaelis Menten đặc trưng cho mỗi enzyme. Hằng số km đặc trưng cho ái lực của enzyme đối với cơ chất, km càng nhỏ thì ái lực của enzyme đối với cơ chất càng lớn, vận tốc phản ứng do enzyme xúc tác đạt giá trị vmax càng nhanh, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hà Thị Thụy Vy, (2018) enzyme protease nội tại từ thịt đầu tôm thẻ có giá trị km 0,0795 g/mL và vmax 11,70 µM/phút. Các giá trị này cho thấy enzyme trong nội tại thịt đầu của tôm thẻ cao hơn so với giá trị động học km của 3 enzyme bromelain, papain và neutrase. Qua đó cho thấy, km càng nhỏ thì ái lực của enzyme đối với cơ chất càng lớn và ngược lại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu hằng số km của enzyme bromelain ở các cơ chất khác nhau azocasein 0,037, azoalbumin 0,026, casein 0,0138, sodium caseinate 0,088 và haemoglobin 0,165 mM thì cho hằng số km khác nhau (Corzob et al., 2012) và của enzyme papain trên cơ chất albumin được xác định là 0,165 µM (Zucker et al., 1985). Qua kết quả cho thấy nồng độ cơ chất ảnh hưởng hoạt tính 3 enzyme protease, nhưng khi nồng độ cơ chất tăng đến mức độ cao nhất thì không tăng nữa; các thông số động học enzyme phụ thuộc loại enzyme và nồng độ, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu (Banu et al., 2010; Murray et al., 1990). Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 75 Khoa Nông nghiệp Hình 4.1: Đồ thị thể hiện vmax và km của enzyme bromelain trên thịt dè cá tra Hình 4.2: Đồ thị thể hiện vmax và km của enzyme papain trên thịt dè cá tra Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 76 Khoa Nông nghiệp Hình 4.3: Đồ thị thể hiện vmax và km của enzyme neutrase trên thịt dè cá tra Theo kết quả nghiên cứu hằng số tốc độ km giữa các enzyme trên cùng cơ chất phụ phẩm cá tra đã tách béo cho kết quả khác nhau, đồng thời giá trị vmax của cùng 3 loại enzyme này trên cơ chất thịt phụ phẩm thịt dè cá tra đã tách béo cho kết quả vận tốc phản ứng cao hơn trên cơ chất thịt dè cá tra chưa tách béo, dè cá chưa tách béo có kết quả vận tốc phản ứng enzyme bromelain, papain và neutrase tương ứng là 0,634, 0,345, 0,203 µM tyrosine/phút (Tạ Hùng Cường, 2014). Do vậy, quá trình thủy phân được thuận lợi cần loại lipit ra khỏi cơ chất thịt dè cá tra. Từ kết quả trên cho thấy, động học enzyme bromelain có vmax lớn hơn so với enzyme papain và enzyme neutrase. Enzyme neutrase có km cao hơn papain và enzyme bromelain. Trên cùng cơ chất thịt phụ phẩm thịt dè cá tra thì vmax của enzyme neutrase là thấp hơn enzyme papain và bromelain. Bên cạnh đó vmax của các enzyme bị ảnh hưởng bởi hàm lượng lipit có trong cơ chất thủy phân thịt dè cá tra, hàm lượng chất lipit càng thấp thì tốc độ phản ứng sẽ tăng vmax. Ngược lại, hàm hàm lượng lipit trong thịt dè cao làm cản trở quá trình thủy phân. Dựa vào đồ thị hình 4.1, 4.2, 4.3 cho thấy: enzyme bromelain, papain và neutrase đạt đến tốc độ phản ứng cực đại ở mức cơ chất 0,78 g protein. Do vậy, tỷ lệ khối lượng enzyme/cơ chất được chọn cho thí nghiệm tiếp theo đối với bromalain 1,5 mg enzyme/0,78 g protein, papain 1,0 mg enzyme: 0,78 g protein và neutrase 0,5 mg enzyme: 0,78 g protein (trong 10 mL dung dịch đệm phosphate). Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 77 Khoa Nông nghiệp 4.2.3 Xác định cặp tỷ lệ E/S và thời gian thủy phân thịt dè cá bằng 3 enzyme protease 4.2.3.1 Hiệu suất thủy phân theo hàm lượng tyrosin sinh ra Hàm lượng tyrosine sinh ra trong quá trình thủy phân theo tỉ lệ E/S qua thời gian thủy phân khác nhau và hiệu suất thủy phân tính theo tyrosine sinh ra theo phương pháp Anson của enzyme bromelain, papain và neutrase ở các tỉ lệ E/S và thời gian khác nhau được thể hiện từ Bảng PL B.1 đến Bảng PL B.6. Thủy phân thịt dè cá bằng enzyme bromelain: Từ Hình 4.4 và Bảng PL B.1 nhận thấy rằng, hàm lượng tyrosine và hiệu suất thủy phân của các enzyme tăng dần theo thời gian thủy phân, hiệu suất thủy phân tăng nhanh trong 120 phút đầu, tiếp tục tăng thời gian thủy phân thì hiệu suất thủy phân tăng lên nhưng tăng rất chậm. Kết quả nghiên cứu enzyme alcalase thủy phân trên cơ chất thịt cá tra, trong quá trình thủy phân, enzyme tác động vào protein cá tra ở thời gian 60 phút đầu và sau giảm dần (Son Khanh Trinh and Thuy Linh Nguyen, 2019). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của (Xuan Thuy Cao et al., 2011) khi sử dụng enzyme alcalase để thủy phân phụ phẩm từ cá tra, phản ứng xảy ra với tốc độ tương đối lớn trong giai đoạn đầu (từ 30 đến 120 phút) thể hiện qua sự tăng lên đáng kể chỉ số phần trăm peptide hình thành từ 12,87 đến 21,82%. Khi thời gian thủy phân kéo dài đến trên 150 phút thì tốc độ phản ứng chậm lại và chỉ số phần trăm peptide hình thành thay đổi không đáng kể, từ 22,1% ở 150 phút chỉ tăng lên đến 22,2% ở 210 phút do những sản phẩm của quá trình thủy phân ức chế hoạt động của enzyme, làm cho tốc độ phản ứng bị giảm. Hàm lượng tyrosine sinh ra và hiệu suất tyrosine thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme bromelain tăng dần theo thời gian thủy phân ở tất cả các mốc của cặp tỷ lệ E/S. Hiệu suất thủy phân của enzyme bromelain tăng dần theo cặp tỷ lệ E/S 1,5/0,78; 1,8/0,975; 2,25/1,17 và 2,625/1,365 ở mốc thời gian phản ứng 240 phút tương ứng là 61,38±0,30; 50,18±1,63; 65,25±0,33; 42,53±0,38. Khi ở tỷ lệ E/S 2,625/1,365 thì hiệu suất thủy phân giảm xuống, điều này chứng tỏ rằng hoạt tính thủy phân của enzyme bromelain bị ức chế bởi nồng độ cơ chất thịt dè cá tra. Do đó, ở tỷ lệ E/S 3,0/1,365 thì hiệu suất thủy phân giảm và tỷ lệ 2,5/1,17 có hiệu suất thủy phân cao nhất (Hình 4.5 và Bảng PL B.2). Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 78 Khoa Nông nghiệp Hình 4. 4: Đồ thị thể hiện sự thay đổi hàm lượng tyrosin theo tỉ lệ E/S và thời gian thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme bromelain Hình 4.5: Hiệu suất tyrosin từ quá trình thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme bromelain theo tỉ lệ E/S và thời gian. Kết quả phân tích ANOVA, phương trình hồi quy thể hiện sự tương quan giữa enzyme/cơ chất và thời gian thủy phân như sau: Tyrosine (%) = -12,5333 + 51,9158*X - 14,2943*X*X- 0,0147521*X*Y + 0,000131345*Y*Y + ,0977981*Y; R 2 =0,972. Trong đó: X- tỉ lệ enzyme/cơ chất (E/S); Y- thời gian thủy phân (phút); Z- Tyrosine, % Căn cứ kết quả xử lý thống kê, kiểm định LSD về sự ảnh hưởng của tỷ lệ E/S (1,5/0,78; 1,875/0,975; 2,25/1,17; 2,625/1,365 mgE/gPro) và thời gian đến hiệu suất tyrosine cho thấy sau 240 phút thì hiệu suất thủy phân tương ứng là 0 0,5 1 1,5 2 0 30 60 90 120 150 180 210 240 H àm l ư ợ n g t y ro si n ( g /1 0 0 g p ro te in ) Thời gian (phút) Tỷ lệ E/S (mg/g): 1,5/0,78 1,875/0,975 2,25/1,17 2,625/1,365 Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 79 Khoa Nông nghiệp ±0,30; 50,18±1,63; 65,25±0,33 và 42,53±0,38%. Kết quả kiểm định LSD về ảnh hưởng của thời gian thủy phân từ 30, 60, 90, 120, 180 và 240 phút cho thấy hiệu suất thủy phân tăng dần theo thời gian và có sự khác biệt ý nghĩa (p < 0,05) giữa các khoảng thời gian. Do vây, tỷ lệ E/S 2,25/1,17 và thời gian thủy phân 240 phút bằng enzyme bromelain thủy phân thịt dè cá cho hiệu quả nhất, hiệu suất tyrosine là 65,25±0,33. Thủy phân dè cá bằng enzyme papain: Từ Bảng PL B.3 và Bảng PL B.4 cho thấy, hàm lượng tyrosine sản sinh và hiệu suất thủy phân của enzyme papain cũng tăng dần theo thời gian thủy phân ở tất cả các tỷ lệ E/S. Tuy nhiên, hiệu suất thủy phân theo hàm lượng tyrosine của enzyme papain giảm dần khi nồng độ cơ chất tăng dần. Hiệu suất thủy phân của enzyme papain tăng dần theo cặp tỷ lệ E/S 1,0/0,78; 1,25/0,975; 1,5/1,17 và 1,75/1,365 ở mốc thời gian phản ứng 240 phút tương ứng là 41,21±0,30; 40,23±1,73; 57,74±3,24; 37,41±0,56. Hiệu suất thủy phân của enzyme papain ở cặp tỷ lệ E/S 1,5-1,17 là cao nhất và cặp tỷ lệ E/S 1,75-1,365 là thấp nhất. Điều này chứng tỏ rằng enzyme papain bị ức chế bởi nồng độ cơ chất cao. So kết quả papain với bromalin ở cùng thời gian thủy phân 240 phút thì papain thấp hơn. Kết quả này thấp hơn với nghiên cứu của Noman et al., (2018) khi sử dụng enzyme papain thủy phân thịt cá tầm ở sông Dương Tử, Trung Quốc. Hàm lượng tyrosine của papain thủy phân thịt dè cá Tra ở 240 phút là 1,32±0,07 (g/100g). Còn papain thủy phân cá tầm ở điều kiện pH=6, nhiệt độ 700C, thời gian 240 giờ là 7.311 ± 0.10 (g/100g). Tuy nhiên tăng nồng độ cơ chất càng lớn thì hiệu suất thủy phân càng giảm (Hình 4.5, và Hình 4.6). Hình 4. 6: Đồ thị thể hiện sự thay đổi hàm lượng tyrosin theo tỷ lệ E/S và thời gian thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme papain 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 0 30 60 90 120 150 180 210 240 H àm l ư ợ n g t y ro si n e (g /1 0 0 g p ro te in ) Tỷ lệ E/S (mg/g): 1,0/0,78 1,25/0,975 1,5/1,17 1,75/1,365 Thời gian (phút) Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 80 Khoa Nông nghiệp Hình 4. 7: Hiệu suất tyrosin từ quá trình thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme papain theo tỉ lệ E/S và thời gian. Tyrosin (%) = -61,5878 + 138,318*X - 0,000402322*Y*Y - 51,8578*X*X + 0,0300941*X*Y +0,126592*Y; R 2 =0,986 Trong đó: X- tỉ lệ enzyme/cơ chất (E/S); Y- thời gian thủy phân (phút); Z- Tyrosine, % Kết quả xử lý thống kê, kiểm định LSD về sự ảnh hưởng của cặp tỷ lệ E/S 1,5-1,17 (mg/g) và ảnh hưởng của thời gian thủy phân 30, 60, 90, 120, 180 và 240 phút cho thấy hiệu suất thủy phân tăng dần theo thời gian và có sự khác biệt ý nghĩa (p < 0,05) giữa các khoảng thời gian thì hiệu suất thủy phân tương ứng là 34,71±2,81%; 47,06±1,22%; 47,46±0,44%; 51,14±1,91%; 52,96±1,95% và 57,74±3,24%. Kết quả kiểm định LSD về ảnh hưởng của tỷ lệ E/S đến hiệu suất thủy phân theo tyrosine cho thấy tỷ lệ E/S 1,5-1,17 (mg/g) có hiệu suất thủy phân cao nhất đạt 57,74% và khi tăng thời gian phản ửng thì hiệu suất thủy phân theo tyrosine tăng chậm lại. Thủy phân dè cá bằng enzyme neutrase: Từ Bảng PL B.5 và Bảng PL B6, Hình 4.8 thấy rằng, hiệu suất thủy phân của enzyme neutrase tăng dần theo cặp tỷ lệ E/S 0,5/0,78; 0,625/0,975; 0,75/1,17 và 0,875/1,365 ở mốc thời gian phản ứng 240 phút tương ứng là 35,00±0,30%; 42,69±0,50%; 34,25±0,53%; 31,52±0,51%. Hiệu suất thủy phân của enzyme neutrase ở cặp tỷ lệ E/S 0,625-0,975 là cao nhất và cặp tỷ lệ E/S 0,875-1,365 là thấp nhất, hàm lượng tyrosine sinh ra và hiệu suất thủy phân bằng enzyme neutrase cơ chất dè cá hiệu quả nhất ở cặp tỷ lệ E/S 0,625/0,975. Hiệu suất thủy phân của enzyme neutrase tăng theo sự gia tăng nồng độ cơ chất nhưng đến một nồng độ cơ chất đủ lớn thì enzyme neutrase bị ức chế và hoạt động thủy phân của Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 81 Khoa Nông nghiệp enzyme neutrase không hiệu quả, ở cặp tỷ lệ E/S 0,75/1,17 thì hiệu suất thủy phân của enzyme bắt đầu giảm mặt dù đã tăng nồng độ enzyme lên. Hiệu suất thủy phân của enzyme neutrase cũng tăng dần theo thời gian ở các tỷ lệ E/S, điều này cũng phù với nghiên cứu của Yao Hou & Xin-Huai Zhao (2011) khi sử dụng enzyme neutrase thủy phân protein đậu nành, ở phút thứ 120 với tỷ lệ E/S 0,875/1,365 thì hiệu suất thủy phân tương đương với hiệu suất thủy phân của enzyme này trên cơ chất protein từ xương heo (Pagán et al., 2013). Kết quả xử lý thống kê, kiểm định LSD về sự ảnh hưởng của cặp tỷ lệ E/S 0,625-0,975 (mg/g) và ảnh hưởng của thời gian thủy phân 30, 60, 90, 120, 180 và 240 phút cho thấy hiệu suất thủy phân tăng dần theo thời gian và có sự khác biệt ý nghĩa (p < 0,05) giữa các khoảng thời gian thì hiệu suất thủy phân tương ứng là 28,03±0,37%; 31,76±0,65%; 33,86±0,56%; 36,54±0,32%; 38,79±0,54% và 42,69±0,50%. Kết quả kiểm định LSD về ảnh hưởng của tỷ lệ E/S đến hiệu suất thủy phân cho thấy tỷ lệ E/S 0,625-0,975 (mg/g) có hiệu suất thủy phân cao nhất đạt 42,69±0,50% và khi tăng thời gian phản ứng thì hiệu suất thủy phân theo tyrosine tăng chậm lại. Kết quả hiệu suất thủy phân thí nghiệm cao hơn với hiệu suất 22,20% ở 210 phút khi sử dụng enzyme alcalase 2.4 L thủy phân phụ phẩm cá tra (Xuan Thuy Cao et al., 2011), hiệu suất 30,1% ở 6 giờ đối với enzyme protamex thủy phân trên cơ chất đầu cá ngừ vây vàng (Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012), cao hơn với khả năng thủy phân của enzyme alcalase trên nội tạng của cá tầm trắng với hiệu suất trên 30% ở 120 phút (Ovissipour et al., 2009) và kết quả nghiên cứu của Rasa et al. (2005) thì hiệu suất thủy phân protein từ phụ phẩm cá tuyết bởi enzyme alcalase đạt 34,9% (Hình 4.9). Hình 4.8: Đồ thị thể hiện sự thay đổi hàm lượng tyrosin theo tỉ lệ E/S và thời gian thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme neutrase 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 0 30 60 90 120 150 180 210 240 H àm l ư ợ n g t y ro si n e (g /1 0 0 g p ro te in ) Thời gian (phút) Tỷ lệ E/S (mg/g): 0,5/0,78 0,625/0,975 0,75/1,17 0,875/1,365 Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 82 Khoa Nông nghiệp Hình 4.9: Hiệu suất tyrosin từ quá trình thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme neutrase theo tỉ lệ E/S và thời gian. Tyrosin (%) = -15.7819 - 0.010949*X*Y + 131.88*X + 0.104009*Y - 105.68*X*X - 0.00018095*Y*Y; R 2 =0,969 Trong đó: X- tỉ lệ enzyme/cơ chất (E/S); Y- thời gian thủy phân (phút); Z- tyrosine, % Qua kết quả thủy phân thịt dè cá tra bằng 3 enzyme ngoại bào cho thấy hiệu suất thủy phân theo tyrosine của enzyme bromelain, papain và neutrase cao nhất ở 240 phút lần lượt là 65,25%, 57,74% và 42,69%. Kết quả này cao hơn so với hiệu suất thủy phân của 3 loại enzyme này trên cùng cơ chất phụ phẩm cá tra theo nghiên cứu của Tạ Hùng Cường, (2014) với hiệu suất thủy phân tương ứng 39,38%, 41,80% và 17,87%. Điều này cho thấy việc tách béo thúc đẩy quá trình phản ứng enzyme được thuận lợi, làm tăng hiệu suất thủy phân của 3 enzyme ngoại bào trên cơ chất protein từ phụ phẩm cá tra. 4.2.3.2 Hiệu suất thủy phân đạm amine bằng phương pháp OPA Trong quá trình thủy phân cơ thịt dè cá tra bằng enzyme bromelain, papain và neutrase sản phẩm tạo thành là các axit amin và những peptide mạch ngắn, protein dần dần bị phân cắt thành các đơn vị peptide nhỏ cho thấy sự gia tăng khả năng hòa tan của protein (Kristinsson and Rasco, 2000). Kết quả thống kê, kiểm định LSD được thể hiện ở Bảng PL B.7, Bảng PL B.8 và Bảng PL B.9. Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 83 Khoa Nông nghiệp Hình 4. 10: Hiệu suất đạm amin từ quá trình thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme bromelain theo tỉ lệ E/S và thời gian. Đạm amin (%) =-81,9531 + 78,5164*X + 0,0993657*Y+ 0,0724282*X*Y - 18,5141*X*X - 0,000156952*Y*Y; R 2 =0,959 Trong đó: X- tỉ lệ enzyme/cơ chất (E/S); Y- thời gian thủy phân (phút); Z- đạm amin, % Hình 4. 11: Hiệu suất đạm amin từ quá trình thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme papain theo tỉ lệ E/S và thời gian Đạm amin (%) = -89,0603 + 135,396*X - 50,2878*X*X + 0,159399*X*Y + 0,000105423*Y*Y - 0,0575684*Y; R 2 =0,961 Trong đó: X- tỉ lệ enzyme/cơ chất (E/S); Y- thời gian thủy phân (phút); Z- đạm amin, % Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 84 Khoa Nông nghiệp Hình 4. 12: Hiệu suất đạm amin từ quá trình thủy phân thịt dè cá tra bằng enzyme neutrase theo tỉ lệ E/S và thời gian. Đạm amin (%) = -150.946 + 465.543*X- 342.932*X*X + 0.000192563*Y*Y + 0.133511*Y- 0.0763414*X*Y, R 2 =0,974 Trong đó: X- tỉ lệ enzyme/cơ chất (E/S); Y- thời gian thủy phân (phút); Z- đạm amin, % Qua Bảng PL B.7, B.8 và B.9 cho thấy hàm lượng đạm amine sinh ra sau 240 phút thủy phân của enzyme bromelain là lớn nhất, kế đến là enzyme papain và thấp nhất là enzyme neutrase. Enzyme bromelain và papain là hai endo-peptidase phân cắt bên trong phân tử protein, sản phẩm là những đoạn peptide mạch ngắn (Lý Nguyễn Bình., 2012), do đó thời gian thủy phân càng dài thì hàm lượng đạm amine sinh ra càng tăng và tăng đều cho đến 240 phút thủy phân. Riêng enzyme neutrase là enzyme metaloprotease phân cắt tại các acid amin có nhóm kỵ nước và phân cắt một lần 3 hoặc 4 đơn vị acid amin nên hàm lượng đạm amine sinh ra trong giai đoạn đầu tăng chậm và tăng nhanh trong thời gian thủy phân từ 180-240 phút vì thời gian thủy phân dài về sau thì mạch peptide càng ngắn. Qua biểu đồ Hình 4.10, 4.11 và 12 cho thấy hiệu suất thủy phân của các enzyme dựa vào hàm lượng đạm amine thì hiệu suất thủy phân của enzyme bromelain lớn hơn enzyme papain và hiệu suất thủy phân của enzyme neutrase tương ứng 71,02±3,82% > 67,22±1,26% >52,51±2,33. Theo kết quả nghiên cứu của Perea et al., 1993 ứng dụng enzyme papain và neutrase để thủy phân β-lactoglobulin và α-lactalbumin sau 4 giờ, hiệu suất thủy phân của enzyme papain tương ứng là 20,2%, 16,2% và enzyme neutrase tương ứng là 15,3%, 2,8%, cho thấy hiệu suất thủy phân của papain và neutrase trên hai cơ chất khác nhau là khác nhau. Hiệu suất thủy phân của papain và neutrase trên cơ Luận án tốt nghiệp tiến sĩ Khóa 14 – Đợt 1 Trường Đại học Cần Thơ Ngành Công nghệ thực phẩm 85 Khoa Nông nghiệp chất β-lactoglobulin lớn hơn α-lactalbumin. Hiệu suất phụ phẩm thịt dè cá tra thủy phân bằng 2 enzyme ngoại bào papain và neutrase cao hơn nhiều so với cơ chất β-lactoglobulin và α-lactalbumin thủy phân bằng 2 enzyme tương tự. Thống kê, kiểm định LSD về ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến hiệu suất thủy phân theo hàm lượng đạm amine của enzyme bromelain (Bảng PL B.7) cho thấy, hiệu suất thủy phân tăng theo thời gian thủy phân và tỉ lệ cặp (E/S) 2,25/1,17 cho hiệu suất cao nhất 71,02±3,82% ở 240 phút phản ứng. Kiểm định LSD về ảnh hưởng thời gian thủy phân đến hiệu suất thủy phân theo đạm amine của enzyme papain (Bảng PL B.8) cho hiệu suất thủy phân ở 240 phút và tỉ lệ cặp (E/S) 1,5/1,17 là 67,22±1,26%, kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Yangchao Luo et al., 2014 về hiệu suất thủy phân tính theo phương pháp OPA của enzyme papain trên cơ c
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_ung_dung_enzyme_protease_trong_che_bien_b.pdf
Tom tat luan an_Tieng Anh.pdf
Tom tat luan an_Tieng Viet.pdf
TrangthongtinLuanan - TiengAnh.docx
TrangthongtinLuanan - TiengViet.docx