Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 218 trang nguyenduy 13/08/2024 720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị

Luận án Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị
ợc lựa chọn để thực hiện theo hình thức đối tác công tư (như là 
đường giao thông, dịch vụ công ích, ). Các dự án không có hiệu quả tài 
90 
chính, không có khả năng thu hồi vốn đầu tư thì nên để nhà nước đầu tư theo 
hình thức truyền thống (như là đường giao thông nông thôn, dịch vụ môi 
trường, công trình công ích xã hội,). Kinh nghiệm của Vương quốc Anh, 
Hà Lan còn cho thấy để lựa chọn dự án tốt thì việc phân tích, đánh giá kiểm 
soát của cơ quan quản lý phải minh bạch nhằm lựa chọn được dự án có các 
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt nhất. Việc lựa chọn dự án cũng như lựa chọn Nhà 
đầu tư tư nhân cần phải dựa trên sự công bằng, cạnh tranh mà không chịu bất 
kỳ lý do chủ quan, tác động của con người trong quá trình lựa chọn dự án. 
2.4.2. Đơn vị chuyên trách về đối tác công tư 
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hình thức đối tác công tư là một 
trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự thành công của dự án. 
Các học giả trên thế giới đều cho rằng để thực hiện dự án đối tác công tư hiệu 
quả phải quy định rõ cơ quan nhà nước đầu mối nào chịu trách nhiệm thực 
hiện các dự án. Xét trên khía cạnh quản lý đầu tư xây dựng công trình thì cần 
có một chủ thể chung và chuyên trách để thực hiện chức năng quản lý đối với 
tất cả các quá trình và hoạt động của hình thức đối tác công tư. 
Ấn Độ là một trong những ví dụ tiêu biểu cho việc xây dựng cơ quan 
chuyên trách về hình thức đối tác công tư. Trong giai đoạn 1990-2005, các dự 
án đối tác công tư được thực hiện trong bối cảnh hành lang pháp lý chưa hoàn 
thiện và chủ yếu vận hành theo các cơ chế ưu đãi của Chính phủ [22]. Do vậy, 
Chính phủ đã thành lập Ủy ban cơ sở hạ tầng (COI) trực thuộc sự điều hành 
trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Đây là đơn vị quản lý, giám sát các dự án 
đối tác công tư, nghiên cứu ban hành các chính sách nhằm phát triển tối đa ưu 
điểm của hình thức đối tác công tư, như là Văn bản hướng dẫn xây dựng, 
thẩm định và phê duyệt dự án PPP, hướng dẫn thực hiện dự án PPP, Hồ sơ 
mẫu dự án PPP (mẫu Hồ sơ mời thầu, mẫu Hồ sơ mời đề xuất, mẫu Hợp đồng 
nhượng quyền (MAC), mẫu Yêu cầu về năng lực tham gia dự án, ...). 
91 
Bên cạnh đó, Chính phủ thành lập Ban thẩm định Hợp tác Nhà nước - 
Tư nhân (PPPAC) giúp thẩm định dự án, phê duyệt hợp đồng dự án đối tác 
công tư đảm bảo tính đồng nhất trong cơ chế và hướng dẫn thực hiện [86]. Cơ 
quan nhà nước có thể đề xuất dự án tuy nhiên phải được Ban thẩm định Hợp 
tác Nhà nước - Tư nhân thông qua về nguyên tắc trước khi đấu thầu lựa chọn 
các Nhà đầu tư tư nhân. 
Trong giai đoạn ban đầu áp dụng hình thức đối tác công tư gặp rất 
nhiều khó khăn và trở ngại do chính sách cũng như tính pháp lý chưa hoàn 
thiện, Ủy ban cơ sở hạ tầng do Thủ tướng điều hành được coi là một yếu tố 
then chốt đóng góp vào việc ứng dụng thành công hình thức đối tác công tư 
tại Ấn Độ. Thủ tướng Chính phủ với quyền hạn và khả năng của mình có thể 
giải quyết được các xung đột pháp lý và vấn đề liên quan vượt ra ngoài chính 
sách hiện thời. Ban thẩm định Hợp tác Nhà nước - Tư nhân đóng vai trò như 
một đơn vị quản lý giúp Chính phủ kiểm soát chất lượng và giám sát việc ứng 
dụng hình thức đối tác công tư một cách hiệu quả. 
Từ kinh nghiệm các nước có thể nhận thấy một đặc điểm chung là việc 
hình thành đơn vị chuyên trách, như là Hội đồng quốc gia về đối tác công tư ở 
Mỹ, Trung tâm kiến thức đối tác công tư ở Hà Lan, Ủy ban PPP ở Canada, 
Trung tâm quản lý đầu tư công tư ở Hàn Quốc,  sẽ có vai trò như một đơn 
vị kết nối và giải quyết các vấn đề trong việc đề xuất, thẩm định và triển khai 
dự án theo hình thức đối tác công tư. 
Do vậy, thành phố Hà Nội cần phải nghiên cứu thành lập một đơn vị 
chuyên môn, chuyên trách làm đầu mối để quản lý và thúc đẩy việc áp dụng 
hình thức đối tác công tư. Đơn vị đối tác công tư được hình thành sẽ khắc 
phục những bất cập trong việc đề xuất, thực hiện dự án đối tác công tư một 
cách hiệu quả. Tùy theo những điều kiện và đặc điểm khác nhau, đơn vị PPP 
có những chức năng tham mưu về chính sách, quản lý dự án, phát triển phù 
92 
hợp với mục tiêu của từng giai đoạn, đặc biệt là phù hợp với điều kiện kinh tế 
xã hội của thành phố Hà Nội, Việt Nam. 
2.4.3. Đàm phán hợp đồng đối tác công tư 
Việc thực hiện thành công hay thất bại các dự án đối tác công tư trong 
lĩnh vực giao thông đô thị phụ thuộc rất lớn vào các điều khoản hợp đồng 
thực hiện dự án. Vì hợp đồng dự án đối tác công tư là căn cứ để xác định 
trách nhiệm, quyền hạn và phân chia lợi ích của các bên tham gia dự án. Ví dụ 
như trường hợp nghiên cứu dự án đường cao tốc SR-91 tại Bang California, 
Mỹ. Năm 1990, do thiếu hụt về vốn đầu tư nên dự án đường cao tốc SR-91 
được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng DBFO) giữa Sở giao 
thông California và Công ty Giao thông tư nhân California (CPTC). Đây là dự 
án PPP đường cao tốc đầu tiên trong lĩnh vực đường giao thông ở Mỹ với thời 
gian thực hiện hợp đồng là 35 năm và tổng mức đầu tư 135 triệu USD [25]. 
Điều kiện hợp đồng PPP cho phép Nhà đầu tư tư nhân được thu phí 
giao thông khi tuyến đường xây dựng xong, nên CPTC đã hoàn thành vượt 
tiến độ và đưa công trình vào vận hành, khai thác sớm hơn 2 năm so với kế 
hoạch. Tuy nhiên, sau khi dự án được xây dựng xong và đưa vào vận hành thì 
tình trạng tắc đường trầm trọng vẫn diễn ra. Theo điều khoản cạnh tranh thì 
Chính quyền bang California không được xây dựng các tuyến đường xung 
quanh trong phạm vi 4,8 km dọc theo tuyến đường SR-91 nhằm đảm bảo 
doanh thu và lợi nhuận cho CPTC. Bên cạnh đó, Sở giao thông California 
cũng không được can thiệp vào việc nâng cấp và mở rộng tuyến đường. Do 
vậy, người dân địa phương gặp khó khăn khi tham gia giao thông và đã có 
những phản ứng đối với chính quyền. Vì vậy, Sở giao thông California đã 
phải mua lại hợp đồng của CPTC với 208 triệu USD nhằm giải quyết những 
xung đột và bức xúc của xã hội về nhu cầu giao thông vận tải. Đây là một 
trong những ví dụ về việc đàm phán hợp đồng dự án PPP không phù hợp dẫn 
93 
đến Nhà đầu tư tư nhân được hưởng lợi trong khi đó Nhà nước và Người dân 
lại chịu phần thiệt thòi [25]. 
Ví dụ dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (NSE) tại Malaysia được thực 
hiện trong bối cảnh Nhà nước “thí điểm” áp dụng hình thức đối tác công tư. 
Các điều kiện của hợp đồng cho phép công ty tư nhân Projek Lebuhraya 
Utara-Selatan Berhad (PLUS) được giao quyền thu phí theo mức đã thỏa 
thuận trong thời gian nhất định, để bù đắp chi phí thiết kế, xây dựng và duy tu 
công trình. Bên cạnh đó, Chính phủ còn cho phép PLUS có một số ưu đãi 
khác như là (1) Miễn phí tiền sử dụng đất và được phép sở hữu phần đất công 
của đường sắt; (2) PLUS được hỗ trợ vốn đầu tư; (3) PLUS được quyền phê 
duyệt thiết kế và thi công (bao gồm cả các thay đổi có liên quan); (4) Đảm 
bảo doanh thu của dự án; (5) Chính phủ Malaysia cho phép PLUS được kinh 
doanh các hoạt động dịch vụ, như là xây trạm xăng, đặt các panô quảng cáo 
dọc theo tuyến đường của dự án; (7) Trường hợp Nhà nước đơn phương chấm 
dứt hợp đồng thì phải có trách nhiệm thanh toán giá trị phần hoàn thành của 
công trình, bao gồm cả lợi nhuận trong tương lai cho PLUS. 
Tổng kết kinh nghiệm thực hiện dự án đối tác công tư, các chuyên gia 
kinh tế cho rằng các điều khoản trong hợp đồng có lợi quá nhiều cho khu vực 
tư nhân và “thiệt thòi” cho Chính phủ. Trong các dự án đối tác công tư sau đó, 
Chính phủ đã thay đổi các điều kiện hợp đồng và ràng buộc chặt chẽ hơn khi 
hợp tác với khu vực tư nhân, như: (i) Nhà đầu tư tư nhân phải đóng phí đất 
đai, thời điểm thu phí có thể được thỏa thuận tùy theo dự án (ii) Chính phủ có 
thể hỗ trợ vốn bằng các hình thức khác nhau với điều kiện không làm tăng 
ngân sách nhà nước; (iii) Phí đường bộ được Nhà nước kiểm soát và không 
cho phép tăng khi mà doanh thu thực tế cao hơn doanh thu dự kiến trong hợp 
đồng; (iv) Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn khi kinh doanh các dịch vụ để tăng 
doanh thu [22]. 
94 
Một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công cho dự án đối tác công 
tư trong quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông đô thị là xây dựng 
hợp đồng hiệu quả để tăng giá trị vốn đầu tư và cam kết thực hiện dự án. Hợp 
đồng dự án cần được nghiên cứu ban hành theo mẫu tiêu chuẩn để các bên đối 
tác có thể tham khảo trong quá trình đàm phán nhằm thực hiện dự án với hiệu 
quả cao nhất. Ví dụ như mẫu mẫu Hợp đồng nhượng quyền (MCA) của Ấn 
Độ, Mẫu tiêu chuẩn hợp đồng sáng kiến tài chính tư nhân (SoPC) của Anh, ... 
Khi lựa chọn hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công 
trình giao thông đô thị thì khuyến khích việc sử dụng mẫu hợp đồng và có 
những hướng dẫn điều chỉnh riêng, mang tính chất đặc thù của từng dự án. 
MAC và SoPC đã được áp dụng cho nhiều dự án đối tác công tư có giá trị 
hàng chục tỷ USD mỗi năm tại Ấn Độ và Vương quốc Anh. 
Đối với các dự án đối tác công tư có sử dụng MCA thì có nhiều điều 
kiện thuận lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt vì biết 
rằng dự án đã tuân thủ pháp luật và có tiêu chuẩn rõ ràng. Tuy nhiên, MCA 
mang tính nguyên tắc và cứng nhắc nên hạn chế tính linh hoạt. Chính sách 
của Ấn Độ không cho phép bất cứ điều chỉnh nào sau khi hợp đồng dự án đối 
tác công tư được ký kết. Theo một số chuyên gia quốc tế và nhà đầu tư, việc 
cấm mọi hoạt động rà soát hay thương lượng điều chỉnh hợp đồng tạo ra cản 
trở cho nhiều dự án đối tác công tư tại Ấn Độ. Đây cũng là một trong bài học 
kinh nghiệm mà thành phố Hà Nội cần nghiên cứu khi ban hành các quy định 
liên quan đến việc quản lý hợp đồng thực hiện dự án theo hình thức đối tác 
công tư. 
2.4.4. Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị 
a. Trường hợp nghiên cứu đối với dự án xây dựng cầu QE2 Dartford 
bắc qua sông Thames được thực hiện vào năm 1986 theo hình thức đối tác 
công tư giữa Cơ quan đường cao tốc (Highways Agency) và công ty Trafalgar 
95 
theo mô hình nhượng quyền quản lý. Dự án có tổng chi phí đầu tư khoảng 
230 triệu USD với thời gian nhượng quyền là 20 năm [50]. Đến năm 1988, 
sau khi hoàn thành công tác xây dựng và theo đạo luật Dartford Thurock 
Crossing Act, dự án được chuyển giao cho công ty Dartford River Crossing 
(Liên doanh do công ty Trafalgar thành lập để quản lý và thực hiện dự án). 
Các đối tác tham gia thực hiện dự án được thể hiện tại hình 2.8. 
 Hình 2.8: Các đối tác tham gia dự án xây dựng cầu QE2 Dartford 
Nguồn: [50], [61] 
Theo điều khoản hợp đồng dự án đối tác công tư, công ty Dartford 
River Crossing được quyền thu phí để hoàn trả vốn đầu tư xây dựng cầu và 
chi phí vận hành của công trình. Mức phí được kiểm soát và chỉ được điều 
chỉnh khi có sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước. Xét trên khía cạnh 
đầu tư xây dựng, nhà nước đã tận dụng được tiềm lực tài chính, kinh nghiệm 
xây dựng, quản lý, vận hành công trình của Nhà đầu tư tư nhân. Nhà đầu tư tư 
nhân với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã lựa chọn các đơn vị tư vấn xuất sắc, 
lựa chọn công nghệ tối ưu, hiện đại, như là áp dụng công nghệ thu phí điện tử 
Đối tác Công: 
Cơ quan quản lý đường cao tốc 
Đối tác Tƣ nhân: 
Công ty Dartford River 
Crossing 
- Tập đoàn Macquarie Infrastructure 
- Công ty Prudential Assurance 
- Công ty Kleinwort Benson 
- Ngân hàng Bank of America 
Nhà thầu xây dựng chính: Tập 
đoàn Cemetation Cleveland 
Nhà thầu quản lý: Công ty TNHH 
Kvaerner Construction 
Thiết kế: Công ty Dr-Ing Hellmut 
Homberg and Partner và Công ty 
Kvaerner Technology 
Đối tác cấp vốn: Ngân hàng Bank 
of America International 
Tư vấn tài chính: Công ty 
Cazenove và Công ty Ashurst 
Morris Crisp 
96 
giúp tăng nguồn thu từ phương tiện giao thông và thu hút được người dân sử 
dụng dịch vụ. Người dân được sử dụng công trình hiện đại, giảm thời gian di 
chuyển qua sông Thames với mức phí phù hợp với khả năng chi trả. 
b. Tại Hà Lan năm 1997 dự án 
xây dựng đường sắt đô thị đối ngoại 
HSL-Zuid (hình 2.9) là dự án đối tác 
công tư điển hình giữa Bộ Giao thông 
vận tải, Công trình công cộng và Quản 
lý nhà nước và Công ty Infraspeed BV 
(liên danh nhà thầu tư nhân Siemens 
Nederland, BAM Rail, Fluor 
Infrastructure). Dự án có chiều dài 
147km bao gồm 3 làn đường ray, tốc độ 
tàu 300km/h, tổng mức đầu tư 3,4 tỷ 
Euro, được thực hiện theo mô hình 
nhượng quyền với thời hạn 30 năm, 
trong đó có 25 năm khai thác, vận hành [62], [77]. 
Trong dự án, công tác xây dựng được tách riêng với quản lý vận hành 
theo quy định của EU nhằm tăng tính cạnh tranh và tăng hiệu quả của dự án. 
Công tác quản lý vận hành được chia thành các công tác chuyên môn hoá như 
quản lý hệ thống điện (do công ty Siemens đảm trách), quản lý hệ thống điều 
khiển (do công ty Fluor Infrastructure đảm trách), .... Việc thiết kế, xây dựng, 
và bảo trì toàn bộ hệ thống đường sắt trong suốt thời gian thực hiện dự án 
được giao cho Nhà đầu tư tư nhân, việc này đã làm cho dự án có vốn đầu tư 
thấp do gắn liền nội dung chất lượng và chi phí bảo trì. Ngay từ giai đoạn 
thiết kế, xây dựng Nhà đầu tư đã phải nghiên cứu, tính toán để đảm bảo về 
Hình 2.9: Dự án tuyến đường sắt 
HSL-Zuid tại Hà Lan - Nguồn [77] 
97 
tính công năng và chất lượng xây dựng công trình nhằm giảm thiểu chi phí 
bảo trì của dự án, do yếu tố chất lượng tỷ lệ nghịch với chi phí bảo trì [88]. 
c. Dự án Tuyến tàu điện đô thị số 10 Bắc Kinh (BML10) là một ví dụ 
tiêu biểu cho việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư tại Trung 
Quốc. Chính phủ Trung Quốc cho phép các công ty liên danh với nhau theo 
mô hình kết hợp dịch vụ và mô hình quản lý vận hành nhằm phân bổ rủi ro và 
thực hiện dự án đạt hiệu quả. Dự án BML10 có chiều dài 32,9 km, với 28 ga 
hành khách vòng quanh thành phố Bắc Kinh, tổng mức đầu tư của dự án là 3 
tỷ NDT [65]. Hai công ty thuộc sở hữu Nhà nước (BII, BMCC) được trúng 
thầu trong việc xây dựng và vận hành, quản lý dự án (hình 2.10). 
Hình 2.10: Cấu trúc dự án PPP tuyến tàu điện đô thị số 10 Bắc Kinh 
Nguồn: [65] 
Do cơ cấu nguồn vốn của dự án gồm vốn của chính quyền trung ương 
và vốn của chính quyền địa phương. Dưới sự bảo lãnh của Chính phủ, dự án 
được Ngân hàng và công ty bảo hiểm Taiping (TIC) cấp vốn. Đây là trường 
Chính quyền TW 
Cơ quan Nhà nước 
nhượng quyền quản lý 
Chính quyền Bắc Kinh 
Cơ quan Nhà nước 
nhượng quyền xây dựng 
Công ty bảo 
hiểm Taiping 
Công ty 
đầu tƣ hạ 
tầng k 
thuật 
Bắc Kinh 
(BII) 
Công ty 
xây dựng 
đƣờng hầm 
Bắc Kinh 
(BMCC) 
HĐ vận hành 
Ngân hàng 
Nhà thầu phụ 
HĐ xây dựng 
Chìa 
khóa 
trao 
tay 
Tài trợ vốn 
Bảo lãnh 
HĐ vay vốn 
HĐ xây 
dựng 
Bảo lãnh 
Vận hành và Quản lý Xây dựng 
Dự án Tuyến tàu điện đô thị Bắc Kinh số 10 
98 
hợp đầu tiên ở Trung Quốc khi dự án được cấp vốn trong giai đoạn vận hành 
và quản lý bởi công ty bảo hiểm thay vì ngân hàng như quy định. Bên cạnh 
đó, BII và BMCC thực hiện dự án theo hình thức chìa khóa trao tay, trong đó 
BII sẽ nghiệm thu từng giai đoạn và kiểm tra công trình do BMCC xây dựng 
theo thỏa thuận về chất lượng và tiến độ. Khi hoàn thành xây dựng, công trình 
sẽ được chuyển giao cho BII vận hành và quản lý. Do vậy, phần lớn trách 
nhiệm được chuyển giao cho BII thực hiện gắn liền với giai đoạn khai thác, 
sử dụng sau này [72]. 
Dự án BML10 được xem là dự án đối tác công tư thành công bởi các 
yếu tố chi phí xây dựng, tiến độ, chất lượng công trình và chất lượng dịch vụ 
được đánh giá hơn hẳn các công trình do Nhà nước thực hiện theo hình thức 
đầu tư truyền thống. Các dự án đối tác công tư được thực hiện thành công tại 
Trung Quốc trong thời gian qua do 7 nhân tố sau đây: Lựa chọn dự án phù 
hợp, tình hình kinh tế - chính trị ổn định, mức thuế phù hợp, phân bổ rủi ro 
hợp lý, lựa chọn các nhà thầu phụ phù hợp, kiểm soát và quản lý các dự án 
một cách chặt chẽ, chuyển nhượng công nghệ mới [72]. 
Việc Nhà nước chuyển giao chức năng đầu tư xây dựng cho Nhà đầu tư 
tư nhân theo hình thức đối tác công tư đã giải quyết được một số vấn đề tồn 
tại trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình so với hình thức đầu tư 
truyền thống. Nhà đầu tư tư nhân có kinh nghiệm quản lý, công nghệ, khả 
năng áp dụng khoa học kỹ thuật, cũng như năng lực xây dựng tốt hơn cơ quan 
nhà nước, ví dụ như về nguồn vốn đầu tư (dự án cầu QE2 Dartford), gắn trách 
nhiệm của quản lý vận hành với công tác chất lượng xây dựng (dự án đường 
sắt HSL-Zuid).... Do vậy, bản chất của hình thức đối tác công tư được thể 
hiện rõ nét thông qua việc Nhà nước tận dụng được thế mạnh của Tư nhân 
trong đầu tư xây dựng các công trình giao thông đô thị có chất lượng, hiệu 
quả kinh tế đầu tư và lợi ích xã hội tốt hơn. 
99 
2.4.5. Khai thác và nâng cấp công trình giao thông 
a. Dự án xây dựng đường cao tốc 407 (giao thông đô thị đối ngoại) tại 
Canada là một trong những dự án đối tác công tư tiêu biểu cho việc áp dụng 
mô hình quản lý ủy thác trong hình thức đối tác công tư. Đây là dự án được 
chính phủ nghiên cứu triển khai từ những năm 1950, nhưng vì nhiều lý do 
khác nhau mà đến năm 1993, dự án mới được chính quyền địa phương 
Ontario bắt đầu triển khai (theo hình thức đầu tư truyền thống). Năm 1997, dự 
án chính thức hoàn thành 68 km đầu tiên (đoạn C1-C7, hình 2.10). Đến năm 
1998, sau khi hoàn thành công tác xây dựng, Nhà nước đã tổ chức đấu thầu 
quốc tế nhằm lựa chọn nhà đầu tư để quản lý, khai thác tuyến đường theo mô 
hình quản lý ủy thác nhằm thu hồi kinh phí đầu tư xây dựng để đầu tư vào các 
dịch vụ công cộng khác (hình 2.11). 
Hình 2.11: Dự án tuyến đường cao tốc 407 tại Canada - Nguồn: [53] 
Nhà đầu tư tư nhân (Công ty ETR 407) đã trúng thầu thực hiện dự án 
theo mô hình quản lý ủy thác trong thời hạn 99 năm. Bên cạnh việc nhà đầu 
tư phải trả cho chính quyền địa phương khoản chi phí (3,107 tỷ USD) về 
quyền khai thác công trình thì còn phải có trách nhiệm thu xếp nguồn vốn 
100 
(272 triệu USD) để tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, bảo trì và cung cấp các 
dịch vụ dọc theo tuyến đường để tăng hiệu quả khai thác công trình. Theo đó, 
nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng thêm tuyến đường về phía Đông (15km x 4 làn 
xe) và phía Tây (24km x 6 làn xe) và tăng cường năng lực vận tải cho tuyến 
đường bằng cách mở rộng thêm nhiều làn xe ở các điểm giao thông có lưu 
lượng lớn và áp dụng công nghệ thu phí điện tử 100% trên toàn tuyến. Nhà 
đầu tư đã khai thác tuyến đường theo hình thức đối tác công tư với hiệu quả 
cao thể hiện qua chất lượng đường được cải thiện, lưu lượng phương tiện giao 
thông tăng nhanh qua các năm. Tại Canada dự án đường 407 được đánh giá là 
dự án đối tác công tư thành công vì đã đạt được sự hài hòa lợi ích giữa Nhà 
nước (tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, quản lý khai thác), Nhà đầu tư tư 
nhân (lợi nhuận kinh tế cao, thu hồi được vốn đầu tư) và người dân sử dụng 
công trình (mức phí lưu thông được chấp nhận). 
b. Tuyến đường Chicago Skyway ở Bang Illinois với chiều dài 
12,55km kết nối trung tâm Chicago Loop với tuyến đường Indiana là một 
trong số các dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư với mô hình 
quản lý vận hành. Công trình do nhà nước xây dựng và vận hành đưa vào sử 
dụng năm 1958. Thời gian đầu, Chính quyền địa phương quản lý và vận hành 
công trình nhưng hiệu quả khai thác sử dụng kém dẫn đến nguồn thu không 
đảm bảo và không trả được khoản nợ vay xây dựng [45]. Do đó, Chính quyền 
bang Illinois đã đấu thầu và lựa chọn Nhà đầu tư tư nhân quản lý với thời hạn 
99 năm. Nhà đầu tư tư nhân đã trả cho nhà nước 1,8 tỷ USD và có trách 
nhiệm nâng cấp, cải tạo tuyến đường và được quyền khai thác vận hành, thu 
phí. Sau đó Nhà đầu tư đã nâng cấp tuyến đường và áp dụng công nghệ thu 
phí điện tử nhằm tăng khả năng lưu thông của phương tiện (từ 300 lên 800 
lượt xe/giờ) và thu hút người dân sử dụng tuyến đường Chicago Skyway thay 
cho các tuyến khác. 
101 
Từ kinh nghiệm thực tiễn tại Canada và Mỹ cho thấy Nhà nước không 
nhất thiết phải quản lý, vận hành công trình giao thông đô thị trong điều kiện 
Nhà đầu tư tư nhân có thể làm tốt hơn. V

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_hinh_thuc_doi_tac_cong_tu_trong.pdf