Luận án Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật dung hợp tế bào trần để chọn tạo giống khoai tây kháng virus PVY ở Việt Nam

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật dung hợp tế bào trần để chọn tạo giống khoai tây kháng virus PVY ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật dung hợp tế bào trần để chọn tạo giống khoai tây kháng virus PVY ở Việt Nam

(+) B208 Mật độ xung hợp (tế bào/ml) Thời gian xuất hiện phân chia (ngày) Số macrocallus/ đĩa* Số cây tái sinh** Tỷ lệ cây 2x (%) Tỷ lệ cây 4x (%) Tỷ lệ cây hỗn bội (%) 1 x 105 3 28,5 ± 0,3 16 ± 1,0 56,25 ± 1,5 25,00 ± 1.5 18,75 ± 2,9 2 x 105 2 75,7 ± 1,5 35 ± 3,8 37,14 ± 0,6 34,29 ± 0,9 28,57 ± 1,5 3 x 105 2 85,6 ± 0,6 46 ± 1,7 13,88 ± 0,1 45,65 ± 0,7 40,47 ± 0,8 4 x 105 2 68,3 ± 1,0 47 ± 3,1 14,90 ± 0,6 31,91 ± 1,0 53,19 ± 0,4 5 x 105 2 62,6 ± 1,0 29 ± 2,0 10,31 ± 0,5 24,13 ± 2,0 65,56 ± 2,4 Chú thích: dung hợp với tần số 800 kHz và 2 lần xung *sau 8 tuần nuôi cấy trên môi trường Cul-medium, **sau 2-3 tháng nuôi cấy trên môi trường RJM Từ kết quả Bảng 3.6 cho thấy: mật độ ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian bắt đầu phân chia tế bào và tỷ lệ con lai tứ bội tạo thành. Mật độ tế bào tham gia dung hợp càng cao thì tế bào phân chia sớm và tỷ lệ con lai con lai hỗn bội càng tăng. Ở mật độ dung hợp 1 x 105 tế bào/ml sau 3 ngày tế bào mới phân chia, tỷ lệ con lai tái sinh có độ bội 2x cao nhất (56,25%) trong khi đó con lai có độ bội 4x chỉ đạt đạt 25%. Khi tăng mật độ dung hợp từ 2x 105 tế bào/ml đến 5 x 105 tế bào/ml, tế bào cảm ứng nhanh và phân chia chỉ sau 2 ngày nuôi cấy. Tỷ lệ con lai 4x tăng từ 34,29% đến 45,65% khi tăng mật độ dung hợp từ 2 x 105 tế bào/ml đến 3 x 105 tế bào/ml. Tỷ lệ con lai này lại giảm xuống chỉ còn 31,91% và 24,13% khi tăng mật độ dung hợp lên 4 x 105 78 và 5 x 105 tế bào/ml. Trong khi đó tỷ lệ con lai hỗn bội lại tăng vọt ở hai mật độ dung hợp này (53,19% và 65,56% con lai là con lai hỗn bội khi dung hợp ở mật độ 4 x 105 tế bào/ml và 5 x 105 tế bào/ml) Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ protoplast đến kết quả dung hợp bằng xung điện của tổ hợp khoai tây dại và khoai tây trồng Trn3G (+) Delikat Mật độ dung hợp (tế bào/ ml) Thời gian xuất hiện phân chia (ngày) Số macrocall us/ đĩa Sau 4 tuần Số cây tái sinh (cây) Sau 8 tuần Tỷ lệ cây 2x (%) Tỷ lệ cây 4x (%) Tỷ lệ cây 6x (%) Tỷ lệ cây hỗn bội (%) 1x 105 3 32,5 ± 0,5 21 ± 1,2 25,3 ± 0,9 45,0 ± 1,0 14,4 ± 1,2 15,3 ± 1,6 2 x 105 2 65,7 ± 0,8 55 ± 1,5 16,2 ± 1,4 30,9 ± 1,0 32,3 ± 1,4 20,7 ± 1,8 3 x 105 2 74,6 ± 0,6 66 ± 2,0 10,3 ± 0,7 10,6 ± 0,1 58,4 ± 1,6 20,7 ± 1,4 4x 105 2 88,3 ± 0,5 81 ± 0,6 2,3 ± 0,4 9,6 ± 0,4 61,9 ± 0,8 26,2 ± 0,7 5 x 105 2 72,6 ± 0,8 68 ± 2,3 0,0 ± 0,0 10,8 ± 0,2 48,2 ± 1,5 41,0 ± 1,7 Chú thích: dung hợp với tần số 800 kHz và 2 lần xung Mật độ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian bắt đầu phân chia tế bào và tỷ lệ con lai lục bội tạo thành. Mật độ tế bào tham gia dung hợp càng cao thì tế bào phân chia sớm và tỷ lệ con lai con lai lục bội (6x) càng tăng nhưng mật độ càng dày thì tỷ lệ cây 8x lại càng cao. Ở mật độ dung hợp 1 x 105 tế bào/ml, sau 3 ngày tế bào mới phân chia, tỷ lệ con lai tái sinh có độ bội 2x và 4x cao nhất (25,3%, và 45,0%) trong khi đó con lai có độ bội 6x chỉ đạt 14,4%. Khi tăng mật độ dung hợp từ 2 x 105 tế bào/ml đến 4 x 105 tế bào/ml, tế bào cảm ứng nhanh và phân chia chỉ sau 2 ngày nuôi cấy. Tỷ lệ con lai 6x lại tăng (32,3% và 61,9%). Khi tăng mật độ tế bào lên 5 x 105 tế bào/ml thì số cây tái sinh bắt đầu giảm, tỉ lệ cây 6x cũng giảm còn 48,2%. Như vậy mật độ xung cho hiệu quả dung hợp tạo con lai 4x là 3 x 105 tế bào/ml; con lai 6x là 4 x 105 tế bào/ml. 79 3.1.3. Nuôi cấy và tái sinh các tổ hợp lai sau dung hợp 3.1.3.1. Ảnh hưởng của loại môi trường nuôi cấy lỏng sau dung hợp đến sự phân chia và tái sinh microcallus của các tổ hợp lai sau dung hợp Tế bào trần của các tổ hợp lai sau khi dung hợp được nuôi cấy trên các loại môi trường lỏng khác nhau: môi trường VKM II (Thieme et al., 1997) [69], Medium A* (Ehsanpour et al., 2001) [110], KM8P* (Conde Paula et al., 2006) [111] được trình bày ở Bảng 3.8. Bảng 3.8. Sự phân chia của các tổ hợp lai nhị bội và tổ hợp lai giữa khoai tây dại và khoai tây trồng trên các môi trường nuôi cấy khác nhau Môi trường Thời gian xuất hiện tế bào phân chia (ngày) Thời gian xuất hiện microcallus (ngày) Số lượng microcallus trung bình/ đĩa petri trn3G (+) Delikat B186 (+) B208 trn3G (+) Delikat B186 (+) B208 trn3G (+) Delikat B186 (+) B208 VKM II 2 3 12 18 35,7 33,8 A* 9 7 21 - 5,8 - KM8P* 5 6 - 28 - 4,7 Chú thích: 10 đĩa petri/ tổ hợp dung hợp được theo dõi sự phân chia tế bào nuôi cấy trên môi trường lỏng trong điều kiện tối, nhiệt độ 20 - 220C; (-) tế bào không phân chia. Hình 3.4. Hình ảnh phân chia tế bào sau 5 ngày nuôi cấy 1 3 2 6 4 5 80 Chú thích: 1. Tế bào trần của B186 (+) B208 trên môi trường VKM II; 2. Tế bào trần của B186 (+) B208 trên môi trường KM8P*; 3. Tế bào trần của B186 (+) B208 trên môi trường A*; 4. Tế bào trần của trn3G (+) Delikat trên môi trường VKMII; 5. Tế bào trần của trn3G (+) Delikat trên môi trường A*; 6. Tế bào trần của trn3G (+) Delikat trên môi trường KM8P* Trên môi trường A* và KM8P*, thời gian bắt đầu phân chia của tế bào trần của các tổ hợp dung hợp nhị bội (B186 (+) B208) và tổ hợp giữa khoai tây dại và khoai tây trồng (trn3G (+) Delikat) là 5 và 9 ngày. Tốc độ phân chia tế bào thấp và không đồng đều. Cụ thể, tổ hợp B186 (+) B208: 28 ngày trên môi trường KM8P*, tổ hợp trn3G (+) Delikat: 21 ngày trên A*, và hầu như các tế bào không có thể phân chia để hình thành được microcallus và chết sau 2 tuần nuôi cấy. Lượng microcallus trên hai môi trường này cũng rất ít (4,7 - 5,8 microcallus/ đĩa). Bên cạnh đó, các tế bào trần nuôi cấy trên môi trường VKM II bắt đầu phân chia chỉ sau 2-3 ngày nuôi cấy, tùy thuộc vào dòng khoai tây nuôi cấy. Sau 3 ngày nuôi cấy, toàn bộ các dòng đều phân chia và tạo microcallus sau 2 tuần nuôi cấy. Trên môi trường này các tổ hợp nhị bội, tổ hợp dại và khoai tây trồng đều tạo ra một lượng khá lớn microcallus. Như vậy, môi trường VKM II là môi trường thích hợp để nuôi cấy tạo microcallus của tế bào trần sau khi dung hợp. 3.1.3.2. Ảnh hưởng của môi trường tái sinh khác nhau đến sự tái sinh chồi của các tổ hợp lai Các tổ hợp lai sau khi dung hợp phân chia tạo microcallus trên môi trường lỏng VKM II sau 3 - 4 tuần nuôi cấy, được chuyển sang nuôi cấy trong các đĩa peptri lớn ( 9cm), chứa môi trường rắn Cul-medium (Moller et al., 1992) đặt trong điều kiện 16 giờ chiếu sáng, cường độ ánh sáng 4000 lux và nhiệt độ 210C để tạo macrocallus. Sau 3 - 8 tuần, chuyển các macrocallus vào môi trường tái sinh khác nhau. Thí nghiệm theo dõi 10 đĩa petri/ tổ hợp lai, mỗi đĩa petri cấy 10 macrocallus (đường kính từ 2 – 4 mm). Mỗi callus chỉ lấy 1 chồi đầu tiên và lấy số lượng chồi trung bình/ đĩa. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.9, Hình 3.5. 81 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của môi trường tái sinh khác nhau đến khả năng tạo chồi của các tổ hợp lai Tổ hợp lai Số lượng chồi tái sinh/chất lượng chồi Môi trường RJM Môi trường MSO Môi trường K8P B186 (+) B208 7,4/++ 2,6/+ 0,0/ trn3G (+) Delikat 8,4/++ 0,0/ 1,8/- Chú thích: (-) Chồi yếu, màu trắng; (+) Chồi phát triển trung bình, màu vàng nhạt; (++) Chồi tốt, mập, xanh Từ kết quả Bảng 3.9 cho thấy môi trường khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tái sinh tạo chồi của các tổ hợp lai. Trên môi trường MSO và K8P, các callus của các tổ hợp lai tái sinh kém, số chồi trung bình/ đĩa chỉ đạt từ 0 - 2,6 chồi/ đĩa và không phải tổ hợp nào cũng tái sinh trên 2 loại môi trường này. Các chồi tái sinh trên các môi trường này thường yếu có màu vàng nhạt. Mặc khác, trên môi trường RJM, các tổ hợp lai đều có khả năng tái sinh tạo chồi với số chồi trung bình/ đĩa đạt 7,4 chồi với tổ hợp B186 (+) B208 và 8,4 chồi với tổ hợp trn3G (+) Delikat. Các chồi hình thành sinh trưởng phát triển tốt, thân mập xanh. Kết luận: Từ các thí nghiệm dung hợp, tái sinh đã khẳng định được các thông số dung hợp và tái sinh như sau: + Tần số dung hợp số 800 kHz và 2 lần xung. + Nồng độ Ca2+ trong dung dịch dung hợp xung điện thích hợp nhất là 10-3 M. + Mật độ tế bào dung hợp thích hợp với tổ hợp khoai tây nhị bội là 3 x 105 tế bào/ml; với tổ hợp khoai tây dại và khoai tây trồng 4 x 105 tế bào/ml. + Các tế bào sau dung hợp được nôi cấy trên môi trường VKM II để tạo microcallus và tái sinh trên môi trường RJM. Các thông số này cũng được thể hiện qua Hình 3.5 82 Hình 3.5 Dung hợp và nuôi cấy các tổ hợp lai sau dung hợp Chú thích: A: Dung hợp protoplast bằng xung điện; B: Các protoplast kết hợp với nhau nhờ luồng xung điện; C: Sự phân chia tạo microcallus của các tổ hợp lai trên môi trường VKM II lỏng; D: Các macrocallus hình thành sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường Cul-medium tạo callus; E: Các callus hình thành trên môi trường Cul-medium trước khi chuyển sang môi trường tái sinh chồi; F: Callus tái sinh chồi; G: Tách chồi trên môi trường MS 3.2. Xác định và đánh giá các thể lai soma của tổ hợp dung hợp khoai tây nhị bội (2n = 2x) 3.2.1. Tạo con lai Các dòng khoai tây nhị bội sau khi được đánh giá sự sinh trưởng phát triển và khả năng kháng virus PVY trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam, các dòng này được tách và tạo các tổ hợp dung hợp với các thông số đã được xác định từ các thí nghiệm trước. Có 10 tổ hợp lai được tạo thành từ các nguyên liệu nhị bội chọn lọc (A15, A16, A56, B186, B208). Tuy nhiên, khả năng tái sinh của các tổ hợp này không đồng đều. Trong khuôn khổ thời gian cho phép, luận án trình bày kết quả 3 tổ hợp lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất để báo cáo. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.10 A B C D E F G 83 Bảng 3.10. Kết quả dung hợp, nuôi cấy và tái sinh các tổ hợp lai nhị bội sau dung hợp TT Tổ hợp lai Sự tái sinh các tổ hợp lai Số lượng callus tạo thành đem tái sinh cây (callus) Số lượng cây tái sinh từ callus (cây) Tỷ lệ tái sinh cây (%) 1 A15 (+) A56 1026 ± 11,4 25 ± 1,5 2,43 2 A16 (+) B186 375 ± 8,1 53 ± 3,2 14,13 3 B186 (+) B208 175 ± 9,6 25 ± 2,1 14,28 Tổng 1576 103 6,54 Kết quả tái sinh của các Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ tái sinh thành cây phụ thuộc vào các tổ hợp lai khác nhau. Tổ hợp B186 (+) B208 có tỷ lệ tái sinh cây/ callus cao nhất đạt 25 cây/ 175 callus đem tái sinh đạt 14,28%; tổ hợp A15 (+) A56 có tỷ lệ tái sinh cây/ callus thấp nhất, đạt 2,43%. Từ 1576 callus của 3 tổ hợp dung hợp đem tái sinh cây thu được 103 cây, đạt tỷ lệ tái sinh trung bình là 6,54%. Kết quả của phương pháp dung hợp tế bào trần giữa các dòng khoai tây là tạo ra một tập hợp các cây lai tái sinh từ các tổ hợp dung hợp. Các con lai ngẫu nhiên có thể là đồng hợp nhân (homozygous) hoặc dị hợp nhân (heterozygous). Một khâu quan trọng tiếp theo của kỹ thuật lai soma là phải chọn lọc được chính xác con lai có kiểu gen dị hợp nhân. Nghiên cứu này thực hiện các phương pháp xác định khác nhau (xác định độ bội các cây lai, xác định con lai dị hợp nhân bằng marker phân tử SSR) để từ một quần thể cây lai tái sinh tìm ra con lai soma. 3.2.2. Xác định độ bội thể của cây tái sinh Sử dụng máy Flow cytometry để đo độ bội của các con lai. Kết quả được thể hiện trên Bảng 3.11, Hình 3.6. Bảng 3.11. Kết quả xác định độ bội các con lai sau dung hợp Tổ hợp lai Số cây tái sinh (dòng) Cây nhị bội (cây) Cây tứ bội (cây) Cây hỗn bội (cây) A15 (+) A56 25 ± 0,6 7 ± 0,6 13 ± 0,6 5 ± 0,6 A16 (+) B186 53 ± 1,7 15 ± 1,0 17 ± 1,0 21 ± 1,7 B186 (+) B208 25 ± 1,2 5 ± 0,6 20 ± 0,6 0 ± 0 Tổng 103 27 60 26 84 Kết quả Bảng 3.11 cho thấy: trong 103 chồi tái sinh từ callus của 3 tổ hợp lai thì tỷ lệ các cây lai có độ bội 2n = 4x đạt 60 cây (chiếm 58,3%). Trong 3 tổ hợp dung hợp thì tổ hợp B186 (+) B208 có tỷ lệ con lai tứ bội cao nhất, đạt 80%. Tổ hợp A15 (+) A56 có tỷ lệ con lai hỗn bội (lục bội, bát bội) cao nhất, chiếm tới 5/25 cây tái sinh, nguyên nhân có thể do mật độ tế bào trần của 2 dòng dung hợp là quá cao nên có nhiều hơn 2 tế bào trần tiếp xúc và dung hợp, chồi tái sinh sẽ có mức hỗn bội nhiều. Như vậy, tỷ lệ các con lai có độ bội 2n = 4x thu được chiếm đa số, đạt 58,3% so với tổng số cây tái sinh. Mẫu đối chứng chuẩn (2n=2x) Dòng bố mẹ (2n=2x) Con lai tứ bội (2n=4x) Con lai lục bội (2n=6x) Hình 3.6. Hình ảnh độ bội của dòng khoai tây “bố mẹ” và con lai Sử dụng máy flow cytometry đã xác định được 60/103 dòng là con lai tứ bội. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu trong việc khẳng định con lai soma tái sinh sau dung hợp. Các con lai tứ bội có thể được tạo thành do 2 tế bào trần của cùng một dòng “bố” hoặc “mẹ” dung hợp tạo thành, tức là không phải là con lai có kiểu gen dị hợp nhân. 85 Chính vì thế cần xác định chính xác con lai soma bằng phương pháp dùng chỉ thị phân tử. 3.2.3. Xác định con lai soma bằng đo chỉ thị phân tử Kết quả xác định con lai soma với mồi STM3023 bằng hệ thống GenomeLab GeXP 8800 được thể hiện ở Bảng 3.12. Bảng 3.12. Kết quả xác định con lai soma của các tổ hợp dung hợp Tổ hợp lai Số cây tứ bội (2n= 4x) (cây) Số cây lai soma (cây) Tỷ lệ cây lai soma (%) A15 (+) A56 13 12 92,31 A16 (+) B186 17 8 47,06 B186 (+) B208 20 16 80,00 Tổng 60 36 60 Kết quả Bảng 3.12 cho thấy trong tổng số 60 cây tứ bội có 36 cây tái sinh là con lai dị hợp nhân chiếm 60%. Tổ hợp A15 (+) A56 có 13/60 cây là cây tứ bội nhưng lại là tổ hợp có 12/13 cây là cây lai soma, chiếm tỷ lệ cao nhất (92,31%) trong tổ hợp dung hợp. Một lượng lớn cây tứ bội tái sinh nhưng lại không phải là cây lai soma, chúng là kết quả của sự dung hợp giữa hai tế bào trần của cùng dòng “bố” hoặc dòng “mẹ”. 86 Hình 3.7. Xác đinh con lai soma của tổ hợp A15 (+) A56 với cặp mồi STM 3023 Chú thích: A- Dòng khoai tây nhị bội “bố” A56; B- Dòng khoai tây lai soma; C- Dòng khoai tây nhị bội “mẹ” A15 0 5 0 0 0 1 0 0 0 0 1 5 0 0 0 2 0 0 0 0 2 5 0 0 0 1 7 0 1 8 0 1 9 0 2 0 0 2 1 0 2 2 0 2 3 0 2 4 0 A 5 6 _ M 1 3 _ S T M 3 0 2 3 _ C y 5 . B 0 1 _ 1 2 0 2 0 8 1 0 F A S i z e ( n t ) D y e S i g n a l 180 190 194.36 196.33 200 220 240 A 56 0 2 5 0 0 5 0 0 0 7 5 0 0 1 0 0 0 0 1 2 5 0 0 1 5 0 0 0 1 7 5 0 0 1 7 0 1 8 0 1 9 0 2 0 0 2 1 0 2 2 0 2 3 0 2 4 0 4 7 _ 1 4 _ M 1 3 _ S T M 3 0 2 3 _ C y 5 . H 0 3 _ 1 2 0 2 0 8 1 0 E Z S i z e ( n t ) D y e S i g n a l 180 190 194.09 196.05 197.03 197.96 200 220 240 Somatic hybrid 47/14 0 5 0 0 0 1 0 0 0 0 1 5 0 0 0 2 0 0 0 0 2 5 0 0 0 3 0 0 0 0 1 7 0 1 8 0 1 9 0 2 0 0 2 1 0 2 2 0 2 3 0 2 4 0 2 5 0 2 6 0 4 6 _ 6 _ M 1 3 _ S T M 3 0 2 3 _ C y 5 . H 0 2 _ 1 2 0 2 0 8 1 0 F 2 S i z e ( n t ) D y e S i g n a l 180 190 196.03 198.00 200 220 240 259.22 260 A 15 A B C 87 Hình 3.8. Xác định con lai soma của tổ hợp B186 (+) B208 với cặp mồi STM 3023 Chú thích: A- Dòng khoai tây nhị bội “bố” B208; B- Dòng khoai tây nhị bội “mẹ” B186 C- Các dòng khoai tây lai soma; 88 Hình 3.8 và 3.9 biểu thị kích thước của các alen của dòng “bố”, dòng “mẹ” và dòng con lai soma được phát hiện bằng hệ thống điện di mao quản này với mồi STM 3023. Có thể nhận thấy kích thước các alen của dòng nhị bội “bố mẹ” chỉ hơn kém nhau hai cặp base: trong tổ hợp A15 (+) A56, bằng phân tích SSR với mồi STM 3023 trên hệ thống GenomeLab GeXP 8800 cho thấy dòng A15 được xác định là có alen với kích thước 198bp, dòng A56 có kích thước alen ở 196,33bp và con lai soma có cả 2 peak của dòng “bố mẹ”, 2 alen với kích thước tương đương với kích thước đã xác định được trên alen của dòng “bố” và dòng “mẹ”, tương ứng lần lượt là peak 196,05bp và 197,96bp; tổ hợp B186 (+) B208 cũng cho kết quả tương tự với tổ hợp A15 (+) A56, các dòng “bố mẹ” cũng chỉ hơn kém nhau hai cặp base và các con lai soma được xác định cũng có các peak có kích thước alen tương tự với peak của “bố mẹ”. 3.2.4. Đánh giá phẩm chất củ của các con lai soma trong điều kiện chậu vại Trong nội dung chọn lọc con lai, đã chọn lọc được 36 con lai dị hợp tử tetraploid (4x). Tuy nhiên, khi tách dòng và đánh giá chọn lọc trong điều kiện in vitro chỉ có 15 dòng của một số tổ hợp cho khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Các dòng này được đánh giá các phẩm chất củ trong điều kiện chậu vại. Hình 3.9. Sự khác nhau về số lượng và kích thước củ của một số dòng lai soma sau dung hợp Kết quả đánh giá các chỉ tiêu hóa sinh được thể hiện qua Bảng 3.13 89 Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hóa sinh của các dòng lai soma khoai tây và dòng nguyên liệu STT Kí hiệu Hàm lượng chất khô (%) Đường khử (%) Tinh bột (%) Các dòng bố mẹ 1 A15 20,52 0,25 94,88 2 A16 17,41 0,25 88,45 3 A56 20,13 0,18 94,43 4 B186 18,31 0,21 88,69 5 B208 17,70 0,20 87,63 Con lai của tổ hợp lai A15 (+) A56 6 47/7 20,47 0,14 92,97 7 47/11 20,11 0,45 95,18 8 47/14 20,35 0,13 92,14 9 47/24 20,23 0,18 90,01 10 47/26 22,78 0,13 96,95 Con lai của tổ hợp lai A16 (+) B186 11 81-2 20,06 0,15 97,46 Con lai của tổ hợp lai B208 (+) B186 12 21-1 20,57 0,19 90,35 13 130/2 20,81 0,25 96,68 14 131/1 16,62 0,39 86,40 15 131/3 15,97 0,22 89,04 16 131/4 20,85 0,27 92,76 17 131/5 19,78 0,42 92,52 18 131/10 14,03 0,56 88,24 19 131/11 20,91 0,14 97,42 20 131/12 20,02 0,41 95,90 90 Hàm lượng đường khử là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của các giống khoai tây chế biến. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt vì khi chế biến miếng khoai tây không bị đổi màu và nâu hóa. Tổ hợp lai A15 (+) A56 có hàm lượng đường khử của các con lai dao động từ 0,14 - 0,45 %. Trong đó hai con lai 47/7, 47/14, 47/26 có hàm lượng đường khử thấp hơn cả là 0,14%; 0,13% và 0,13%. Tổ hợp lai A56 (+) B186 là 81-2 có hàm lượng đường khử tương đối thấp, đạt 0,15%. Các con lai của tổ hợp lai B186 (+) B208 có hàm lượng đường khử dao động trong khoảng từ 0,14 – 0,56%. Trong đó, con lai có tỉ lệ đường khử thấp nhất là 131/11 đạt 0,14%. Đối với khoai tây chế biến, ngoài yêu cầu về chỉ tiêu hàm lượng đường khử thấp thì hàm lượng tinh bột càng cao cũng là yếu tố rất được quan tâm. Củ khoai tây có hàm lượng càng cao thì khi chế biến chip càng giòn, khó gãy, vỡ. Hàm lượng tinh bột hầu hết các dòng con lai đều bằng hoặc cao hơn dòng nguyên liệu. Trong đó, đáng chú ý là con lai 47/4, 47/26 của tổ hợp lai A15 (+) A56 có hàm lượng tinh bột cao đạt 92,97% và 96,95%; con lai 81-2 của tổ hợp lai A56 (+) B186 đạt 97,46%; con lai 131/11 của tổ hợp lai B208 (+) B186 đạt 97,42%. Kết luận: Như vậy qua đánh giá các tổ hợp lai, những con lai có củ phù hợp với hướng chế biến khoai tây chip hiện nay là 47/7; 47/26; 81-2; 131/11. Đây là những dòng có triển vọng về phẩm chất chế biến, cần tiếp tục đánh giá để phục vụ công tác chọn giống. 3.2.5. Kiểm tra sự có mặt của gen kháng trong các con lai soma từ vật liệu nhị bội Kháng virus PVY được chia ra làm 2 nhóm chính: mẫn cảm với PVY (hypersensitive resistance (HR)) khi bị virus tấn công thì cây có khả năng tạo ra vết hoại tử để ngăn chặn sự lây lan của virus với các tế bào sống khác của cây, thường do các gen N điều khiển; kháng tốt với PVY (Extreme resistance (ER)) do các gen Ry điều khiển và có khả năng kháng với nhiều chủng PVY. Cây có khả năng kháng tốt PVY thường không có các vết bệnh hoặc có thì rất ít khi lây nhiễm bằng PVY. Một số gen kháng PVY Rysto, Rychc, Ryadg đã được sử dụng để đánh giá khả năng kháng virus PVY của các dòng khoai tây trồng [112, 52, 113]. Trong các gen kháng PVY, gen Rysto là một gen siêu kháng, có nguồn gốc từ loài S. stoloniferum cho khả năng kháng rất cao đối với nhiều chủng PVY và được sử dụng nhiều trong các chương trình 91 chọn tạo giống (Iga et al., 2014) [114]. Hơn nữa không chỉ kháng PVY mà gen Rysto còn cho phép các dòng, giống khoai tây chứa nó kháng được một số loại virus khác nữa như PVA, PVV [60]. Song et al., (2005) [112] đã định vị được locus của gen Rysto nằm trên nhiễm sắc thể XII và được phát hiện bởi marker ST
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_ung_dung_ky_thuat_dung_hop_te_bao_tran_de.pdf
Bản thông tin đưa lên web.pdf
LA tóm tắt Đinh Thị Thu Lê 28.12.2020.pdf