Luận án Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
đưa ra một số nhận xét sau đây: 75 Hình 2.23. Sơ đồ mô phỏng lưới điện lân cận điểm kết nối NMĐMT Sông Bình trên nền PSSE 76 Hình 2.24. Phân bố điện áp của các nút phụ tải thuộc lưới điện lân cận điểm kết nôi ĐMT khi NMĐMT không phát điện, phát điện cực đại Hình 2.25. Phân bố điện áp của các nút phụ tải thuộc lưới điện lân cận điểm kết nối nhà máy ĐMT khi các đường dây kết nối bị sự cố + Khi có sự tham gia của các nguồn điện mặt trời thì tại các nút trên lưới điện lân cận điểm kết nối có sự cải thiện về mặt chất lượng điện áp. + Khi có sự cố một trong các đường dây kết nối với nguồn điện mặt trời Sông Bình thì điện áp tại các nút vẫn nằm trong mức qui định điện áp cho phép. 2) Sự thay đổi tổn thất công suất trên lưới điện: Công suất từ NMĐMT Sông Bình được bơm vào thanh cái 110kV của MBA 110/22kV của nhà máy. Tổn thất công suất trên các đường dây của lưới điện khu vực lân cận điểm kết nối nhà máy ở bảng 2.19 và kết quả tính toán trào lưu công suất của các chế độ vận hành khác nhau được giới thiệu ở các bảng 2.21, 2.22, 2.23, 2.24, 2.25. Bảng 2.21. Kết quả tính toán trào lưu công suất ở chế độ vận hành bình thường STT Nút đi Nút đến Mang tải (S= P+jQ) S(MVA) Mức mang tải (%) Tổn thất công suất P Q P Q 1 Phan Rí 2 Lương Sơn 5,8 14,1 15,2 5 0,03 0,16 77 2 Phan Rí 2 Phan Rí 265 77,8 276,6 84 1,42 7,96 3 Lương Sơn Sông Lũy 1 38,4 5,1 38,7 19 0,34 0,86 4 Sông Lũy 1 Sông Lũy 2 19,4 2,4 19,5 10 0 0,01 5 Sông Lũy 2 Sông Lũy 3 38,7 4,8 39 98 0,28 8,6 6 Phan Rí Tuy Phong 1 29,7 3,3 29,9 9 0,09 0,51 7 Phan Rí ĐMT Sông Bình1 182,9 43,6 188,1 57 0,66 3,7 8 Tuy Phong 1 Tuy Phong 2 29,8 3,3 30 15 0,03 0,08 9 Tuy Phong 2 Tuy Phong 3 29,8 3,3 30 75 0,16 5,06 10 ĐMT Sông Bình1 ĐMT Sông Bình2 199,5 6,9 199,6 79 0,5 18,87 11 ĐMT Sông Bình1 Sông Bình 277,3 75,6 287,4 87 3,1 17,34 12 ĐMT Sông Bình1 Bắc Bình 1 74 37,5 83 41 4,02 10,26 13 Sông Bình ĐMT Sông Bình 280,4 58,5 286,4 87 3,1 17,34 14 Sông Bình ĐMT Phan Lâm 285,3 57,3 291 89 0,37 2,09 15 ĐMT Phan Lâm ĐMT Phan Lâm1 36,7 1,7 36,7 58 0,07 2,57 16 ĐMT Phan Lâm Bắc Bình 1 249 57 255,4 78 2,87 16,09 17 Bắc Bình 1 Bắc Bình 2 32,7 3,2 32,9 18 0,09 0,14 18 Bắc Bình 2 Bắc Bình 3 33 3,1 33,1 83 0,2 6,15 Bảng 2.22. Kết quả tính toán trào lưu công suất ở chế độ vận hành không có NMĐMT STT Nút đi Nút đến Mang tải (S= P+jQ) S(MVA) Mức mang tải (%) Tổn thất công suất P Q P Q 1 Phan Rí 2 Lương Sơn 25,1 11,6 27,6 8 0,09 0,51 2 Phan Rí 2 Phan Rí 134,6 60,7 147,7 45 0,41 2,27 3 Lương Sơn Sông Lũy 1 0 0,6 0,6 0 0 0 4 Sông Lũy 1 Sông Lũy 2 0 0 0 0 0 0 5 Sông Lũy 2 Sông Lũy 3 0 0 0 0 0 0 6 Phan Rí Tuy Phong 1 0 0,1 0 0 0 0 7 Phan Rí ĐMT Sông Bình1 105 37,3 111,4 34 0,23 1,3 8 Tuy Phong 1 Tuy Phong 2 0 0,1 0,1 0 0 0 9 Tuy Phong 2 Tuy Phong 3 0 0 0 0 0 0 10 ĐMT Sông Bình1 ĐMT Sông Bình2 0 0 0 0 0 0 11 ĐMT Sông Bình1 Sông Bình 245,4 72,5 255,9 78 2,46 13,79 12 ĐMT Sông Bình1 Bắc Bình 1 70,2 35,9 78,9 39 3,65 9,3 13 Sông Bình ĐMT Phan Lâm 252,7 57,8 259,2 79 0,29 1,67 14 ĐMT Phan Lâm ĐMT Phan Lâm1 0 0 0 0 0 0 15 ĐMT Phan Lâm Bắc Bình 1 253 56,2 259,2 79 2,98 16,67 16 Bắc Bình 1 Bắc Bình 2 32,7 2,7 32,8 19 0,09 0,14 17 Bắc Bình 2 Bắc Bình 3 32,8 2,6 32,9 82 0,2 6,17 78 Bảng 2.23. Kết quả tính toán trào lưu công suất ở chế độ vận hành sự cố 1 STT Nút đi Nút đến Mang tải (S= P+jQ) S(MVA) Mức mang tải (%) Tổn thất công suất P Q P Q 1 Phan Rí 2 Lương Sơn 5,8 14,1 15,2 2 0,03 0,16 2 Phan Rí 2 Phan Rí 265,2 80,2 277 84 1,43 7,99 3 Lương Sơn Sông Lũy 1 38,4 5,1 38,7 19 0,34 0,86 4 Sông Lũy 1 Sông Lũy 2 19,4 2,4 19,5 10 0 0,01 5 Sông Lũy 2 Sông Lũy 3 38,7 4,8 39 98 0,28 8,6 6 Phan Rí Tuy Phong 1 29,7 3,3 29,9 9 0,09 0,51 7 Phan Rí ĐMT Sông Bình1 182,8 45,2 188,3 57 0,66 3,71 8 Tuy Phong 1 Tuy Phong 2 29,8 3,3 30 15 0,03 0,08 9 Tuy Phong 2 Tuy Phong 3 29,8 3,3 30 75 0,16 5,06 10 ĐMT Sông Bình1 ĐMT Sông Bình2 199,5 6 199,6 79 0,5 18,88 11 ĐMT Sông Bình1 Sông Bình 350,8 118,9 370,4 113 5,15 28,82 12 Sông Bình ĐMT Phan Lâm 360,8 89,1 371,7 114 0,61 3,44 13 ĐMT Phan Lâm ĐMT Phan Lâm1 36,6 4,8 37 59 0,07 2,64 14 ĐMT Phan Lâm Bắc Bình 1 324,8 90,5 337,2 103 5,07 28,38 15 Bắc Bình 1 Bắc Bình 2 32,7 1,6 32,7 19 0,09 0,14 16 Bắc Bình 2 Bắc Bình 3 32,8 1,5 32,8 82 0,2 6,23 Bảng 2.24. Kết quả tính toán trào lưu công suất ở chế độ vận hành sự cố 2 STT Nút đi Nút đến Mang tải (S= P+jQ) S(MVA) Mức mang tải (%) Tổn thất công suất P Q P Q 1 Phan Rí 2 Lương Sơn 5,8 14,1 15,2 5 0,03 0,16 2 Phan Rí 2 Phan Rí 264,9 79,5 276,6 84 1,42 7,96 3 Lương Sơn Sông Lũy 1 38,4 5,1 38,7 19 0,34 0,86 4 Sông Lũy 1 Sông Lũy 2 19,4 2,4 19,5 10 0 0,01 5 Sông Lũy 2 Sông Lũy 3 38,7 4,8 39 98 0,28 8,6 6 Phan Rí Tuy Phong 1 29,7 3,3 29,8 9 0,09 0,51 7 Phan Rí ĐMT Sông Bình1 273,9 67,2 282 86 1,49 8,33 8 Tuy Phong 1 Tuy Phong 2 29,8 3,3 30 15 0,03 0,08 9 Tuy Phong 2 Tuy Phong 3 29,8 3,3 30 75 0,16 5,06 10 ĐMT Sông Bình1 ĐMT Sông Bình2 199,5 5,4 199,6 79 0,5 18,89 11 ĐMT Sông Bình1 Sông Bình 277,3 75,1 287,3 87 3,1 17,35 12 ĐMT Sông Bình1 Bắc Bình 1 74 37,4 82,9 41 4,03 10,27 13 Sông Bình ĐMT Sông Bình 285,3 56,8 290,9 89 0,37 2,09 14 Sông Bình ĐMT Phan Lâm 36,7 2 36,7 58 0,07 2,57 79 15 ĐMT Phan Lâm ĐMT Phan Lâm1 249,1 56,7 255,4 78 2,88 16,12 16 ĐMT Phan Lâm Bắc Bình 1 78,1 28,5 83,1 41 4,03 10,27 17 Bắc Bình 1 Bắc Bình 2 32,7 3,1 32,9 18 0,09 0,14 18 Bắc Bình 2 Bắc Bình 3 32,8 2,9 32,9 82 0,2 6,16 Bảng 2.25. Kết quả tính toán trào lưu công suất ở chế độ vận hành sự cố 3 STT Nút đi Nút đến Mang tải (S= P+jQ) S(MVA) Mức mang tải (%) Tổn thất công suất P Q P Q 1 Phan Rí 2 Lương Sơn 5,8 14,1 15,2 5 0,03 0,16 2 Phan Rí 2 Phan Rí 229,9 130,3 264,3 80 1,3 7,27 3 Lương Sơn Sông Lũy 1 38,4 5,1 38,7 19 0,34 0,86 4 Sông Lũy 1 Sông Lũy 2 19,4 2,4 19,5 10 0 0,01 5 Sông Lũy 2 Sông Lũy 3 38,7 4,8 39 98 0,28 8,6 6 Phan Rí Tuy Phong 1 29,7 2,3 29,8 9 0,09 0,51 7 Phan Rí ĐMT Sông Bình1 159,2 79,4 177,9 54 0,6 3,36 8 Tuy Phong 1 Tuy Phong 2 29,8 2,4 29,9 15 0,03 0,08 9 Tuy Phong 2 Tuy Phong 3 30 2,7 30,1 75 0,17 5,08 10 ĐMT Sông Bình1 ĐMT Sông Bình2 199,5 14,9 200 79 0,51 19,35 11 ĐMT Sông Bình1 Bắc Bình 1 279,9 243,2 370,8 185 81,64 208,13 12 Sông Bình ĐMT Phan Lâm 4,9 1,1 5 2 0 0 13 ĐMT Phan Lâm ĐMT Phan Lâm1 36,6 13,6 39,1 62 0,08 3,06 14 ĐMT Phan Lâm Bắc Bình 1 31,7 12,5 34,1 11 0,05 0,3 15 Bắc Bình 1 Bắc Bình 2 32,7 1,3 32,7 19 0,09 0,15 16 Bắc Bình 2 Bắc Bình 3 32,8 1,4 32,8 82 0,21 6,44 Nhận xét: - Khi xảy ra sự cố 1 và 3 các đường dây kết nối với MNĐMT Sông Bình thì xảy ra hiện tượng quá tải trên một số đường dây. Đặc biệt đối với sự cố 3 mức quá tải trên đường dây ĐMT Sông Bình - Bắc Bình 1 có thể lên đến 85%. 2.5. Kết luận chương 2 1. Chương này đã phân tích, lựa chọn cấu trúc và thông số kỹ thuật chính của các phần tử trong hệ thống nguồn quang điện theo qui mô công suất và mục đích sử dụng khác nhau từ nhỏ đến lớn. 2. Đối với các nguồn điện mặt trời qui mô nhỏ, cấp điện cho một địa phương không liên kết với HTĐ, đã lựa chọn cấu trúc, thông số các phần tử chính và tính toán cho một công trình minh họa bao gồm các tấm pin quang điện làm việc với hệ thống acqui tích điện và cụm phát điện điezen để cung cấp cho khoảng 100 hộ tiêu thụ tại đảo Bé Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đã tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của công trình như công suất đặt của PV, dung lượng của bộ acqui, công suất của các tổ máy diesel dự phòngcũng như một số chỉ 80 tiêu kinh tế- tài chính cơ bản như: tổng mức đầu tư, chi phí vận hành bảo dưỡng, giá bán điện trung bình và lợi nhuân ròng cho vòng đời dự án. 3. Lựa chọn đối tượng, lắp đặt thiết bị đo bổ sung, truyền và xử lí dữ liệu tập trung để xác định các thông số và đặc tính vận hành đặc trưng của các hệ thống ĐMT lắp mái nối lưới cho nhà ở tư nhân và nhà công cộng tại thành phố Đà Nẵng, Vũng Tàu và Hà Nội. 4. Đề xuất các bước tính toán, lựa chọn thông số các phần tử chính trong cấu trúc của nguồn ĐMT có công suất trung bình và lớn, lựa chọn phương án kết nối nguồn ĐMT với lưới điện và mô phỏng tác động của nhà máy ĐMT đến thông số vận hành của lưới phân phối địa phương lân cận điểm kết nối. Phương pháp và trình tự các bước tính toán được minh họa cho trường hợp nhà máy điện mặt trời Sông Bình (Bình Thuận) công suất 200MWp. Kết quả mô phỏng cho thấy việc đấu nối các NMĐMT công suất trung bình và lớn vào lưới điện trong một số tình huống sự cố (N-1) có thể gây quá tải trên một số đường dây của lưới điện lân cận điểm kết nối. 81 CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI NỐI LƯỚI CHO NHÀ Ở VÀ NHÀ CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM 3.1. Điện mặt trời nối lưới – Yếu tố quan trọng cho sự phát triển NLTT tại Việt Nam Nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới (ĐMTLM NL) là một trong những giải pháp hiện đại và hiệu quả để cung cấp năng lượng cho những tòa nhà thông minh trong hệ thống sử dụng năng lượng thông minh. Nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ.trong những năm gần đây đã đầu tư lớn để phát triển lĩnh vực năng lượng này [20, 21, 36, 43-45, 62, 83, 87, 98, 106, 107, 112, 115, 130, 133-135, 141, 149, 159]. Chẳng hạn, Mỹ đã có những công trình nghiên cứu rộng lớn về ĐMTLMNL [48, 64], đã phân loại theo diện tích của các tòa nhà ( nhỏ, trung bình, lớn) và ước tính công suất lắp đặt (kWp) cho từng loại mái nhà cũng như % năng lượng của ĐMTLM có thể cung cấp trong tổng nhu cầu năng lượng của tòa nhà. Nhiều nước đã đánh giá ĐMTLM nối lưới đối với đa số hộ gia đình và các tòa nhà thương mại có thể đảm bảo từ 40 - 80% nhu cầu điện năng, một số công trình có khả năng phát còn vượt quá nhu cầu và có thể thu hồi vốn rất nhanh. Nhiều quốc gia đã đặt mục tiêu phát triển ĐMTLM trong chương trình xây dựng các ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh theo quan điểm sử dụng năng lượng. Một trong những rào cản đối với phát triển năng lượng mặt trời (NLMT) tại Việt Nam là giá thành còn cao so với các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy xu thế giảm nhanh của giá ĐMT ( đã phân tích ở chương 1) và giá điện mặt trời hiện nay có thể cạnh tranh, thậm chí có thể vượt qua các nguồn điện truyền thống khác. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xuất hiện hàng trăm công trình ĐMTLMNL được lắp đặt tại nhà ở, trường học, cơ quan, các tòa nhà thương mại. Theo thống kê của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), cả nước có khoảng 24 triệu hộ khách hàng, trong đó có trên 16 triệu hộ ở nông thôn, do đó chỉ cần triển khai lắp đặt hệ thống ĐMTLM cho 10% trong tổng số khách hàng này Việt Nam sẽ có thêm công suất phát điện gần 5000MW tương đương với 3 - 4 nhà máy nhiệt điện than lớn. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy các công trình ĐMT tại Việt Nam phát công suất cao nhất trong khung giờ 9-15h hàng ngày, thời gian này trùng với giờ làm việc hành chính và giờ cao điểm trưa được qui định cho hệ thống điện Việt Nam (9h30 -11h30). Vì vậy nếu có sự phân biệt trong giá bán điện theo thời gian (bán điện vào giờ cao điểm được giá cao hơn, tương tự như sử dụng điện vào giờ cao điểm phải trả giá cao hơn) thì các nguồn ĐMT có lợi nhiều hơn, thời gian thu hồi vốn cho công trình sẽ được rút ngắn lại. Tương tự đối với biểu giá bán lẻ điện bậc thang áp dụng cho thành phần sinh hoạt, nếu số bậc càng nhiều và “bước nhảy” giữa các bậc sau càng cao thì càng có lợi cho ĐMTLM nối lưới. Các công trình ĐMT lắp mái nối lưới thường được phân thành 2 loại: cho nhà ở (thường có công suất lắp đặt từ vài kWp đến hàng chục kWp) và cho các tòa nhà công cộng như: thương mại, công sở, trường học, bệnh viện(thường có công suất đặt lớn hơn, có thể hàng trăm đến 82 hàng nghìn kWp). Nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới (ĐMTLMNL) trong những năm gần đây đã phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, so với các nguồn năng lượng tái tạo và các nguồn quang điện khác nhờ những ưu điểm vượt trội của nó: 1) Sử dụng diện tích các mái nhà có sẵn nên không chiếm đất để lắp đặt; Suất đầu tư (đồng/kWp) ngày càng giảm, giá thành điện năng (đồng/kWh) giảm nhanh, tính cạnh tranh với các nguồn điện truyền thống ngày càng cao; Là nguồn điện tĩnh, dễ dàng lắp đặt, vận hành đơn giản và tin cậy, chi phí bảo dưỡng thấp; Điện phát ra từ các môđun quang điện có thể sử dụng trực tiếp cho nhu cầu của gia đình hoặc phát vào lưới thông qua inverter mà không cần tích trữ vào acqui. 2) Việc loại bỏ các bộ acqui tích trữ năng lượng làm giảm đáng kể tiền đầu tư, chi phí vận hành bảo dưỡng, nâng cao độ tin cậy và loại trừ các tác động xấu của acqui đến môi trường; Các phần tử chính trong hệ thống như môđun quang điện, inverter, công tơ 2 chiều, các thiết bị phụ trợđều có thể chế tạo và lắp ráp được ở trong nước; Che nắng và giảm bớt nóng cho tầng áp mái của tòa nhà, không phát khí thải nhà kính; Nếu có chính sách giá điện hợp lí, ĐMTLMNL sẽ có cơ hội phát triển nhanh và trở thành nguồn cung cấp năng lượng bền vững cho các tòa nhà thông minh trong tương lai. Bên cạnh các ưu điểm của nguồn ĐMTLM NL nói chung thì hệ thống ĐMTLM NL cho các tòa nhà công cộng còn có các ưu điểm nổi trội khác: 3) Công suất đặt lớn từ hàng trăm đến hàng nghìn kW nhờ diện tích mái lớn; Thời gian hoạt động của các tòa nhà công cộng (cơ quan, trường học, tòa nhà thương mại, bệnh viện) trùng với thời gian phát công suất lớn nhất của hệ thống điện mặt trời; Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày trong thời gian cao điểm (9h30 - 11h30) cao hơn các khoảng thời gian khác được áp dụng đối với các tòa nhà công cộng [37] nên hệ thống ĐMTLM NL được lắp đặt sẽ tiết kiệm được rất đáng kể chi phí tiền điện và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường khác. 4) ĐMTLM NL ở các tòa nhà công cộng có nhiều khác biệt và ưu điểm nổi trội hơn các tòa nhà riêng lẻ của cư dân: có công suất lớn hơn, cấu trúc phức tạp hơn, thường được chia thành nhiều cụm làm việc song song, nhờ đó vận hành linh hoạt hơn và độ tin cậy cung cấp điện cũng cao hơn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tốt hơn. 5) Các tòa nhà công cộng chủ yếu hoạt động vào ban ngày trùng với thời gian phát của các dàn PV vì vậy hầu như toàn bộ năng lượng PV phát ra được tiêu thụ trực tiếp tại chỗ, làm giảm tổn thất công suất và điện năng trên lưới đến hộ tiêu thụ và cải thiện đáng kể chất lượng điện áp tại điểm kết nối. Hơn nữa, xu hướng của thế giới hiện nay đang hướng đến các ngôi nhà thông minh, không cần phải thay đổi điều kiện cơ sở hạ tầng của lưới điện hiện hành. Do đó hệ thống điện mặt trời lắp mái nối lưới đã và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. 83 3.2. Nghiên cứu một số đặc tính vận hành đặc trưng của nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới 3.2.1. Phương pháp xử lí dữ liệu và xây dựng biểu đồ công suất, biểu đồ điện áp vận hành đặc trưng của nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới Để đánh giá được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của công trình ĐMTLMNL cần xác định một số thông số và biểu đồ vận hành đặc trưng trong năm: - Biểu đồ ngày phát công suất cực đại và cực tiểu. - Biểu đồ phát kéo dài của nguồn ĐMT. - Giới hạn dao động điện áp tại điểm đấu nối trong quá trình vận hành. - Giá trị công suất phát trung bình (kì vọng) cho từng giờ trong ngày của từng tháng (mùa) trong năm. - Tỷ lệ điện năng nguồn PV phát trong khung giờ cao điểm so với tổng điện năng phát trung bình trong ngày. Nguồn điện mặt trời phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên và thay đổi liên tục theo thời gian. Do vậy các thông số vận hành của hệ thống ĐMTLMNL như công suất phát của các môđun PV, dòng điện chạy qua các phần tử cũng như điện áp tại điểm đấu nối có thể được xem như các đại lượng ngẫu nhiên X. Biến thiên của một đại lượng ngẫu nhiên X nào đó cần khảo sát khi có nhiều đối tượng được nghiên cứu đồng thời, có thể được xem như có qui luật biến thiên tuân theo phân bố chuẩn (Normal Distribution Function) với kì vọng (giá trị trung bình hoặc trung tâm phân bố) M[X] được xác định: M[X] = mx = xi / n (3.1) Trong đó: xi - giá trị đo được trong khảo sát thứ i; n - số lần khảo sát được thực hiện Độ tán xạ của X được xác định: D[X] = 2 = M[X - mx]2 = (xi - mx)2/n (3.2) Trong đó: - sai số (độ lệch) trung bình bình phương của đại lượng ngẫu nhiên Vì công suất đặt của các công trình ĐMTLMNL rất khác nhau nên để có thể đánh giá một cách tổng quát và so sánh năng lực phát của các dàn PV, các đại lượng được khảo sát được qui về hệ đơn vị tương đối (pu): Công suất: P* = P/Pcb (3.3) Điện áp: U* = U/Ucb (3.4) Thời gian: t* = t/tcb (3.5) Trong đó: xi - giá trị đo được trong khảo sát thứ i; n - số lần khảo sát được thực hiện; 𝜎 - sai số (độ lệch) trung bình bình phương của đại lượng ngẫu nhiên; P - công suất đo được (kW); Pcb - công suất cơ bản được chọn bằng công suất đặt của dàn PV (kWp); t - thời gian cơ bản là khoảng thời gian khảo sát (tcb = 24h đối với biểu đồ ngày và tcb =8760h đối với biểu đồ năm). 84 Công suất đặt của nguồn điện mặt trời liên quan đến dao động điện áp tại điểm đấu nối do đó biến thiên điện áp tại các nút lân cận điểm đấu nối được xây dựng tương tự như phương pháp xây dựng biểu đồ công suất đã giới thiệu. 3.2.2. Áp dụng tính toán minh họa cho các công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới tại thành phố Đà Nẵng, Vũng Tàu và Hà Nội 3.2.2.1. Các số liệu đo đạc, thu thập được của nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới 1. Công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới cho nhà ở tư nhân tại thành phố Đà Nẵng Các thông số vận hành của nguồn ĐMTLMNL cho nhà ở tư nhân ở Thành Phố Đà Nẵng [21] được khảo sát từ 1/2016 - 9/2017. Với hệ thống đo lường, thu thập dữ liệu từ xa (đã giới thiệu ở phần 2.3) có thể thu thập được các thông số vận hành của công trình: - Công suất phát ra của PV; Công suất tải tiêu thụ; Công suất trao đổi với lưới điện. Các hình 3.1 giới thiệu biểu đồ của ngày PV phát công suất lớn nhất (a) và bé nhất (b) cùng với biến thiên điện áp tại điểm đấu nối trong ngày tương ứng (c) và (d) của công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới 4 (mục 2.3.2). a) PPVmax = 4.4kW (30/08/2016) b) PPVmin = 1.01kW (13/05/2016) 85 c) Điện áp UPVmax (30/08/2016) d) Điện áp UPVmin (13/05/2016) Hình 3.1. Biểu đồ của ngày PV phát công suất lớn nhất (a) và bé nhất (b) cùng với biến thiên điện áp tại điểm đấu nối trong ngày tương ứng của công trình ĐMTLMNL 4 minh họa Ngoài ra, khi inverter trong hệ thống ĐMTLMNL của công trình minh họa hoạt động sẽ làm xuất hiện các sóng hài bậc cao, thường là các sóng hài bậc 3, 5, 7 được giới thiệu ở hình 3.2. (a) (b) Hình 3.2. Biểu đồ các thành phần sóng hài điện áp (a) và dòng điện (b) tại điểm đấu nối trong ngày của công trình minh họa 4 2. Công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới cho nhà công cộng a) Các thông số vận hành của hệ thống ĐMTLMNL cho tòa nhà văn phòng của công ty điện lực Vũng Tàu được khảo sát từ tháng 04/2016 - 04/2017 [20]. Với các thiết bị đo được lắp đặt trên sơ đồ nguyên lí đã giới thiệu ở chương 2 có thể xác định được: Lượng điện năng phát ra từ nguồn PV; Tổng điện năng hộ tiêu thụ sử dụng; Lượng điện năng trao đổi với lưới điện. Biến thiên của các đại lượng điện năng này qua thời gian khảo sát của hệ thống ĐMT lắp mái nối lưới minh họa được giới thiệu trên hình 3.3 Hình 3.3. Sản lượng điện tiêu thụ, phát từ PV Điện Lực Vũng Tàu và trao đổi với lưới điện (d) (c) 86 Hình 3.4 giới thiệu biểu đồ ngày PV phát công suất lớn nhất (a) và bé nhất (b) của hệ thống ĐMTLM NL tại văn phòng công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu theo mùa. (a) (b) Hình 3.4. Biểu đồ ngày phát công suất cực đại và cực tiểu của hệ thống PV Điện Lực Vũng Tàu theo mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) (a) và mùa khô ( từ tháng 11 đến tháng 4) (b) trong năm Hình 3.5 giới thiệu biểu đồ điện
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_phat_trien_dien_mat_troi_tai_vie.pdf
- thong tin tom tat (tieng anh).pdf
- thong tin tom tat (tieng viet).pdf
- tom tat luan an.pdf