Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 158 trang nguyenduy 28/06/2025 130
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn

Luận án Nghiên cứu ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn
 
được 15,1% TN (bằng hơn 1/3 của công thức Cải xoong cùng thời điểm). Tại 3 thời 
điểm tiếp theo, con số phần trăm loại bỏ TN của ĐC lần lượt là 25,8%, 39,8% và 
52,5%. Nhìn chung, khi có mặt Cải xoong hiệu quả loại bỏ TN luôn cao hơn ĐC từ 1,5 
đến gần 3 lần. 
Hình 3.8 cho thấy xu hướng loại bỏ TN cũng có chiều hướng như với amôn, với 
tỷ lệ loại bỏ TN cao ở tuần đầu (loại bỏ từ 34,5% đến 53,7%), tuần thứ 2 TN loại bỏ 
dao động từ 20,4% đến 25,5%, tuần thứ 3 TN loại bỏ dao động từ 10,8% đến 18,1% và 
giảm xuống thấp nhất ở tuần thư 4 (loại bỏ từ 3,6% đến 12,3%) ngày. Lượng TN giảm 
mạnh trong những ngày đầu (sau 7, 14 ngày) và chậm lại ở những ngày sau. 
68 
Như vậy thời gian lưu nước thích hợp để TVTS có thể xử lý được TN trong 
nước thải chăn nuôi lợn sau công nghệ xử lý vi sinh vật lớn nhất mà phù hợp với tình 
hình thực tế trong các quy trình xử lý nước thải chăn nuôi là 7 – 14 ngày. Trật tự tương 
đối về khả năng loại bỏ TN của TVTS nghiên cứu như sau: 
 Bèo tây > Bèo cái, Ngô trâu, Rau muống, Sây > cỏ Vetiver, Thủy trúc, Cải xoong 
e. Hiệu quả xử lý P-PO43- 
 P là những nguyên tố cần thiết cho quá trình tạo sinh khối của thực vật. Nồng 
độ photphat trong nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mgP-PO43-/l và photpho 
tổng số thường nhỏ hơn 0,025mgP/l (Khan và Ansari, 2005). Nếu có mặt với hàm 
lượng cao, PO43- gây ra hiện tượng phú dưỡng và dẫn đến hiện tượng nở hoa cho thủy 
vực tiếp nhận nước thải. Người ta thường dùng chỉ tiêu này để đánh giá mức độ dinh 
dưỡng và mức độ nhiễm bẩn của thủy vực. 
Hình 3.9. Hiệu quả xử lý PO43- - Thí nghiệm theo mẻ 
Hiệu quả loại bỏ PO43- của TVTS được minh họa ở hình 3.9. Giống như N, khả 
năng loại bỏ photpho của các TVTS nghiên cứu xét về phần trăm cũng có xu hướng 
chung là nhanh ở 2 tuần đầu và chậm lại ở các tuần sau. Ở ngày thứ 7 có từ 30% đến 
trên 60% lượng photpho bị loại. Cây Bèo tây vẫn ở vị trí đầu về loại bỏ phốt pho. Sau 
7 ngày, tỷ lệ % loại bỏ P- PO43- của Bèo tây là 64,5% và ĐC là 16,7 %. Như vậy sau 7 
ngày đầu Bèo tây loại bỏ P-PO43- gấp 3,7 lần so với ĐC. Sau 14 ngày Bèo tây loại bỏ 
được 85,9 % cao gấp 2,62 lần so với ĐC không cây (32,8%). Đến ngày thứ 28 hiệu 
quả loại bỏ Bèo tây là 99,5 %, hàm lượng P-PO43 trong nước thải đã được loại bỏ gần 
hết,gấp 2,1 lần ĐC(47,5%). 
69 
Khả năng loại bỏ P-PO43- thấp nhất là Cải xoong, so với đầu vào ở ngày thứ 7, 
tỷ lệ % loại bỏ P- PO43- của Cải xoong là 47,7% và ĐC là 15,4%. Như vậy sau 7 ngày 
đầu Cải xoong loại bỏ P-PO43- gấp 3 lần so với ĐC. Sau 14 ngày Cải xoong loại bỏ 
được 58,8% cao gấp 2 lần so với ĐC (28,0%), đến ngày thứ 28 hiệu quả loại bỏ ở Cải 
xoong là 73,3%, gấp 1,5 lần ĐC (50,9%). 
Qua hình 3.9 ta thấy rằng xu hướng loại bỏ PO43- cũng có chiều hướng như với 
N, với tỷ lệ loại bỏ P-PO43- cao ở tuần đầu (loại bỏ từ 27,1% đến 65,5%), tuần thứ 2 P-
PO43- loại bỏ dao động từ 9,5% đến 26,2%, tuần thứ 3 P-PO43- loại bỏ dao động từ 
7,5% đến 17,9% và giảm xuống thấp nhất ở tuần thứ 4 (loại bỏ từ 4,4% đến 15,3%). 
Như vậy thời gian lưu nước thích hợp để TVTS có thể xử lý được P-PO43- trong nước 
thải chăn nuôi lợn sau công nghệ xử lý vi sinh lớn nhất mà phù hợp với tình hình thực 
tế trong các quy trình xử lý nước thải chăn nuôi là 7 ngày. 
Trần Văn Tựa (2011) [88], đánh giá khả năng loại bỏ PO43- của Bèo cái và Ngổ 
trâu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ loại bỏ P-PO43- cao ở tuần đầu và chậm 
lại ở các tuần sau, Bèo cái loại bỏ PO43- trong khoảng 51,5 - 58,8% sau 8 ngày và Ngổ 
trâu loại bỏ PO43- là 47,8% sau 8 ngày. Võ Trần Hoàng và cs (2014) [92], khảo sát 
hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Bèo tây và Ngổ trâu cho thấy sau 4 tuần Bèo tây 
và Ngô trâu đã loại bỏ PO43- tương ứng là 98,98% và 93,2%. 
Như vậy dựa trên tương quan về phần trăm loại bỏ P-PO43- có thể sắp xếp trật 
tự các cây nghiên cứu như sau: 
Bèo tây > Bèo cái, Ngổ trâu, Rau muống, Sậy, Thủy trúc > Cải xoong, cỏ Vetiver 
f. Hiệu quả xử lý tổng phốt pho 
Hiệu quả loại bỏ TP của TVTS được trình bày ở hình 3.11. Khả năng loại bỏ TP 
của các TVTS nghiên cứu xét về phần trăm cũng có xu hướng chung là nhanh ở 2 tuần 
đầu và chậm lại ở các tuần sau. Ở ngày thứ 7 có từ 30% đến 66,9% lượng TP bị loại 
bỏ. Trong các loài TVTS nghiên cứu cây Bèo tây vẫn ở vị trí đầu về loại bỏ TP. Sau 7 
ngày, tỷ lệ % loại bỏ TP của Bèo tây là 66,9% và ĐC là 18,1%. Như vậy sau 7 ngày 
đầu Bèo tây loại bỏ TP gấp 3,69 lần so với ĐC. Sau 14 ngày Bèo tây loại bỏ được 
81,9% cao gấp 2,3 lần so với ĐC (35,4%), đến ngày thứ 28 hiệu quả loại bỏ ở Bèo tây 
là 98,5%, hàm lượng T-P trong nước thải đã được loại bỏ gần hết, gấp 2 lần ĐC 
(49,3%). 
Khả năng loại bỏ TP thấp nhất là Thủy trúc, so với đầu vào ở ngày thứ 7, Thủy 
trúc loại bỏ TP là 19,8% và ĐC là 15,4%. Như vậy sau 7 ngày đầu Thủy trúc loại bỏ 
TP gấp 1,28 lần so với ĐC. Sau 14 ngày Thủy trúc loại bỏ được 38% cao gấp 1,2 lần 
so với ĐC, đến ngày thứ 28 hiệu quả loại bỏ của Thủy trúc là 69,6% cao gấp 1,5 lần so 
với ĐC. 
70 
Hình 3.10. Hiệu quả xử lý TP- thí nghiệm theo mẻ 
Trần Văn Tựa (2007) [88], nghiên cứu khả năng xử lý TP của Bèo tây và Bèo 
cái trong thí nghiệm theo mẻ, chỉ ra rằng Bèo tây có khả năng loại bỏ TP cao hơn Bèo 
cái. Sau 14 ngày, Bèo tây đã loại bỏ TP trong khoảng 82,6 - 92%, Bèo cái loại bỏ TP 
76,6%. Nguyễn Hồng Sơn (2016) [71], đánh giá hiệu quả xử lý nước nuôi tôm và cá 
tra bằng các loại TVTS ở thí nghiệm theo mẻ cũng thu được kết quả tương tự: Sau 4 
tuần thí nghiệm, Bèo tây có khả năng loại bỏ TP cao nhất (92,2%), tiếp đến là Sậy 
(84,4%) sau đó đến cỏ Vetiver (70,1%) và thấp nhất là Thủy trúc (68,8%). 
Qua hình 3.10 ta thấy xu hướng loại bỏ TP cũng có chiều hướng như với N, với 
tỷ lệ loại bỏ TP cao ở tuần đầu (loại bỏ từ 19,8% đến 66,9%), tuần thứ 2 TP loại bỏ 
dao động từ 14,6% đến 30,8%, tuần thứ 3 TP loại bỏ dao động từ 7,2% đến 16,9% và 
giảm xuống thấp nhất ở tuần thứ 4 (loại bỏ từ 2,5% đến 14,7%). 
Như vậy, thời gian lưu nước thích hợp để TVTS có thể xử lý được TP trong 
nước thải chăn nuôi lợn sau công nghệ biogas lớn nhất mà phù hợp với tình hình thực 
tế trong các quy trình xử lý nước thải chăn nuôi là 7 ngày. Dựa trên tương quan về 
phần trăm loại bỏ TP có thể sắp xếp trật tự các cây nghiên cứu như sau: 
Bèo tây > Bèo cái, Ngổ trâu, Rau muống, Sậy > Cải xoong, cỏ Vetiver, Thủy trúc 
3.1.2.2. Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong thí nghiệm bán liên tục 
Trong thí nghiệm theo mẻ trên đây bước đầu cho phép đánh giá khả năng loại 
bỏ các chất ô nhiễm của TVTS nghiên cứu. Tuy nhiên, do thí nghiệm theo mẻ nên 
không bổ sung nước thải trong thời gian thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là hàm lượng 
các chất ô nhiễm giảm dần theo thời gian đồng thời áp lực ô nhiễm cũng giảm đi trong 
khi nước thải thường xuyên được đưa vào hệ thống. Để có thông số sát thực hơn, 
71 
chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng loại bỏ ô nhiễm của TVTS bằng thí nghiệm bán 
liên tục. 
a. Hiệu quả xử lý COD trong thí nghiệm bán liên tục 
Hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ thông qua chỉ số COD của các TVTS nghiên cứu 
trong thí nghiệm bán liên tục được biểu diễn ở hình 3.11 và hình 3.12. 
Hình 3.11. Hiệu quả xử lý COD (%)- Thí nghiệm bán liên tục 
Với nồng độ COD đầu vào khoảng 250 mg/L, tỷ lệ % loại bỏ của TVTS ở ngày 
thứ 3 dao động từ 26,6% với Rau muống đến 63,4% ở Bèo tây. Theo thời gian thí 
nghiệm (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 27) tỷ lệ phần trăm xử lý có xu hướng tăng lên 
dao động từ 23,3% với Bèo cái đến 83,8% với Bèo tây. Thí dụ Bèo tây, ngày thứ 3, 
loại bỏ 63,4% COD, đến ngày thứ 6 đạt 69,3%, ngày thứ 12 đạt 74,3%.... Tương tự, 
với cỏ Vetiver, ngày thứ 3 loại bỏ 29,7% COD, ở ngày thứ 6 và 12 có các số liệu tương 
ứng là 37,4% và 48,9%. Tuy nhiên, trường hợp Bèo cái và Cải xoong, hiệu quả loại bỏ 
COD tăng trong thời gian đầu (từ đầu đến ngày 15) nhưng ở thời gian cuối (ngày 15 
đến ngày 27) hiệu quả xử lý lại giảm. Thí dụ Bèo cái giảm từ 68,8% ở ngày 15 xuống 
23,3% ở ngày 27. Nguyên nhân là do trong thí nghiệm bán liên tục, việc bổ sung 
thường xuyên nước thải làm tăng áp lực ô nhiễm lên sức chống chịu của TVTS. Cải 
xoong và Bèo cái là cây có khả năng chịu COD kém (như đã chỉ ra trong nghiên cứu 
chống chịu) nên khả năng xử lý giảm dần với thời gian. 
72 
Hình 3.12. Hiệu quả xử lý COD trung bình (%) - Thí nghiệm bán liên tục 
Hình 3.11 cho thấy hiệu suất xử lý COD của Bèo tây cao nhất, ngay từ ngày thứ 
3 thì 63,4% COD được loại bỏ, cao gấp 4,74 lần đối chứng (13,4%), đến ngày thứ 9 
trong khi hiệu quả loại bỏ của Bèo tây tăng lên đạt 71,59% thì đối chứng lại giảm 
mạnh xuống còn 7,3%. Sau 27 ngày, 83,8% COD trong nước thải đã được loại bỏ. 
Trong khi đó ở đối chứng ngày thứ 15 bắt đầu có sự xuất hiện của tảo, nồng độ COD 
tăng cao hơn ban đầu làm cho hiệu quả xử lý chậm hơn (chỉ đạt 16,5%). 
Trong 8 loại TVTS, Cải xoong có hiệu suất xử lý COD thấp nhất, dao động 
trong khoảng 32,8% đến 55,9% trong khi ở ĐC, con số chỉ trong khoảng 4,4% đến 
14,5%. Như vậy hiệu suất xử lý COD của cải Xoong vẫn cao hơn đối chứng từ 3,8 đến 
7,5 lần. 
Đánh giá hiệu quả xử lý COD của TVTS cũng được các tác giá trong và ngoài 
nước quan tâm. Xia và cs (2001) [94], đánh giá khả năng xử lý nước rỉ rác của cỏ 
Vetiver cho thấy cỏ Vetiver có thể loại bỏ 61,9 – 69% COD. Supradata (2005) [95] sử 
dụng Thủy trúc để xử lý bùn nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Thủy 
trúc có thể loại bỏ 48 -54% COD. Erkan Kalipci (2011) [96], sử dụng Sậy để xử lý 
nước thải sinh hoạt, cho thấy Sậy có thể loại bỏ 64,5% BOD và 68% COD. Trần Văn 
Tựa và cs (2011) [67], đánh giá khả năng xử lý COD trong nước thải chế biến thủy sản 
của Bèo tây và Bèo cái ở thí nghiệm bán liên tục cũng thu được kết quả tương tự. Khả 
năng chịu tải COD cũng như khả năng xử lý ổn định trong thời gian dài của Bèo tây là 
tốt hơn so với Bèo cái. Hiệu suất xử lý COD trung bình của Bèo tây là 89,5%, Bèo cái 
là 78,8%. 
73 
Như vậy dựa trên hiệu quả loại bỏ COD của thí nghiệm này, có thể sắp xếp trật 
tự về khả năng loại bỏ COD các TVTS như sau: 
Bèo tây > Ngổ trâu, Sậy > cỏ Vetiver, Rau muống, Bèo cái, Thủy trúc, Cải xoong 
b. Hiệu quả xử lý NH4+ 
Hiệu quả loại bỏ NH4+ của các TVTS nghiên cứu trong thực nghiệm bán liên 
tục được trình bày ở hình 3.13 và hình 3.14. 
Với nồng độ NH4+ đầu vào dao động từ 30,67 đến 110,32 mg/L, tỷ lệ % loại bỏ 
NH4+của TVTS ở ngày thứ 3 dao động từ 22,2% đến 38,4%, ở ngày thứ 27 dao động 
từ 43,9% đến 94,5%. 
Hình 3.13. Hiệu quả xử lý NH4+ (%)- Thí nghiệm bán liên tục 
Từ hình 3.13 ta thấy, theo thời gian thí nghiệm (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 27) 
tỷ lệ phần trăm xử lý có xu hướng tăng lên. Thí dụ Bèo tây, ngày thứ 3, loại bỏ 38,4% 
NH4+, đến ngày thứ 9 đạt 48,4% ngày thứ 12 đạt 53,4%. Tương tự, với cỏ vetiver, 
ngày thứ 3 loại bỏ 26,5% NH4+, ở ngày thứ 9 và 12 có các số liệu tương ứng là 34,5% 
và 39,9%. Tuy nhiên, trường hợp Bèo cái, Thủy trúc và Cải xoong, hiệu quả loại bỏ 
NH4+ lại biến động không nhiều. Thí dụ Cả xoong loại được 29,3% NH4+ ở ngày thứ 3, 
đạt 32,1% ở ngày thứ 6 và ngày thứ 18 là 30,7%. Trong các TVTS nghiên cứu, Bèo 
tây có tỷ lệ loại bỏ nhiều nhất còn Cải xoong ở vị trí sau cùng. 
Hình 3.14 cho thấy Bèo tây có tỷ lệ loại bỏ NH4+ nhiều nhất còn Cải xoong ở vị 
trí sau cùng. Hiệu xuất xử lý NH4+ của Bèo tây dao động từ 37,1% đến 94,5%, trung 
bình đạt 62,5%. Khả năng loại bỏ NH4+ của Bèo tây trong những ngày đầu cao hơn rất 
nhiều so với đối chứng sau 3 ngày đạt 38,4% gấp 10,1 lần đối chứng (3,8%). Hiệu quả 
xử lý NH4+ của Cải xoong dao động từ 26 % đến 39%, trung bình đạt 32,4%. Khả năng 
loại bỏ NH4+ của Cải xoong trong những ngày đầu cao hơn rất nhiều so với đối chứng 
74 
sau 3 ngày đạt 29,3% gấp 6 lần đối chứng (5,5%). Ngày thứ 9, đối chứng đạt 9,1% còn 
thí nghiệm là 35,1%. Ở giai đoạn cuối, sự chênh lệch giữa thí nghiệm và ĐC có giảm 
đi, tuy nhiên, vai trò của Cải xoong về cơ bản vẫn được khẳng định trong việc tham 
gia tích cực vào loại bỏ amoni. Nghiên cứu trước đây của Trần Văn Tựa và cs (2011) 
[67], đánh giá khả năng xử lý NH4+ trong nước thải chế biến thủy sản của Bèo tây và 
Bèo cái ở thí nghiệm bán liên tục cũng thu được kết quả tương tự. Khả năng chịu tải 
NH4+ cũng như khả năng xử lý ổn định trong thời gian dài của Bèo tây là tốt hơn so 
với Bèo cái. Hiệu suất xử lý NH4+ trung bình của Bèo tây là 54,9%, Bèo cái là 40,8%. 
Hình 3.14. Hiệu quả xử lý NH4+ trung bình (%)- Thí nghiệm bán liên tục 
Dựa trên tương quan về phần trăm loại bỏ NH4+, có thể sắp xếp trật tự loại bỏ 
NH4+ của các TVTS như sau: 
Bèo tây > Rau muống, Ngổ trâu, Sậy, cỏ Vetiver > Bèo cái, Thủy trúc, Cải xoong 
c. Hiệu quả xử lý tổng nitơ 
Hiệu quả loại bỏ TN của các TVTS nghiên cứu trong thực nghiệm bán liên tục 
được minh họa ở hình 3.15 và hình 3.16. 
Nhìn chung, ở phần lớn các TVTS thí nghiệm, tỷ lệ phần trăm xử lý có xu 
hướng tăng lên theo thời gian thí nghiệm. Đó là trường hợp của Bèo tây, Rau muống, 
Ngổ trâu, Sậy và cỏ Vetiver. Thí dụ Bèo tây, ngày thứ 3, loại bỏ 40,2% TN, đến ngày 
thứ 9 đạt 47,3% ngày thứ 15 đạt 62,2%. Tương tự, với cỏ Vetiver, ngày thứ 3 loại bỏ 
24,1% TN, ở ngày thứ 9 và 15 có các số liệu tương ứng là 29,2% và 44,6% tương ứng. 
Tuy nhiên, trường hợp Bèo cái hiệu quả loại bỏ TN lại biến động không nhiều còn Cải 
xoong có xu hướng giảm vào giai đoạn cuối. 
75 
Hình 3.15. Hiệu quả xử lý TN (%)- Thí nghiệm bán liên tục 
Trong các TVTS nghiên cứu, Bèo tây có tỷ lệ loại bỏ nhiều nhất còn Cải xoong 
ở vị trí sau cùng. Hiệu quả loại bỏ của Bèo tây đạt từ 42,2% đến 91,1%, trung bình đạt 
62,4% trong khi đối chứng chỉ đạt từ 15,1% đến 52,2%. Trong 12 ngày đầu hiệu quả 
loại bỏ TN của Bèo tây cao hơn rất nhiều đối chứng, sau 3 ngày Bèo tây loại bỏ được 
50,2% cao gấp 3,32 lần đối chứng loại bỏ được 15,1%, tỷ lệ % loại bỏ của cả cây và 
đối chứng thay đổi không nhiều trong những ngày này, dao động trong khoảng từ 15,1 
- 19,1% với đối chứng, từ 47,2 - 50,2% với thí nghiệm có Bèo tây. Từ ngày thứ 15 trở 
đi hiệu quả loại bỏ TN của Bèo tây tăng mạnh cao nhất ở ngày 28 đạt 91,1% gấp 1,75 
lần đối chứng (52,2%). 
Hiệu quả loại bỏ TN của Cải xoong thấp, đạt từ 16,8% đến 37,5%, trung bình 
đạt 27% trong khi đối chứng chỉ đạt từ 7,9% đến 14,8%. Nhìn chung hiệu quả loại bỏ 
TN của Cải xoong luôn cao hơn ĐC từ 1,5 đến 3,6 lần. 
Hình 3.16. Hiệu quả xử lý TN trung bình (%) - Thí nghiệm bán liên tục 
76 
Nghiên cứu hiệu quả loại bỏ TN của các TVTS đã được các tác giả trong và 
ngoài nước quan tâm. Xia và cs (2001) [94], đánh giá khả năng xử lý nước rỉ rác của 
cỏ Vetiver. Kết quả nghiên cứu cho thấy với TN đầu vào dao động trong khoảng 232 – 
255 mg/L, cỏ Vetiver có thể loại bỏ TN trong khoảng 43,1 – 69,4%. Supradata (2005) 
[95], sử dụng Thủy trúc để xử lý bùn nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy, Thủy trúc có thể loại bỏ 41 - 44,5% TN. Nghiên cứu mới đây của Kalipci (2011) 
[96], sử dụng Sậy để xử lý nước thải sinh hoạt, kết quả nghiên cứu cho thấy Sậy có thể 
loại bỏ 40,7% TN. Trần Văn Tựa và cs (2011) [67], đánh giá khả năng xử lý TN trong 
nước thải chế biến thủy sản của Bèo tây và Bèo cái ở thí nghiệm bán liên tục cũng thu 
được kết quả tương tự. Khả năng xử lý TN ổn định trong thời gian dài của Bèo tây là 
tốt hơn so với Bèo cái. Hiệu suất xử lý TN trung bình của Bèo tây là 53,4%, Bèo cái là 
37,7%. 
Từ kết quả nghiên cứu hiệu quả loại bỏ TN, có thể sắp xếp trật tự loại bỏ TN 
của các TVTS như sau: 
Bèo tây > Rau muống, Ngổ trâu, Sậy, cỏ Vetiver, Thủy trúc > Bèo cái, Cải xoong 
d. Hiệu quả xử lý PO43- 
Hiệu quả loại bỏ PO43- của các TVTS nghiên cứu trong thực nghiệm bán liên 
tục được minh họa trong hình 3.17 và hình 3.18. 
Hình 3.17. Hiệu quả xử lý PO43- (%)- Thí nghiệm bán liên tục 
Nhìn chung, tỷ lệ phần trăm xử lý PO43- có xu hướng tăng lên theo thời gian thí 
nghiệm như trường hợp của Bèo tây, Rau muống, Ngổ trâu, Sậy và cỏ Vetiver. Sau 3 
ngày, Bèo tây loại bỏ 56,1% PO43-, đến ngày thứ 15 đạt 78,1%, ngày thứ 27 đạt 89,3%. 
Tương tự, với Sậy ngày thứ 3 loại bỏ 21,8% PO43-, ở ngày thứ 15 và 27 có các số liệu 
tương ứng là 55,0% và 61,8% tương ứng. Trường hợp Bèo cái và Cải xoong, hiệu quả 
xử lý không chỉ kém hơn mà không có xu hướng tăng lên theo thời gian thí nghiệm. 
77 
Giống như N, thực vật xử lý PO43- mạnh nhất vẫn là Bèo tây. Khả năng loại bỏ 
P-PO43- của Bèo tây cao đạt từ 46,9% đến 89,8%, trung bình đạt 69,7%, đối chứng chỉ 
đạt từ 18,3% đến 40,4%, trong 3 ngày đầu Bèo tây loại bỏ được 56,1% gấp 3,05 lần 
đối chứng chỉ đạt 18,3%, sau 9 ngày hiệu quả loại bỏ thấp hơn so với ban đầu nhưng 
vẫn cao hơn 1,8 lần so với đối chứng và tăng dần những ngày sau, Bèo tây loại bỏ tốt 
nhất ở ngày thứ 24 đạt 89,8% cao gấp 2,47 lần đối chứng (36,4%), đối chứng loại bỏ 
tốt trong 18 ngày đầu, cao nhất ở ngày thứ 18 đạt 40,4%, những ngày sau hiệu quả xử 
lý thay đổi không nhiều biến động trong khoảng từ 36,4% - 40,4%. Trần Văn Tựa và 
cs (2011) [67], đánh giá khả năng xử lý P-PO43- trong nước thải chế biến thủy sản của 
Bèo tây và Bèo cái ở thí nghiệm bán liên tục cũng thu được kết quả tương tự. Khả 
năng xử lý P-PO43- ổn định trong thời gian dài của Bèo tây là tốt hơn so với Bèo cái. 
Hiệu suất xử lý P-PO43- trung bình của Bèo tây là 62,04%, Bèo cái là 37,7%. 
Hình 3.18. Hiệu quả xử 3 lý PO4- trung bình (%)- Thí nghiệm bán liên tục 
Từ hình 3.17, 3.18 ta thấy trong 8 loại TVTS, Cải xoong có hiệu quả xử lý 
PO43- thấp nhất. Mặc dù vậy nhưng khả năng loại bỏ P-PO43- của cây Cải xoong vẫn 
cao hơn đối chứng, khả năng loại bỏ P-PO43- của Cải xoong đạt từ 22,5% đến 33,2%, 
đối chứng chỉ đạt 10,8% đến 17,1%. Trong 3 ngày đầu Cải xoong loại bỏ được 30,6% 
P-PO43 gấp hơn 2 lần đối chứng chỉ đạt 14,1%, sau 9 ngày hiệu quả loại bỏ của thí 
nghiệm là 30,8% trong khi ĐC là 10,1%. Nhìn chung, khi có mặt Cải xoong, khả năng 
loại bỏ P-PO43 tăng lên khoảng 1,5 đến 3 lần. 
Dựa trên hiệu quả loại bỏ P-PO43-, có thể sắp xếp trật tự các cây nghiên cứu như 
sau: 
Bèo tây > Ngổ trâu, Sậy, Rau muống, cỏ Vetiver, Thủy trúc > Bèo cái, Cải xoong 
78 
e. Hiệu quả xử lý tổng phốt pho 
Sau thời gian thí nghiệm thu được kết quả đánh giá khả năng loại bỏ TP, được 
minh họa trong hình 3.19 và hình 3.20. 
Nhìn chung, tỷ lệ phần trăm xử lý TP có xu hướng tăng lên theo thời gian thí 
nghiệm như trường hợp của Bèo tây, Rau muống, Ngổ trâu, Sậy và Cỏ vetiver. Sau 3 
ngày, Bèo tây loại bỏ 42,5% TP, đến ngày thứ 15 đạt 46,9%, ngày thứ 27 đạt 61,8%. 
Tương tự, với cỏ Vetiver, ngày thứ 3 loại bỏ 23,1% TP, ở ngày thứ 15 và 27 có các số 
liệu tương ứng là 40% và 57,7% tương ứng. Trường hợp Bèo cái và Cải xoong, hiệu 
quả xử lý không chỉ kém hơn mà không có xu hướng tăng lên theo thời gian thí 
nghiệm. 
Hình 3.19. Hiệu quả xử lý TP (%) - Thí nghiệm bán liên tục 
Từ hình 3.19 và hình 3.20, ta thấy Bèo tây xử lý TP đạt hiệu quả cao nhất, tỷ lệ 
% loại bỏ thay đổi không đều theo thời gian, Bèo tây loại bỏ tốt hơn dao động trong 
khoảng 32,7 - 54,9%, đối chứng từ 17 - 30,2%, so với các chỉ tiêu khác thì cả thí 
nghiệm có cây và đối chứng đều loại bỏ TP kém hơn. Khả năng loại bỏ TP của Bèo 
tây trong 3 ngày đầu loại bỏ được 42,5% gấp 2,18 lần đối chứng chỉ (19,5%), từ ngày 
thứ 9-15 tỷ lệ % loại bỏ của cây thấp hơn ban đầu nhưng vẫn cao hơn 1,4 - 2,1 lần so 
với đối chứng, từ ngày 18 trở % loại bỏ thay đổi không đáng kể, đến ngày 27 Bèo tây 
loại bỏ được 51,8% cao gấp 1,7 lần đối chứng (20,4 %). 
79 
Hình 3.20. Hiệu quả xử lý TP trung bình (%) - Thí nghiệm bán liên tục 
Giống như N, trong các loại TVTS nghiên cứu Cải xoong xử lý TP đạt hiệu quả 
thấp nhất. Tỷ lệ % loại bỏ TP của thí nghiệm với Cải xoong loại bỏ tốt hơn ĐC không 
cây dao động trong khoảng 18,3% đến 28,1%, trong khi ĐC không cây chỉ dao động 
từ 7,5% đến 16,1%. Trong 3 ngày đầu Cải xoong loại bỏ được 26,4% TP và gấp hơn 3 
lần đối chứng (chỉ 8%), đến ngày 27 Cải xoong loại bỏ được 21,2% TP trong khi ĐC 
chỉ đạt 12%. 
Dựa trên tương quan về phần trăm loại bỏ TP, có thể

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_thuc_vat_thuy_sinh_trong_xu_ly_n.pdf
  • pdfĐóng góp mới.pdf
  • pdfTom tat tieng anh Vu Thi Nguyet.pdf
  • pdfTom tat tieng viet Vu Thi Nguyet.pdf
  • pdftrich yeu luan an vu thi nguyet.pdf