Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 208 trang nguyenduy 27/04/2025 110
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người

Luận án Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh ở cây diếp cá (houttuynia cordata thunb.) có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn staphylococcus aureus từ mụn nhọt (furuncle) ở người
 bên trong với cây chủ của chúng mà không gây 
ra bất kỳ tác hại nào và còn có lợi cho cây chủ. Từ nghiên cứu của Golinska et 
al., (2015) cho rằng vi khuẩn nội sinh là các vi sinh vật tồn tại bên trong các 
mô thực vật mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến cây chủ, tạo thành 
sự đa dạng rất lớn của vi khuẩn nội sinh có tầm quan trọng về kinh tế. Những 
vi khuẩn này có tiềm năng lớn để tổng hợp nhiều hợp chất mới có thể được 
khai thác trong y dược, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác. 
Từ đó nghiên cứu của luận án về vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá cũng 
được phân lập từ lá, thân và rễ là phù hợp với các nghiên cứu về vi khuẩn nội 
sinh ở thực vật trên thế giới để tìm ra những chất có hoạt tính sinh học như 
hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng viêm. 
69 
4.2 Kết quả khảo sát đặc điểm pH đất trồng cây Diếp cá trong 
nghiên cứu 
Khảo sát về đặc điểm pH đất trồng cây Diếp cá ở nơi thu mẫu trong 
nghiên cứu ở các vùng sinh thái khác nhau như ở Kiên Giang, Sóc Trăng, An 
Giang và Cần Thơ được trình bày ở Bảng 4.7. Từ đó có thể nói rằng để cây 
Diếp cá sống và phát triển tươi tốt pH đất nơi trồng cây Diếp cá trong khoảng 
pH từ 6,0–6,5. 
Bảng 4. 7 Đặc điểm pH đất trồng cây Diếp cá nơi lấy mẫu để phân lập các dòng vi 
khuẩn nội sinh 
Nơi lấy mẫu Đặc điểm pH đất 
Kiên Giang 
Phường Mỹ Đức - Hà tiên 6,5 
Xã Hàm Ninh - Phú Quốc 6,1 
Phường An Bình - Rạch Giá 6,31 
Sóc Trăng 
Xã Đại Tâm - Mỹ Xuyên 6,1 
Phường 2 - Thành phố Sóc Trăng 6,2 
Xã Vĩnh Tân - Vĩnh Châu 6,0 
Xã Hồ Đắc Kiện - Châu Thành 6,0 
An Giang 
Xã Thới Sơn - Tịnh biên 6,5 
Xã Phú An - Phú Tân 6,4 
Phường Mỹ Bình - Long Xuyên 6,5 
Cần Thơ 
Xã Nhơn Ái - Phong Điền 6,1 
Phường An Khánh - Ninh Kiều 6,29 
Phường Long Hòa - Bình Thủy 6,5 
Cây Diếp cá là cây được trồng ở những nơi ẩm thấp, thoáng mát thường 
được chăm sóc và dùng làm thuốc chữa trị một số bệnh thông thường cũng 
như để ăn sống trong các bữa ăn hằng ngày của người dân khu vực đồng bằng 
sông Cửu Long. Qua Bảng 4.7 cho thấy đặc điểm pH đất trồng cây Diếp cá 
trong khoảng pH từ 6,0–6,5 ở các khu vực lấy mẫu nghiên cứu như Kiên 
Giang, Sóc Trăng, An Giang và Cần Thơ cho dù các nơi này có các vùng sinh 
thái khác nhau như nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Qua đó có thể nói rằng 
70 
để cây Diếp cá sống và phát triển tươi tốt pH đất nơi trồng cây Diếp cá cũng là 
yếu tố quan trọng cho sự phát triển của vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá. 
4.3 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của vi khuẩn nội sinh 
ở cây Diếp cá trên vi khuẩn Staphylococcus aureus. 
4.3.1 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng vi khuẩn Staphylococcus 
aureus của dòng vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại tỉnh Kiên Giang 
Sáu mươi dòng vi khuẩn nội sinh cây diếp cá khảo sát hoạt tính kháng 
khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus. Qua kết quả khảo sát cho thấy có 
14 dòng vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn 
Staphylococcus aureus với vòng vô khuẩn từ 12-33 mm thể hiện ở Bảng 4.8. 
Bảng 4. 8 Đường kính (mm) vòng vô khuẩn của vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại 
Kiên Giang có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus 
Nơi lấy mẫu 
cây Diếp cá 
STT 
Tên dòng vi khuẩn 
nội sinh 
Đường kính vòng 
vô khuẩn (mm) 24 giờ 
Hà Tiên 
1 HTR1 29,00c±0,00 
2 HTR4 24,17e±0,29 
3 HTT2 33,00a±0,00 
4 HTT3 14,00i±0,00 
5 HTL4 18,00f±0,00 
6 HTT8 12,67j±0,58 
7 HTL2 14,00i±0,00 
Rạch Giá 
8 RGR1 15,67h±0,58 
9 RGT2 33,00a±0,00 
10 RGL1 15,33h±0,29 
Phú Quốc 
11 PQR2 17,00g±0,00 
12 PQR8 17,33g±0,29 
13 PQR3 26,00d±0,00 
14 PQT4 32,00b±0,00 
Ghi chú: Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt không có ý 
nghĩa ở mức 5%. 
Từ Bảng 4.8 cho thấy ở Hà Tiên, Rạch Giá và Phú Quốc của tỉnh Kiên 
Giang đều có dòng vi khuẩn nội sinh cây Diếp cá có hoạt tính kháng khuẩn 
71 
cao trên vi khuẩn Staphylococcus aureus thể hiện cho thấy qua vòng vô khuẩn 
của dòng HTT2 có đường kính vòng vô khuẩn là 33 mm, vòng vô khuẩn của 
dòng RGT2 có đường kính vòng vô khuẩn là 33 mm và vòng vô khuẩn của 
dòng PQT4 có đường kính vòng vô khuẩn là 32 mm. 
4.3.2 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng vi khuẩn Staphylococcus 
aureus của dòng vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại tỉnh Sóc Trăng 
Từ 60 dòng vi khuẩn nội sinh cây Diếp cá khảo sát hoạt tính kháng 
khuẩn trên Staphylococcus aureus thu được 18 dòng vi khuẩn nội sinh có hoạt 
tính kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus với vòng vô khuẩn từ 
21- 29 mm được trình bày trong Bảng 4.9. 
Qua kết quả Bảng 4.9 cho thấy đường kính vòng vô khuẩn được thể 
hiện từ 14–23 mm của các dòng vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá trên 
Staphylococcus aureus và các vòng vô khuẩn cao đều có ở các nơi như Mỹ 
Xuyên, thành phố Sóc Trăng, Châu Thành và Vĩnh Châu. Dòng MXT9 có 
vòng vô khuẩn là 21 mm ở Mỹ Xuyên, dòng STL3 có vòng vô khuẩn là 20 
mm ở thành phố Sóc Trăng, dòng CTL3 có vòng vô khuẩn là 23 mm ở Châu 
Thành và dòng VCT3 có vòng vô khuẩn là 23 mm ở Vĩnh Châu. Từ kết quả 
thể hiện ở Bảng 4.9 đường kính (mm) vòng vô khuẩn của vi khuẩn nội sinh ở 
cây Diếp cá có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus tại Sóc 
Trăng so với Bảng 4.8 đường kính (mm) vòng vô khuẩn của vi khuẩn nội sinh 
ở cây Diếp cá có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus tại Kiên 
Giang thì ở Bảng 4.9 có vòng vô khuẩn từ 14-23 mm và Bảng 4.8 là từ 12–33 
mm trong đó ở Bảng 4.8 có 02 dòng vi khuẩn nội sinh là HTT2 và RGT2 đều 
có vòng vô khuẩn là 33 mm cho thấy Bảng 4.8 có khoảng biến thiên rộng hơn 
Bảng 4.9. 
72 
Bảng 4. 9 Đường kính (mm) vòng vô khuẩn của vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại 
Sóc Trăng có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus 
Nơi lấy mẫu cây 
Diếp cá 
STT 
Tên dòng vi khuẩn 
nội sinh 
Đường kính vòng 
vô khuẩn (mm) 24 giờ 
Mỹ Xuyên 
1 MXT9 21,33c±0,29 
2 MXT3 15,00 j±0,00 
3 MXL2 15,33i±0,29 
4 MXL4 16,00h±0,00 
5 MXR2 17,33g±0,29 
Tp Sóc Trăng 
6 STT2 18,00f±0,00 
7 STL3 20,33d±0,29 
8 STL4 14,00k±0,00 
9 STR5 18,00f±0,00 
10 STR2 18,00f±0,00 
Châu Thành 
11 CTT3 19,00e±0,00 
12 CTL3 22,33b±0,29 
13 CTR6 16,00h±0,00 
14 CTR5 18,00f±0,00 
Vĩnh Châu 
15 VCL5 19,00e±0,00 
16 VCT3 23,00a±0,00 
17 VCT5 19,00e±0,00 
18 VCR6 16,00h±0,00 
Ghi chú: Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt không có ý 
nghĩa ở mức 5%. 
4.3.3 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng vi khuẩn Staphylococcus 
aureus của dòng vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại tỉnh An Giang 
Trong số 50 dòng vi khuẩn nội sinh được khảo sát tính kháng khuẩn 
trên vi khuẩn Staphylococcus aureus có 19 dòng vi khuẩn có khả năng kháng 
được vi khuẩn Staphylococcus aureus được thể hiện qua Bảng 4.10. 
Từ kết quả Bảng 4.10 cho thấy đường kính vòng vô khuẩn từ 10–33 
mm của các dòng vi khuẩn nội sinh cây Diếp cá trên đều có ở các nơi như 
Tịnh Biên, Phú Tân và Long Xuyên của tỉnh An Giang. 
73 
Bảng 4. 10 Đường kính (mm) vòng vô khuẩn của vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại 
An Giang có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus 
Nơi lấy mẫu 
cây Diếp cá 
STT 
Tên dòng vi khuẩn 
nội sinh 
Đường kính vòng 
vô khuẩn (mm) 24 giờ 
Tịnh Biên 
1 TBL1 10,00j±0,00 
2 TBL5 12,00g±0,00 
3 TBL6 10,00j±0,00 
4 TBT1 16,00e±0,00 
5 TBT2 33,00a±0,00 
6 TBR2 11,00i±0,00 
7 TBR3 11,33h±0,29 
Phú Tân 
8 PTL2 10,00j±0,00 
9 PTL3 15,33f±0,29 
10 PTL5 32,33b±0,29 
11 PTL6 31,00d±0,00 
12 PTL8 10,00j±0,00 
13 PTR1 11,00i±0,00 
Long Xuyên 
14 LXL1 11,33h±0,29 
15 LXL4 32,00c±0,00 
16 LXT1 10,00j±0,00 
17 LXT5 11,00i±0,00 
18 LXT6 11,00i±0,00 
19 LXT2 32,00c±0,00 
Ghi chú: Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt không có ý 
nghĩa ở mức 5%. 
Qua kết quả Bảng 4.10 cho thấy khoảng biến thiên vòng vô khuẩn của 
vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus 
aureus tại An Giang biến thiên rộng hơn đường kính vòng vô khuẩn của vi 
khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus 
aureus tại Kiên Giang và Sóc Trăng thể hiện ở Bảng 4.8 và Bảng 4.9. 
74 
4.3.4 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng vi khuẩn Staphylococcus 
aureus của dòng vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại Cần Thơ 
Các dòng vi khuẩn nội sinh cây Diếp cá phân lập được thể hiện sự hình 
thành vòng vô khuẩn trên môi trường PDA đã được trải vi khuẩn 
Staphylococcus aureus. Kết quả có 14 dòng trong 61 dòng vi khuẩn nội sinh 
cây Diếp cá khi khảo sát khả năng kháng khuẩn với Staphylococcus aureus có 
đường kính vòng vô khuẩn biến thiên từ 12- 37 mm thể hiện qua Bảng 4.11. 
Bảng 4. 11 Đường kính (mm) vòng vô khuẩn của vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá tại 
Cần Thơ có hoạt tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus 
Nơi lấy mẫu cây 
Diếp cá 
STT 
Tên dòng vi khuẩn 
nội sinh 
Đường kính vòng vô 
khuẩn (mm) 24 giờ 
Phong Điền 
1 PDR1 13,00h±0,00 
2 PDL2 14,00g±0,00 
3 PDT2 27,33c±0,29 
4 PDT4 19,67d±0,58 
5 PDR5 12,00i±0,00 
Ninh Kiều 
6 NKR3 13,33h±0,29 
7 NKR4 15,00f±0,00 
8 NKT2 16,00e±0,00 
9 NKT3 29,00b±0,00 
10 NKL3 27,00c±0,00 
Bình Thủy 
11 BTR1 14,33g±0,29 
12 BTL2 16,00e±0,00 
13 BTT3 14,00g±0,00 
14 BTT4 31,00a±0,00 
Ghi chú: Các giá trị có mẫu tự theo sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt không có ý 
nghĩa ở mức 5%. 
Qua kết quả Bảng 4.11 cho thấy đường kính vòng vô khuẩn từ 12–31 
mm các dòng vi khuẩn nội sinh cây Diếp cá trên đều có ở các nơi như Phong 
Điền, Bình Thủy và Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Thêm vào đó ở Bảng 
4.11 cho thấy những dòng vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng khuẩn cao 
được thể hiện như ở Phong Điền có dòng PDT2 có đường kính vòng vô khuẩn 
75 
là 27 mm, ở Ninh Kiều có dòng NKT3 có đường kính vòng vô khuẩn là 29 
mm và ở Bình Thủy có dòng BTT4 có đường kính vòng vô khuẩn là 31 mm. 
Từ kết quả của Bảng 4.8, Bảng 4.9, Bảng 4.10 và Bảng 4.11 tương ứng 
với 04 tỉnh thành là Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang và Cần Thơ là địa điểm 
trong nghiên cứu có thể gọi là tương đương với các khu vực vùng sinh thái 
nước mặn, nước lợ, có miền núi và vùng nước ngọt đã được nghiên cứu vi 
khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn 
Staphylococcus aureus. Từ đó, cho thấy các dòng vi khuẩn nội sinh tại các địa 
điểm nghiên cứu, có những dòng vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng khuẩn 
cao trên vi khuẩn Staphylococcus aureus. 
4.3.5 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của vi khuẩn nội 
sinh ở cây Diếp cá trên vi khuẩn Staphyloccus aureus tại Kiên Giang, Sóc 
Trăng, An Giang và Cần Thơ 
Hai trăm ba mươi mốt dòng vi khuẩn nội sinh phân lập được từ cây 
Diếp cá, thu thập phân tích trong nghiên cứu ở bốn vùng sinh thái khác nhau. 
Qua khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, những dòng vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp 
cá trên vi khuẩn Staphylococcus aureus trong nghiên cứu có đường kính vòng 
vô khuẩn khoảng từ 10–33 mm. Có 65/231 dòng vi khuẩn nội sinh cây Diếp cá 
có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus trong nghiên 
cứu là HTR1, HTR4, HTT2, HTT3, HTL4, HTT8, HTL2, RGR1, RGT2, 
RGL1, PQR2, PQR8, PQR3, PQT4, MXT9, MXT3, MXL2, MXL4, MXR2, 
STT2, STL3, STL4, STR5, STR2, CTT3, CTL3, CTR6, CTR5, VCL5, VCT3, 
VCT5, VCR6, TBL1, TBL5, TBL6, TBT1, TBT2, TBR2, TBR3, PTL2, PTL3, 
PTL5, PTL6, PTL8, PTR1, LXL1, LXL4, LXT1, LXT5, LXT6, LXT2, PDR1, 
PDL2, PDT2, PDT4, PDR5, NKR3, NKR4, NKT2, NKT3, NKL3, BTR1, 
BTL2, BTT3, BTT4. 
Kết quả thống kê của 65 dòng vi khuẩn của nghiên cứu khảo sát bằng 
cách đo đường kính các vòng vô khuẩn, các mốc thời gian 24 giờ, 48 giờ và 
72 giờ có thể chia thành 3 nhóm. 
Nhóm 1: Có 20 dòng vi khuẩn nội sinh với những đặc điểm như sau 
76 
Đường kính vòng vô khuẩn cao và ổn định qua 3 thời điểm, giá trị 
đường kính vòng vô khuẩn thấp nhất là 20 mm và cao nhất là 33 mm. Đây là 
những dòng cho hiệu quả cao và ổn định qua 3 thời điểm. Có thể chọn những 
dòng để làm các bước nghiên cứu tiếp theo. 
Nhóm 2: Có 23 dòng vi khuẩn nội sinh với những đặc điểm như sau 
Đường kính vòng vô khuẩn dao động từ 15 mm đến 19 mm, các dòng 
này hiệu quả trung bình và có biến động theo thời gian. 
Nhóm 3: Có 22 dòng vi khuẩn nội sinh với những đặc điểm như sau 
Đường kính vòng vô khuẩn theo thời gian thấp biến thiên từ 10 mm đến 
14 mm, các dòng này sẽ cho hiệu quả thấp. 
Từ đó chọn các dòng vi khuẩn nội sinh ở cây Diếp cá của nhóm 1 thuộc 
các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang và Cần Thơ có hoạt tính kháng 
khuẩn cao trên vi khuẩn Staphylococcus aureus cho nghiên cứu tiếp theo là 
giải trình tự và nhận diện Blast N trong cơ sở dữ liệu NCBI. 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã khám phá ra rất 
nhiều loài vi khuẩn nội sinh ở cây dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn trong đó 
có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus được thể hiện 
qua nghiên cứu của Kumar et al., (2014) đánh giá và đưa ra một cái nhìn sâu 
sắc về cây thuốc là cây Diếp cá bản địa của Đông Bắc Ấn Độ và Trung Quốc. 
Cây Diếp cá là một loại thảo dược thuộc họ Saururaceae và sống trong môi 
trường sống ẩm ướt được sử dụng làm thuốc dân gian, hiệu quả điều trị dùng 
toàn bộ cây và các chiết xuất có các tác dụng dược lý và được chỉ định điều trị 
kháng ung thư, chống béo phì, bảo vệ gan, kháng virus, kháng vi khuẩn, kháng 
viêm, kháng oxy hóa, kháng dị ứng, kháng dị ứng bệnh bạch cầu, viêm xoang 
mãn tính. Do đó, hiện tại có vai trò là nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu 
để thực hiện các nghiên cứu lâm sàng về các hoạt tính trên để phục vụ xã hội 
và sẽ giúp chăm sóc sức khỏe cho con người. 
Nghiên cứu của Sushma et al., (2018) nghiên cứu vi khuẩn nội sinh từ 
các cây dược liệu đã được thu thập từ đồi Biligirirangana (BR Hill), huyện 
Chamarajanagar, Karnataka nghiên cứu từ lá được phân lập để đánh giá hoạt 
động kháng khuẩn của vi khuẩn nội sinh. Tổng cộng có 90 dòng vi khuẩn nội 
77 
sinh phân lập được từ 30 cây thuốc. Những dòng vi khuẩn nội sinh phân lập 
được đánh giá có hoạt tính kháng khuẩn kháng lại Staphylococcus aureus, E. 
coli, Pseudomonas aeruginosa, Shigella sp., Klebsiella pneumoniae, Proteus 
mirabilis. Nghiên cứu Ebrahimi et al., (2010) được mô tả từ lá và cành của 
năm cây thuốc bản địa: Stachys lavandulifolia, Rumex pulcher, Hypericum 
scabrum, Starja bachteriarica và Achillea kellalensis từ tỉnh Chaharmahal của 
Iran và phân lập được vi khuẩn nội sinh. Năm dòng Bacillus sp. được phân lập 
từ lá và cành cây Rumex pulcher cho thấy hoạt tính kháng lại Staphylococcus 
aureus. Những dòng vi khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn cao đã được phân lập 
từ đất và được xác định là Bacillus megaterium có hoạt tính kháng khuẩn từ 
09 dòng vi khuẩn nội sinh từ Viện nghiên cứu di truyền (Malanicheva et al., 
2012). Theo nghiên cứu của Suresha and Jayashankar (2019) việc sử dụng cây 
thuốc trên toàn thế giới đã được cải thiện do tính chất dược liệu của từng cây 
thuốc. Các vi khuẩn nội sinh được công nhận là một nguồn tiềm năng của các 
hợp chất hóa học mới có thể hữu ích trong việc điều trị các bệnh khác nhau. 
Trong nghiên cứu các mẫu thực vật được thu thập từ Muthathi Wild Life 
Sanctuary, Mandya. Nghiên cứu phân lập vi khuẩn nội sinh và hoạt động 
kháng khuẩn kháng lại một số mầm bệnh ở người. 41 dòng vi khuẩn nội sinh 
được phân lập từ 17 cây thuốc trong khu vực nghiên cứu. Trong số này, 5 
dòng vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất kháng lại 
Enterobacter aeruginosa, Klebsiella pneumonia, Lacto bacillus, Proteus 
mirabilis, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. Qua kết quả 
nghiên cứu của Beiranvand et al., (2017) cho rằng 23 mẫu cây thuốc đã được 
thu thập, khử khuẩn và nghiền nát thành các mảnh nhỏ của mẫu sau đó được 
nuôi cấy trực tiếp trên môi trường chọn lọc và các khuẩn lạc được xác định 
bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA cùng với các hợp chất kháng 
khuẩn được chiết xuất bằng ethyl acetate và thử nghiệm trong đó có 16 dòng 
vi khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn kháng lại vi khuẩn gây bệnh 
Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Citrobacter freundii và 
Proteus miundi. 
78 
Nghiên cứu của Lotfalian et al., (2017) phân lập các vi khuẩn nội sinh 
từ ba cây thuốc Cichorium intybus L, Pelargoniumhortorum và Portulaca 
oleraceaandscreened cho thấy hoạt tính kháng khuẩn trên các dòng vi khuẩn 
gây bệnh như vi khuẩn Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, 
Pseudomonas aeroginosa và Acinetobacter baumannii. Nghiên cứu của 
Fernandes et al., (2007) cho rằng lipopeptide đại diện cho một nhóm các hợp 
chất từ dịch nuôi cấy của vi sinh vật có lợi ích rất lớn cho khoa học, trị liệu và 
công nghệ sinh học ngày càng nhiều, trong số đó Bacillus subtilis sản xuất ra 
Surfactin. Chất có hoạt tính bề mặt sinh học mạnh nhất được biết đến và các 
hợp chất có hoạt tính như thuốc kháng sinh, thuốc kháng siêu vi, thuốc kháng 
ung thư, chất điều hòa miễn dịch và chất ức chế enzyme. Hoạt tính kháng 
khuẩn của hợp chất thu được từ Bacillus subtilis đã được nghiên cứu kháng lại 
vi khuẩn đa kháng thuốc. Việc đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của hợp chất 
được thực hiện đối với 29 dòng vi khuẩn trong đó có Staphylococcus aureus 
và Pseudomonas aeruginosa. Theo nghiên cứu của Ravindran et al., (2016) 
chiết xuất tế bào của vi khuẩn Bacillus subtilis subsp. spizizenii và vi khuẩn 
Bacillus thuringiensis phân lập từ đảo Azorean Faial, Bắc Đại Tây Dương cho 
thấy có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus. Nghiên 
cứu của Fickers (2012) cho rằng sự gia tăng liên tục của mầm bệnh đa kháng 
thuốc kích thích các nhà khoa học nghiên cứu để xác định và phát triển các 
hợp chất kháng khuẩn mới, những công trình nghiên cứu và những bước tiến 
trong giải trình tự bộ gen đã làm nổi bật chi Bacillus, trong việc tạo ra các hợp 
chất giống như thuốc kháng sinh cho việc điều trị về các bệnh do nhiễm 
khuẩn. 
Ngoài ra, nghiên cứu của Hussain et al., (2017) về hoạt tính kháng 
khuẩn từ chiết xuất thô ở các dòng vi khuẩn Bacillus subtilis được phân lập từ 
đất có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus. 
Nghiên cứu của Islam et al., (2018) cho rằng vi khuẩn nội sinh là một 
nguồn tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học mới có tính chất kháng 
khuẩn. Trong nghiên cứu có 41 dòng vi khuẩn nội sinh đã được phân lập từ 
các mô của một loại cây dược liệu Taxus brevifolia (thủy tùng Thái Bình 
79 
Dương). Tất cả các dòng vi khuẩn nội sinh phân lập được có tác dụng kháng 
khuẩn với các dòng vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn Staphylococcus aureus 
ATCC12600, Listeria monocytogenes ATCC19115 và Escherichia coli 
ATCC43890. 
Theo nghiên cứu của Aziz et al., (2019) dòng vi khuẩn Aeromonas sp. 
và dòng vi khuẩn Klebsiella sp. là hai vi khuẩn nội sinh hoạt động được phân 
lập từ Euchema cottoni ở biển bắc Galesong, huyện Takalar. Kết quả cho thấy 
dịch nuôi cấy vi khuẩn đã loại bỏ vi khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn trên 
Staphylococcus aureus. 
Nghiên cứu của Gupta et al., (2015) cho rằng rễ cây là vật chủ tiềm 
năng cho rất nhiều vi sinh vật có lợi bao gồm nấm, vi khuẩn, nấm men đối 
kháng và nấm nội sinh. Vi khuẩn nội sinh được phân lập trong mô rễ và lá của 
cây Prosopis cineraria tại Pune, Ấn Độ. Trên cơ sở đặc tính hình thái và sinh 
hóa của các dòng vi khuẩn nội sinh cũng như kỹ thuật giải trình tự 16S rRNA 
đã được xác định là vi khuẩn Bacillus subtilis và dòng vi khuẩn 
Stenotrophomonas maltophilia. Cả hai vi khuẩn Bacillus subtilis và vi khuẩn 
Stenotrophomonas maltophilia đều có trong mô rễ và lá có hoạt tính kháng 
khuẩn trên các dòng vi khuẩn gây bệnh giống như là một thuốc kháng sinh, 
còn nghiên cứu của Kelany et al., (2019) phân lập và xác định một số dòng vi 
khuẩn từ các sinh vật trầm tích ở biển của vùng vịnh Suez, ở Timsah, Ai Cập; 
thì có hoạt tính kháng khuẩn, trong đó có 40 dòng vi khuẩn nội sinh có hoạt 
tính kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus và các vi khuẩn gây bệnh khác. 
Nghiên cứu của Manganyi et al., (2019) cho rằng chiết xuất từ Fusarium 
oxysporum (NFX06) được phân lập từ lá của Nothapodytes foet

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_vi_khuan_noi_sinh_o_cay_diep_ca_houttuyni.pdf
  • pdfTOM TAT Luận án - Tiếng Việt NCS Trương.pdf
  • pdfTOM TAT Luận án - tiếng Anh NCS Trương.pdf
  • docxTrang thông tin LA tiếng anh NCS Trương.docx
  • docxTrang thông tin LA tiếng Việt NCS Trương.docx