Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 149 trang nguyenduy 09/05/2025 30
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu

Luận án Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ xử lý rong lục Việt Nam và lên men Ethanol góp phần phát triển cồn nhiên liệu
ian giữa hai lần cân (ngày). 
Wτ: khối lượng sau thời gian t ngày. 
2.2.3.2 Nghiên cứu quá trình thủy phân rong lục 
a. Nghiên cứu tiền xử lý nguyên liệu 
Sử dụng các biện pháp cơ học, lý học nhằm làm sạch nguyên liệu và tạo điều kiện cho 
quá trình thủy phân diễn ra dễ dàng. Trong quá trình này chúng tôi tiến hành loại muối NaCl 
trong rong, rồi sấy nguyên liệu để về độ ẩm dưới 13% và nghiên cứu mức độ nghiền rong. 
 46 
Nghiên cứu xử lý muối NaCl trong rong: Cho rong vào nước ngọt tỷ lệ 100g/l ngâm 
20-30 phút, vừa ngâm vừa khuấy trộn nhằm rửa muối và giảm bớt lượng tạp chất bám trên 
rong, sau đó thay nước mới và khuấy lần hai. Sau đó rong được vớt ra khỏi nước, xé nhỏ các 
tản rong và đặt trên khay lưới làm ráo nước trong 2 giờ, rồi cho rong vào tủ sấy ở nhiệt độ 
70
o
C trong 5 giờ, lúc này rong đạt độ ẩm < 13% mang đi bảo quản. Trong quá trình này hàm 
lượng NaCl trong rong được xác định trước và sau khi loại muối 
Nguyên liệu rong đã tách muối và chưa tách muối được thủy phân bằng axit sunfurit: 
100g rong/ lít, axit sunfurit 3% v/v, thời gian 60 phút, nhiệt độ 120oC và điều kiện thủy phân 
bằng chế phẩm enzyme: nồng độ enzyme 40 U/g, 36 giờ, pH 5, nhiệt độ 50o C, số vòng lắc 
100 RPM. Sau khi thủy phân xác định hàm lượng đường để đánh giá ảnh hưởng của xử lý 
muối. 
Nghiên cứu ảnh hƣ ng của kích thƣớc rong: Rong sau khi xử lý loại muối được 
nghiền, sau đó được thủy phân trong điều kiện axit có nồng độ 3%v/v, nhiệt độ 120oC, thời 
gian 60 phút, tỷ lệ rong 100g/l, độ ẩm rong 13%. Các kích thước rong: 
Rong đối chứng, rong để nguyên không xử lý. 
Rong xử lý có kích thước d= 2-3 cm 
Rong xử lý có kích thước d= 0,2-0,4mm 
Sau khi thủy phân xác định hàm lượng đường để đánh giá ảnh hưởng của kích thước rong. 
b. Nghiên cứu thủy phân rong lục bằng axit 
Rong nguyên liệu sau khi được xử lý loại muối và nghiền được thủy phân trong môi 
trường axit sunfurit. 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣ ng đến quá trình thủy phân rong lục bằng axit 
 Trong quá trình khảo sát các yếu tố ảnh hưởng, sẽ cho một yếu tố thay đổi và các yếu tố 
khác cố định; điều kiện được chọn của yếu tố khảo sát trước được sử dụng cho yếu tố tiếp 
theo. 
Nghiên cứu tỷ lệ rong ph i trộn: Điều kiện thủy phân sử dụng cho nghiên cứu là nồng 
độ axit 3%v/v, nhiệt độ 1200C, thời gian 60 phút được thực hiện trong autoclave có áp suất 
100-120 kPa. Các thí nghiệm được thực hiện phối trộn rong với nước theo các tỷ lệ: 75g/l, 
100g/l, 150g/l, 200g/l 
Ảnh hưởng của nồng độ axit: Điều kiện thủy phân: tỷ lệ rong 100g/l, nhiệt độ 1200C, thời 
gian 60 phút được thực hiện trong autoclave có áp suất 100-120 kPa. Nồng độ axit được khảo 
sát ở các mức: 0; 0,5; 1; 2; 3 và 4%v/v 
 47 
Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân: Điều kiện thủy phân: tỷ lệ rong 100g/l, nồng độ axit 
3%v/v, thời gian 60 phút được thực hiện trong autoclave có áp suất 100-120 kPa. Nhiệt độ 
thủy phân được khảo sát ở các mức: 90; 100; 110; 120; 130oC 
Động thái quá trình thủy phân rong: Điều kiện thủy phân: tỷ lệ rong 100g/l, nồng độ axit 
3%v/v, nhiệt độ 1200C được thực hiện trong autoclave có áp suất 100-120 kPa. Động thái của 
quá trình thuỷ phân được nghiên cứu ở các khoảng thời gian sau: 20; 40;60 và 80 phút. 
Sau khi kết thúc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân, chúng tôi chọn 
các khoảng ảnh hưởng của ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình thủy phân để tiến hành 
tối ưu các điều kiện thủy phân. 
Tối ƣu hóa thủy phân rong lục bằng axit 
Chuẩn bị mẫu: Lập ma trận thực nghiệm, dùng 24 bình tam giác 50 ml, cân cho vào mỗi 
bình 5g nguyên liệu có độ ẩm 13%. Bổ sung các nồng độ axit theo tỷ lệ 2 và 4 (%v/v) Các 
bình tam giác được giữ trong điều kiện nhiệt độ 110 và 1300C và sau 40 và 60 phút mang ra 
xác định hàm lượng đường của dịch sau thủy phân. 
c. Nghiên cứu thủy phân rong lục bằng chế phẩm enzyme 
Nghiên cứu quá trình thủy phân sơ bộ bằng axit 
 Trước khi tiến hành thủy phân bằng chế phẩm enzyme, rong khô nhận được sau khi loại 
muối và nghiền nhỏ được thủy phân sơ bộ trong điều kiện nhiệt độ 120 oC, thời gian 15 phút. 
Thí nghiệm khảo sát nồng độ axit cho thủy phân sơ bộ với nồng độ axit 0,1; 0,3 và 0,5 % 
(v/v). Trong đó chỉ số cần đo là độ nhớt, pH, đường hòa tan. 
Lựa chọn chế phẩm enzyme thích hợp thủy phân rong lục 
Hai loại chế phẩm enzyme Viscoyme L (Vis.) và Cellulase (Cel.) được sử dụng cho khảo 
sát. Sau quá trình thủy phân sơ bộ rong bằng axit, được tiến hành đường hóa bằng enzyme 
với các điều kiện: tỷ lệ rong 100g/l, điều kiện pH 5.0, nhiệt độ thủy phân 50 oC trong thời 
gian 36 giờ. Các mẫu sử dụng chế phẩm enzyme thay đổi như sau: 
Sử dụngchế phẩm enzyme Viscoyme L40 U/g rong, chế phẩm enzyme Cellulase 40 U/g 
rong và hỗn hợp hai loại chế phẩm enzyme trên ở các tỷ lệ khác nhau ( Vis. và Cel.: Vis.30 
U/g rong+ Cel. = 10 U/g rong; Vis. và Cel.: Vis.20 U/g rong+ Cel. = 20 U/g rong; Vis. và 
Cel.: Vis.10 U/g rong+ Cel. = 30 U/g rong) 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣ ng đến quá trình thủy phân bằng chế phẩm enzyme 
đƣợc chọn 
 48 
Chế phẩm enzyme Viscozyme L có hoạt độ 1000 U/g được pha loãng 20 lần để sử dụng 
trong nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát các yếu tố ảnh hưởng, sẽ cho một yếu tố thay đổi 
và các yếu tố khác cố định; điều kiện được chọn của yếu tố khảo sát trước được sử dụng cho 
yếu tố tiếp theo. 
Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm enzyme: Điều kiện thủy phân sử dụng cho nghiên cứu 
là tỷ lệ rong 100g/l, nhiệt độ 500C, pH 5, thời gian 36 giờ. Nồng độ enzyme được khảo sát ở 
các mức 0;0,2;0,4; 0,6; 0,8;1 ml enzyme/g rong tương ứng hoạt độ 0; 10; 20; 30; 40; 50 U/g 
rong 
Ảnh hưởng của pH: Điều kiện thủy phân: tỷ lệ rong 100g/l, nồng độ enzyme 40 U/g, 
nhiệt độ 500C, thời gian 36 giờ. pH được khảo sát ở các mức 3; 4; 4,5; 5; 5,5; 6 
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Điều kiện thủy phân: tỷ lệ rong 100g/l, nồng độ enzyme 40 
U/g, pH 5, thời gian 36 giờ. Nhiệt độ thủy phân được khảo sát ở các mức 30; 40; 50; 55; 60 
O
C. 
Động thái quá trình thủy phân bằng chế phẩm enzyme: Điều kiện thủy phân: tỷ lệ rong 
100g/l, nồng độ enzyme 40 U/g, nhiệt độ 500C, pH 5. Trong quá trình thủy phân động thái của 
quá trình thủy phân được theo rõi theo thời gian là 6, 12, 24, 30, 36 giờ. 
Sau khi kết thúc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân, chúng tôi chọn 
yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình thủy phân để tiến hành tối ưu các điều kiện thủy phân. 
Tối ƣu hóa thủy phân rong lục bằng chế phẩm enzyme 
Lập ma trận thực nghiệm: dùng 24 bình tam giác 50ml, cân cho vào mỗi bình 5g 
nguyên liệu có độ ẩm 13%. Bổ sung vào bình 50ml dung dịch 0,3 (% v/v) axit sunfuric. Dùng 
que thủy tinh trộn đều rồi nút các bình bằng bông không thấm nước và hấp tiền xử lý tại 
120
oC trong 15phút. Hấp xong để nguội bổ sung chế phẩm enzyme theo tỷ lệ 1 ml enzyme/1g 
nguyên liệu. Các bình tam giác được giữ trong điều kiện nhiệt độ 40 và 500C và pH 4,5 và 
5,5. Sau 24 và 40 giờ mang ra xác định hàm lượng đường của dịch thủy phân. 
2.2.3.3 Nghiên cứu quá trình lên men dịch thủy phân rong lục 
Chuẩn bị dịch nấm men 
Nấm men khô: như Ethanol Red, Thermosacch cân 0,1g nấm men khô cho vào 100 ml 
nước cất, hoạt hóa trong thời gian 60 phút sau đó xác định tỷ lệ sống chết của tế bào bằng 
xanhmetylen. Sau đó hút 10 ml bổ sung vào 190 ml dịch thủy phân đã chuẩn bị trước đó. 
Nấm men giữ giống trong ống thạch nghiêng như SaccBK, SaccSHD, SacCC được hoạt 
hóa trong môi trường Hansen. 
Chuẩn bị môi trường Hansen, chia đều 100 ml vào các bình 250ml hấp khử trùng trong 
thời gian 20 phút ở 120oC, làm lạnh về 27 oC, rồi dùng que cấy cấy chuyển từ ống thạch sang 
 49 
bình môi trường rồi đậy kín cho bình vào máy lắc trong thời gian 24 giờ. Sau đó hút 10 ml 
dịch lên men mang ly tâm 5000 vòng/10 phút, tách canh trường và bổ sung 10 ml nước cất 
hòa tan sinh khối, rồi rót vào 190 ml dịch thủy phân. 
Số lượng tế bào cấp giống cho quá trình lên men của nấm men khô và nấm men nhân 
giống từ ống thạch là 1,2x106 tb/ml, và điều kiện lên men thích hợp của các nấm men này có 
pH 4-4.5, T=25-30 
o
C 
Tiến hành lên men các chủng nấm men được thực hiện trong chai Duran 500 ml, thể 
tích mẫu 200 ml 
a. Tuyển chọn chủng nấm men trên dịch thủy phân rong Ch.linum bằng axit 
(HaF) 
Tạo dịch đường lên men: chuẩn bị ba lọ có thể tích 1 lít có nắp vặn, cân 50g rong có độ 
ẩm 13% bổ sung 500ml dung dịch axit sunfuric 3,3% v/v, thủy phân ở 123oC trong thời gian 
54 phút. Lọc bã rong và thu dịch đường sau thủy phân điều chỉnh về pH thích hợp. Xác đinh 
hàm lượng đường trong dịch thủy phân, sau đó chia đều thành 6 lọ mỗi lọ chứa 190 ml dịch 
đường rồi bổ sung 10 ml giống đã chuẩn bị trước đó và tiến hành lên men trong 96 giờ. Kết 
thúc quá trình lên men phân tích hàm lượng đường và hàm lượng ethanol để có cơ sở lựa 
chọn nấm men thích hợp lên men dịch thủy phân rong Ch. linum bằng axit. 
b. Tuyển chọn chủng nấm men trên dịch thủy phân rong Ch.linum bằng chế phẩm 
enzyme (HeF) 
Sau khi khảo sát quá trình thủy phân rong Ch. linum bằng chế phẩm enzyme chúng tôi 
tiến hành tạo dịch đường lên men trên hệ thống Bioflo đây là hệ thống tự động có điều khiển: 
pH, Oxi hòa tan, nhiệt độ, tốc độ khoáy, thể tích bình 10 lít. Cân 500g rong khô vào 5 lít axit 
0,3 (% v/v), sau đó bình lên men sẽ được hấp khử trùng ở nhiệt độ 120oC trong 15 phút làm 
nguội bình về nhiệt độ phòng, sau đó kết nối bình với các thiết bị điều khiển. Lúc này các 
thông số sẽ được điều chỉnh tự động như sau pH 5, nhiệt độ thủy phân 50oC, số vòng khoáy 
100 RPM và có bổ sung lượng chế phẩm enzyme 42,5 U/g sau đó quá trình thủy phân diễn ra 
trong 33 giờ. Kết thúc quá trình, xác đinh hàm lượng đường trong dịch thủy phân, sau đó chia 
đều vào 6 lọ mỗi lọ chứa 190 ml dịch đường rồi bổ sung 10 ml giống đã chuẩn bị trước đó và 
tiến hành lên men trong 108 giờ. Kết thúc quá trình lên men phân tích hàm lượng đường và 
hàm lượng ethanol để có cơ sở lựa chọn nấm men thích hợp lên men dịch thủy phân rong Ch. 
linum bằng chế phẩm enzyme. 
c. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình lên men 
Điều kiện lên men mà chúng tôi chọn sử dụng cho nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố 
là tỷ lệ nấm men 1,2x106 tb/ml, nhiệt độ 270C,pH 4.5, lên men dịch thủy phân bằng axit có 
 50 
hàm lượng đường 53 g/l trong thời gian 72 giờ và lên men dịch thủy phân bằng chế phẩm 
enzyme có hàm lượng đường 50 g/l, thời gian 96 giờ. Trong khảo sát các yếu tố ảnh hưởng, 
điều kiện được chọn của yếu tố khảo sát trước được sử dụng cho nghiên cứu các yếu tố tiếp 
theo. 
Ảnh hưởng nguồn nito: Bố trí thí nghiệm sử dụng dịch thủy phân bằng axit tiến hành 
lên men. Mẫu đối chứng không bổ sung nito và hai mẫu bổ sung 2g/l đạm sunfat hoặc đạm 
ure. Và nghiên cứu động thái của nito của mẫu đối chứng. 
Ảnh hưởng của pH: pH thay đổi3,5 ; 4,0; 4,5; 5,0. 
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi 20, 25, 30, 350C. 
Động thái quá trình lên men: Bố trí thí nghiệm thời gian lên men 144 giờ đối với dịch 
thủy phân enzyme và 108 giờ đối với dịch thủy phân axit. 
d. Tối ƣu hóa quá trình lên men dịch thủy phân rong Ch.linum bằng axit 
Lập ma trận thực nghiệm: Dùng 24 lọ thủy tinh 100 ml, rót vào 47,5 ml dịch thủy phân 
rong lục đã xử lý có nồng độ đường 53 g/l, pH 4.5 rồi đậy kín lọ, mang thanh trùng 100oC 15 
phút, sau đó bổ sung 2,5 ml dịch nấm men đã chuẩn bị trước đó, lúc này lượng tế bào trong lọ 
lên men là 1,2x106 tế bào /ml, rồi lắc đều và đặt trong tủ có nhiệt độ 25 và 35 oC. Sau 60 và 
84 giờ mang ra xác định hàm lượng ethanol. 
e. Khảo sát quá trình đƣờng hóa và lên men đồng thời (SSF) của dịch rong lục sau 
tiền xử lý 
Để tiến hành quá trình đường hóa và lên men đồng thời trong dịch cần có một lượng 
đường nhất định đủ đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm men trong giai đoạn 
ban đầu của quá trình lên men, nên chúng tôi khảo sát thời gian cần thiết đường hóa ban đầu 
để có một lượng đường nhất định, sau đó tiến hành quá trình đường hóa và lên men đồng 
thời. 
Bố trí thí nghiệm: rong Ch. linum được tiền xử lý với sunfuric 0,3%v/v, trong 15 phút 
tại 120oC, sau đó tiến hành đường hóa với các điều kiện: 4 ml enzyme Viscozyme L/100 
gram rong, nhiệt độ 50oC, pH 5.0, ở các thời gian đường hóa: 0 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 
giờ, 18 giờ, 21 giờ; sau đó giảm nhiệt độ về 30o C rồi bổ sung 1,2x106 tế bào nấm men/ml, 
tiếp tục tiến hành đường hóa và lên men đồng thời trong thời gian 120 giờ. Trong nghiên cứu 
này chúng tôi tiến hành phân tích đường tạo thành và độ nhớt tại các thời điểm đường hóa 
ban đầu và xác định hàm lượng ethanol khi kết thúc lên men. Dựa vào các chỉ tiêu này sẽ lựa 
chọn điều kiện thích hợp cho quá trình đường hóa và lên men đồng thời của dich rong lục sau 
tiền xử lý. 
 51 
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1 LỰA CHỌN RONG LỤC VÀ THÀNH PHẦN H A HỌC RONG LỤC VIỆT NAM 
3.1.1 Lựa chọn các loài rong lục ở Việt Nam 
Từ các chuyến thu mẫu thực địa chúng tôi đưa ra các yêu cầu cần tuyển chọn các loài 
rong lục phải đảm bảo sinh lượng cao, tần số bắt gặp tại các điểm thu mẫu nhiều lần, độ phủ 
cao. Vì vậy dựa vào kết quả của các chuyến khảo sát, chúng tôi đã thu được các loài rong lục 
thể hiện ở bảng 3.1 
Bảng 3. 1 Lựa chọn các loài rong lục ở Việt Nam 
TT Tên chi loài 
Sinh 
cảnh 
Tần số 
bắt gặp 
(%) 
Sinh 
lƣợng (g 
khô/m2) 
Độ phủ 
(%) 
Lựa 
chọn 
1 Monostroma nitidum Biển 10,7 130±15 30 - 
2 
Ulva 
lactuca Biển 53,6 130±17 55 + 
3 papenfussii Ao tôm, 
biển 
57,1 220±22 70 + 
4 reticulata Biển 64,3 210±18 60 + 
5 clathrata Biển 17,9 60±12 10 - 
6 
Entero-
morpha 
torta Mương 100,0 280±25 65 + 
7 flexuosa Ao tôm 85,7 190±21 55 + 
8 compressa Đầm 
muối 
64,3 120±14 50 + 
9 intestinalis Mương 53,6 230±25 45 + 
10 
Rhizo-
clonium 
kerneri Ao tôm 25,0 40±5 20 - 
11 kochianum Ao tôm 21,4 45±5 20 - 
12 grande Ao tôm 28,6 35±5 15 - 
13 
Chaeto-
morpha 
gracilis Ao tôm 35,7 180±14 40 - 
14 area Ao xử 
lý nước 
75,0 300±21 80 + 
15 linum Ao tôm 71,4 340±26 60 + 
16 antennina Ao tôm 57,1 260±16 35 - 
17 capillaris Ao xử 
lý nước 
67,9 210±14 65 + 
18 ligustica Ao tôm 64,3 190±16 45 + 
19 javanica 
Ao 
hoang 
60,7 150±15 40 + 
 52 
20 crassa Biển 35,7 120±10 40 - 
21 
Cladophora 
albida Biển 35,7 30±3 10 - 
22 crispula Ao tôm 75,0 190±16 55 + 
23 flexuosa 
Ao 
hoang 
67,9 110±8 40 + 
24 laetevirens Biển 28,6 65±4 20 - 
25 papenfussii Biển 32,1 60±5 15 - 
26 prolifera Biển 25,0 60±5 35 - 
27. socialis 
Ao 
hoang 
96,4 120±8 55 + 
28 
Valonia 
aegagropila Biển 21,4 20±3 10 - 
29 fastigiata Biển 21,4 25±2 10 - 
30 Boodlea composita Biển 25,0 35±3 5 - 
31 Cladophorop-
sis 
membranacea Biển 17,9 35±3 25 - 
32 adhaerens Biển 14,3 20±2 25 - 
33 
Codium 
adhaerens Biển 21,4 20±2 15 - 
34 repens Biển 21,4 20 15 - 
35 
Caulerpa 
peltata Biển 17,9 50±3 40 - 
36 racemosa Biển 17,9 110±6 45 - 
37 sertularioides Biển 17,9 60±5 40 - 
38 taxifolia Biển 17,9 50±4 35 - 
39 
Bryopsis 
indica Biển 17,9 30±2 10 - 
40 hypnoides Biển 17,9 30±2 10 - 
41 
Halimeda 
gracilis Biển 17,9 80±4 25 - 
42 opuntia Biển 17,9 85±4 25 - 
Chú thích: (+) các loài rong được tuyển chọn, (-) các loài rong không được tuyển 
chọn cho sản xuất ethanol. 
Kết quả của bảng 3.1 cho thấy nhóm khảo sát thu được 42 mẫu rong lục sinh trưởng và 
phát triển ở các vùng biển, ao tôm, mương nước, ao hoang, đầm muối, ao xử lý nước. Chúng 
tôi thấy rằng các chi rong Monosstroma, Rhizoclonium, Valonia, Codium, Caulerpa, 
Cladophoropsis, Bryopsis, Halimeda là các chi rong đặc thù chỉ xuất hiện ở các vùng biển, 
nằm rải rát tại các bãi triều, có sinh lượng thấp 20-130 g khô/m2, tần số bắt gặp của các loài 
này cũng không cao từ 10-20%, độ bao phủ thấp 10-30%. 
 53 
Trên cơ sở xác định sinh lượng, tần số bắt gặp và độ bao phủ, chúng tôi đã lựa chọn 
được 15 loài rong lục có sinh lượng > 100 g khô/m2; tần số bắt gặp > 50% số trạm khảo sát, 
độ phủ > 40% độ bao phủ/ đơn vị diện tích mặt nước để sử dụng làm nguyên liệu cho sản 
xuất ethanol. Các loài này gồm có Ulva lactuca, Ulva papenfussii, Ulva reticulata, 
Chaetomorpha area, Chaetomorpha capillaris, Chaetomorpha javanica, Chaetomorpha 
ligustica, Chaetomorpha linum, Enteromorpha flexuosa, Enteromorpha intestinalis, 
Enteromorpha torta, Enteromorpha compressa, Cladophora socialis, Cladophora flexuosa, 
Cladophora crispula. 
Trong các nhóm rong lục này, chúng tôi thấy rằng nhóm rong Ulva phân bố rộng, diện 
tích phân bố dọc theo các tỉnh ven biển, kéo dài từ Vũng Tàu ra đến Quảng Ninh, mặc dù vậy 
quá trình khai thác tự nhiên nguyên liệu này khó khăn do tản rong có kích thước nhỏ và đế 
bám chặt vào các vật đáy cứng nên thao tác khó khi khai thác, chỉ khai thác thuận lợi vào 
cuối vụ khi tản rong già úa và bị đánh bật gốc khỏi vật bám, nhưng lúc này chất lượng rong 
giảm. Trong khi đó nhóm rong Chaetomorpha, Enteromorpha, Cladophora được phân bố 
nhiều ở vùng nước lợ là các khu vực cửa sông, ao đầm nuôi hải sản, các nhóm rong này 
thường không có đế bám, tản rong phát triển lơ lửng ở mực nước có độ sâu thấp dưới 1m, 
như vậy thuận lợi cho khai thác nguồn rong này. Bên cạnh đó nhóm rong Chaetomorpha, 
Enteromorpha, Cladophora đã được chúng tôi nuôi trồng thành công. 
3.1.2 Thành phần hóa học của các loài rong đƣợc chọn 
Với kết quả lựa chọn rong lục ở trên, chúng tôi tiến hành xác định thành phần hóa học 
của chúng. Kết quả xác định thành phần hóa học của 15 loài rong lục được thể hiện ở bảng 
3.2. 
 54 
Bảng 3. 2 Thành phần hóa học của các loài rong lục đƣợc chọn 
STT Loài rong 
Thành phần hóa học (%w chất khô) 
Protein Tro Lipid 
Carbohydrate 
(tính theo 
đƣờng tổng) 
1 
Ulva 
lactuca 20,24±1,2 17,97±0,6 3,24±0,05 56,06±1,2 
2 papenfussii 21,35±1,1 15,93±0,5 3,32±0,06 56,40±1,4 
3 reticulata 22,52±1,2 14,58±0,5 3,28±0,08 56,71±1,5 
4 
Enteromorpha 
flexuosa 16,83±0,9 12,98±0,4 2,90±0,04 65,59±1,7 
5 intestinalis 19,96±1,0 15,84±0,5 2,69±0,04 60,92±1,6 
6 torta 14,67±0,6 14,64±0,4 1,98±0,03 65,06±1,6 
7 compressa 14,66±0,7 12,17±0,4 3,83±0,08 67,24±1,7 
8 
Chaetomorpha 
area 15,68±0,7 11,80±0,3 2,43±0,06 67,58±1,8 
9 capillaris 13,70±0,6 11,96±0,3 2,03±0,02 69,83±1,7 
10 javanica 13,45±0,5 17,91±0,5 2,32±0,05 64,21±1,5 
11 ligustica 15,68±0,6 15,32±0,4 3,71±0,08 63,24±1,6 
12 linum 21,01±0,9 10,46±0,3 2,53±0,07 64,20±1,5 
13 
Cladophora 
socialis 16,13±0,8 8,72±0,2 2,24±0,06 70,88±1,8 
14 flexuosa 17,06±0,8 8,80±0,2 2,34±0,06 69,99±1,8 
15 crispula 18,84±0,9 8,60±0,2 1,70±0,05 65,07±1,6 
Trong quá trình phân tích thành phần hóa học của 15 loài rong này, chúng tôi thấy rằng 
hàm lượng carbohydrate, protein, tro, lipid, độ ẩm của mỗi nhóm loài là khác nhau, trong đó 
các loài trong cùng một chi có thành phần hóa học gần giống nhau. 
Trong nhóm rong Ulva, có Ulva reticulata, Ulva lactuca, Ulva papenfusii là các loài 
rong có đặc thù sống ở vùng biển ven bờ, cửa sông, trên nền đáy là đá san hô chết có dạng 
phiến, nên khả năng tích lũy các kim loại như Ca, Na, K.. là rất cao, chính vì vậy khi phân 
tích hàm lượng tro của nhóm Ulva cao hơn so với các nhóm rong khác, hàm lượng tro của chi 
rong này dao động từ 14-17%. Theo nghiên cứu của Marcia de Padua, rong Ulva lactuca và 
Ulva fasiata có đặc điểm thành tế bào mỏng do có hàm lượng cellulose thấp 10-11% [59] nên 
khả năng trao đổi nito và nước qua màng tế bào dễ dàng, dẫn đến hàm lượng protein và độ ẩm 
cao, hàm lượng protein dao động 20-22%. Rong Ulva có tản rong lớn, nên khả năng tạo chất 
màu và lipid cao, hàm lượng lipid 3,2-3,4%. Hàm lượng carbohydratecủa rong Ulva chịu ảnh 
hưởng bởi các thành phần khác do vậy hàm lượng carbohydrate không được cao lắm chỉ dao 
 55 
động 56-57% (tính theo đường tổng). Rong Ulva có phân bố khắp nơi, thành phần hóa học đa 
dạng, cũng được nghiên cứu trong sản xuất nhiên liệu, như sản xuất methanol từ Ulva lactuca 
[27], sản xuất ethanol từ Ulva fasiata [69]. 
Nhóm rong Enteromorpha (En) được sử dụng phân tích gồm các loài En. torta, En. 
intestinalis, En. fl

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xac_dinh_cac_thong_so_cong_nghe_xu_ly_ron.pdf
  • pdfbìa lu¬n an.pdf
  • pdfbia tom tat.pdf
  • pdfth￴ng tin đưa l↑n trang wed (tiếng anh).pdf
  • pdfthong tin đưa l↑n trang wed (tiếng việt).pdf
  • pdftom tat.pdf
  • pdftrich yeu luan an.pdf