Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 248 trang nguyenduy 05/07/2025 50
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam

Luận án Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật bảo tồn nguồn gen khoai mỡ (Dioscorea alata L.)) ở miền Bắc Việt Nam
h môi trường phù hợp cho tái sinh và nhân chồi khoai mỡ 
 a) Ảnh hưởng của BAP đến tái sinh chồi khoai mỡ 
BAP là một chất điều tiết sinh trưởng thực vật thuộc nhóm cytokinin, được 
sử dụng khác rất phổ biến trong môi trường nuôi cấy mô nhằm kích thích sự phân 
chia tế bào và phân hóa chồi từ mô sẹo hoặc từ các cơ quan, tạo phôi vô tính, tăng 
cường phát sinh chồi phụ. Để xác định được nồng độ của BAP bao nhiêu là thích 
hợp cho tái sinh và nhân chồi khoai mỡ, thí nghiệm bổ sung một số nồng độ của 
BAP vào môi trường nền MS đã được thực hiện: CT1: MS (ĐC); CT2: MS + BAP 
0,5mg/l; CT3: MS + BAP 1,0mg/l; CT4: MS + BAP 1,5mg/l; CT5: MS + BAP 
2,0mg/l. Kết quả đánh giá sau 6 tuần nuôi cấy trình bày ở bảng 3.20. 
Kết quả từ bảng 3.20 cho thấy, BAP có ảnh hưởng tích cực đến tái sinh và 
khả năng nhân chồi ở các nồng độ từ 0,5 – 2mg/l, khi đó hệ số nhân chồi cũng tăng 
theo. Tái sinh chồi và chồi khoai mỡ sinh trưởng tốt nhất khi bổ sung 1mg/l BAP, 
cho hệ số nhân cao nhất là 2,03 lần sau 6 tuần nuôi cấy. Khi tăng nồng độ từ 1,5 đến 
2mg/l số chồi và hệ số nhân đều giảm. Fotso et al. (2013) đã tái sinh chồi phát sinh 
trên đoạn thân nuôi cấy trên môi trường ½MS + 0,5 mg/l BAP. 
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi của mẫu khoai mỡ 
(sau 6 tuần nuôi cấy) 
Công thức 
BAP 
(nồng độ: mg/l) 
Số chồi 
(chồi) 
Hệ số nhân 
chồi 
Chất lượng chồi 
CT1. MS (ĐC) 0 47,7 1,06 Bé, yếu 
CT2. MS + 0,5 51,7 1,15 Bé, yếu 
CT3. MS + 1,0 91,3 2,03 Mập, khỏe 
CT4. MS + 1,5 70,7 1,57 Mập, khỏe 
CT5. MS + 2,0 65,7 1,46 Mập, khỏe 
 b) Xác định môi trường nuôi cấy thích hợp cho nhân chồi 
Một số công bố (Islam et al., 2008; IITA, 2014) cho thấy bổ sung kết hợp 
giữa BAP và kinetin cho chồi in-vitro sinh trưởng tốt. Vì vậy, thí nghiệm đã được 
tiến hành trên 4 loại môi trường đó là MS; ½ MS; MS + 0,5mg/l kinetin + 1mg/l 
BAP (KS1) và MS + 0,5 mg/l kinetin + 1mg/l BAP + 1g/l than hoạt tính (KS2) để 
xác định môi trường phù hợp nhất cho tái sinh chồi, đồng thời lựa chọn được môi 
trường cho lưu giữ sinh trưởng chậm. 
97 
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của loại môi trường nuôi cấy đến tỷ lệ nảy chồi và hệ số 
nhân sau 3 tháng nuôi cấy đoạn thân khoai mỡ 
TT 
Loại môi 
trường 
Số mẫu 
cấy 
Tỷ lệ nảy chồi 
(sau 3 tuần %) 
Hệ số nhân 
(sau 3 tháng) 
Chất lượng chồi 
1 MS 30 93,3 3,33 ++ 
2 ½ MS 30 90,0 2,35 ++ 
3 KS1 30 86,7 5,27 ++ 
4 KS2 30 90,0 5,33 +++ 
 Ghi chú: Chồi mập, xanh tốt nhất +++; Chồi mập, xanh TB ++ 
Hình 3.3. Quá trình sinh trưởng, phát triển của mẫu khoai mỡ lưu giữ in-vitro 
(A: đoạn thân được nuôi cấy trong ống nghiệm; B: mẫu sau 4 tuần nuôi cấy; C: mẫu 
sau 8 tuần nuôi cấy; D: cây in-vitro được tạo ra nhờ nuôi cấy đoạn thân) 
Hình 3.4. Các giai đoạn tăng trưởng của đỉnh sinh trưởng 
nguồn gen khoai mỡ trong bình nuôi cấy 
(A: Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng trong đĩa pettri; B: Mẫu sau 2 tuần nuôi cấy; C: Mẫu 
sau 4 tuần nuôi cấy; D: Mẫu sau 6 tuần nuôi cấy; E: Mẫu sau 8 tuần nuôi cấy; 
F: Cây in-vitro) 
98 
Kết quả trong bảng 3.21 cho thấy sự chênh lệch về tỷ lệ nảy chồi của các 
mẫu cấy trên môi trường khác nhau là không đáng kể, từ 86,7 đến 93,3%. Kết quả 
thí nghiệm cho thấy thành phần dinh dưỡng của môi trường ít ảnh hưởng đến khả 
năng nảy chồi của mẫu cấy. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng và chất điều tiết sinh 
trưởng cũng như than hoạt tính lại ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của chồi. 
Sau 3 tháng nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, ở môi trường KS1 và KS2 cho hệ 
số nhân cao hơn so với môi trường MS và 1/2MS. Kết quả nghiên cứu này cũng 
thống nhất với kết quả của IITA (2014), rằng trong môi trường có bổ sung than hoạt 
tính cây in-vitro xanh tốt hơn và ra rễ nhanh hơn so với môi trường không bổ sung 
than hoạt tính; giảm thành phần dinh dưỡng cơ bản làm cho cây sinh trưởng chậm 
hơn. 
 Như vậy, để tái sinh chồi nhanh cho chất lượng chồi tốt, sử dụng môi trường 
MS + 0,5 mg/l kinetin + 1,0 mg/l BAP + 1 g/l than hoạt tính. Từ kết quả thí nghiệm 
này cũng cho thấy khi nuôi cấy trong môi trường ít dinh dưỡng, tái sinh chồi chậm 
hơn, hệ số nhân giống thấp hơn. Từ kết quả này, đề tài đã chọn môi trường ½ MS để 
nuôi cấy lưu giữ, bảo quản nguồn gen khoai mỡ sau khi đã nhân đủ lượng chồi cho 
bảo quản trung hạn. 
3.2.3.3. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến hệ số nhân khoai mỡ 
 Để đánh giá tiềm năng của các môi trường nuôi cấy đến hệ số nhân chồi 
thông qua sự ra lá của đoạn thân nuôi cấy in-vitro, môi trường nền MS cơ bản đã 
được bổ sung với nồng độ khác nhau của các chất điều tiết sinh trưởng và sucrose. 
Ba công thức môi trường sau được sử dụng trong thí nghiệm gồm: 
CT1: MS + 1 mg/l IAA + 2,5 mg/l Kin + 30g/l sucrose; 
CT2: MS + 0,2 mg/l NAA + 0,5 mg/l BAP + 30g/l sucrose 
CT3: MS + 0,5 mg/l NAA + 20g/l sucrose. 
 Kết quả xác định môi trường nuôi cấy phù hợp để nhân nhanh đủ số lượng 
chồi cho bảo quản in-vitro được trình bày ở bảng 3.22 cho thấy: Sau 6 tuần nuôi 
cấy, ở công thức CT1 xuất hiện nhiều lá hơn so với các công thức còn lại. Ở công 
thức này, số lá tăng thêm 2,17 lá. Trong khi ở công thức CT2, số lá chỉ tăng đến 1,0. 
Còn ở công thức CT3 không xuất hiện lá. Như vậy, trong 6 tuần nuôi cấy trên môi 
trường MS + 1 mg/l IAA + 2,5 mg/l Kinetin, từ một chồi nách ban đầu cho hệ số 
nhân là 2,17. Kết quả thăm dò ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến hệ số 
nhân chồi cũng cho thấy sự kết hợp giữa NAA và kinetin cho hệ số nhân chồi cao 
hơn so với sự kết hợp của NAA với BAP. Kết quả này phù hợp với kết quả của 
Supriya et al. (2013) khi nuôi cấy đoạn thân trên môi trường MS có bổ sung thêm 5 
99 
mg/L kinetin + 2 mg/l IAA cho tỷ lệ tạo chồi cao nhất (trung bình 9,90 chồi/ mẫu 
cấy). 
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của loại môi trường đến hệ số nhân và chất lượng mẫu khoai 
mỡ sau 6 tuần nuôi cấy 
CT Loại môi trường 
Số mẫu 
cấy 
Số lá Chất lượng chồi 
CT1 
MS + 1 mg/l NAA + 2,5 mg/l Kin + 
30g/l sucrose 
30 2,17 ± 0,17 Mập, xanh tốt 
CT2 
MS + 0,2 mg/lNAA + 0,5 mg/l BAP 
+ 30g/l sucrose 
30 1,0 ± 0,43 Mập, xanh tốt 
CT3 MS + 0,5 mg/lNAA + 20g/l sucrose 30 0,0 Mảnh, xanh tốt 
 Ưu điểm của ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân nhanh khoai mỡ là hệ 
số nhân cao trong một thời gian ngắn, tiết kiệm diện tích so với phương pháp nhân 
truyền thống. Một chồi nuôi cấy ban đầu có thể tạo những chồi mới chỉ sau 6 tuần 
nuôi cấy. 
3.2.3.4. Xác định môi trường lưu giữ sinh trưởng chậm 
 Từ kết quả thí nghiệm ở mục 3.2.3.2 đã cho thấy để lưu giữ in-vitro nguồn 
gen khoai mỡ, thành phần dinh dưỡng ½ MS + 6,5 g/l agar + 30g/l sucrose là thích 
hợp hơn cả với các lý do: Cây khoai mỡ sinh trưởng phát triển khá nhanh trong bảo 
quản in-vitro; việc giảm thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy sẽ tiết 
kiệm được hoá chất cũng như công lưu giữ. Nồng độ sucrose 30mg/l khá cao cũng 
đã được báo cáo là phù hợp để hạn chế sinh trưởng phát triển của chồi in-vitro mà 
vẫn cho chất lượng chồi tốt (Islam et al., 2008). 
Hình 3.5. Lưu giữ in-vitro nguồn gen khoai mỡ tại Trung tâm TNTV, 2015 
Bên cạnh vai trò cung cấp hidrat cacbon thì đường còn có tác dụng làm tăng 
nồng độ môi trường khi có nồng độ cao. Do đó, nồng độ đường cao sẽ làm tăng áp 
suất thẩm thấu của môi trường nuôi cấy gây ảnh hưởng đến quá trình hút nước, hút 
khoáng của cây từ đó làm giảm sự sinh trưởng của cây. 
100 
Từ kết quả nghiên cứu trên và kế thừa kỹ thuật khử trùng của Islam et al. 
(2008) chúng tôi có kỹ thuật tạm thời cho lưu giữ nguồn gen khoai mỡ khó bảo 
quản ngoài đồng ruộng như sau: 
 Mẫu nuôi cấy là chồi nách hoặc đỉnh sinh trưởng 
 Khử trùng mẫu bằng dung dịch natri hypoclorit 4% có bổ sung Tween 20 (2 
– 3 giọt) trong 10 phút, rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất vô trùng. 
 Các chồi nách sau khử trùng cấy trên môi trường nền MS + 6,5g agar/l + 
30g/l sucrose. Mẫu cấy được duy trì ở điều kiện nhiệt độ 28 – 30°C và 16 giờ chiếu 
sáng. 
 Để tái sinh nhanh chồi, các đỉnh sinh trưởng/chồi nách được nuôi cấy trên 
môi trường MS + 0,5 mg/l kinetin + 1mg/l BAP + 1g/l than hoạt tính. 
 Môi trường thích hợp cho nhân nhanh đủ chồi nguồn gen khoai mỡ cho lưu 
giữ: Nuôi cấy đoạn chồi in-vitro trong môi trường MS + 1 mg/l IAA + 2,5 mg/l 
Kinetin + 30g/l sucrose. Mẫu cấy được duy trì ở điều kiện nhiệt độ 24 – 25°C và 16 
giờ chiếu sáng. 
 Lưu giữ, bảo quản an toàn các mẫu giống đã được thiết lập: Dùng pank lấy 
mẫu ra khỏi ống nghiệm. Loại bỏ hoại tử, lá già úa, sau đó cắt mẫu thành những 
đoạn thân chứa 1 – 2 chồi nách. Cấy mẫu vào môi trường nuôi cấy bảo tồn là ½MS 
+ 6,5g agar + 30g sucrose. Điều kiện nuôi cấy: nhiệt độ 18 – 20°C; 16 giờ chiếu 
sáng với cường độ ánh sáng 2000 Lux. Với điều kiện môi trường và nhiệt độ trên, các 
mẫu giống khoai mỡ được cấy chuyển định kỳ 4 tháng/lần với số lượng mẫu đủ yêu 
cầu (20 bình/giống). Đến năm 2017 tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia đã có tổng 
số 65 mẫu giống khoai mỡ đang được bảo quản in-vitro. 
3.3. Nghiên cứu kỹ thuật bảo tồn tại chỗ nguồn gen khoai mỡ trên đồng ruộng 
của nông dân (on-farm conservation) tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 
 Chiến lược toàn cầu bảo tồn thực vật cũng như Định hướng chiến lược quốc 
gia bảo tồn TNDTTV của Việt Nam luôn khuyến cáo nên sử dụng đồng thời hai 
phương pháp lưu giữ, bảo quản chuyển chỗ và tại chỗ bổ trợ cho nhau để bảo tồn an 
toàn tập đoàn cây trồng có nguồn gốc thu thập khác nhau (Lã Tuấn Nghĩa và cs., 
2013). Hơn nữa, ở Việt Nam chưa thực hiện nghiên cứu nào về bảo tồn on-farm cho 
nguồn gen khoai mỡ, vì vậy đề tài đã triển khai nội dung nghiên cứu này, với mục 
đích xác định được phương pháp và kỹ thuật phù hợp bảo tồn nguồn gen khoai mỡ 
tại cộng đồng. 
101 
 Xây dựng các mô hình bảo tồn thử nghiệm là một công việc quan trọng của 
công tác bảo tồn. Mô hình thử nghiệm không những giúp duy trì, bảo quản và nhân 
rộng nguồn gen cây trồng bản địa phục vụ cho công tác chọn tạo giống, tạo ra sự đa 
dạng hệ sinh thái mà còn giúp cho việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các đối 
tượng bảo tồn tại cộng đồng. Thông qua đó sẽ hướng dẫn áp dụng các kiến thức, kỹ 
thuật bản địa là chính trên cơ sở kết hợp hạn chế các biện pháp hiện đại trong canh 
tác, phòng trừ bệnh hại, bảo quản sau thu hoạch,... 
3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn vùng xây dựng mô hình bảo tồn tại chỗ nguồn gen 
cây khoai mỡ 
 Nghiên cứu lựa chọn được vùng (macro – site selection) và địa điểm cụ thể 
(micro-site selection) đáp ứng được bộ tiêu chí tối thiểu để xây dựng mô hình là vấn 
đề quan trọng nhất vì nếu lựa chọn địa điểm sai sẽ không thể thực hiện được các nội 
dung để duy trì hệ thống bảo tồn bản địa (Qui et al., 2011). 
3.3.1.1. Lựa chọn sơ bộ vùng mục tiêu qua phân tích chỉ số đa dạng kiểu hình của 
105 mẫu giống thu thập tại các vùng sinh thái 
 Để đáp ứng được tiêu chí, mô hình bảo tồn tại chỗ phải nằm trong vùng có sự 
đa dạng cao của nguồn gen mục tiêu, công việc đầu tiên của lựa chọn điểm là xác 
định vùng có sự đa dạng cao nguồn gen khoai mỡ. 
Với mục đích phân tích dự đoán sơ bộ các vùng có thể lựa chọn điểm xây 
dựng mô hình, tiết kiệm thời gian và tài chính đi thực địa, đề tài đã phân tích xác 
định chỉ số đa dạng kiểu hình của 105 mẫu giống thu thập theo vùng sinh thái địa lý 
dựa trên giá trị của các tính trạng hình thái nông học đã thu được từ việc đánh giá sự 
biến động đặc điểm hình thái nông học (Phụ lục 6a, b). 
Dựa vào giá trị của chỉ số đa dạng kiểu hình Shannon – Weaver (H’) có thể 
sơ bộ xác định được ngay sự đa dạng của từng tính trạng và vùng nào có sự đa dạng 
về nguồn gen khoai mỡ (Shannon and Weaver, 1948). 
 Kết quả tính chỉ số đa dạng kiểu hình Shannon – Weaver (H’) của tập đoàn 
khoai mỡ theo một số tính trạng chính trình bày ở bảng 3.23 cho thấy, các giá trị 
của chỉ số H’ giữa các vùng và các tính trạng nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể. 
Phân tích chỉ số đa dạng kiểu hình – giá trị H’giữa các vùng trên tất cả các tính 
trạng trong tập đoàn khoai mỡ hiện có cho thấy, sự đa dạng nguồn gen khoai mỡ 
được xác định cao nhất ở vùng Tây Bắc (H’= 1,242) tiếp đến là vùng Đông Bắc 
(H’= 1,233), Bắc Trung bộ (H’= 0,856). Vùng Tây Nguyên và Nam Bộ có chỉ số H’ 
102 
thấp nhất (H’= 0), điều này phù hợp với thực tế, vì chỉ có 01 giống trong mỗi vùng 
này được thu thập nên chưa thể đánh giá được hết sự đa dạng kiểu hình. 
Các vùng cũng được xếp theo mức độ đa dạng của nguồn gen khoai mỡ thu 
thập được là Tây Bắc > Đông Bắc > Bắc Trung Bộ > Đồng bằng sông Hồng > Nam 
Trung Bộ > Đồng bằng sông Cửu Long > Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Kết quả 
này khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Linh Chi và Nguyễn Thị Ngọc Huệ 
(2001), tập đoàn khoai từ, khoai vạc có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất ở vùng 
Đông Bắc > Tây Bắc > Bắc Trung Bộ. 
Như vậy, tại vùng trung du miền núi phía Bắc có thể chọn các điểm phù hợp 
để nghiên cứu bảo tồn tại chỗ trên đồng ruộng của nông dân loài cây có củ này. 
Bảng 3.23. Phân tích chỉ số đa dạng kiểu hình H’ của tập đoàn 105 mẫu giống 
khoai mỡ đang có tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia, Hà Nội. 
Vùng sinh thái địa 
lý 
Chỉ số đa dạng kiểu hình Shannon – Weaver (H’) 
Màu 
cánh 
Hình 
dạng lá 
Màu 
cuống lá 
Hình 
dạng 
củ 
Màu 
thịt củ 
H’ của 
vùng 
Đông Bắc 0,278 1,442 1,161 1,483 1,799 1,233 
Tây Bắc 0,721 0,888 1,424 1,633 1,545 1,242 
Đồng bằng 
sông Hồng 
0,000 0,868 1,011 0,451 1,561 0,778 
Bắc Trung Bộ 0,173 1,384 1,078 0,173 1,471 0,856 
Nam Trung Bộ 0,693 0,451 0,868 0,637 1,031 0,736 
Tây Nguyên 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 
Nam Bộ 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 
Đồng bằng 
sông Cửu Long 
0,377 0,377 0,693 0,736 0,562 0,549 
Trung bình 0,280 0,676 0,779 0,639 0,996 0,674 
Như đã đề cập ở mục 3.1, từ 3 tỉnh điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất 
khoai mỡ cho thấy tại Hữu Lũng, Lạng Sơn, người dân vẫn có tập quán trồng khoai 
mỡ phục vụ sinh kế nên kết hợp với kết quả này, đề tài đã chọn huyện Hữu Lũng, 
Lạng Sơn để nghiên cứu sâu hơn về phương thức quản lý nguồn gen khoai mỡ của 
người nông dân phục vụ xác định địa điểm cụ thể xây dựng mô hình bảo tồn tại chỗ 
on-farm. 
103 
3.3.1.2. Hiện trạng quản lý nguồn gen khoai mỡ của người dân tại vùng nghiên cứu 
là cơ sở khoa học để lựa chọn điểm xây dựng mô hình bảo tồn trên đồng ruộng 
 Những thông tin cơ bản về thực trạng quản lý nguồn gen khoai mỡ của người 
dân tại vùng nghiên cứu chính là cơ sở để các nhà khoa học quyết định chọn địa 
điểm trong vùng để thực hiện mô hình bảo tồn tại chỗ cho nguồn gen mục tiêu và 
nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ cộng đồng bảo tồn đa dạng sinh học 
(IPGRI, 2000; Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs., 2016). Dưới đây sẽ phân tích cụ thể 
những thông tin đã điều tra tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong vùng Đông 
bắc, vùng có chỉ số đa dạng di truyền nguồn gen khoai mỡ cao để lựa chọn điểm 
xây dựng mô hình phù hợp với bộ tiêu chí. 
a) Mức độ đa dạng và phân bố của các giống khoai mỡ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh 
Lạng Sơn 
 Kết quả điều tra cho thấy: tại hai xã Minh Sơn và Yên Thịnh mặc dù tỷ lệ 
diện tích khoai mỡ trên tổng diện tích đất nông nghiệp khá thấp (1,14 % và 0,15%) 
nhưng diện tích này khá ổn định qua nhiều năm. Tại hai xã, hầu như gia đình nào 
cũng có trồng khoai mỡ nhưng qui mô rất khác nhau. Mỗi nông hộ thường trồng từ 
02 – 03 giống trên đồng ruộng vừa để bán vừa để sử dụng trong gia đình. Đa số các 
hộ trồng vài giống nhưng diện tích rất nhỏ; một số ít hộ chỉ trồng vài khóm trong 
vườn để phục vụ đa dạng bữa ăn cho gia đình. 
Bảng 3.24. Hiện trạng trồng khoai mỡ tại Hữu Lũng, Lạng Sơn năm 2010 
Xã 
Diện tích 
đất tự 
nhiên (ha) 
Diện tích 
đất nông 
nghiệp (ha) 
Diện tích 
đất trồng 
khoai mỡ 
(ha) 
Tỷ lệ % diện 
tích khoai mỡ/ 
diện tích đất 
nông nghiệp 
Năng suất 
bình quân 
(tấn/ha) 
Minh Sơn 3471 454 5,2 1,14 23,78 
Yên Thịnh 5500 610 0,9 0,15 22,22 
 Điều tra tại Minh Sơn và Yên Thịnh, hai xã có truyền thống trồng khoai mỡ 
ở huyện Hữu Lũng cho thấy từ năm 2010 trở về trước, có 07 giống khoai mỡ loài D. 
alata và 01 dạng của loài D. persimilis (khoai mài) được người dân trồng và sử 
dụng với nhiều mục đích, có giống đã trở thành đặc sản địa phương như Khoai mỡ 
Trắng trụi, người nông dân địa phương có kiến thức về phân biệt giống rất sâu sắc 
(Bảng 3.25). Tuy nhiên thời gian gần đây, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo 
hướng hàng hóa, diện tích và cơ cấu giống khoai mỡ trồng trên đồng ruộng có xu 
hướng giảm mạnh, chỉ còn 05 giống trồng và 01 loài hoang dại (khoai mài). Giống 
104 
có thị trường như Khoai mỡ Trắng trụi được trồng với diện tích lớn; những giống có 
giá trị văn hóa, làm thuốc chỉ được trồng trong vườn nhà với diện tích rất nhỏ. 
 Như vậy, mục đích sử dụng là yếu tố quan trọng đã tác động đến quyết định 
trồng nhiều hay ít cây khoai mỡ của các nông hộ tại Hữu Lũng. Giống trồng để bán, 
thường được trồng nhiều (trên 1000m2), giống cho mục đích sử dụng theo văn hóa, 
trồng ít (5 – 10 hốc hoặc từ 100 – 360m2) và giống cũng được chọn phù hợp với sở 
thích của gia đình. 
Bảng 3.25. Sự phân bố và đặc điểm hình thái chính của các giống khoai mỡ hiện có 
tại Hữu Lũng, năm 2011 
TT Tên giống Địa điểm Đặc điểm chính của giống 
1 
Khoai mỡ 
Trắng trụi 
Minh Sơn, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân và cánh thân xanh; lá hình tim dài, xanh nhạt; củ 
hình trụ ngắn, ít phân nhánh, bề mặt ít rễ, nhẵn; thịt củ 
màu trắng, chất lượng ăn nấu ngon, ít thơm. 
2 
Khoai mỡ 
trắng 
(lông) 
Minh Sơn, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân và cánh thân xanh; lá hình tim dài, xanh nhạt; củ 
hình trụ thuôn dài, ít phân nhánh, rễ trên củ nhiều; thịt 
củ màu trắng. 
3 
Khoai mỡ 
tím (đỏ) 
Minh Sơn, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân xanh, cánh xanh rìa mép tím, lá hình tim dài, 
cuống lá xanh tím ở 2 đầu; củ hình oval, rễ trên củ 
nhiều, thịt củ màu tím đỏ pha trắng, chất lượng ăn ngon; 
màu sắc đẹp 
4 
Khoai mỡ 
tím (trắng 
pha tím) 
Minh Sơn, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân xanh, cánh xanh rìa mép tím, lá hình tim dài, 
cuống lá xanh tím ở 2 đầu; củ hình trụ, rễ trên củ nhiều, 
thịt củ màu trắng pha tím, chất lượng ăn ngon. 
5 Củ cọc rào 
Minh Sơn, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân và cánh màu xanh; lá hình tim dài, xanh nhạt, 
cuống lá xanh; củ hình bất quy tắc, rễ trên bề mặt ít, bề 
mặt củ sần sùi, màu thịt củ trắng, chất lượng ăn nấu 
trung bình. 
6 Khoai mài 
Minh Sơn, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân và cánh xanh; lá hình tim dài, màu xanh nhạt, 
cuống lá xanh; củ dẹt mỏng, ăn sâu; bề mặt củ nhẵn ít 
rễ; màu thịt củ trắng trong, chất lượng ăn nấu ngon. 
7 
Khoai mỡ 
trắng 
Yên Thịnh, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân và cánh trên thân xanh, cuống lá màu xanh, lá hình 
tim. Củ hình trụ, rễ trên bề mặt củ ít, bề mặt củ nhẵn, 
màu thịt củ trắng. Chất lượng ăn nấu ngon trung bình. 
8 
Khoai mỡ 
tím 
Yên Thịnh, 
Hữu Lũng, 
Lạng Sơn 
Thân xanh, cánh màu xanh rìa mép tím, lá hình tim, 
cuống lá xanh tím ở 2 đầu. Củ hình oval; bề mặt củ nhẵn 
nhiều rễ; màu thịt củ tím pha trắng; chất lượng ăn nấu 
ngon. 
105 
Phân tích kết quả điều tra theo phương pháp 4 ô của IPGRI (Bảng 3.26) cho 
thấy, đến năm 2012 tại các xã điều tra chỉ còn 03 giống khoai mỡ được trồng phổ 
biến là Khoai mỡ Trắng trụi, Khoai mỡ trắng lông và Khoai mỡ tím (đỏ). Một số 
giống như Khoai mỡ tím, Củ cọc rào, Khoai mài ít hộ trồng và diện tích nhỏ hoặc 
chỉ trồng vài hốc trong vườn để sử dụng trong gia đình. 
Tại vùng nghiên cứu, củ khoai mỡ có thể được sử dụng trực tiếp làm lương 
thực thực phẩm: củ gọt vỏ, rửa sạch có thể luộc, rán, xào, nướng; nấu canh, đồ xôi 
(củ tím), nấu chè (củ tím) hoặc cất làm lương thực dự trữ; đồng thời lại có thể bán 
cho tư thương đưa về Hà Nội hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu 
ngạch làm dược liệu (sấy để làm hoài sơn). 
Bảng 3.26. Phân tích 4 ô theo số giống, số hộ và diện tích trồng khoai mỡ 
tại vùng nghiên cứu 
Nhiều hộ trồng – diện tích lớn: 
Khoai mỡ Trắng trụi 
Nhiều hộ trồng – diện tích nhỏ 
Khoai mỡ tím (đỏ) 
Ít hộ trồng – diện tích lớn 
Khoai mỡ trắng lông 
Ít hộ trồng –

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xac_dinh_mot_so_bien_phap_ky_thuat_bao_to.pdf