Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 209 trang nguyenduy 25/04/2025 70
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy

Luận án Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng - ứng dụng cho sông Nhuệ - sông Đáy
 khả năng tự làm sạch thực tế của 
dòng sông để phân loại mức độ (xem ví dụ: áp dụng đối với sông Nhuệ, sông Đáy: 
Tiểu vùng có giá trị tự làm sạch 1 lần so với khả năng tự 
làm sạch trung bình được sắp xếp theo hạng mức tương ứng là xấu, trung bình và 
tốt). 
Bước 9: Xác định mức độ ưu tiên sử dụng, xếp hạng và phân vùng chất lượng 
nước sông theo mục đích sử dụng: 
Đối với tiểu vùng có đa MĐSD nước thì yêu cầu cao nhất về chất lượng nước 
sông theo MĐSD được xác định tại mỗi tiểu vùng. 
Cơ sở để đưa ra các mức cho thang điểm trên là: 
- Mỗi tiêu chí phân ra 3 mức điểm khác nhau: từ 1 đến 3 điểm. Nếu tất cả 9 
tiêu chí đều ở mức 3 điểm thì tổng só điểm sẽ là 27. 
- Dựa theo tỷ lệ số điểm/tổng số điểm quy định, cụ thể là: Nhóm 1: < 50%; 
Nhóm 2 > 50% và nhóm 3 > 70%. 
Trong thực tế mỗi tiêu chí sẽ có mức độ quan trọng với trọng số khác nhau 
trong PVCLNS theo MĐSD, tuy nhiên để đưa ra trọng số cho mỗi tiêu chí cần có lộ 
trình thực hiện với các nghiên cứu với hệ thống dữ liệu cơ sở chính thống của các 
chuyên ngành có liên quan (theo hệ thống theo chuỗi thời gian, không gian). Do 
vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, việc đánh giá theo thang điểm mới 
chỉ dừng ở mức độ giống nhau cho các tiêu chí (mỗi tiêu chí phân ra 3 mức điểm: 
Từ 1 đến 3 điểm). 
Phân vùng chất lượng nước theo MĐSD đươc xây dựng trên cơ sở các điểm 
quan trắc có tương đồng các tiêu chí theo 3 nhóm mức hạng đã đưa ra (Nhóm 1: 
≤13 - Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước tốt theo MĐSD. Nhóm 
2: > 13 – <19 - Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước trung bình 
theo MĐSD. Nhóm 3: ≥ 19 - Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước 
xấu theo MĐSD). 
77 
Cách xác định mức độ như đã nêu ở phần trên. 
➢ Như vậy, xác định mức độ ưu tiên sử dụng, xếp hạng và PVCLNS theo 
MĐSD có thể tóm tắt như sau: 
+ Các đoạn sông thuộc nhóm 1 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất 
lượng nước tốt theo MĐSD) phù hợp để cung cấp nước cho các mục đích yêu cầu 
chất lượng cao: Cấp nước sinh hoạt, bảo tồn hệ động thực vật thủy sinh và các giá 
trị văn hóa khác. 
+ Các đoạn sông thuộc nhóm 2 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất 
lượng nước trung bình theo MĐSD) phù hợp để cung cấp nước cho các mục đích 
yêu cầu chất lượng trung bình: Cấp nước tưới cây. 
+ Các đoạn sông thuộc nhóm 3 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất 
lượng nước xấu theo MĐSD) phù hợp để cung cấp nước cho các mục đích yêu cầu 
chất lượng kém. 
Bước 10: Đề xuất các giải pháp thực hiện PVCLNS theo MĐSD 
Để thực hiện có hiệu quả việc PVCLNS theo MĐSD các dòng sông cần thiết 
có các quy định và hướng dẫn cụ thể trong đó có việc cần thiết đồng nhất các quy 
định về quy hoạch môi trường trong các văn bản pháp quy (Luật BVMT sửa đổi và 
các văn bản pháp quy khác có liên quan). Các văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý để 
thực hiện các hoạt động quy hoạch BVMT, trong đó có PVCLNS theo MĐSD. 
- Quy hoạch BVMT cần được sửa đổi bảo đảm thống nhất đồng bộ với pháp 
luật về quy hoạch và yêu cầu BVMT các mức độ phân vùng môi trường. Hiện nay 
Luật BVMT (sửa đổi) đang trong giai đoạn Quốc hội xem xét để ban hành, trong đó 
các quy định về quy hoạch môi trường được tiếp tục đưa ra với mức độ cụ thể và 
phù hợp hơn với thực tế. Quy hoạch BVMT sẽ được cụ thể hơn tại các văn bản dưới 
Luật BVMT. Liên quan tới các quy định đến PVCLNS theo MĐSD, các quy định 
trên có khả năng sẽ xem xét và làm rõ như: 
+ Quy hoạch BVMT được sửa đổi bảo đảm thống nhất đồng bộ với pháp luật 
về quy hoạch và yêu cầu BVMT trong đó quy định rõ nội dung chính của quy hoạch 
BVMT quốc gia, vùng, tỉnh. 
78 
+ Quy định về phân vùng môi trường là một nội dung của quy hoạch BVMT. 
Theo mức độ phân vùng môi trường khác nhau. 
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được phải đảm bảo các nguyên 
tắc trong đó có nguyên tắc phân vùng môi trường. 
- Quy định xây dựng PVCLNS theo MĐSD cho các dòng sông theo quy trình 
đồng nhất, trước mắt tập trung vào các dòng sông chính tại các lưu vực lớn (Lưu 
vực sông Đồng Nai, Nhuệ Đáy, Cầu,). 
- Tổ chức thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông hạn chế đầu 
tư đối với một số ngành, nghề sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi 
trường tại các PVCLNS đã được thiết lập. 
- Xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn thải và kế hoạch quản lý, xử lý các nguồn 
thải trên lưu vực sông, tập trung vào các nguồn thải chính, xả thải trực tiếp. Các 
tỉnh, thành phố trên lưu vực cần thống nhất xây dựng một kế hoạch theo dõi, giám 
sát và cơ chế chia sẻ, công khai thông tin về các nguồn thải để phục vụ kịp thời và 
có hiệu quả cho công tác quản lý bảo vệ môi trường lưu vực sông. 
- Thiết kế, xây dựng ngân hàng dữ liệu về chất lượng nước trên lưu vực sông 
theo mô hình PVCLN theo MĐSD. Ngân hàng dữ liệu này vừa quản lý số liệu chất 
lượng nước, vừa chuyển hóa số liệu thành thông tin phục vụ cho các đối tượng sử 
dụng nước và công tác quản lý chất lượng nước. 
- Thúc đẩy và giám sát thực thi quy chế quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu môi 
trường lưu vực sông. Trong đó có dữ liệu về CLNS. 
- Lồng ghép PVCLNS theo MĐSD vào các quy hoạch, kế hoạch, chương tình 
hành động có liên quan về BVMT. 
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng 
về PVCLNS theo MĐSD cũng như công tác bảo vệ môi trường lưu vực nói chung. 
Bước 11: Xin ý kiến về kết quả PVCLNS theo MĐSD 
Các kết quả PVCLNS theo MĐSD được gửi đến: cơ quan/ tổ chức có chức 
năng, các chuyên gia, các nhà quản lý tài nguyên nước, cộng đồng dân cư .. các địa 
79 
phương lưu vực sông để lấy ý kiến kết quả phân vùng theo mục đích sử dụng nước 
và đưa vào sử dụng, làm căn cứ cho các đề xuất bảo vệ môi trường cho các dòng 
sông trong tương lai. 
Để đạt được hiệu quả thu nhận từ các góp ý, giải pháp tối ưu nhất là các kết 
quả PVCLNS theo MĐSD được cơ quan quản lý nhà nước về BVMT tiếp nhận, 
xem xét và tổ chức thực hiện (Bộ/Sở TNMT và các đơn vị/ tổ chức trực thuộc). 
Bước 12: Xem xét và chỉnh sửa theo góp ý PVCLNS theo MĐSD 
Các góp ý về kết quả PVCLNS theo MĐSD từ các cá nhân/tổ chức được thu 
thập để xem xét chính sửa, bổ sung, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế 
của đoạn sông/dòng sông/lưu vực sông. 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 
Chương 3 đã giải quyết được mục tiêu của luận án là xây dựng cơ sở khoa 
học, đưa ra quy trình PVCLNS theo MĐSD. 
Cơ sở khoa học PVCLNS theo MĐSD được xây dựng với các nội dung chính: 
Phân vùng chất lượng nước theo MĐSD là một dạng của phân vùng chức năng 
môi trường với đơn vị “vùng” tương ứng với dòng sông và “tiểu vùng“ tương ứng 
với các đoạn sông. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng phân vùng chất lượng 
nước là một bước/bộ phận chính trong phân vùng chất lượng nước theo MĐSD. 
Ngoài yếu tố xem xét đánh giá chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước theo 
MĐSD còn cần xem xét đánh giá đến các yếu tố nội vi và ngoại vi chính có liên 
quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra cách tiếp cận, các đặc điểm chính, các 
tiêu chí nội ngoại vi, các chỉ thị, thông số để đánh giá chất lượng nước sông cũng 
được đề cập trong cơ sở khoa học PVCLNS theo MĐSD và quy trình PVCLNS 
theo MĐSD với 12 bước thực hiện. 4 loại tiểu vùng theo hướng dẫn trong phân 
vùng của quy hoạch bảo vệ môi trường được áp dụng trong PVCLNS theo MĐSD. 
Nghiên cứu đã đề xuất các đặc điểm cụ thể để nhận dạng cho mỗi tiểu vùng. Tuy 
nhiên, để phù hợp với đặc điểm của dòng sông, riêng tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ, 
nghiên cứu đề xuất 3 dạng tiểu vùng: (i) Môi trường sống của sinh vật quý hiếm, 
80 
đặc hữu; (ii) Đoạn sông có hệ sinh thái đa dạng phong phú vùng cửa sông và ngập 
mặn; (iii) Các công trình bảo tồn, bảo vệ sát ven sông. 
CHƯƠNG 4. ÁP DỤNG PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG 
THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CHO SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY 
4.1. Một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông 
Nhuệ - Đáy 
4.1.1. Đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên 
a) Vị trí địa lý: Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có toạ độ địa lý từ 200 đến 21020' vĩ 
độ Bắc và 1050 đến 106030' kinh độ Đông, bao gồm địa phận hành chính của 5 
tỉnh/thành phố (Bảng 4.1). 
Bảng 4.1. Phạm vi lưu vực sông Nhuệ - Đáy [19], [64] 
TT 
Tên 
tỉnh/TP 
Các thành phố, quận, huyện, thị xã 
1 Hoà Bình 
Các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thuỷ và Lạc 
Thuỷ. 
2 Hà Nội 
Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà 
Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Nam Từ 
Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân. 
Các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ 
Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh 
Oai, Thanh Trì, Thạch Thất,Thường Tín, Ứng Hòa. 
T.p: Sơn Tây 
3 Hà Nam 
Thành phố Phủ Lý; các huyện: Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh 
Liêm, Bình Lục, Duy Tiên. 
4 Ninh Bình 
Thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, các huyện: Nho Quan, 
Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô. 
5 Nam Định 
Thành phố Nam Định, các huyện: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam 
Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa 
Hưng. 
81 
b) Đặc điểm khí tượng thủy văn 
Nguồn nước tự nhiên của sông Đáy kết hợp với điều hòa của hệ thống cống 
trình thủy lợi đã phục vụ đắc lực việc cấp nước cho dân sinh (nước sinh hoạt cấp 
cho các đô thị lớn như: Hà Đông, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình,...) và phát triển 
các ngành kinh tế như: Giao thông thủy, thủy sản, du lịch và đặc biệt là phát triển 
nông nghiệp - một ngành chính trong lưu vực. Sông Đáy là trục tiêu chính trong 
mùa lũ, sông Đáy hoàn toàn mang đặc thù của sông đồng bằng. Sông Đáy chảy giữa 
lưu vực với chiều dài khoảng 226,1 km, lòng và bãi sông biến đổi mạnh về chiều 
rộng. Sông Đáy vai trò là sông chính của các sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông 
Hoàng Long, sông Vạc. 
Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống 
thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội và chảy vào 
sông Đáy tại thành phố Phủ Lý. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1.070 km2, chiếm 
13,95% trong tổng diện tích lưu vực [25], [48]. Có thời điểm, nước sông Hồng tại 
Liên Mạc thấp hơn mực nước trong cống, đành phải đóng cống để không cho nước 
chảy ngược ra. Trong tương lai về mùa khô bổ cập từ sông Hồng cho sông Nhuệ 
(bằng tự chảy từ cống Liên Mạc và trạm bơm Liên Mạc bơm từ sông Hồng vào) 
phải là 70 m3/s (trong đó tối thiểu 5 m3/s được đưa về đầu sông Tô Lịch để đảm 
bảo cảnh quan và tăng cường khả năng tự làm sạch cho sông) [21], [22]. Chi tiết về 
đặc điểm thủy văn sông Nhuệ, sông Đáy thể hiện tại phụ lục 3. 
82 
Hình 4.1. Bản đồ hệ thống thủy văn lưu vực sông Nhuệ - Đáy [62] 
Phân phối dòng chảy năm lưu vực sông Đáy được trình bày trong bảng 4.2. 
Bảng 4.2. Phân phối dòng chảy năm các trạm thuộc lưu vực sông Đáy [17] 
Sông 
Tháng 
Sông Bùi Sông Tích Sông Đáy Sông Bôi Sông Lạng 
Q 
(m3/s) 
Tỷ lệ 
(%) 
Q 
(m3/s) 
Tỷ lệ 
 (%) 
Q 
(m3/s) 
Tỷ lệ 
 (%) 
Q 
(m3/s) 
Tỷ lệ 
 (%) 
Q 
(m3/s) 
Tỷ lệ 
(%) 
I 0,313 2,38 8,27 2,35 12,1 1,93 4,06 1,47 0,56 2,16 
II 0,255 1,94 8,49 2,42 2,8 2,04 3,35 1,22 0,45 1,74 
III 0,205 1,56 7,22 2,05 11,5 1,84 3,02 1,1 0,57 2,22 
IV 0,27 2,05 13,4 3,81 18,2 2,91 5,08 1,84 0,75 2,09 
V 0,544 4,13 24,5 6,97 34,2 5,47 12,7 4,61 1,46 5,67 
VI 1,04 7,9 33,6 9,36 55,4 8,85 30,4 11 3,59 13,9 
VII 1,62 12,3 34,4 9,79 81,8 13,1 42,7 15,4 1,47 5,7 
VIII 2,52 19,1 56,5 16,1 135 21,6 46,2 16,8 4,83 18,7 
IX 3,31 25,1 77,1 21,9 1 23,2 71,7 26 7,97 30,9 
X 1,79 13,6 46,8 13,3 74,4 11,9 36,4 13,2 2,11 8,2 
XI 0,911 6,92 22,8 6,49 32,8 5,24 14,6 5,3 1,02 39,6 
XII 0,388 2,95 18,3 5,21 12,5 2 5,67 2,06 0,99 3,82 
Mùa lũ 2,06 78,1 49,7 70,7 98,3 78,6 45,4 85,7 3,99 77,5 
Mùa cạn 0,41 21,9 14,7 29,3 19,2 21,4 6,92 14,3 0,83 22,5 
Năm 1,1 100 28,5 100 52,9 100 23,1 100 2,15 100 
Ghi chú: Q – Lưu lượng (m3/s) 
83 
Lượng nước mùa lũ ở hầu hết các sông chiếm từ 70 - 80% lượng nước năm. 
Trong mùa cạn, mực nước và lưu lượng nước nhỏ. Lượng dòng chảy trong 7 tháng 
mùa cạn chỉ chiếm khoảng 20- 25% lượng dòng chảy cả năm. Ngoài các nhánh 
sông lớn chi phối chế độ thủy văn trên hệ thống, sông Đáy còn nhận nước từ các 
sông tiêu, sông tưới qua các sông La Khê, Ngoại Độ, Các sông này thường phải 
đóng lại khi có phân lũ trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào thời gian lũ. Sông 
Đáy có vị trí rất quan trọng, nó vừa là đường thoát nước chính của sông Hồng, vừa 
là đường tiêu lũ của bản thân lưu vực sông Đáy. Trong mùa lũ, mực nước và lưu 
lượng các sông suối lớn, thay đổi nhanh, tốc độ dòng chảy đạt từ 2 - 3 m/s, biên độ 
mưc nước trong con lũ thường 4 - 5 m. Mực nước và lưu lượng lớn nhất năm có khả 
năng xuất hiện trong tháng VII, VIII, hoặc IX, nhưng phổ biến vào tháng VIII. Mùa 
mưa trùng với thời kỳ mùa hè, từ tháng V - X, chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa 
năm, với số ngày mưa khoảng 60 - 70 ngày. Tháng VII - IX là những tháng có 
nhiều ngày mưa nhất và lượng mưa lớn nhất, chiếm 50 - 60% tổng lượng mưa năm, 
đạt khoảng 250 - 350 mm/tháng. Lượng mưa các tháng mùa khô đều dưới 100 
mm/tháng, trong đó tháng XII, I, II, II dưới 50 mm/tháng. 
Chế độ dòng chảy lũ [54]: Do độ dốc lòng sông và cường độ mưa lớn nhất ở 
vùng thượng lưu vực nên lũ ở các sông suối vừa và nhỏ lên xuống rất nhanh với 
cường suất lũ lên lớn nhất có thể tới 2 m/h (tại trạm Hưng Thi 2,28 m/h). Biên độ lũ 
có thể 9 - 10 m và tốc độ dòng chảy lớn nhất có thể đạt > 4 (trạm Lâm Sơn Vmax = 
4,37 m/s, trạm Hưng Thi Vmax = 3,49 m/s). Thời gian kéo dài một trận lũ chỉ từ 1 - 3 
ngày. Mô-đun lưu lượng đỉnh lũ tương ứng với tần suất 1% khá lớn: 7.300 l/s/km2 
tại Hưng Thi, 17500 l/s/km2 tại Lâm Sơn. Sau đây là số liệu tham khảo về đặc trưng 
mực nước trạm Hà Nội. Chế độ lũ trên hệ thống sông nghiên cứu rất phức tạp, đó là 
sự tổ hợp của nhiều yếu tố bao gồm tiêu nước nội đồng, phân lũ sông Hồng qua đập 
Đáy, lũ của các dòng sông nhánh. 
Các yếu tố ảnh hưởng dòng chảy kiệt: Những yếu tố chính ảnh hưởng đến 
dòng chảy kiệt trên lưu vực sông bao gồm: 
- Lượng nước gia nhập sông Nhuệ từ sông Hồng qua cống Liên Mạc 
84 
- Lượng nước ngầm tầng nông gia nhập sông Nhuệ trong khu vực 
- Lượng nước gia nhập từ các nguồn thải khác nhau như: hồi quy từ các hệ 
thống thuỷ nông, nước thải sinh hoạt và nước thải các khu công nghiêp trong khu 
vực,[24]. 
c) Đặc điểm thủy triều và xâm nhập mặn 
Chế độ dòng chảy của sông Đáy không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố 
khí hậu (chế độ mưa), chế độ nước sông Hồng mà còn phụ thuộc vào chế độ nhật 
triều đều vịnh Bắc Bộ, biên độ giảm dần từ Bắc xuống Nam, đến cửa Đáy biên độ 
chỉ còn từ 2,0 -3,0 m, Thủy triều cũng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thoát 
nước thải, thoát lũ, tiêu úng của các sông [28]. Hạ lưu lưu vực sông Nhuệ - Đáy với 
các phân lưu sông Đào, Nam Định, sông Ninh Cơ, các chi lưu sông Hoàng Long, 
sông Vạc và mạng sông trục chằng chịt của vùng này chịu ảnh hưởng rất lớn của 
thủy triều nhất là mùa kiệt [25]. Mực nước tại cửa Đáy phụ thuộc chủ yếu vào triều 
dâng khi có bão thủy triều nước mặn chảy vào sông, trung bình 12 km. Thủy triều ở 
vùng ven biển Kim Sơn có cùng đặc điểm thủy triều vùng ven biển Bắc Bộ. Chế độ 
nhật triều không đều, trong tháng 2 có chu ký nước lớn, mỗi chu kỳ kéo dài từ 8 đến 
9 ngày với biên độ dao động từ 1,5 đến 2,2 m. Mỗi ngày xuất hiện 1 đỉnh và 1 chân 
triều, biên độ dao động từ 0,5 đến 1,2 m. Giữa 2 chu kỳ nước lớn và kỳ nước kém 
kéo dài 5 đến 6 ngày. Trong 1 ngày xuất hiện từ 1 đến 2 đỉnh và 1 đến 2 chân 
triều.Tính chất bán nhật triều tăng lên rõ rệt [38]. 
4.1.2. Đặc điểm chính về điều kiện kinh tế xã hội 
Dân số: Mật độ dân số trung bình trên toàn lưu vực là gần 1.000 người/km2, 
cao gấp 3,6 lần so với bình quân chung của cả nước (277 người/km2) [68]. 
Các đặc điểm chính về điều kiện KT-XH các tỉnh lưu vực sông Nhuệ - Đáy 
(chi tiết thể hiện tại phụ lục 2). 
4.2. Quy trình phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng cho sông 
Nhuệ, sông Đáy 
Bước 1: Thu thập thông tin, số liệu, các đặc điểm chính có liên quan đến chất 
lượng nước tại lưu vực (điều kiện tự nhiên, KT-XH, các kế hoạch bảo vệ môi trường) 
85 
Số liệu/thông tin được thu thập bao gồm: Nhóm dữ liệu về điều kiện tự nhiên, 
điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường tại khu vực nghiên cứu (Phụ lục 2). 
Bước 2: Khảo sát dòng sông 
Với mục đích thu thập thông tin, số liệu, định hướng và xác định kết quả 
nghiên cứu sơ bộ làm cơ sở để phân tích và đánh giá tiếp theo, do vậy các nội dung 
chính thực hiện trong quá trình khảo sát là: 
- Khảo sát 10 điểm lấy mẫu sông Nhuệ, 19 điểm lấy mẫu sông Đáy: Luận án 
thực hiện khảo sát các điểm Trung tâm quan trắc môi trường đã lấy mẫu quan trắc 
giai đoạn 2010 – 2014 (Hà Nội: 11 điểm quan trắc (7 điểm tại sông Nhuệ và 4 điểm 
tại sông Đáy) N1 - N7 và Đ1 - Đ4; Hà Nam: 11 điểm quan trắc (4 điểm tại sông 
Nhuệ và 4 điểm tại sông Đáy) N7 - N10 và Đ5 - Đ11; Nam Định: 3 điểm quan trắc 
(tại sông Đáy) Đ15 - Đ17 Ninh Bình: 4 điểm quan trắc (tại sông Đáy) Đ12 - Đ14, 
Đ18 - Đ19). Tọa độ, lý do lấy mẫu tại các điểm cụ thể được thể hiện tại phục lục 4. 
- Khảo sát, lựa chọn 3 điểm tại sông Nhuệ (N2, N6 và N9) và 3 điểm tại sông 
Đáy (Đ2, Đ7, Đ12) vào các năm 2015, 2016 và 2019 để lấy mẫu nước phục vụ việc 
đánh giá cập nhật đánh giá chất lượng và khả năng tự làm sạch của sông theo mô 
hình WASP. 
- Khảo sát thực địa các hợp lưu chính đổ ra sông: sông Tô Lịch (đổ ra sông 
Nhuệ, sông La Khê, Châu Giang, sông Đào ((đổ ra sông Đáy). 
Khảo sát một số nhà máy nước lấy nguồn nước cấp là sông Đáy (Nhà máy 
Thanh Phong, Khả Phong, huyện Kim Bảng, nhà máy nước số 1, Tp Phủ Lý, công 
ty CP cấp thoát nước Ninh Bình, Tp.Ninh Bình, 
- Xác định nhu cầu sử dụng nước dựa vào ý kiến người dân sống ven sông: 
phỏng vấn 220 phiếu điều tra 4 tỉnh/thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam 
Định sông Đáy là 140 phiếu, sông Nhuệ là 80 phiếu) 
- Lấy ý kiến 30 chuyên gia (cán bộ sở TNMT, chuyên gia môi tường và thủy 
lợi) để lựa chọn tiêu chí PVCLNS theo MĐSD (Chi tiết phiếu phỏng vấn tại phụ lục 
14, 15). 
- Khảo sát các hạng mục có giá trị bảo tồn, bảo vệ của 2 sông Nhuệ và sông 
Đáy theo quy định Nghị định 43/2015 NĐ-CP - quy định về hành lang bảo vệ 
86 
nguồn nước [15], QCVN: 01/2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy 
hoạch xây dựng) (Chi tiết đã nêu tại 3.1.1). 
- Xác định vị trí đoạn sông thuộc thượng lưu/trong phạm vi về vùng bảo hộ vệ 
sinh khu vực công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt [50], trung lưu, 
hạ lưu của dòng sông. 
Bước 3: Xác định phạm vi tiểu vùng 
Cơ sở xác định phạm vi tiểu vùng PVCLNS theo MĐSD trên cơ sở các hợp 
lưu tại các đoạn sông. Nhận diện phạm vi tiểu vùng chất lượng nước sông là cơ sở 
để phân tích đánh giá, xếp loại PVCLNS theo MĐSD theo các tiêu chí cụ thể ở 
những bước thực hiện tiếp theo. Sông Nhuệ có các hợp lưu chính là sông La Khê, 
Tô Lịch, Ngoại độ. Sông Đáy có các hợp lưu chính là sông La Khê, Bùi, Thanh Hà, 
Nhuệ, Châu Giang, Hoàng Long, Đào, Âu, Vạc. Kết quả nhận diện xác định cho 
thấy, có 4 tiểu vùng (đoạn sông) tại sông Nhuệ và 8 đoạn tại sông Đáy (hình 4.2, 
bảng 4.3). 
Sông La Khê 
Sông Tô lịch 
Sông Bùi 
Sông Ngoại Độ 
Sông Thanh Hà 
Sông Châu 
Giang 
Sông Đáy Sông Nhuệ 
1 
2 
1 
2 
3 
4 
4 
3 
5 
Sông Hòang 
Long 6 
Sông Đào 7 
87 
Hình 4.2. Các hợp lưu tại sông Nhuệ, sông Đáy 
Bảng 4.3. Kết quả nhận diện các tiểu vùng phục vụ việc PVCLNS theo MĐSD 
TT 
Tiểu vùng 
(Đoạn sông) 
Khoảng 
cách (km) 
Hợp lưu 
Sông Nhuệ (75,1 km) 
1 N1- N2 (Cống Liên Mạc, Bắc Từ 
Liêm) – Phúc La, quận Hà Đông) 15.3 
Hợp lưu sông Hồng – trước 
hợp lưu sông La Khê (tại Hà 
Đông - Hà Nội). 
2 N2 - N5 (Phúc La, quận Hà Đông – 
Cầu Chiếc, huyện Thường Tín, Hà 
Nội) 
13,8 
Hợp lưu sông La Khê - trước 
hợp lưu sông Tô lịch, Thanh 
Trì, Hà Nội. 
3 N5 - N7 (Cầu Chiếc, huyện Thường 
Tín, Hà Nội – Cống Thần, huyện Phú 
Xuyên - Ứng Hòa, Hà Nội) 
26,2 
Hợp lưu sông Tô Lịch, (Thanh 
Trì - Hà Nội) – trước hợp lưu 
sông Ngoại Độ. 
4 N7 – N10 (Cống Thần, huyện Phú 
Xuyên - Ứng Hòa, Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xay_dung_co_so_khoa_hoc_ve_phan_vung_chat.pdf
  • pdf2. Tom tat CAI ANH TU - Tieng Viet.pdf
  • pdf3. Tom tat CAI ANH TU - Tieng Anh.pdf
  • pdf4. Trang thong tin _ Tieng Viet.pdf
  • pdf5. Trang thong tin _ Tieng Anh.pdf