Luận án Nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng trung lượng (Ca, Mg, S) cho lúa trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng trung lượng (Ca, Mg, S) cho lúa trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng trung lượng (Ca, Mg, S) cho lúa trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang

ề đất XBM tỉnh Bắc Giang (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2012), toàn tỉnh có 61.294,8 ha đất XBM, phân bố chủ yếu tại các huyện Tân Yên, Lục Nam và Hiệp Hòa (Bảng 3.3). Số liệu được phân tích từ các mẫu đất XBM tại Bắc Giang cho thấy đất XBM có tầng sét loang lổ và đất XBM đọng nước có thành phần cơ giới trung bình, còn các đất XBM sỏi sạn và đất XBM điển hình có thành phần cơ giới nhẹ. Đất khá chặt, dung trọng đất trung bình dao động trong khoảng 1,22 - 1,29 g/cm3. Đất chua nhẹ, pHH2O trong khoảng 5,8 - 6,1; pHKCl trong khoảng 5,0 - 5,2. Hàm lượng các bon hữu cơ trong đất từ nghèo đến khá, trung bình là 1,26% OC. Đạm tổng số ở mức nghèo đến trung bình, từ 0,07 - 0,14% N, trung bình là 0,12% (đất XBM loang lổ và đất xám điển hình thường ở mức thấp). Lân tổng số và dễ tiêu ở mức thấp đến trung bình (P2O5: 0,02 - 0,14% và P2O5: 0,1 - 9,4 mg/100 g đất). Kali tổng số và dễ tiêu khá thấp, lần lượt dao động từ 0,07 - 0,19% K2O, bình quân 0,11% K2O; và từ 3,05 - 5,22 mg K2O/100 g đất, bình quân kali tổng số ở mức nghèo 4,08 mg K2O/100 g đất. 44 Tổng các cation kiềm trao đổi dao động ở mức thấp, thường nhỏ hơn 3,0 meq/100 g đất. Dung tích hấp thu (CEC) trong đất ở mức thấp đến trung bình, từ 8,26 - 11,30 meq/100 g đất, trung bình là 9,78 meq/100 g đất. 45 Bảng 3.3. Diện tích và phân bố đất XBM tỉnh Bắc Giang theo huyện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 TT Loại đất Diện tích và phân bố đất XBM theo huyện, (ha) Hiệp Hòa Lạng Giang Lục Nam Lục Ngạn Sơn Động Tân Yên TP. Bắc Giang Việt Yên Yên Dũng Yên Thế Cộng 1 XAbm.ll 6.223 2.048 957 68 - 2.969 539 3.678 1.115 53 17.651 2 XAbm.đn 2.584 1.051 1.617 218 - 6.934 719 2.689 2.609 67 18.488 3 XAbm.ss 442 1.973 6.010 3.168 3.635 245 41 699 188 2.290 18.691 4 XAbm.đh 392 848 1.453 316 120 1.343 72 765 406 753 6.466 Tổng cộng: 9.639 5.919 10.037 3.769 3.755 11.491 1.372 7.830 4.318 3.163 61.295 Ghi chú: XAbm.ll - Đất XBM có tầng sét loang lổ; XAbm.đn - Đất XBM đọng nước; XAbm.ss - Đất XBM nhiều sỏi sạn; XAbm.đh - Đất XBM điển hình. 46 3.3. Thực trạng canxi, magiê và lưu huỳnh trong đất xám bạc màu Bắc Giang 3.3.1. Đặc điểm chung của đất xám bạc màu Bắc Giang Các mẫu đất thu thập có các đặc điểm phân bố như sau: (i) theo các dạng địa hình: cao và vàn cao (97 mẫu), vàn (262 mẫu), vàn thấp (59 mẫu) và trũng (8 mẫu); (ii) theo thành phần cơ giới: thịt (303 mẫu), thịt nhẹ và cát pha (52 mẫu), cát mịn và cát thô (71 mẫu); và (iii) theo các loại cơ cấu cây trồng: 2 lúa (164 mẫu) và 2 lúa - 1 màu (262 mẫu). Kết quả phân tích các mẫu đất (Bảng 3.4) cho thấy, đất XBM có hàm lượng Ca2+ trung bình 3,37 meq/100 g đất; hàm lượng Mg2+ trung bình 0,31 meq/100 g đất, và hàm lượng SO42- trung bình là 13,19 mg/100 g đất. Trong 426 mẫu phân tích hàm lượng Ca2+ có 37 mẫu nằm ở mức rất thấp (tương ứng 8,67%); có 355 mẫu nằm ở mức thấp (tương ứng 83,33%) và 34 mẫu nằm ở mức trung bình (tương ứng 7,98%). Đối với Mg2+ trong 426 mẫu đã phân tích có 242 mẫu nằm ở mức rất thấp (tương ứng 56,81%); có 181 mẫu nằm ở mức thấp (tương ứng 42,49%) và 3 mẫu nằm ở mức trung bình (tương ứng 0,70%). Đối với SO42- trong 30 mẫu đất được phân tích có 1 mẫu nằm ở mức thấp (tương ứng 3,33%), 3 mẫu nằm ở mức trung bình (tương ứng 10%) và 26 mẫu nằm ở mức đủ (tương ứng 86,67%). Với số liệu phân tích như vậy, có thể cho rằng hàm lượng canxi và magiê trong đất XBM ở mức thấp (Metson, 1961) và hàm lượng lưu huỳnh ở mức trung bình (Marx và cs, 1999). 47 Bảng 3.4. Kết quả phân tích Ca2+, Mg2+, SO42- và K+ của các mẫu đất XBM Trị số Ca2+ (meq/ 100g đất) Mg2+ (meq/ 100g đất) SO4 2- (mg/100g đất) K+ (meq/100g đất) Giá trị nhỏ nhất 0,68 0,04 0,11 0,01 Giá trị lớn nhất 9,05 1,10 64,23 0,45 Trung bình 3,37 0,31 13,19 0,09 3.3.2. Cơ cấu cây trồng chính trên đất XBM Bắc Giang Trên đất XBM ở Bắc Giang có 6 cơ cấu cây trồng chính, với lúa là cây trồng chủ yếu. Các cơ cấu cây trồng chính gồm: (i) 2 vụ lúa (phân bố ở địa hình vàn đến vàn thấp, phổ biến ở địa hình vàn thấp); (ii) lúa - màu (phân bố ở chân ruộng cao, thường thiếu nước tưới); (iii) 2 lúa - màu (phân bố ở địa hình vàn đến vàn cao, có chế độ tưới tiêu chủ động, có hệ thống kênh mương khá hoàn chỉnh); (iv) 2 màu - lúa (phân bố ở địa hình cao, chế độ nước tưới bán chủ động); (v) chuyên màu (phân bố ở địa hình cao, với những nơi có đủ nguồn lực về lao động và khả năng đầu tư, tiêu nước chủ động, có khả năng thâm canh cao có thể gieo trồng 4 - 5 vụ/năm); và (vi) cây ăn quả (phân bố ở hầu hết các địa hình từ vàn thấp đến cao). 3.3.3. Ảnh hưởng của địa hình, cơ cấu cây trồng và thành phần cơ giới đến hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi trong đất xám bạc màu Bắc Giang 3.3.3.1. Ảnh hưởng của địa hình Kết quả phân tích (Bảng 3.5) cho thấy quy luật ở địa hình càng thấp thì hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi càng cao, điều này có thể lý giải là do ở địa hình thấp các nguyên tố này trong đất ít bị rửa trôi hơn so với ở địa hình cao. Hàm lượng Ca2+ ở chân đất cao + vàn cao dao động trong khoảng 0,99 - 6,21 48 meq/100 g đất, trung bình là 3,13 meq/100 g đất; ở chân đất vàn dao động trong khoảng 0,68 - 8,84 meq/100 g đất, trung bình là 3,37 meq/100 g đất; ở chân đất vàn thấp dao động trong khoảng 1,38 - 9,05 meq/100 g đất, trung bình là 3,52 meq/100 g đất; ở chân đất trũng dao động trong khoảng 2,91 - 8,22 meq/100 g đất, trung bình là 4,87 meq/100 g đất. Tương tự, hàm lượng Mg2+ ở chân đất cao + vàn cao dao động trong khoảng 0,04 - 0,76 meq/100 g đất, trung bình là 0,29 meq/100 g đất; ở chân đất vàn dao động trong khoảng 0,04 - 1,03 meq/100 g đất, trung bình là 0,30 meq/100 g đất; ở chân đất vàn thấp dao động trong khoảng 0,06 - 0,91 meq/100 g đất, trung bình là 0,34 meq/100 g đất; ở chân đất trũng dao động trong khoảng 0,25 - 1,10 meq/100 g đất, trung bình là 0,60 meq/100 g đất. Bảng 3.5. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong đất xám bạc màu theo địa hình Giá trị Ca2+ (meq/100g đất) Mg2+ (meq/100g đất) Cao + vàn cao Vàn Vàn thấp Trũng Cao + vàn cao Vàn Vàn thấp Trũng Thấp nhất 0,99 0,68 1,38 2,91 0,04 0,04 0,06 0,25 Cao nhất 6,21 8,84 9,05 8,22 0,76 1,03 0,91 1,10 Trung bình 3,13 3,37 3,52 4,87 0,29 0,30 0,34 0,60 3.3.3.2. Ảnh hưởng của cơ cấu cây trồng Phân tích các mẫu đất ở cơ cấu 2 lúa và 2 lúa 1 màu (Bảng 3.6) cho thấy, hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi trên đất cơ cấu 2 lúa 1 màu cao hơn so với đất cơ cấu 2 lúa, vì đất 2 lúa 1 màu, có cây vụ đông thường được bón nhiều lân (dạng super photphate hoặc super - tecmo), mà hệ số sử dụng P đối với cây trồng cạn thường thấp, nên có khả năng Ca, Mg trong phân lân được tích 49 lũy trong đất nhiều hơn, dẫn đến lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi trong đất cơ cấu 2 lúa 1 màu có xu thế lớn hơn trong đất cơ cấu 2 lúa. Bảng 3.6. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong đất xám bạc màu theo cơ cấu cây trồng Giá trị Ca2+ (meq/100g đất) Mg2+ (meq/100g đất) 2 lúa 2 lúa 1 màu 2 lúa 2 lúa 1 màu Thấp nhất 0,99 0,68 0,04 0,04 Cao nhất 9,05 8,84 1,06 1,10 Trung bình 3,19 3,54 0,28 0,33 3.3.3.3. Ảnh hưởng của thành phần cơ giới Hàm lượng trung bình của Ca2+ và Mg2+ ở các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau (Bảng 3.7) cho thấy, đất có thành phần cơ giới nhẹ có hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi thấp hơn so với đất có thành phần cơ giới nặng. Hàm lượng Ca2+ ở đất có thành phần cơ giới thịt và thịt nhẹ, cát pha cao hơn so với hàm lượng Ca2+ ở đất có thành phần cơ giới cát. Bảng 3.7. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong đất xám bạc màu theo thành phần cơ giới Giá trị Ca2+ (meq/100g đất) Mg2+ (meq/100g đất) Thịt Thịt nhẹ, cát pha Cát mịn + cát thô Thịt Thịt nhẹ, cát pha Cát mịn + cát thô Thấp nhất 0,16 1,20 1,00 0,04 0,06 0,04 Cao nhất 9,05 6,56 6,45 1,10 0,71 1,03 Trung bình 3,42 3,42 3,06 0,32 0,27 0,26 50 3.3.4. Hàm lượng SO42- tổng số và hòa tan trong đất xám bạc màu Hiệp Hòa, Bắc Giang Kết quả phân tích hàm lượng SO42- tổng số và hòa tan của 30 mẫu đất XBM thu thập tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trên cơ cấu cây trồng 2 lúa 1 màu (Bảng 3.8) cho thấy: Lượng SO42- hòa tan trong đất XBM dao động trong khoảng 0,11 - 64,23 mg/100 g đất; trung bình là 13,19 mg/100 g đất. Trong 30 mẫu đất được phân tích cho thấy có 1 mẫu nằm ở ngưỡng thiếu (tương ứng 3,33%), 3 mẫu nằm ở ngưỡng trung bình (tương ứng 10%) và 26 mẫu nằm ở ngưỡng đủ (tương ứng 86,67%) (Marx và cs, 1999), như vậy có thể cho rằng đất XBM ở vùng này chưa có sự thiếu hụt lưu huỳnh. Bảng 3.8. Hàm lượng SO42- tổng số và hòa tan trong đất XBM Giá trị SO4 2- tổng số (%) SO4 2- hòa tan (mg/100g đất) Tỷ lệ SO42- ht/SO42- ts (%) Thấp nhất 0,012 0,11 19,444 Cao nhất 0,221 64,23 Trung bình 0,068 13,19 Tóm lại: Kết quả đánh giá thực trạng canxi, magiê và lưu huỳnh trong đất XBM Bắc Giang cho thấy một số nhận định sau: (i) loại đất có địa hình càng thấp thì hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi càng cao; (ii) hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi trên đất 2 lúa 1 màu cao hơn so với đất 2 lúa; (iii) đất có thành phần cơ giới nhẹ có hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi thấp hơn so với đất có thành phần cơ giới nặng; (iv) đất XBM vùng nghiên cứu có biểu hiện thiếu Ca2+ trao đổi và Mg2+ trao đổi và chưa có biểu hiện thiếu SO42- hòa tan, 51 nếu chỉ dựa vào kết quả phân tích đất. Việc bổ sung Ca và Mg cho cây trồng (lúa) trên đất XBM là thực sự cần thiết. 3.4. Tính chất hóa học trước thí nghiệm tại địa điểm nghiên cứu và khả năng đáp ứng Ca, Mg, S cho lúa trên đất xám bạc màu Bắc Giang 3.4.1. Tính chất hóa học của đất xám bạc màu trước thí nghiệm tại Hiệp Hòa - Bắc Giang Kết quả phân tích mẫu đất trước thí nghiệm tại vùng nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy, đất có phản ứng chua vừa pHKCl đạt giá trị nhỏ nhất là 3,85; đạt giá trị lớn nhất là: 4,53; trung bình là: 4,20; hàm lượng cac bon hữu cơ trong đất OC % đạt giá trị nhỏ nhất là: 1,08%; đạt giá trị lớn nhất là: 1,44%; trung bình là: 1,22%; Đạm tổng số N% trong đất đạt giá trị nhỏ nhất là: 0,11%; đạt giá trị lớn nhất là: 0,19%; trung bình là: 0,13%; lân tổng số P2O5ts đạt giá trị nhỏ nhất là: 0,11%; đạt giá trị lớn nhất là 0,15%; trung bình là: 0,12%; lân dễ tiêu P2O5dt đạt giá trị nhỏ nhất là: 47,31 mg/100 g đất; đạt giá trị lớn nhất là: 65,05 mg/100 g đất; trung bình là: 55,72 mg/100 g đất); Kali tổng số K2Ots đạt giá trị nhỏ nhất là: 0,06%; đạt giá trị lớn nhất là: 0,12%; trung bình là: 0,09%. Kali dễ tiêu đạt giá trị nhỏ nhất là: 1,93 mg/100 g đất; đạt giá trị lớn nhất là: 4,70 mg/100 g đất; trung bình là: 2,97 mg/100 g đất; CEC đạt giá trị nhỏ nhất là: 4,88 meq/100 g đất; đạt giá trị lớn nhất là: 13,20 meq/100 g đất; trung bình là: 9,63 meq/100 g đất. Hàm lượng Ca trao đổi đạt giá trị nhỏ nhất là: 0,61 meq/100 g đất; đạt giá trị lớn nhất là: 1,61 meq/100 g đất; trung bình là 0,99 meq/100 g đất. Hàm lượng Mg trao đổi đạt giá trị nhỏ nhất 0,05 meq/100 g đất; đạt giá trị lớn nhất là: 0,15 meq/100 g đất; trung bình là: 0,09 meq/100 g đất. Hàm lượng S hòa tan đạt giá trị nhỏ nhất là: 53,51 mg/100 g đất; đạt giá trị lớn nhất là: 139,04 mg/100 g đất; trung bình là 88,09 mg/100 g đất. 52 Bảng 3.9. Một số tính chất hóa học của đất xám bạc màu trước thí nghiệm tại Hiệp Hòa - Bắc Giang (0 - 20 cm) Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình pHKCl 3,85 4,53 4,20 OC % 1,08 1,44 1,22 Nts % 0,11 0,19 0,13 P2O5ts % 0,11 0,15 0,12 P2O5dt mg/100g đất 47,31 65,05 55,72 K2Ots % 0,06 0,12 0,09 K2Odt mg/100g đất 1,93 4,70 2,97 CEC meq/100g đất 4,88 13,20 9,63 Catđ meq/100g đất 0,61 1,61 0,99 Mgtđ meq/100g đất 0,05 0,15 0,09 SO4 2- ht mg/100g đất 53,51 139,04 88,09 3.4.2. Khả năng đáp ứng Ca, Mg, S của đất cho cây lúa 3.4.2.1. Khả năng đáp ứng Ca của đất cho lúa Đề tài tập trung nghiên cứu đất xám bạc màu tại xã Lương Phong, huyện hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, số liệu phân tích đất được sử dụng thêm trên 3 huyện (Văn Yên, Tân Yên, Việt Yên) để so sánh nhằm làm rõ tính chất đất của địa bàn nghiên cứu. Theo (Dobermann và Fairhurst, 2000) đối với cây lúa, khi tỷ lệ Ca2+/CEC < 20% thì cây lúa sẽ thiếu Ca. Kết quả phân tích đất trên 4 địa điểm (bao gồm cả địa điểm nghiên cứu) được tổng kết ở bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ Ca2+/CEC trong đất ở cả 4 địa điểm lấy mẫu đều < 20%. Vì vậy, 53 có thể khẳng định rằng đất bạc màu Bắc Giang thiếu Ca. Bảng 3.10. Tỷ lệ Ca2+/CEC trong đất xám bạc màu Bắc Giang TT Địa điểm Ca2+ (meq/100g đất) CEC (meq/100g đất) Tỷ lệ Ca2+ trong CEC, % 1 Văn Yên 1,38 10,51 13,13 2 Tân Yên 1,89 10,08 18,75 3 Việt Yên 2,04 11,38 17,92 4 Hiệp Hòa (*) 0,99 9,63 10,28 Ghi chú: (*) vùng đất đặt thí nghiệm 3.4.2.2. Khả năng đáp ứng Mg của đất cho lúa Khả năng đáp ứng Mg cho lúa đã có nhiều tác giả nhận định nhưng trên mỗi vùng đất khác nhau thì hàm lượng Mg trong đất sẽ rất khác nhau. Kết quả phân tích hàm lượng Mg trong đất được tổng hợp ở bảng 3.11 cho thấy: hàm lượng Mg trong đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tại các điểm lấy mẫu đều < 0,3 meq/100 g đất. Vì vậy, có thể khẳng định đất xám bạc màu Bắc Giang thiếu Mg (Metson, 1961). Bảng 3.11. Hàm lượng Mg2+ trong đất xám bạc màu Bắc Giang TT Địa điểm Mg2+ (meq/100g đất) CEC (meq/100g đất) Tỷ lệ Mg2+ trong CEC, % 1 Văn Yên 0,13 10,51 1,23 2 Tân Yên 0,11 10,08 1,09 3 Việt Yên 0,16 11,38 1,41 4 Hiệp Hòa 0,09 9,63 0,93 Nguồn: Witt và cs (2007) và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2015) 3.4.2.3. Khả năng đáp ứng S của đất cho lúa Ngưỡng thiếu hụt S trong đất phụ thuộc vào hàm lượng Sht ở trong đất. 54 Theo (Marx và cs, 1999) khi cho rằng Sht < 2 ppm là đất bị thiếu S. Kết quả phân tích hàm lượng Sht trong đất được tổng hợp ở bảng 3.12 cho thấy hàm lượng Sht trong đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tại các điểm lấy mẫu đều lớn hơn 2 ppm. Vì vậy, có thể khẳng định rằng đất xám bạc màu Bắc Giang đủ S. Bảng 3.12. Hàm lượng SO42- trong đất xám bạc màu Bắc Giang TT Địa điểm Hàm lượng SO42- (mg/100g đất) 1 Văn Yên 59,67 2 Tân Yên 56,42 3 Việt Yên 75,33 4 Hiệp Hòa (*) 88,09 Ghi chú: (*) đất tại nơi đặt thí nghiệm 3.5. Ảnh hưởng của Ca, Mg, S đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa 3.5.1. Ảnh hưởng của Ca đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của Ca đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa trong cả vụ xuân và mùa năm 2012 - 2013 được trình bày ở bảng 3.13 và 3.14 cho thấy, khi bón đầy đủ NPK đã có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây lúa, nhưng trên nền phân bón này khi bổ sung thêm Ca đã ảnh hưởng tốt hơn tới sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, trên nền phân NPK: so với đối chứng, trong các công thức bón phân Ca thì chỉ có mức tăng số dảnh lúa của CT5 (tăng 1,0 dảnh/khóm ở vụ xuân 2013 và 0,9 dảnh/khóm ở vụ mùa 2013), mức tăng về chiều cao cây cũng như số dảnh/khóm của các công thức còn lại so với đối chứng không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. 55 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của Ca đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ xuân 2012 và 2013 Công thức TN Chiều cao cây (cm) Số dảnh/khóm 25 ngày 40 ngày 25 ngày 40 ngày Vụ xuân 2012 1. Chay 22,5 39,1 4,1 4,3 2. NPK (Nền) 22,7 39,6 4,1 5,2 3. Nền + Ca1 22,8 40,8 4,2 5,3 4. Nền + Ca2 23,7 42,3 4,3 5,4 5. Nền + Ca3 23,8 43,2 4,3 6,2 LSD0.05 3,08 4,06 0,38 0,55 CV(%) 7,1 5,3 4,8 5,5 Vụ xuân 2013 1. Chay 32,5 48,4 4,3 5,2 2. NPK (Nền) 37,6 65,3 6,0 9,4 3. Nền + Ca1 38,7 65,7 6,2 10,0 4. Nền + Ca2 38,7 66,7 6,3 10,2 5. Nền + Ca3 39,6 66,9 6,4 10,4 LSD0.05 2,65 3,09 0,50 0,54 CV(%) 3,8 2,6 4,5 3,2 56 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của Ca đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ mùa 2012 và 2013 Công thức TN Chiều cao cây (cm) Số dảnh/khóm 25 ngày 40 ngày 25 ngày 40 ngày Vụ mùa 2012 1. Chay 42,9 56,8 10,9 9,4 2. NPK (Nền) 51,0 61,9 14,7 11,8 3. Nền + Ca1 51,0 64,4 16,1 13,0 4. Nền + Ca2 52,2 64,9 16,2 13,2 5. Nền + Ca3 52,4 65,5 16,5 13,8 LSD0.05 4,57 3,10 2,36 1,77 CV(%) 4,9 2,5 8,4 7,7 Vụ mùa 2013 1. Chay 42,2 55,3 5,5 7,6 2. NPK (Nền) 47,8 58,8 6,4 9,0 3. Nền + Ca1 50,1 64,1 6,6 9,7 4. Nền + Ca2 51,0 64,4 6,6 9,8 5. Nền + Ca3 51,8 65,1 6,8 9,9 LSD0.05 1,85 1,95 0,63 0,63 CV(%) 2,0 1,7 5,2 3,6 57 3.5.2. Ảnh hưởng của Mg đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa Bảng 3.15. Ảnh hưởng của Mg đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ xuân 2012 và 2013 Công thức TN Chiều cao cây (cm) Số dảnh/khóm 25 ngày 40 ngày 25 ngày 40 ngày Vụ xuân 2012 1. Chay 22,0 39,6 4,1 4,6 2. NPK (Nền) 22,6 41,1 4,3 5,2 3. Nền + Mg1 23,1 41,5 4,4 5,2 4. Nền + Mg2 23,3 41,7 4,5 6,1 5. Nền + Mg3 23,6 42,5 4,6 6,6 LSD0.05 3,17 2,97 0,39 0,43 CV(%) 7,3 3,8 4,7 4,1 Vụ xuân 2013 1. Chay 33,5 50,5 4,4 5,4 2. NPK (Nền) 36,3 63,7 6,0 9,8 3. Nền + Mg1 37,6 64,3 6,2 9,9 4. Nền + Mg2 37,7 65,6 6,5 10,1 5. Nền + Mg3 38,1 67,2 6,6 10,6 LSD0.05 3,17 3,56 0,51 0,68 CV(%) 4,6 3,0 4,6 3,9 58 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của Mg đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ mùa 2012 và 2013 Công thức TN Chiều cao cây (cm) Số dảnh/khóm 25 ngày 40 ngày 25 ngày 40 ngày Vụ mùa 2012 1. Chay 43.8 56.2 12.4 9.8 2. NPK (Nền) 51.5 62.8 14.8 12.5 3. Nền + Ca1 51.6 63.3 15.4 13.0 4. Nền + Ca2 51.7 63.5 16.0 12.3 5. Nền + Ca3 52.4 64.1 16.5 14.1 LSD0.05 2.43 3.90 2.39 2.37 CV(%) 2.6 3.3 8.4 10.2 Vụ mùa 2013 1. Chay 42.7 50.5 5.7 8.2 2. NPK (Nền) 48.5 63.7 6.3 9.1 3. Nền + Ca1 51.4 64.3 6.5 9.9 4. Nền + Ca2 51.7 65.6 6.7 10.2 5. Nền + Ca3 51.7 67.2 6.9 10.4 LSD0.05 2.08 3.56 0.75 0.63 CV(%) 2.2 3.0 6.2 3.5 Về mặt dinh dưỡng cây trồng, magiê ít được chú ý hơn so với đạm, lân 59 và kali. Tuy nhiên, magiê có vai trò rất quan trọng cho hoạt động sống của cây trồng. Là thành phần chính tham gia cấu trúc phân tử diệp lục, magiê có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, đồng hóa CO2 và nước để tạo thành chất hữu cơ. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của Mg đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa trong cả 2 vụ xuân và mùa 2012 - 2013 được tổng hợp ở bảng 3.15 và 3.16 cho thấy ở các công thức có bón bổ sung Mg phối hợp với NPK tuy có ảnh hưởng đến chiều cao và số dảnh ở giai đoạn 25 và 40 ngày sau cấy nhưng không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê so với đối chứng ở các công thức 3, 4 và chỉ có mức tăng của CT5 có số dảnh giai đoạn 40 ngày sau cấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê so với ĐC (tăng 0,8 dảnh/khóm ở vụ xuân và 1,3 dảnh/khóm ở vụ mùa 2013). 3.5.3. Ảnh hưởng của S đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa Trong số 20 nguyên tố cơ bản thì có 3 nguyên tố C, H, O được cây trồng hấp thu từ quá trình quang hợp, còn lại 17 nguyên tố cây hấp thu qua rễ và được chia thành 3 nhóm chính là: Đa lượng, trung lượng và vi lượng. Nếu N, P, K là các nguyên tố đa lượng, thì Ca, Mg, S, Si là các nguyên tố trung lượng, các nguyên tố vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Zn, Cl, Na, Bo, Mn, Co. Trong các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi, lượng thì lưu huỳnh (S) là nguyên tố có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Kết quả về ảnh hưởng của S đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa đối với vụ xuân, mùa năm 2012 - 2013 được tổng hợp ở bảng 3.17 và 3.18 cho thấy, khi chỉ bón NPK đã có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Cũng trên nền phân bón này khi được bổ sung thêm S thì đã có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa trong cả 2 giai đoạn 25 và 40 ngày sau khi cấy nhưng nhìn chung không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các công thức có bón S ở vụ xuân 2012, 2013 và vụ mùa 2012. Ở vụ mùa 60 2013 chỉ có CT5 có số dảnh/khóm giai đoạn 40 ngày sau cấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê so với ĐC (tăng 1,4 dảnh/khóm). Bảng 3.17. Ảnh hưởng của S đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa vụ xuân 2012 và 2013 Công thức TN Chiều cao cây (cm) Số dảnh/khóm 25 ngày 40
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_yeu_to_dinh_duong_trung_luong_ca_mg_s_cho.pdf