Luận án Phân lập vi khuẩn phân giải Silic trong đất và ứng dụng trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân lập vi khuẩn phân giải Silic trong đất và ứng dụng trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân lập vi khuẩn phân giải Silic trong đất và ứng dụng trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

phần làm gia tăng hàm lượng chlorophyll trong lá lúa. Kết quả này có thể giải thích là các dòng vi khẩn phân giải Si có khả năng cố định đạm sinh học tự do nên cung cấp thêm một lượng đạm đáng kể giúp cây lúa hấp thu và chuyển hóa để tham gia vào cấu tạo của chlorophyll trong lá lúa một cách hiệu quả. Mặt khác, nghiên cứu của Gong et al. (2005), Kang et al. (2017) và Mahmood et al. (2016) cho thấy việc ứng dụng phân Si và vi khuẩn phân giải Si giúp gia tăng diện tích bề mặt của lá lúa, sắc tố quang hợp trong cây trồng và giúp cải thiện quang hợp, đặc biệt cây trồng trong điều kiện đất bị nhiễm mặn bao gồm lúa mì (Tuna et al., 2008), cải dầu (Farshidi et al., 2012), đậu tương (Lee et al., 2010) và cà chua (Haghighi and Pessarakli, 2013). Tóm lại, kết quả này cho thấy việc chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK theo khuyến cáo giúp gia tăng hàm lượng chlorophyll của lá lúa. 102 4.6.1.3 Độ cứng lóng thân cây lúa a) Vụ 1 (6/2018 – 9/2018) Độ cứng lóng thân cây lúa (lóng 1, 2 và 3) vào thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn trong nhà lưới ở vụ 1 được trình bày trong Bảng 4.12. Bảng 4.12: Độ cứng lóng thân cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 vào thời điểm thu hoạch (6/2018 – 9/2018) *Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan Kết quả cho thấy độ cứng của 3 lóng thân cây lúa có xu hướng giảm dần theo chiều cao của cây lúa (tính từ gốc lúa) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Thông thường cây lúa bị đổ ngã là do độ cứng của lóng 1 và lóng 2 thấp (Nguyễn Minh Chơn, 2007). Kết quả khảo sát cho thấy độ cứng lóng thân 1 dao động trong khoảng 2,98-7,27 N, các nghiệm thức được chủng vi khuẩn phân giải Si cho độ cứng lóng thân cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với ba nghiệm thức không chủng vi khuẩn (p<0,05), tuy nhiên chỉ có duy nhất nghiệm thức NPK+Si+LCT_01 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức NPK+Si (p>0,05). Nghiệm thức đối chứng có độ cứng ở tất cả các lóng 1, 2 và 3 thấp nhất và lần lượt đạt 2,98, 1,06 và 0,86 N. Mặt khác, kết quả khảo sát độ cứng lóng 2 cho thấy tất cả các nghiệm thức chủng với vi khuẩn phân giải Si có độ cứng dao động trong khoảng 1,91-2,58 N, tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức bón NPK và nghiệm thức bón NPK+Si. Hai nghiệm thức này có độ cứng lóng thân 2 lần lượt đạt 1,83 và 1,88 N. Trong số các nghiệm thức chủng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK, nghiệm thức chủng TCM_39 và nghiệm thức chủng MIX kết hợp bón Si và NPK có độ cứng lóng 2 TT Nghiệm thức Độ cứng lóng thân cây lúa (N) Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 1 Đối chứng 2,98 g 1,06 f 0,86 c 2 NPK 4,07 f 1,84 e 1,11 c 3 NPK+Si 4,86 e 1,89 e 1,44 b 4 NPK+Si+LCT_01 5,07 de 1,98 cde 1,49 b 5 NPK+Si+RTTV_12 6,14 b 2,07 bcd 1,94 a 6 NPK+Si+PTST_30 5,29 cd 1,91 de 1,45 b 7 NPK+Si+MCM_15 5,56 c 2,10 bc 1,48 b 8 NPK+Si+TCM_39 7,27 a 2,19 b 1,44 b 9 NPK+Si+MIX 7,00 a 2,58 a 1,50 b F * * * CV (%) 24,6 20,5 23,0 103 cao nhất và lần lượt đạt 2,58 và 2,19 N (p<0,05). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát độ cứng lóng 3 cho thấy các nghiệm thức bón phân Si cho độ cứng đạt 1,44-1,94 N, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chỉ bón NPK và nghiệm thức đối chứng với độ cứng lóng 3 lần lượt đạt 1,11 và 0,86 N. Hơn nữa, các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK cho độ cứng lóng 3 tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức bón NPK+Si. Trong đó nghiệm thức chủng với dòng vi khuẩn RTTV_12 kết hợp bón Si và NPK có độ cứng lóng 3 đạt 1,94 N và có giá trị cao nhất. b) Vụ 2 (10/2018-01/2019) Kết quả khảo sát độ cứng lóng thân cây lúa ở thí nghiệm vụ 2 trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới được trình bày ở Bảng 4.13 cho thấy tương tự như vụ 1, trong vụ 2 này tất cả các nghiệm thức có chủng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón phân đầy đủ NPK+Si cho độ cứng lóng thân 1, 2 và 3 tương đương hoặc cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức không chủng vi khuẩn phân giải Si (p<0,05). Trong số các nghiệm thức chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si, nghiệm thức chủng dòng vi khuẩn TCM_39 và nghiệm thức chủng hỗn hợp 5 dòng vi khuẩn kết hợp bón Si và NPK có độ cứng lóng thân lúa cao nhất. Bảng 4.13: Độ cứng lóng thân cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 vào thời điểm thu hoạch (10/2018 – 01/2019) *Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan Như vậy, độ cứng lóng thân cây lúa có xu hướng gia tăng qua mỗi vụ khi được trồng trên nền đất nhiễm mặn có bón Si, NPK và chủng các dòng vi khuẩn phân gải Si. Hầu hết các nghiệm thức bón phân Si kết hợp vi khuẩn phân giải Si TT Nghiệm thức Độ cứng lóng thân cây lúa (N) Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 1 Đối chứng 4,36 g 2,28 e 1,32 d 2 NPK 4,90 f 2,68 d 1,62 c 3 NPK+Si 6,20 e 2,86 d 1,63 c 4 NPK+Si+LCT_01 6,49 e 3,66 c 1,67 c 5 NPK+Si+RTTV_12 8,66 b 3,98 c 1,72 c 6 NPK+Si+PTST_30 7,88 c 3,96 c 1,70 c 7 NPK+Si+MCM_15 7,01 d 3,88 c 1,68 c 8 NPK+Si+TCM_39 9,40 a 4,51 b 1,99 b 9 NPK+Si+MIX 9,52 a 4,94 a 2,96 a F * * * CV (%) 25,0 23,9 25,7 104 cho độ cứng lóng thân cao hơn so với các nghiệm thức chỉ bón NPK hoặc bón NPK+Si. Kết quả này cho thấy biện pháp chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón phân NPK+Si giúp gia tăng độ cứng lóng thân của cây lúa, do đó có thể nhận thấy vai trò rất quan trọng của vi khuẩn phân giải khoáng Si giúp tăng hàm lượng Si hòa tan trong đất, vì vậy cây lúa hấp thu Si cao hơn dẫn đến thân lá cứng chắc, ít bị đổ ngã hơn so với các nghiệm thức bón phân NPK khuyến cáo và NPK+Si nhưng không chủng vi khuẩn phân giải Si. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Yoshida (1975), cho thấy Si giúp lá cây mọc thẳng đứng hơn và giảm đổ ngã. Ngoài ra, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fallah (2012) cho thấy bón phân Si giúp gia tăng độ dày của lóng thân do đó hạn chế sự đổ ngã ở cây lúa. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kết hợp bón phân Si và chủng vi khuẩn phân giải Si vào đất giúp gia tăng độ cứng lóng thân cây lúa vẫn chưa được công bố. Tóm lại, việc chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si vào đất lúa kết hợp bón Si và NPK giúp gia tăng hiệu quả độ cứng lóng thân 1, 2 và 3 của cây lúa. 4.6.1.4 Chiều dài bông a) Vụ 1 (6/2018 – 9/2018) Kết quả khảo sát về chiều dài bông lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới được trình bày ở Hình 4.30 thể hiện sự khác biệt rất rõ giữa các nghiệm thức được chủng vi khuẩn phân giải Si với các nghiệm thức còn lại không chủng vi khuẩn phân giải Si. Hình 4.30: Chiều dài bông lúa ở thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 (6/2018 – 9/2018) *Ghi chú: CV(%) = 8,48; sig. = 0,00; NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX Chiều dài bông lúa của các nghiệm thức dao động trong khoảng 14,1-19,0 cm. Trong đó, nghiệm thức đối chứng có chiều dài bông thấp nhất (14,1 cm) và 105 tất cả các nghiệm thức có chủng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK cho chiều dài bông lúa dao động trong khoảng 18,5-19,0 cm, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức bón NPK và nghiệm thức bón NPK+Si. Ba nghiệm thức này có chiều dài bông lúa lần lượt đạt 17,6 cm và 17,2 cm. Tuy nhiên cả ba nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p>0,05) về chiều dài bông lúa. Kết quả này góp phần củng cố vai trò quan trọng của vi khuẩn phân giải khoáng Si khi được chủng vào trong đất khi kết hợp với việc bón đầy đủ phân NPK khuyến cáo và bón phân khoáng Si giúp kích thích gia tăng chiều dài bông lúa. b) Vụ 2 (10/2018-01/2019) Chiều dài bông lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới ở vụ 2 được trình bày trong Hình 4.31 và Hình 4.32 cho thấy kết quả tương tự như vụ 1, ở vụ 2 này chiều dài bông lúa dao động trong khoảng 16,9-20,3 cm. Hình 4.31: Chiều dài bông lúa ở thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 (10/2018 – 01/2019) *Ghi chú: NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX Nghiệm thức đối chứng có chiều dài bông thấp nhất, đạt 16,9 cm. Tiếp theo, nghiệm thức được chủng dòng vi khuẩn MCM_15 có chiều dài bông lúa đạt 18,1 cm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón NPK và bón NPK+Si. Hai nghiệm thức này có chiều dài bông lần lượt đạt 18,0 và 17,6 cm. Các nghiệm thức được chủng vi khuẩn phân giải Si gồm LCT_01, RTTV_12, PTST_30, TCM_39 và MIX kết hợp bón Si và NPK cho chiều dài bông lúa dao động từ 19,4-20,3 cm, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức có và không có chủng vi khuẩn phân giải Si còn lại (p>0,05). 106 Hình 4.32: Chiều dài bông lúa ở thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 (10/2018 – 01/2019) *Ghi chú: CV(%) = 6,75; sig. = 0,00; NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX Tóm lại, kết quả khảo sát chiều dài bông lúa qua 2 vụ liên tiếp trên cùng một nền đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới đã cho thấy được vai trò quan trọng của vi khuẩn phân giải Si khi được chủng vào trong đất nhiễm mặn kết hợp với việc bón đầy đủ phân NPK+Si trong việc giúp kích thích gia tăng chiều dài bông lúa. Kết quả nghiên cứu này tương tự với công bố của Jan et al. (2018) cho thấy bón phân Si góp phần gia tăng chiều dài bông lúa, mặt khác vẫn chưa có công bố về việc kết hợp giữa bón phân Si và vi khuẩn phân giải Si giúp gia tăng chiều dài bông lúa. Ngoài ra, các chỉ tiêu gồm chiều dài bông lúa, hạt đóng khít và số hạt trên bông cao đã góp phần quan trọng vào việc gia tăng năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008; Phạm Thị Thanh Mai và ctv., 2012; Ranawake et al., 2013). 4.5.6.5 Tỷ lệ hạt chắc trên bông a) Vụ 1 (6/2018-9/2018) Kết quả khảo sát về tỷ lệ hạt chắc trên bông của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn trong nhà lưới được trình bày ở Hình 4.33 cho thấy nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ hạt chắc trên bông thấp nhất (67,7%). Mặt khác, tất cả các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn phân giải Si cho tỷ lệ hạt chắc trên bông dao động trong khoảng 82,0-85,6%, tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức bón NPK và nghiệm thức bón NPK+Si (lần lượt đạt 82,1 và 82,5%). Nghiệm thức được chủng với dòng vi khuẩn TCM_39 và nghiệm thức chủng với MIX kết hợp bón Si và NPK cho tỷ lệ hạt chắc trên bông cao nhất, đạt 85,6 và 85,3%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau và với nghiệm thức chủng dòng vi khuẩn RTTV_12 và PTST_30 kết hợp bón Si và NPK. Hai 107 nghiệm thức này có tỷ lệ hạt chắc trên bông đạt lần lượt 83,2 và 83,6% (p>0,05). Ngoài ra, nghiệm thức được chủng với dòng vi khuẩn TCM_39 và nghiệm thức chủng với MIX kết hợp bón Si và NPK khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hạt chắc trên bông so với nghiệm thức chủng vi khuẩn LCT_01 và MCM_15 (lần lượt đạt 82,0 và 81,7%) (p<0,05). Hình 4.33: Tỷ lệ hạt chắc trên bông ở thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 (6/2018 – 9/2018) *Ghi chú: CV(%) = 6,53; sig. = 0,00; NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX b) Vụ 2 (10/2018-01/2019) Tỷ lệ hạt chắc trên bông của các nghiệm thức thí nghiệm lúa trồng trên nền đất nhiễm mặn trong nhà lưới ở vụ 2 được trình bày trong Hình 4.34 cho thấy tất cả các nghiệm thức có bón phân Si đều cho tỷ lệ hạt chắc trên bông cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chỉ bón NPK và đối chứng. Hai nghiệm thức đứng sau có tỷ lệ hạt chắc trên bông lần lượt đạt 89,9 và 87,2% (p<0,05). Mặt khác, các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn phân giải Si cho kết quả tỷ lệ hạt chắc trên bông tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức bón NPK+Si (94,2%). Trong đó, nghiệm thức chủng tổ hợp 5 dòng vi khuẩn (MIX) kết hợp bón Si và NPK cho tỷ lệ hạt chắc trên bông cao nhất, đạt 98,4% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Kế tiếp, nghiệm thức được chủng với dòng vi khuẩn TCM_39 và RTTV_12 kết hợp bón Si và NPK lần lượt có tỷ lệ hạt chắc trên bông đạt 97,0 và 96,0%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhau (p>0,05), tuy nhiên tương đương và cao hơn khi so sánh với các nghiệm thức chủng vi khuẩn LCT_01, PTST_30 và MCM_15 kết hợp bón Si và NPK. Ba nghiệm thức này có tỷ lệ hạt chắc trên bông đạt lần lượt 95,1, 94,7 và 94,5%. 108 Như vậy, qua kết quả về tỷ lệ hạt chắc trên bông khảo sát qua 2 vụ lúa thí nghiệm trong nhà lưới một lần nữa chứng minh vai trò tích cực của các dòng vi khuẩn phân giải Si phân lập lên sự gia tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông, là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Detmann et al. (2012) cho thấy bón phân Si giúp gia tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông và Peera et al. (2016) chứng minh biện pháp kết hợp bón phân Si và chủng vi khuẩn phân giải Si giúp gia tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông lúa. Tóm lại, khi chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si phân lập kết hợp bổ sung Si và bón phân NPK theo khuyến cáo giúp gia tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông của cây lúa. Hình 4.34: Tỷ lệ hạt chắc trên bông ở thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 (11/2018 – 01/2019) *Ghi chú: CV(%) = 3,61; sig. = 0,00; NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX 4.6.1.6 Sinh khối khô trên chậu a) Vụ 1 (6/2018 – 9/2018) Kết quả khảo sát tổng sinh khối khô cây lúa trên chậu của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới ở vụ 1 được trình bày trong Hình 4.35 cho thấy 3 nghiệm thức được chủng với dòng vi khuẩn RTTV_12, TCM_39 và MIX kết hợp bón Si và NPK có tổng sinh khối khô trên chậu lần lượt là 21,5, 22,5 và 23,3 g, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Các nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p<0,05). Tiếp theo, nghiệm thức NPK+Si kết hợp dòng vi khuẩn LCT_01, PTST_30 và MCM_15 có tổng sinh khối khô trên chậu nằm trong khoảng 17,5-18,7 g và khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nghiệm thức NPK và nghiệm thức NPK+Si và lần lượt có sinh khối khô trên 109 chậu đạt 18,1 và 18,2 g (p>0,05). Nghiệm thức đối chứng có sinh khối khô trên chậu thấp nhất đạt 13,0 g (p<0,05). Hình 4.35: Sinh khối khô trên chậu của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 (6/2018 – 9/2018) *Ghi chú: CV(%) = 16,0; sig. = 0,00; NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX b) Vụ 2 (10/2018-01/2019) Tổng sinh khối lúa khô trên chậu của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn trong nhà lưới ở vụ 2 được trình bày ở Hình 4.36 cho thấy hầu hết các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn phân giải Si có sinh khối khô trên chậu cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức không được chủng vi khuẩn phân giải Si (p<0,05). Các nghiệm thức NPK+Si+MIX, NPK+Si+TCM_39 và NPK+Si+RTTV_12 có sinh khối khô trên chậu dao động trong khoảng 24,3-29,0 g, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức có và không có chủng vi khuẩn còn lại (p<0,05). Ngoài ra, các nghiệm thức này còn khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p<0,05) về sinh khối khô trên chậu. Tiếp theo, nghiệm thức được chủng dòng vi khuẩn PTST_30 kết hợp bón Si và NPK có sinh khối khô trên chậu đạt 23,0 g, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với hai nghiệm thức chủng vi khuẩn LCT_01 và MCM_15 kết hợp bón Si và NPK. Hai nghiệm thức đứng sau này có sinh khối lúa khô lần lượt đạt 22,1 và 22,7 g (p>0,05), tuy nhiên, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (12,6 g), NPK (21,8 g) và NPK+Si (21,9 g). Đồng thời, nghiệm thức NPK và NPK+Si có sinh khối khô khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p>0,05). 110 Hình 4.36: Sinh khối khô trên chậu của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 (10/2018-01/2019) *Ghi chú: CV(%) = 19,7; sig. = 0,00;NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX Tóm lại, việc bổ sung đầy đủ NPK theo khuyến cáo kết hợp bổ sung Si và vi khuẩn phân giải Si giúp gia tăng sinh khối khô cây lúa trên chậu trồng trên nền đất nhiễm mặn trong nhà lưới. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Ma et al. (1989) cho thấy cây lúa được trồng trong dung dịch dinh dưỡng được bổ sung Si trong suốt giai đoạn sinh sản giúp gia tăng sinh khối rơm khô và năng suất hạt khoảng 24,3% và 30,0% so với cây lúa được trồng trong môi trường không có bổ sung Si. Ngoài ra, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Peera et al. (2016) cho thấy khi chủng dòng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón tro than từ các nhà máy nhiệt điện giúp gia tăng sinh khối rơm so với nghiệm thức đối chứng. 4.6.1.7 Hàm lượng Si trong thân a) Vụ 1 (6/2018 – 9/2018) Hàm lượng Si trong thân cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm được trồng trên nền đất nhiễm mặn trong nhà lưới ở vụ 1 được trình bày trong Hình 4.37 cho thấy hầu hết các nghiệm thức được bổ sung vi khuẩn phân giải Si đều cho hàm lượng Si trong thân dao động trong khoảng 41,3-65,0 g.kg-1, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn. Trong số các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn phân giải Si, nghiệm thức chủng tổ hợp 5 dòng vi khuẩn (MIX) cho hàm lượng Si trong thân cao nhất, đạt 65,0 g.kg-1 (p<0,05). Tiếp theo, nghiệm thức được chủng dòng vi khuẩn TCM_39, RTTV_12 và MCM_15 kết hợp bón Si và NPK có hàm lượng Si trong thân lần lượt đạt 51,6, 46,9 và 46,7 g.kg-1. Chúng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức được chủng dòng vi khuẩn PTST_30 và LCT_01 111 kết hợp bón Si và NPK và lần lượt đạt 45,5 và 41,3 g.kg-1. Nghiệm thức không bón Si gồm NPK và đối chứng có hàm lượng Si trong thân thấp nhất và lần lượt đạt 37,5 và 35,9 g.kg-1. Hình 4.37: Hàm lượng Si trong thân cây lúa vào thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 (6/2018 – 9/2018) *Ghi chú: CV(%) = 17,4; sig. = 0,00; NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01; NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15; NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX b) Vụ 2 (10/2018 – 01/2019) Kết quả khảo sát về hàm
File đính kèm:
luan_an_phan_lap_vi_khuan_phan_giai_silic_trong_dat_va_ung_d.pdf
Tom tat luan an tieng Anh_Tran Vo Hai Duong.pdf
Tom tat luan an tieng Viet_Tran Vo Hai Duong.pdf
Trang thong tin luan an tieng Anh_Tran Vo Hai Duong.doc
Trang thong tin luan an tieng Viet_Tran Vo Hai Duong.doc