Luận án Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình

ồng cao su của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ đƣợc thể hiện ở Bảng 3.7 Bảng 3.7. Diện tích đất trồng cao su của các hộ điều tra năm 2014 Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ 1. Diện tích ĐNN 2. Diện tích đất trồng cao su ha ha 2,65 1,96 - Diện tích thời kỳ KTCB - Diện tích thời kỳ KD ha ha 0,76 1,2 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Bảng 3.7 cho thấy, diện tích ĐNN bình quân một hộ sử dụng 2,65 ha. Trong đó có 1,96 ha là diện tích trồng cao su chiếm 73,96% tổng diện tích. Đây là một con số khá ấn tƣợng cho thấy ngƣời dân đã nhận thức đƣợc giá trị kinh tế to lớn mà cây cao su mang lại, cho nên phần lớn diện tích đất đều đƣợc các hộ tiến hành trồng cao su. Bình quân mỗi hộ có diện tích thời kỳ KTCB là 0,76 ha và diện tích thời kỳ KD chiếm 1,2 ha. Diện tích thời kỳ KTCB là những diện tích cao su đƣợc trồng theo dự án Đa dạng hóa nông nghiệp và chƣơng trình phát triển cây CSTĐ của UBND huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thuỷ. Diện tích cao su đang trong thời kỳ KD đƣợc trồng theo Chƣơng trình 327 của Chính phủ với mục tiêu ban đầu là “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, sau một vài năm đi vào khai thác, nhận thấy đƣợc giá trị kinh tế của cây cao su mang lại cho nên dù vốn của chƣơng trình đã kết thúc nhƣng chính quyền địa phƣơng các huyện đã tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình mạnh dạn vay vốn để trồng thêm những diện tích mới. 79 3.2.1.3 Tình hình sử dụng lao động và cơ cấu vốn của các hộ điều tra Kết quả tổng hợp tình hình lao động và vốn sản xuất bình quân của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đƣợc thể hiện qua Bảng 3.8 Bảng 3.8. Tình hình sử dụng ao động và vốn của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ BQ/ha/năm 1. Tình hình sử dụng lao động - Nhân khẩu ngƣời 4,28 - Tổng số lao động + Lao động gia đình + Lao động thuê ngoài LĐ LĐ LĐ 3,14 2,58 0,86 1,6 1,32 0,44 2. Cơ cấu vốn đầu tƣ ngđ 52.512 26.792 - Vốn tự có ngđ 11.577 8.792 - Vốn vay ngđ 35.280 18.000 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 - Về tình hình sử dụng lao động: Bảng 3.8 cho thấy, bình quân số nhân khẩu mỗi hộ là 4,28 ngƣời, trong đó số lao động gia đình bình quân 2,58 lao động, trong số lao động, lao động thuê ngoài là 0,86 lao động. Nhƣ vậy, đối với các hộ trồng cao su lao động gia đình là chủ yếu còn lao động thuê ngoài mang tính chất thời vụ theo ngày hoặc theo tháng vào thời kỳ trồng mới và thời kỳ khai thác. - Về vốn của các hộ điều tra: Nguồn vốn của các hộ gia đình đầu tƣ sản xuất kinh doanh cao su chủ yếu là vốn vay từ các chƣơng trình, dự án đa dạng hóa nông nghiệp, vay từ các hội (nhƣ hội phụ nữ, hội nông dân), từ ngân hàng chính sách của huyện với mức lãi suất ƣu đãi tƣơng đối thấp 0,9%/tháng. Tuy nhiên, do nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án, cũng nhƣ vốn của các tổ chức hội còn hạn hẹp nên không phải hộ nông dân nào cũng vay đủ số vốn mình cần. Vốn bình quân của một hộ năm 2014 là 52,512 triệu đồng, đây là số vốn đảm bảo cho quá trình chăm sóc và khai thác vƣờn cây của hộ. Trong 52,512 triệu đồng vốn/hộ thì mức vốn tự có bình quân của mỗi hộ là 11,577 triệu đồng (chiếm 22,05% cơ cấu vốn), vốn vay 35,28 triệu đồng (chiếm 77,95%). Nhƣ vậy, mức vốn vay tƣơng đối cao vì trong năm 2014 hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất, cơ chế cho vay đƣợc nới rộng. Tuy 80 nhiên, do diện tích cao su của các hộ không giống nhau cũng nhƣ độ tuổi của mỗi vƣờn cây là khác nhau nên chỉ tiêu vốn bình quân trên ha sẽ phản ánh có ý nghĩa hơn. Kết quả điều tra cho thấy, bình quân vốn đầu tƣ cho một ha cao su trong năm 2014 là 26,792 triệu đồng, mức đầu tƣ này của các hộ gia đình đạt tƣơng đối so với mức đầu tƣ theo định mức kinh tế - kỹ thuật đƣa ra. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình đã nhận thấy đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh cao su đƣa lại hiệu quả cao nên mạnh dạn vay vốn đầu tƣ. 3.2.1.4 Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra Thực trạng công tác chăm sóc cao su của các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình đƣợc thể hiện qua Bảng 3.9. Bảng 3.9. Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra Kỹ thuật Hộ thực hiện/khu vực điều tra Tổng số hộ thực hiện Tỷ lệ % Tây Trạch Hòa Trạch Phú Định Việt Trung Lệ Ninh 1. Bón phân chuồng và NPK 40 40 40 40 40 200 100,0 - Theo quy trình 6 9 11 10 9 45 22,5 - Cao hơn quy trình 0 1 3 2 1 7 3,5 - Thấp hơn quy trình 34 30 26 28 30 148 74 + Đạt 0 - 25% so với QT + Đạt 26 - 50% so với QT + Đạt > 50 % so với QT 4 3 2 2 3 14 9,5 6 5 4 5 6 26 17,6 24 22 20 21 21 108 73,0 2. Làm cỏ hàng 40 40 40 40 40 202 100,0 - Thủ công 24 25 20 21 22 112 55,4 - Thủ công + Cơ giới 2 1 4 5 4 16 7,9 - Thủ công + Hóa chất 14 14 16 14 16 74 36,6 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Bảng 3.9 cho thấy tình hình đầu tƣ phân bón tại các vƣờn CSTĐ còn rất hạn chế, trong 200 hộ điều tra thì chỉ có 45 hộ (chiếm 22,5%) bón theo quy trình khuyến cáo, hầu hết các hộ này đều có diện tích lớn (từ 3 ha trở lên), có vốn, có trình độ kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm sản xuất cao su; có 148 hộ (chiếm 74%) bón thấp hơn 81 quy trình, trong đó số hộ chỉ bón 0 - 25% lƣợng phân bón so với quy trình là 14 hộ chiếm 9,5%, số hộ bón 26 - 50% lƣợng phân bón so với quy trình là 26 hộ chiếm 17,6% và các hộ bón > 50% so với quy trình là 108 hộ chiếm 73%. Kết quả phân tích cho thấy, số hộ bón phân thấp hơn quy trình cao là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất, chất lƣợng vƣờn CSTĐ Quảng Bình thấp hơn so với cao su đại điền và cao su các tỉnh lân cận nhƣ Quảng Trị, Nghệ An. Hiện nay, các nông hộ thƣờng sử dụng phân bón NPK chuyên dùng cho cây cao su để bón (NPK Ninh Bình, NPK Việt Nhật, NPK Sao Việt...), một số ít hộ sử dụng phân đơn là đạm urea, đạm sunfat, phân kali, phân lân và phân vi sinh. Về công tác làm cỏ trong vƣờn cao su, các hộ nông dân đã có sự quan tâm và thực hiện nhƣng kỹ thuật làm cỏ chủ yếu là thủ công hay lạm dụng thuốc để trử cỏ mà chƣa quan tâm, đầu tƣ sử dụng cơ giới. Cụ thể có 55,4% hộ điều tra làm cỏ thủ công, 36,6% hộ điều tra sử dụng thuốc kết hợp với thủ công, có 7,9% hộ điều tra sử dụng cơ giới kết hợp với thủ công để trừ cỏ trong vƣờn cao su. Từ phân tích trên cho thấy công tác đầu tƣ chăm sóc, bón phân tại các vƣờn CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chƣa đƣợc bà con nông dân chú trọng, việc đầu tƣ phân bón thƣờng thấp hơn và không đúng với quy trình khuyến cáo, đây là nguyên nhân chính làm CSTĐ sinh trƣởng, phát triển kém, sâu bệnh nhiều và giảm năng suất, sản lƣợng trong thời gian gần đây. 3.2.2 Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình 3.2.2.1 Phân tích chung rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình 3.2.2.1.1 Rủi ro sản xuất - Rủi ro thiên tai, thời tiết: Quảng Bình có địa hình hẹp và dốc nên trong năm thƣờng có 2 luồng gió bão chính là gió Tây Nam và gió Đông Bắc ảnh hƣởng trực tiếp đến cây cao su. Vào mùa mƣa, nhiệt độ, độ ẩm không khí rất thích hợp cho các loại dịch hại phát sinh trên cây cao su. Trong các yếu tố trên thì gió bão là nhân tố gây thiệt hại chủ yếu và lớn nhất cho cây cao su. Qua số liệu tình hình gió, bão tại tỉnh Quảng Bình từ năm 1983 đến năm 2014 của TT KTTV và số liệu đánh giá mức độ diện tích cao su bị thiệt hại với các cấp gió bão của Sở NN&PTNT, Luận án tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hƣởng của gió, bão đến sản xuất CSTĐ qua Bảng 3.10. 82 Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vƣờn CSTĐ tỉnh Quảng bình giai đoạn 1983 - 2014 Cấp gió bão Tần số xuất hiện Mức độ diện tích vƣờn cao su bị thiệt hại (%) Khả năng xảy ra trong 31 năm Từ cấp 12 trở lên 2 40 - 60 0,064 10->11 2 20 - <40 0,064 8->9 3 10 - <20 0,097 6->7 8 2 - <10 0,258 Từ cấp 5 trở xuống 28 <2 0,903 Nguồn: TT KTTV, Sở NN&PTNT Quảng Bình và tính toán của tác giả Qua nghiên cứu thực tiễn và kết quả tổng hợp ở Bảng 3.10 cho thấy, Quảng Bình là địa phƣơng thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của bão, kể từ năm 1983 đến năm 2014 bình quân mỗi năm có 1,4 cơn bão. Trong đó, số cơn bão ảnh hƣởng mạnh và gây thiệt hại diện tích cây cao su từ 40% đến 60% là 2, có khả năng xảy ra là 0,064; số cơn bão ảnh hƣởng và gây thiệt hại diện tích cây su từ 20% đến dƣới 40% là 2, có khả năng xảy ra 0,064; số cơn bão ảnh hƣởng và gây thiệt hại diện tích cây cao su từ 10% đến dƣới 20% là 3, có khả năng xảy là 0,097; số cơn bão ảnh hƣởng và gây thiệt hại cho cây cao su từ 2% đến dƣới 10% là 8, có khả năng xảy là 0,258; số cơn bão ảnh hƣởng và gây thiệt hại diện tích cây cao su dƣới 2% là 28, có khả năng xảy ra là 0,903. Từ kết quả phân tích, ta thấy rằng việc sản xuất kinh doanh cao su ở Quảng Bình có thể gặp rủi ro do gió, bão gây thiệt hại nghiêm trọng với khả năng xảy ra khoảng 6,4% trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cây cao su. Để minh chứng mức độ thiệt hại của CSTĐ khi gặp rủi ro này, luận án tổng hợp tình hình thiệt hại do bão số 10 gây ra năm 2013 của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đối với cao su Quảng Bình nhƣ sau: Tổng diện tích cao su bị thiệt hại là 12.174ha/18.220 ha, trong đó diện tích cao su KTCB là 3.083 ha và diện tích cao su KD là 9.091 ha; trong số diện tích cao su KTCB bị thiệt hại thì có 911 ha thiệt hại trên 70% là 911 ha, có 132 ha thiệt hại từ 50-70% và 1.819 ha thiệt hại từ 25-50%, còn lại là thiệt hại dƣới 25%; trong số diện tích cao su thời kỳ KD bị thiệt hại thì có 7.680 ha thiệt hại trên 70%, có 1.049 ha thiệt hại từ 50-70%, có 253 ha thiệt hại từ 25-50%, còn lại là thiệt 83 hại dƣới 25%. Qua số liệu trên cho thấy, khi gặp gió, bão lớn cao su thời kỳ KD có mức độ thiệt hại nặng nhất, phần lớn diện tích thiệt hại là do bật gốc và gãy ngang thân, một số thì bị tét gãy những cành chính. Đối với cao su thời kỳ KTCB thiệt hại chủ yếu là cây bị nghiêng và một số diện tích bị đổ sát đất. Nguyên nhân CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có mức độ thiệt hại lớn khi gặp gió bão là do việc tổ chức sản xuất chƣa tuân thủ khuyến cáo và tuân thủ quy hoạch của địa phƣơng về giống, về vùng trồng; kỹ thuật canh tác chƣa đảm bảo và còn lơ là chủ quan trong công tác phòng chống bão lụt đối với cây cao su. - Rủi ro do sâu bệnh hại cây: Tỉnh Quảng Bình với đặc điểm khí hậu gió mùa nên vào mùa mƣa, nhiệt độ, độ ẩm không khí rất thích hợp cho các loại sâu bệnh hại phát triển trên cây cao su. Để đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình năm 2014 và số liệu điều tra; luận án tổng hợp thành phần và mức độ phổ biến sâu bệnh hại trên cây cao su ở Bảng 3.11, tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh đối với các loại bệnh hại có mức độ từ phổ biến trở lên ở Bảng 3.12. Qua kết quả tổng hợp Bảng 3.11 và Bảng 3.12 cho thấy, cây cao su ở Quảng Bình có 10 đối tƣợng bệnh gây hại, trong đó mức gây hại rất phổ biến đối với vƣờn cao su trong thời kỳ KTCB là bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá; đối với vƣờn cao su thời kỳ KD là bệnh phấn trắng, bệnh loét sọc mặt cạo. Kết quả điều tra cho thấy bệnh phấn trắng có tỷ lệ bị bệnh là 70%, mức độ bị bệnh là 76,4%; bệnh loét sọc mặt cạo có tỷ lệ bị bệnh là 75%, mức độ bị bệnh là 71,71%. Đặc biệt, bệnh loét sọc miệng cạo trên vƣờn cây cao su thời kỳ KD đang ngày càng gia tăng về diện tích và mức độ gây hại. Bệnh thƣờng gây hại nặng vào những tháng mùa mƣa trên các vùng ẩm thấp, chăm sóc kém, kỹ thuật cạo mủ không hợp lý. Đối với CSTĐ, do kỹ thuật cạo mủ không hợp lý nên tình trạng bệnh loét sọc miệng cạo đang ngày một gia tăng. Một số giống cao su tại Quảng Bình nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo nặng nhƣ RRIV4, RRIM 600... 84 Bảng 3.11. Thành phần và mức độ phổ biến sâu bệnh hại cây cao su tại Quảng Bình STT Đối tƣợng gây hại Tên khoa học Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến KTCB KD I Bệnh hại 1 Bệnh phấn trắng Oidium heveae Lá, chồi +++ +++ 2 Bệnh héo đen đầu lá Colletotrichum gloeosporioides Benz. Lá, chồi, cành +++ + 3 Bệnh loét sọc mặt cạo Phytopthora sp. Mặt cạo - +++ 4 Bệnh rụng lá Corynespora Corynespora casiicola Lá, chồi, cành, thân +++ ++ 5 Bệnh rụng lá mùa mƣa Phytopthora sp. Lá ++ ++ 6 Bệnh nấm hồng Corticium salmonicolor Thân, cành + + 7 Bệnh nứt vỏ xì mủ Botryodiplodia theobromae Thân, cành ++ + 8 Bệnh xì mủ, thối thân Phytopthora sp Thân, cành, rễ + + 9 Bệnh đốm mắt chim Drechslera heveae Lá + + 10 Bệnh rễ nâu Phellinus noxius Rễ + + II Sâu hại 1 Nhện đỏ Tetranychus urticae Koch Lá, cành ++ - 2 Mối Globitermes sulphureus Thân, cành + + 3 Rệp sáp Lepidosaphes cocculi Thân, cành + + 4 Châu chấu xanh Hypomeces squamosus Lá + + 5 Sâu róm Hyposidra talaca Lá + + 6 Sâu xanh Helicoverpa armigera Lá + + 7 Chấu chấu Dissosteira Carolina Lá, chồi + + 8 Sên Achatina fulica , Lá, chồi, hút mủ + + Nguồn: Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình Ghi chú:- không xuất hiện; + ít phổ biến; ++ phổ biến; +++ rất phổ biến 85 Bảng 3.12. Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối với các oại bệnh hại phổ biến và rất phổ biến trên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình oại Bệnh Số cá thể điều tra (Cây) Số cá thể bị hại (Cây) Tỷ ệ bệnh (%) Mức độ bị bệnh (%) Phấn trắng 50 35 70 76,4 Héo đen đầu lá 50 32 64 67,2 Loét sọc mặt cạo 100 75 75 71,71 Corynespora 50 30 60 60,04 Rụng lá mùa mƣa 50 25 50 48,4 Nứt vỏ xì mủ 250 130 52 52,8 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Các bệnh khác có mức độ phổ biến và gây thiệt hại thấp hơn nhƣ bệnh rụng lá Corynesopra, đây là đối tƣợng bệnh rất nguy hiểm, mới xuất hiện tại tỉnh Quảng Bình trong một vài năm trở lại đây. Bệnh có thể làm khô cành và chết cây đối với cao su KTCB, làm rụng lá, khô cành đối với cao su khai thác. Kết quả điều tra cho thấy bệnh Corynespora có tỷ lệ bị bệnh là 60% và mức độ bị bệnh là 60,04%. Mặc dù bệnh này mới xuất hiện nhƣng có mức độ lây lan nhanh từ vƣờn này sang vƣờn khác nên thực tế tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh này tƣơng đối cao. Bệnh héo đen đầu lá chủ yếu gây hại trên cao su thời kỳ KTCB (1-3 năm tuổi), có tỷ lệ bị bệnh là 64% và mức độ bị bệnh là 67,2%. Bệnh này thƣờng xuất hiện và gây hại nặng vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3, đặc biệt gây hại nặng tại các vùng có nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao, cao su không đƣợc đầu tƣ chăm sóc hợp lý. Ngoài các đối tƣợng chủ yếu trên thì bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mƣa, nứt vỏ xì mủ, thối thân... hiện tại có mức độ ít phổ biến nhƣng đang có chiều hƣớng gia tăng mức độ gây hại, vì vậy cần theo dõi thƣờng xuyên các đối tƣợng này để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Bên cạnh bệnh hại, cao su ở tỉnh Quảng Bình hàng năm còn gặp sâu hại nhƣng có mức độ ảnh hƣởng không cao và không lớn đến vƣờn cây cao su nói chung. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số đối tƣợng nguy hiểm nhƣ nhện đỏ, châu chấu [42]. Kết quả phân tích, xác định nguyên nhân sâu bệnh hại cây cao su là do ngƣời 86 dân trong quá trình sản xuất chƣa quan tâm đến các loại sâu, bệnh hại, không nhận biết đƣợc các loại bệnh hại, không biết thời điểm bệnh gây hại, không biết sử dụng loại thuốc hóa học nào để trừ bệnh, phòng trừ không đúng lúc và thiếu các thuốc đặc hiệu để phòng trừ bệnh. - Rủi ro giống: Thực trạng công tác chọn giống trồng cao su đối với các hộ CSTĐ còn nhiều bất cập nên dẫn tới rủi ro trong khâu này tƣơng đối cao. Để đánh giá cụ thể khả năng xảy rủi ro do yếu tố giống, luận án tiến hành điều tra các hộ CSTĐ và tổng hợp qua Bảng 3.13. Bảng 3.13. Tình hình điều tra về các oại giống sử dụng tại các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Giống Diện tích (ha) Tỷ ệ % - GT1 17,3 4,41 - RRIM 600 75,2 19,18 - RRIV 6 12,7 3,24 - RRIV 4 112,3 28,65 - PB 260 120,5 30,74 - Không rõ nguồn gốc 54 13,78 Cộng 392,00 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Qua Bảng 3.13, cho thấy tỷ lệ hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình sử dụng giống có khả năng kháng gió, bão nhƣ giống GT1 và RRIM600 là thấp chỉ chiếm 23,59%; tỷ lệ sử dụng giống cho năng suất cao nhƣng khả năng chống gió, bão và sâu bệnh kém nhƣ giống RRIV 6, RRIV 4 và PB 260 là rất cao, chiếm 62,63% và tỷ lệ sử dụng giống không rõ nguồn gốc là 13,78%. Nguyên nhân tình hình sử dụng giống nhƣ trên là do ở địa phƣơng chƣa có nhiều đơn vị cung cấp giống, giống chủ yếu đƣợc mua từ các tỉnh phía Nam, một số ít hộ đã trực tiếp vào đến cơ sở sản xuất để lấy, còn lại đa số đều hợp đồng qua các tƣ thƣơng tại địa phƣơng cung cấp giống nên tỷ lệ lẫn giống cao, các dòng vô tính đƣợc trồng phổ biến. Mặt khác, phần lớn các hộ trồng CSTĐ đều quan tâm đến năng suất của giống mà ít quan tâm đến tính kháng gió, kháng bệnh, tính thích ứng của giống; không phân biệt đƣợc giống khi 87 mua và mua đứt bán đoạn, không có hợp đồng, không có cam kết, không có kiểm định, không có kiểm soát; cơ cấu giống không tuân thủ theo khuyến cáo và bố trí vùng trồng không thích hợp với đặc tính của giống. Với tình hình sử dụng giống cao su nhƣ trên, xác suất gặp tổn thất lớn khi xảy ra các rủi ro do yếu tố thời tiết, khí hậu, dịch bệnh là rất lớn. Tổng hợp báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và ý kiến các chuyên gia cho thấy, sản xuất kinh doanh cao su ở Quảng Bình nếu không quan tâm đến giống sử dụng dễ gặp rủi ro với mức độ ảnh hƣởng và tổn thất lớn. - Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kỹ thuật sản xuất có vai trò quan trọng đối với việc tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tình hình thực hiện kỹ thuật sản xuất tại các hộ sản xuất CSTĐ thể hiện qua Bảng 3.14 cho thấy, tỷ lệ các hộ sản xuất thiết kế lô, hàng, hƣớng trồng, mật độ và khoảng cách trồng theo khuyến cáo là thấp chỉ 33,5%; tỷ lệ hộ có vành đai bảo vệ cho vƣờn cao su là rất thấp chỉ đạt 9%; tỷ lệ các hộ có thực hiện cắt chồi dại, cắt bỏ cành ngang chỉ đạt 57%; tỷ lệ các hộ đƣa vƣờn cao su vào khai thác theo khuyến cáo đạt 75,5%, còn có trên 20% hộ đƣa vƣờn vào khai thác sớm không theo khuyến cáo cho từng vùng, từng địa phƣơng; tỷ lệ các hộ thực hiện kỹ thuật khai thác theo khuyến cáo chỉ đạt 43,5%; tỷ lệ thực hiện bón phân theo khuyến cáo là rất thấp, chỉ đạt 33,5%; tỷ lệ các hộ thực hiện phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo thấp, chỉ đạt 34%. Trong đó các hộ thuộc các khu vực nhƣ TT nông trƣờng Việt Trung và TT nông trƣờng Lệ Ninh có tỷ lệ hộ thực hiện đảm bảo kỹ thuật sản xuất là cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng canh tác các vƣờn CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chƣa đảm bảo kỹ thuật; công tác thiết kế lô, hàng và hƣớng trồng không đúng; không có vành đai bảo vệ; phòng chống cháy lơ là, chủ quan; khai thác không đúng chế độ cạo; thiết kế, mở miệng cạo sai hƣớng, không đúng vị trí, độ dốc; tùy tiện trong việc mở việng cạo mới và thời vụ cạo mũ. Bên cạnh đó, tỷ lệ các hộ sản xuất trồng cao su theo mật độ và khoảng cách trồng đã khuyến cáo còn thấp. Đây là những yếu tố làm giảm năng suất, kết quả và HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. 88 Bảng 3.14. Tình hình thực hiện kỹ thuật sản xuất tại các hộ điều tra Các yếu tố kỹ thuật Hộ thực hiện/khu vực điều tra Tổng số hộ thực hiện Tỷ lệ % Tây Trạch Hòa Trạch Phú Định Việt Trung Lệ Ninh 1. Thiết kế lô, hàng, hƣớng trồng, mật độ và khoảng cách trồng 40 40 40 40 40 200 100,0 - Theo khuyến cáo 9 11 14 17 16 67 33,5 - Không theo khuyến cáo 31 29 26 23 24 133 66,5 2. Vành đai bảo vệ 40 40 40 40 40 200 100,0 - Có vành đai 1 2 2 7 6 18 9 - Không có vành đai 39 38 38 33 34 182 91 3. Cắt chồi dại, cắt bỏ cành ngang 40 40 40 40 40 200 100,0 - Có thực hiện 19 18 23 28 26 114 57 - Không thực hiện 21 22 17 12 14 86 43 4. Vƣờn đƣa vào khai thác 40 40 40 40 40 200 100,0 - Theo khuyến cáo 28 29 29 32 33 151 75,5 - Không theo khuyến cáo 12 11 11 8 7 49 24,5 5. Kỹ thuật khai thác 40 40 40 40 40 200 100,0 - Theo khuyến cáo 13 12 15 24 23 87 43,5 - Kh
File đính kèm:
luan_an_phan_tich_rui_ro_va_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_trong.pdf