Luận án Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long - Trường hợp nghiên cứu Thành phố Sóc Trăng

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long - Trường hợp nghiên cứu Thành phố Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long - Trường hợp nghiên cứu Thành phố Sóc Trăng

nhật theo kết quả báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung phát triển đô thị thành phố Sóc Trăng đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (UBND tỉnh Sóc Trăng, 2018). + Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu tổng lượng nước sạch tiêu thụ cho công nghiệp từ năm 2008-2018 của thành phố Sóc Trăng được thu thập từ công ty SOCTRANGWACO (2019). Hàm phân tích tuyến tính ở Hình 3.4. Hình 3.4 Đường hồi quy tuyến tính lượng nước sạch tiêu thụ công nghiệp trên địa bàn TP.Sóc Trăng - Nhu cầu dùng nước cho đấu nối thương mại dịch vụ và khối cơ quan hành chính được thu thập từ dữ liệu của công ty SOCTRANGWACO năm 2018. Tổng hợp giải pháp cấp nƣớc hiện có và theo qui hoạch 3.2.5 Tổng hợp và hệ thống hóa các thông tin liên quan đến những giải pháp cấp nước hiện có và theo quy hoạch/chủ trương đã phê duyệt cho thành phố Sóc Trăng. Các thông tin thu thập gồm: vị trí và phạm vi, tổng công suất thiết kế, dự kiến phân kỳ đầu tư, hiệu quả sản xuất nước sạch. Ứng dụng phần mềm QGIS Desktop (ESRI) để thiết lập bản đồ thể hiện thông tin liên quan đến các giải pháp. Bản đồ được thiết lập nhằm phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo. 60 Đánh giá ngƣỡng thích ứng tới hạn 3.2.6 “Ngưỡng thích ứng tới hạn” được định nghĩa là mức độ thay đổi của khí hậu và môi trường mà các chiến lược/giải pháp không còn đạt được mục tiêu thích ứng với các thay đổi (Haasnoot & ctv, 2010, Berry, 2012). Phương pháp này được nghiên cứu áp dụng để đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cấp nước mà các phương án/giải pháp có thể đạt được. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, ngưỡng thích ứng tới hạn của giải pháp cấp nước cũng được định nghĩa là thời điểm mà nhu cầu sử dụng nước vượt hơn so với hiệu quả (lượng nước sản xuất) của giải pháp mang lại. Đây cũng là thời điểm cần có thêm giải pháp thích ứng thay thế. Hình 3.5 miêu tả phương pháp đánh giá ngưỡng thích ứng tới hạn được nghiên cứu chuyển thể và ứng dụng. Hình 3.5 Minh họa phương pháp đánh giá ngưỡng thích ứng tới hạn Đề xuất phƣơng án/giải pháp tiềm năng 3.2.7 a) Hội thảo tham vấn Tổ chức hội thảo tham vấn để thu thập các ý tưởng/giải pháp an toàn cấp nước cho thành phố Sóc Trăng, cũng như những nhận định (tác động, tính khả thi, thời điểm triển khai phù hợp) liên quan đến các ý tưởng/giải pháp này. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và ngoài nước, các đơn vị tư vấn về lĩnh vực cấp nước tại Việt Nam, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên kỹ thuật của các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan đến công tác sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thông tin và kết quả hội thảo tham vấn được trình bày Phục Lục 1. 61 b) Tham vấn chuyên sâu Nghiên cứu tham vấn chuyên sâu các cơ quan, đơn vị quản lý và thực hiện công tác cấp nước của địa phương để tổng hợp, sàn lọc những giải pháp khả thi và có tiềm năng áp dụng cho khu vực nghiên cứu. Các cơ quan, đơn vị tham vấn gồm các ngành: xây dựng, tài nguyên và môi trường, quản lý và vận hành công trình thủy lợi, một số công ty/đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. c) Hệ thống hóa thông tin và thiết lập bản đồ Dựa trên những ý tưởng/giải pháp trên, nghiên cứu ứng dụng phần mềm QGIS Desktop (ESRI) để hệ thống hóa thông tin liên quan đến các ý tưởng/giải pháp và thiết lập các bản đồ trình bày về những ý tưởng/giải pháp. Tiêu chí đánh giá giải pháp cấp nƣớc 3.2.8 a) Cơ sở lý thuyết Quyết định lựa chọn một dự án đầu tư đòi hỏi phải cân nhắc xem xét nhiều yếu tố (Larry, 2004; Stephen and Vladan, 2012). Tùy theo các tình huống nhu cầu thực tế, quyết định đầu tư hạ tầng nước thay đổi theo các yếu tố khác nhau, như kinh tế, chính trị, xã hội ...(Howard, 1980, Shah et al., 2005). Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá tính bền vững của giải pháp cấp nước đã được tổng hợp trong nghiên cứu của Rathnayaka (2016), bao gồm tiêu chí về: An toàn cấp nước/độ tin cậy (rủi ro mà lượng nước sản xuất không đáp ứng nhu cầu); Dễ thực hiện/xã hội; Môi trường; Hiệu quả kinh tế, và; Chức năng linh hoạt. Nghiên cứu của Tsuyoshi Hashimoto (1982) đã cho thấy độ tin cậy của giải pháp khai thác nước có thể đánh giá qua sự thất bại của hệ thống bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân liên quan đến yếu tố môi trường. Theo World Bank (2019) cho thấy chất lượng các nguồn nước suy giảm bởi các vấn đề môi trường cũng là một yếu tố dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung cấp nhu cầu dùng nước sạch ở Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng. Điều này cho thấy, tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến An toàn cấp nước/độ tin cậy của giải pháp trong điều kiện của vùng nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu xem xét tiêu chí môi trường là một tiêu chí phụ và không tập trung phân tích trong quá trình đánh giá các phương án/giải pháp cấp nước. Ngoài ra, nghiên cứu đánh giá tiềm năng nguồn nước cấp của đề tài này cũng đã bao gồm các đánh giá phân tích về môi trường. b) Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm: (1) quản lý về công tác cấp nước, (2) thực hiện công tác cung cấp nước sạch ở ĐBSCL (bao gồm các chi nhánh cấp nước của một số 62 công ty cấp nước ở ĐBSCL), (3) nhà nghiên cứu từ các viện, trường và các đơn vị tư vấn, quy hoạch về lĩnh vực hạ tầng nước và môi trường. Nghiên cứu thảo luận nhóm này được thực hiện nhằm thu thập các ý kiến đánh giá, phân tích về các tiêu chí đánh giá giải pháp cấp nước. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng nhằm xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên. Đánh giá nhanh tính khả thi phƣơng án 3.2.9 a) Đánh giá trọng số tiêu chí Đánh giá trọng số (Weighted sumation) các tiêu chí là kỹ thuật phân tích đơn giản để hỗ trợ ban hành quyết định dựa theo mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau (Howard, 1991; Lootsmas, 1999). Đánh giá theo số điểm của các tiêu chí được gia trọng khác nhau đã được nhiều nghiên cứu áp dụng để hỗ trợ ban hành quyết định liên quan đến vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường (Hyde et al., 2004; Hajkowicz & Higgins, 2008; Al-Hadu et al., 2011). Công thức đánh giá trọng số các tiêu chí: 𝑢𝑖 = 𝑣𝑖 ,𝑗 𝑚 𝑗=1 𝑤𝑗 (3.7) Trong đó: wj: Trọng số của chỉ tiêu đánh giá thứ j, ∑ 𝑤 , 𝑤 vi.j: Điểm đánh giá phương án i theo tiêu chí j. ui : Tổng điểm đánh giá phương án i b) Tham vấn chuyên sâu Thực hiện tham vấn chuyên sâu để lấy ý kiến đánh giá, phân tích và cho điểm các giải pháp theo từng tiêu chí và theo 5 mức độ như sau: 5 điểm-Rất quan trọng; 4 điểm-Quan trọng; 3 điểm-Bình thường; 2 điểm-Không quan trọng, và; 1 điểm- Rất không quan trọng). Nghiên cứu đã thực hiện tham vấn (21) cán bộ của các ngành: xây dựng, tài nguyên và môi trường, quản lý và vận hành công trình thủy lợi, công ty/đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, công ty đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang (giáp ranh H.Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), nhà nghiên cứu, đơn vị tư vấn quy hoạch cấp nước và chuyên gia dự án cấp nước (Hà Lan). 63 Phân tích giá trị các phƣơng án 3.2.10 Giá trị phương án được tính toán theo cách tiếp cận phân tích thực tế (real option approach) đã được nhiều nghiên cứu áp dụng (Coperland & Antikarov, 2001; Trigeorgius, 2001; De Neufville, 2003; Cardin et al, 2007, Zhang & Babovic, 2010) và đã được Zhang & Babovic (2012) phát triển thêm trong lĩnh vực cấp nước. Công thức xác định giá trị phương án như công thức 3.8. Giá trị phƣơng án = NPV của phƣơng án – NPV không có phƣơng án (3.8) Trong đó: NPV (Net Present Value) là giá trị hiện tại thuần. Mỗi phương án đề xuất cho khu vực nghiên cứu được bắt đầu phân tích với các thông số đầu vào được lựa chọn ban đầu để hình thành công trình cấp nước với những thông số tính toán cụ thể (như công suất đầu tư, điều kiện vận hành của nhà máy cấp nước). Mô phỏng quá trình vận hành công trình để tính toán giá trị kinh tế của các yếu tố liên quan (như chi phí xử lý, vận hành, chi phí quản lý phân phối nước, doanh thu sản xuất nước sạch). Quy trình tính toán trên được thực hiện lặp lại với công trình cấp nước có những thông số tính toán khác (được lựa chọn tăng dần), công trình cấp nước được chọn là công trình mang lại giá trị hiện tại thuần cao nhất. Các công thức tính toán, phân tích giá trị kinh tế của các yếu tố liên quan như sau: a) Giá trị hiện tại thuần (NPV-Net present value): (3.9) Trong đó: t: Thời gian tính toán của dòng tiền. n: Vòng đời của phương án (tổng thời gian tính toán). r: tỉ suất lợi nhuận (được xác định bằng tỉ suất lợi nhuận từ vốn vay – theo lãi suất ngân hàng). Ct: dòng tiền thuần tại thời điểm t. C0: chi phí ban đầu để thực hiện dự án. b) Định mức suất đầu tƣ Các hạng mục công trình xây dựng (nhà máy xử lý nước ngầm, nước mặt, khử mặn và tuyến ống truyền tải): được thực hiện tính toán dựa vào 64 đơn giá xây dựng năm 2018 được Sở Xây dựng Sóc Trăng ban hành và tham khảo dự toán các công trình tương tư đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận (Hậu Giang, Cần Thơ). c) Khái toán tổng giá trị đầu tƣ của dự án Tổng giá trị đầu tư công trình được nghiên cứu khái toán bằng tích số của định mức đầu tư và công suất đầu tư công trình tại thời điểm tính toán. d) Định mức chi phí vận hành Tham khảo dự toán các công trình tương tư đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận (Hậu Giang, Cần Thơ). e) Giá trị đầu tƣ và vận hành trong tƣơng lai FV = PV*(1+i) n (3.10) Trong đó: - FV: giá trị trong tương lai (thời điểm tính toán). - PV: giá trị tại thời điểm hiện tại. - i: tỉ lệ lợi nhuận – được xác định bằng tỉ suất lợi nhuận vốn vay (theo lãi suất vốn vay ngân hàng). i được xác định bằng phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên (Monte Carlo) với các giá trị lãi suất trung bình của nhiều năm trước thời điểm tính toán. - n: số năm tính toán (năm tính toán – năm hiện tại) – vòng đời giải pháp. f) Tuổi thọ công trình Tham khảo kinh nghiệm từ các nhà quản lý và các cán bộ kỹ thuật của một số công ty cấp nước ở ĐBSCL, đặc biệt là ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và kỹ thuật của các đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch ở khu vực nghiên cứu. g) Tỉ lệ và định mức các chi phí để sản xuất 1 m3 nƣớc sạch Tính toán và tham khảo từ báo cáo phân tích tài chính, báo cáo lập dự án đầu tư của các công trình khác có liên quan ở ĐBSCL. h) Đơn giá nƣớc sạch Tính toán, phân tích dựa theo mức tăng giá nước trong 2 giai đoạn 2015- 2017 và 2017-2019 trên địa bàn khu vực nghiên cứu. 65 Thiết lập kế hoạch cấp nƣớc thích ứng và chống chịu 3.2.11 Cách tiếp cận thiết lập lộ trình thích ứng (adaptation pathways) là cách tiếp cận phân tích khám phá từng bước và giải quyết vấn đề theo trình tự dựa vào những giải pháp thay thế được xác định theo thời gian (Haasnoot et al. 2012). Hình 3.6 Phương pháp thiết lập lộ trình thích nghi (Minh họa theo Haasnoot et al. 2013) Hình 3.6 minh họa cho phương pháp thiết lập lộ trình cấp nước thích nghi được nghiên cứu áp dụng cho trường hợp thí điểm. Vào thời điểm mà các giải pháp cấp nước hiện có đạt ngưỡng giới hạn, các giải pháp cấp nước bổ sung, thay thế khác sẽ được phân tích, đánh giá. Các giải pháp cấp nước bổ sung vào mỗi chu kỳ/giai đoạn được lựa chọn dựa theo: giá trị của giải pháp có thể mang lại trong tương lai và phù hợp với tình hình tài chính của hệ thống/đơn vị cấp nước; Điểm đánh giá của từng tiêu chí; Phù hợp theo điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu tại thời điểm ban hành quyết định. Đặc điểm của phương pháp thiết lập lộ trình thích nghi là phân tích khám phá giá trị của các phương án theo từng giai đoạn (Haasnoot et al. 2012). Do đó, bước nghiên cứu đánh giá này được thực hiện lặp lại theo những chu kỳ nhất định (hoặc vào những thời điểm mà phương án/giải pháp cấp nước được đề xuất cho khu vực nghiên cứu) như một vòng lặp để kế hoạch cấp nước đã thiết lập có thể chống chịu với những kịch bản không chắc chắn trong tương lai xa hơn. Lấy ý kiến đánh giá kết quả của nghiên cứu thí điểm 3.2.12 Thực hiện tham vấn ý kiến đơn vị cấp nước cho thành phố Sóc Trăng và các chuyên gia dự án Cấp nước sạch vùng ĐBSCL hướng đến chống chịu khí hậu (WaterWorX) về kế hoạch cấp nước thích nghi đã được thiết lập. Qua đó, nhận xét về đặc điểm và tính phù hợp của Khung khái niệm phương pháp thiết 66 lập kế hoạch cấp nước thích nghi cho những đô thị khác ở vùng ven biển ĐBSCL. 67 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng tiềm năng nguồn nƣớc cấp Nguồn nƣớc ngầm 4.1.1 4.1.1.1 Hiện trạng các giếng khai thác nƣớc ngầm Hiện nay, trên địa bàn thành phố Sóc Trăng có 25 giếng khai thác nước ngầm tập trung phục vụ cung cấp nước sạch đô thị của thành phố. Thông tin của các giếng khai thác được nghiên cứu hệ thống hóa và trình bày qua bản đồ Hình 4.1. Hình 4.1 Vị trí các cụm giếng nước ngầm cấp nước cho TP.Sóc Trăng Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các giếng khai thác nước ngầm ở tầng chứa nước qp2-3 và n1-3, với chiều sâu các giếng khai thác dao động từ 114-400 m. Theo báo cáo đánh giá của Công ty SOCTRANGWACO (2019), các giếng khai thác nước ngầm của các nhà máy sản xuất nước cấp trên địa bàn thành phố Sóc Trăng đã được xây dựng và khai thác trên 20 năm, một số giếng đã xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác nguồn nước của các nhà máy cấp nước cho thành phố Sóc Trăng. 4.1.1.2 Chất lƣợng nguồn nƣớc ngầm Kết quả phân tích dữ liệu chất lượng nước của các giếng khai thác nước ngầm cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước (N_NH4 + , 68 N_NO2 - , N_NO3 - , SO4 2+ , tổng Fe) đều đáp ứng giá trị cho phép theo QCVN 09:2015-BTNMT. Tuy nhiên, chất lượng nước của một số giếng có hàm lượng độ mặn Clorua (Cl-) vượt hơn giá trị cho phép (≤ 250 mg/L) theo của QCVN 01:2009-BYT. Kết quả phân tích dữ liệu quan trắc độ mặn nước ngầm của một số giếng (2008-2018) cũng cho thấy hàm lượng độ mặn trong nước đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt các giếng khai thác nước dưới đất ở tầng qp2-3. Các cụm giếng khai thác nước ngầm cho nhà máy cấp nước Phường 8 và KCN An Nghiệp có độ mặn trong nước tăng mạnh trong những năm gần đây. Ngoài ra, hiện trạng độ mặn trong nước của các giếng tại nhà máy cấp nước Phú Lợi và Nguyễn Chí Thanh đã vượt hơn hàm lượng độ mặn cho phép trong nước cấp, điều này cho thấy lượng nước ngọt có thể khai thác được từ các giếng này sẽ giảm hoặc không thể khai thác được trong những năm sắp tới. Độ mặn trong nước của các cụm giếng khai thác cấp nước cho thành phố Sóc Trăng được trình bày Hình 4.2. Hình 4.2 Hiện trạng độ mặn trong nước các giếng nước ngầm 69 4.1.1.3 Lƣu lƣợng khai thác Theo báo cáo của công ty SOCTRANGWACO (2019), trữ lượng nước khai thác được từ các giếng cung cấp nước sạch cho thành phố Sóc Trăng ngày càng sụt giảm. Qua kết quả phân tích dữ liệu công suất khai thác của các giếng trong thời gian gần đây, tổng lượng nước nhạt khai thác được từ các giếng đang có xu hướng sụt giảm, ngoại trừ cụm các giếng của nhà máy cấp nước KCN An Nghiệp, Phường 8 và Sung Đỉnh (Hình 4.3). Hình 4.3 Hiện trạng khai thác nước ngầm cấp nước cho TP Sóc Trăng Trong những năm gần đây, công ty phải ngưng khai thác nhiều giếng nước ngầm như giếng 8A (thuộc Xí nghiệp Cấp nước Nguyễn Chí Thanh) và 02 giếng thuộc Xí nghiệp cấp nước Phú Lợi. Để đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân, mặc dù công ty đã xin phép xây dựng thêm một số giếng khoan mới, tuy nhiên tổng lượng nước ngầm khai thác được vẫn không cao hơn so với tổng lượng nước khai thác trong những năm trước. Điều này cho thấy 70 lượng nước ngầm khai thác cho cấp nước sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới. 4.1.1.4 Tiềm năng khai thác nguồn nƣớc ngầm Qua kết quả phân tích hồi quy tuyến tính độ mặn và trữ lượng nước ngầm khai thác cho thấy trữ lượng nước ngầm của các giếng đang sụt giảm, kết hợp với độ mặn trong nước gia tăng nên lưu lượng nước khai thác cho cấp nước ngày càng giảm. Kết quả đánh giá độ mặn trong nước của các giếng khai thác trong tương lai được trình bày ở Hình 4.4, trữ lượng tiềm năng khai thác nước của các giếng được tổng hợp ở Bảng 4.1. Hình 4.4 Dự báo độ mặn các giếng khai thác cấp nước cho TP Sóc Trăng Hàm lượng độ mặn trong nước các giếng của nhà máy Phường 7, Phú Lợi và Nguyễn Chí Thanh được dự báo cao hơn quy chuẩn cho phép vào những năm sắp tới. Nguồn nước ngầm tại giếng khoan nhà máy nước Phú Lợi, hàm lượng Clorua trong nước đã vượt hơn quy chuẩn cho phép từ trước năm 2010 và hàm lượng này được dự báo sẽ tăng cao hơn trong thời gian giai đoạn tới. Hiện nay, mặc dù hàm lượng Clorua trong nước giếng khoan phường 8 đáp ứng giới hạn cho phép cấp nước, tuy nhiên hàm lượng độ mặn này được dự báo vượt hơn giá trị cho phép vào thời gian tới. Điều này cho thấy cụm giếng Phú Lợi, Phường 7, Nguyễn Chí Thanh không thể khai thác được lượng nước nhạt trong những năm sắp đến. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy độ mặn trong nước của hầu hết các giếng sau năm 2025, đều vượt hơn giá trị cho phép (>250 mg/L), ngoại trừ các giếng của nhà máy cấp nước KCN An Nghiệp và Sung Đỉnh. 71 Bảng 4.1 Dự báo trữ lượng khai thác của các cụm giếng cấp nước Nhà máy CSTK (triệu m 3/năm) 2018 2025 2030 LLKT (m 3/giờ) Độ mặn (mg/L) LLKT thác (m 3/giờ) Độ mặn (mg/L) LLKT (m 3/giờ) Độ mặn (mg/L) Nguyen Chí Thanh (WTP1) 5,11 45 > 250 39 > 250 33 > 250 Phú Lợi (WTP2) 2,92 40 > 250 22 > 250 10 > 250 KCN An Nghiệp (KCN) 2,92 124 250 Sung Đỉnh (SD) 1,08 116 < 250 109 < 250 82 < 250 Phường 7 (P7) 0,73 83 250 30 > 250 Phường 8 (P8) 1,46 123 250 53 >250 Chú thích: CSTK - Công suất thiết kế, LLKT – Lưu lượng khai thác Bên cạnh độ mặn trong nước gia tăng, mực nước ngầm của các giếng đang hạ thấp cũng góp phần khiến cho tổng lưu lượng nước khai thác của các giếng cho cấp nước ngày càng giảm. Theo Bảng 4.1, lưu lượng nước giếng khai thác của các nhà máy: Nguyễn Chí Thanh, Phú Lợi, Phường 7 cũng giảm mạnh trong những năm sắp tới, giá trị lưu lượng nước khai thác đến năm 2025 của các giếng này đạt rất thấp (dưới 40 m3/giờ). Kết quả phân tích trên cho thấy nếu cụm giếng Phú Lợi và Nguyễn Chí Thành không thể khai thác được cho cấp nước do hàm lượng độ mặn trong nước tăng cao thì tổng lưu lượng nước có thể khai thác của các giếng được xây dựng từ trước năm 2013 trên địa bàn thành phố và khu vực Mỹ Xuyên có thể giảm 34,42% đến năm 2025. Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm hạn chế khai thác nguồn nước ngầm tiến đến ngừng khai thác nguồn nước này trong công tác cung cấp nước sạch. Do đó, các giếng khai thác nước ngầm mới có thể khó khăn hơn để được cấp phép khai thác trong thời gian tới. Vì vậy, lượng nước ngầm khai thác từ các giếng hiện trạng sụt giảm với tốc độ trên, được nghiên cứu lựa chọn làm giả thuyết tính toán cho thành phố Sóc Trăng. 72 Tiềm năng khai thác nguồn nƣớc mặt 4.1.2 4.1.2.1 Nhận xét về trữ lƣợng nguồn nƣớc sông Hậu Sông Hậu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Sóc Trăng và các nhánh của sông Hậu là nguồn cấp nước mặt chủ yếu cho khu vực nghiên cứu. Số liệu quan trắc lưu lượng và mực nước trên sông Hậu tại trạm Cần Thơ trong giai đoạn 1994- 2013 được thu thập từ Trung tâm Thủy văn ĐBSCL (2014) và trình bày ở Hình 4.5. Hình 4.5 Lưu lượng và mực nước trung bình trên sông Hậu vào các tháng trong năm Theo Hình 4.5 cho thấy lưu lượng dòng chảy trung bình của sông Hậu khoảng 2.440 m3/s, lưu lượng dòng chảy thấp nhất (từ tháng 3 đến tháng 5) và cao nhất (tháng 5 đến tháng 10), dao động từ 800 đến 18.000 m3/s. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất vào những năm khô hạn nhất (2010 và 2016) chỉ khoảng 691 m 3/s, tương ứng với 59.702.400 m3/ngày, lưu lượng dòng chảy thấp nhất
File đính kèm:
luan_an_phan_tich_tiem_nang_cac_nguon_nuoc_cap_phuc_vu_lua_c.pdf
8. Sumary_Eng_12Jan2021_DDATuan.pdf
8. Tomtat_Viet_12Jan2021_DDATuan.pdf
9. Info_Page_DDATuan.docx
9. TRANG THÔNG TIN- DDATuan.docx