Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 1

Trang 1

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 2

Trang 2

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 3

Trang 3

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 4

Trang 4

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 5

Trang 5

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 6

Trang 6

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 7

Trang 7

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 8

Trang 8

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 9

Trang 9

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 153 trang nguyenduy 04/05/2025 90
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Luận án Phát triển sinh khối virus nhân đa diện (NPV) trên tế bào sâu khoang phục vụ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
ành theo phương 
59 
pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật (2000) [109] với 4 công 
thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại lây nhiễm 5ml với số lượng thể vùi 1,0 x 108 
OB/ml trên 30 sâu non sâu khoang tuổi 2 đã được nuôi bằng thức ăn sạch. 
Công thức 1: Lây nhiễm TL.1a tạo ra từ tế bào 
Công thức 2: Lây nhiễm TL.1a tạo ra từ sâu 
Công thức 3: Lây nhiễm TL.2a tạo ra từ sâu 
Công thức 4: Lây nhiễm TL.3a tạo ra từ sâu 
Tiến hành theo dõi xác định tỷ lệ sâu chết vào các thời điểm 3, 6 và 10 ngày 
sau lây nhiễm (NSLN). Tính toán hiệu lực gây chết sâu khoang của các chủng NPV 
theo công thức Abbott (1925). 
• Giải trình tự gen NPV nhân trên tế bào bằng phương pháp PCR 
Kiểm định NPV sâu khoang thu được qua lây nhiễm trên tế bào bằng giải trình 
tự gen theo phương pháp PCR và so sánh với ngân hàng Genbank theo phương 
pháp của Maeda et al. (1990) [73]. Các gen để kiểm định gồm 2 gen có mức độ bảo 
thủ cao trong các NPV là gen polhS và polhM được sử dụng để làm DNA khuôn 
cho phản ứng PCR Polyhedrin (Polh). Tách chiết DNA theo phương pháp dung 
dịch CTAB (Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide) của Doyle và Doyle 1990). 
Trình tự các cặp mồi (primer) đặc hiệu để khuếch đại gen polhS và PolhM 
Primer Trình tự primer 
Sản phẩm 
PCR 
Vị trí 
nucleotide 
polhS 
F: CAAGAATTCCATAATGTATACTCG 778 -13 đến 11* 
R: ACGATGTCAACTGAATCGCAAGT 764 đến 742* 
polhM 
F: AAATATAATGTATACTCGTTACAGCTA 759 -7 đến 17** 
R: GTTTTAATTATTAATAGGCGG 752 đến 751** 
Ghi chú: Vị trí nucleotide từ trình tự nucleotide hoàn chỉnh của *HearSNPV-
G4 và **HearMNPV bộ genome. 
+ Thành phần phản ứng PCR (25µl): bao gồm 20 ng DNA virus; 0,2 mM 
dNTPs mix; 0,5µM cho mỗi primer ngược và xuôi; 0,2 µM UTaq polymerase 
(Fermentas Life Sciences); 1,5 mM MgCl2; Taq reaction buffer 1x và lượng nước 
vừa đủ để đạt 50 µl. 
60 
+ Phản ứng PCR: Thực hiện ở nhiệt độ 95oC trong 3 phút. Sau đó, tiến hành từ 
36- 40 chu kỳ ở nhiệt độ 95oC trong 30 giây, rồi ở nhiệt độ 50 - 53oC trong 1 phút 
và 72oC trong 1 phút. Bước cuối cùng ở nhiệt độ 72oC trong 10 phút. 
+ Hệ thống PCR dùng khuếch đại gen là Eppendorf Mastercycler Pro- S 
+ Phương pháp xử lý sản phẩm PCR cho giải trình tự: Sản phẩm PCR được 
phân ly bằng 1% Agarose gel và được tinh sạch từ Agarose gel sử dụng DNA 
Purification Kit (Qiagen, Đức). Sau đó, sản phẩm PCR tinh sạch được gắn vào 
pDrive cloning vector sử dụng pDrive Cloning kit (Qiagen) và giải trình tự trực tiếp 
2 chiều bằng máy ABI3100 sử dụng BigDye Terminator 3.1 Kit (Applied Biotech) 
theo phương pháp Sanger tại Hàn Quốc. 
Các trình tự kết quả được BLAST so sánh bằng công cụ trực tuyến trên Ngân 
hàng Gen (NCBI) so sánh mức độ tương đồng với nhau bằng phần mềm ClustalW2. 
Cây phả hệ được xây dựng theo phương pháp Neighbor-joining trong phần mềm 
MEGA 6.0. 
2.4.3. Nghiên cứu tinh sạch thể vùi và tạo chế phẩm NPV dạng bột thấm nước 
2.4.3.1. Nghiên cứu tinh sạch thể vùi NPV sau lây nhiễm trên tế bào 
Tiến hành lây nhiễm NPV vào dịch tế bào sâu khoang nuôi nhân trên môi 
trường Excell 420- 14419C bổ sung 15% FBS theo chỉ số MOI là 0,1 ở nhiệt độ 28 
± 0,50C và pH môi trường nuôi nhân là 7,0 trong thời gian 3 ngày trên các bình cổ 
vếch nắp lọc khuẩn loại 250m2 theo phương pháp lắc 50 vòng/phút liên tục 24 giờ. 
Sau đó, thu hoạch dịch thể virus để thực hiện thí nghiệm tinh sạch thể vùi NPV dựa 
theo phương pháp của các tác giả Shapiro và Shepard (2007), Kanokwan et al. (2003) 
và Sajap et al. (2000) [90, 79, 14]. 
Thể vùi NPV sâu khoang sau lây nhiễm được tinh sạch bằng cách ly tâm loại 
bỏ dịch lây nhiễm được tiến hành qua thí nghiệm với 7 công thức, mỗi công thức 
thực hiện với lượng 100ml dịch chứa thể vùi. Cụ thể các công thức như sau: 
Công thức 1: Ly tâm 2 lần bằng nước cất 
Công thức 2: Ly tâm 3 lần bằng nước cất 
Công thức 3: Ly tâm 4 lần bằng nước cất 
Công thức 4: Ly tâm 2 lần, gồm 1 lần nước cất và 1 lần bằng dung dịch SDS 
61 
Công thức 5: Ly tâm 3 lần theo thứ tự: nước cất- SDS- nước cất 
Công thức 6: Ly tâm 4 lần theo thứ tự: SDS- nước cất- SDS- nước cất 
Công thức 7: Ly tâm 5 lần, gồm 3 lần nước cất và 2 lần bằng dung dịch SDS 
theo thứ tự các bước: nước cất- SDS- nước cất- SDS- nước cất 
Trước và sau khi ly tâm, tiến hành lấy mẫu xác định hàm lượng thể vùi theo 
phương pháp nhuộm Trypan blue trên buồng đếm hồng cầu Neubauer ở mỗi lần 
nhắc lại của các công thức thí nghiệm. Đồng thời, thể vùi được cho vào các lọ bảo 
quản loại 10ml có chứa 1ml DMSO lắc đều và bảo quản lâu dài ở điều kiện nhiệt độ 
5- 100C hoặc ở điều kiện phòng thí nghiệm không bị ánh nắng hoặc tia tử ngoại 
chiếu vào trước khi sử dụng tạo dạng chế phẩm. 
2.4.3.2. Nghiên cứu phát triển chế phẩm NPV dạng bột thấm nước 
Việc phát triển chế phẩm dạng bột thấm nước được tiến hành dựa theo 
phương pháp của Shapiro et al. (2008) và Cisneros et al. (2002) [90, 94]. Thành 
phần phụ gia để tạo dạng bột thấm nước gồm 60% bột tan và 40% bột khoáng sét. 
Các phụ gia được nghiền nhỏ mịn với kích thước 0,02- 0,05mm. 
Trước hết, đếm số lượng thể vùi tinh và tính toán số lượng thể vùi cần thiết 
trong chế phẩm dự kiến tạo dạng, để có thể sử dụng với liều lượng 500 gam/ha cần 
có số lượng thể vùi trong chế phẩm là 2 x 109 OB/gam, để sau khi phối trộn đảm 
bảo lượng thể vùi sẽ phun rải cho 1 ha cây trồng là 1 x 1012 OB/ha như chỉ dẫn của 
Cisnaros et al. (2002) [4] và Lynn (2002) [30]. Việc phối trộn để tạo chế phẩm bột 
thấm nước được thực hiện trên máy xay sinh tố trong thời gian 5 phút. 
Sau 3 phút đầu của quá trình phối trộn, tiến hành kiểm tra và điều chỉnh đảm 
bảo mức pH từ 6,5- 7,0 bằng KOH 0,1%. Sau đó, tiếp tục đảo trộn trong thời gian 2 
phút rồi đưa vào sấy khô chế phẩm ở nhiệt độ 30- 350C trong thời gian 10- 12 giờ 
để độ ẩm ở mức 10- 12%. Đóng gói trong bao giấy bạc và bảo quản chế phẩm ở 
nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 5 đến 100C. 
Chế phẩm sử dụng cho thí nghiệm trong phòng và ngoài nhà lưới đã qua bảo 
quản 28 ngày và thí nghiệm ngoài đồng ruộng đã qua bảo quản 30 ngày ở điều kiện 
bình thường. 
62 
2.4.3.3. Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm tạo được 
• Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang trong điều kiện 
phòng thí nghiệm 
Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm theo phương pháp Nghiên 
cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật (2000) [109] tại Trung tâm Đấu tranh 
Sinh học. Tiến hành theo phương pháp nhúng lá vào dịch thuốc đã pha cho từng 
loại thuốc, để ráo rồi thả sâu. Thực hiện với 3 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc 
lại, mỗi lần nhắc lại với 50 sâu khoang tuổi 2, gồm các công thức (CT) sau: 
CT 1: Chế phẩm NPV-1 2.109 OB/gam WP, nồng độ phun 0,1% 
CT 2: Chế phẩm NPV-2 2.109 OB/gam WP (có 0,5% Boric), nồng độ 0,1% 
CT 3: Sâu chết bệnh nghiền lọc, liều lượng 500 sâu/ha, nồng độ phun 5% 
CT 4: Đối chứng nhúng nước lã 
Theo dõi số sâu sống, sâu chết sau 7 ngày phun và tính hiệu lực gây chết sâu 
khoang theo công thức Abbot (1925): 
 C – T 
 H(%) = ------------ x 100 
 C 
Trong đó: H (%): Tỷ lệ sâu chết 
C: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm 
T là số sâu sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm 
• Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang ngoài nhà lưới 
Thí nghiệm tiến hành ngoài nhà lưới trong năm 2018 theo Tiêu chuẩn Việt 
Nam TCVN 12561:2018 về Khảo nghiệm hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật của 
Bộ Nông nghiệp và PTNT [110], với 4 công thức (CT), mỗi công thức nhắc lại 3 
lần. Mỗi lần nhắc lại tiến hành trên 10 cây bắp cải 50 ngày tuổi được thả 5 sâu tuổi 
2 cho mỗi cây. Sau 1 ngày để sâu phân bố ổn định trên cây thì tiến hành phun chế 
phẩm 120ml/lần nhắc lại nước thuốc pha theo tỷ lệ cho mỗi công thức thí nghiệm. 
CT1: Phun NPV-1 (không có Boric), liều lượng 500 gam/ha, nồng độ phun 0,1% 
CT2: Phun NPV-2 (có 0,5% Boric), liều lượng 500 gam/ha, nồng độ phun 0,1% 
CT3: Sâu chết bệnh nghiền, lọc với liều lượng 500 sâu/ha và nồng độ phun 5% 
CT4: Đối chứng, phun nước lã 
63 
Theo dõi số sâu khoang sống trên 3 cây ngẫu nhiên của một lần nhắc lại vào 
thời điểm trước phun và sau phun 7 ngày. Tính hiệu lực phòng trừ sâu khoang của 
chế phẩm theo công thức Henderson – Tilton (1955): 
 Ta x Cb 
H (%) = (1 - ----------- ) x 100 
 Tb x Ca 
Trong đó: H (%): Hiệu lực trừ sâu 
Ta là số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý 
 Tb là số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý 
 Ca là số sâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý 
 Cb là số sâu sống ở công thức đối chứng trước xử lý 
• Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang ngoài đồng ruộng 
+ Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang trên bắp cải 
 - Đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 WP trên bắp cải 
Việc đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm trên bắp cải được 
tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12561:2018 về Khảo nghiệm hiệu lực 
của thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và PTNT [110]. Thí nghiệm tiến 
hành tại Vân Nội (Đông Anh- Hà Nội) và được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 4 
công thức, nhắc lại 3 lần, diện tích bắp cải sử dụng cho mỗi lần nhắc lại là 50m2 với 
lượng 3 lít nước thuốc đã pha phun cho mỗi lần nhắc lại theo tỷ lệ cho từng công 
thức thí nghiệm. 
CT1: Sử dụng NPV1 (không bổ sung Boric) với liều lượng 500 gam/ha 
CT2: Sử dụng NPV2 (có bổ sung 0,5% Boric) với liều lượng 500 gam/ha 
CT3 (đối chứng 1): Sâu nghiền, lọc với lượng 500 sâu/ha, nồng độ phun 5% 
CT4 (đối chứng 2): Phun nước lã 
Theo dõi theo phương pháp 5 điểm chéo góc, tại mỗi ô nhắc lại theo dõi số 
sâu khoang sống trên diện tích 1m2 bắp cải vào thời điểm trước phun, sau phun 5; 7 
và 10 ngày. Tính hiệu lực phòng trừ sâu theo công thức Henderson- Tilton (1955). 
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang với các liều lượng sử dụng chế 
phẩm NPV-1 WP khác nhau trên bắp cải 
64 
Thí nghiệm tiến hành tại Vân Nội (Đông Anh- Hà Nội) trong vụ Đông Xuân 
năm 2018 nhằm xác định liều lượng thích hợp khi sử dụng chế phẩm để phòng trừ 
sâu khoang trên bắp cải theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12561:2018 về Khảo 
nghiệm hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và PTNT [110]. 
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 5 công thức, mỗi công thức 
nhắc lại 3 lần với diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100 m2. Phun với lượng 6 lít nước 
thuốc đã pha cho mỗi lần nhắc lại theo tỷ lệ thuốc pha cho từng công thức thí 
nghiệm. 
Công thức 1: Liều lượng 400g/ha 
Công thức 2: Liều lượng 500g/ha 
Công thức 3: Liều lượng 600g/ha 
Công thức 4: Phun thuốc Aba Fax 3.6EC chứa hoạt chất Abamectin với liều 
lượng 200 gam/ha theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 
Công thức 5: Đối chứng không phun. 
Theo dõi số sâu khoang sống trong mỗi ô nhắc lại theo phương pháp 5 điểm 
chéo góc, mỗi điểm tiến hành điều tra 1m2 vào các thời điểm trước phun, sau phun 
5; 7 và 10 ngày. Tính hiệu lực phòng trừ sâu của chế phẩm theo công thức 
Henderson- Tilton (1955). 
+ Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang trên đậu tương 
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 WP với các 
liều lượng sử dụng khác nhau trên đậu tương 
Thí nghiệm trên đậu tương được tiến hành tại Mỹ Thành (Mỹ Đức- Hà Nội) 
trong vụ Xuân Hè năm 2018 nhằm xác định liều lượng thích hợp khi sử dụng chế 
phẩm để phòng trừ sâu khoang trên đậu tương. Thí nghiệm tiến hành theo Tiêu 
chuẩn Việt Nam TCVN 12561:2018 về Khảo nghiệm hiệu lực của thuốc bảo vệ 
thực vật của Bộ Nông nghiệp và PTNT [110]. Thí nghiệm được bố trí theo khối 
ngẫu nhiên với 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, phun 6 lít nước thuốc đã 
pha cho mỗi ô thí nghiệm với diện tích 100 m2. 
Công thức 1: Liều lượng 400g/ha 
Công thức 2: Liều lượng 500g/ha 
65 
Công thức 3: Liều lượng 600g/ha 
Công thức 4: Phun thuốc Aba Fax 3.6EC chứa hoạt chất Abamectin với liều 
lượng 200 gam/ha theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 
Công thức 5: Đối chứng không phun. 
Theo dõi số sâu sống trên đậu tương theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi 
điểm điều tra 1m2 của mỗi ô nhắc lại vào thời điểm trước và sau phun 5; 7 và 10 
ngày. Tính hiệu lực phòng trừ sâu của chế phẩm theo công thức Henderson – Tilton. 
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang của chế phẩm NPV-1 WP trên đậu 
tương 
Tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (2000) [109] và Tiêu 
chuẩn Việt Nam TCVN 12561:2018 về Khảo nghiệm hiệu lực của thuốc bảo vệ 
thực vật của Bộ Nông nghiệp và PTNT [110]. Thí nghiệm diện rộng không nhắc lại, 
trên đậu tương khi sâu non sâu khoang tuổi 2 phát sinh rộ vào giai đoạn cây chuẩn 
bị ra hoa. tại Mỹ Thành (Mỹ Đức- Hà Nội) trong vụ Xuân Hè năm 2018 với 2 công 
thức diện tích của mỗi công thức là 1ha. Cụ thể: 
- Công thức 1: Phun NPV-1 với lượng 500 gam/ha và nồng độ phun 0,1%. 
- Công thức 2: Đối chứng, phun thuốc hoá học Aba Fax 3.6EC với lượng 
phun 200 gam/ha 
Theo dõi số sâu khoang tương tự như với thí nghiệm trên bắp cải nêu trên, 
bằng cách điều tra số sâu khoang sống theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi 
điểm điều tra 1m2 vào các thời điểm: trước phun và sau phun 5, 7, 10 ngày. Tính 
hiệu lực phòng trừ sâu khoang theo công thức Henderson – Tilton (1955). 
2.4.4. Phương pháp tính toán, xử lý số liệu 
- Xác định hiệu lực trừ sâu khoang của chế phẩm NPV trong phòng tính theo 
công thức Abbott (1925), ở ngoài đồng theo công thức Henderson – Tilton (1955). 
- Xử lý thống kê số liệu theo chương trình Irristat 4.0 và Statistix 8.2 trên 
phần mềm Microsoft Excel. 
66 
CHƯƠNG 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Điều tra, đánh giá và thu thập, tuyển chọn virus nhân đa diện (NPV) trên 
sâu khoang 
Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) là đối tượng sâu hại phổ biến, phân bố 
rộng ở nhiều nước thuộc khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là một loài sâu ăn 
tạp, có thể sống và gây hại trên nhiều loại cây (Srivastava et al., 2018; Viện Bảo vệ 
thực vật, 1976) [26, 110]. Trên đồng ruộng sâu khoang thường bị chết do xâm 
nhiễm của nhiều tác nhân sinh học khác nhau, trong đó NPV (Nucleo Polyhedrosis 
Virus) là tác nhân gây bệnh phát sinh khá phổ biến và có tiềm năng gây chết sâu 
khoang từ 0,2- 1,9% (Viện Bảo vệ thực vật, 2006) [98]. Tuy nhiên, hoạt lực gây 
chết sâu non sâu khoang của NPV khác nhau tùy theo điều kiện môi trường ở mỗi 
vùng sinh thái, Như kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Hai et al., (2010), qua điều 
tra thu thập NPV sâu khoang tại 5 tỉnh, xác định chỉ có 2 chủng phân lập từ nguồn 
thu thập tại Trà Vinh và Sóc Trăng có hiệu lực trừ sâu khoang cao tới 94,5%. 
Theo Farrar và Ridgway (1999) [32], Maeda et al. (1990) [73], Rohrmann và 
George (2011) [5], NPV là nhóm virus lớn và được coi là những tác nhân sinh học 
rất hữu ích trong phòng trừ sâu hại cây trồng vì có hiệu quả gây chết cao đối với các 
loài côn trùng, chuyên tính theo ký chủ và hoàn toàn không lây nhiễm trên các loài 
động vật có xương sống. Grzywacz et al. (1996) đã chỉ rõ nên khai thác sử dụng 
chủng virus có nguồn gốc bản địa thường có hiệu lực phòng trừ sâu hại cao [12]. Vì 
vậy, việc thu thập, phân lập và lựa chọn nguồn NPV có hoạt lực cao phục vụ phát 
triển thuốc sinh học để phòng trừ sâu hại là vấn đề cần thiết. 
3.1.1. Mức độ phổ biến và khả năng gây chết sâu khoang của virus nhân đa diện 
(NPV) ngoài đồng ruộng 
 Ngoài đồng ruộng, sâu khoang thường bị chết do nhiều tác nhân gây bệnh và 
những tác nhân này đóng vai trò quan trọng trong điều hoà số lượng của quần thể 
sâu khoang. Theo Kitajima (1989) [6], các tác nhân ký sinh gây bệnh trên côn trùng 
Cánh vảy (Lepidoptera) bao gồm các nhóm chính với các triệu chứng sau: 
67 
+ Nấm ký sinh: khi sâu chết nấm phát triển và lớp bào tử nấm màu trắng 
vàng bao phủ trên bề mặt cơ thể sâu, như Beauveria, Metarhizium, v.v. 
+ Vi khuẩn: gây chết sâu và làm cơ thể sâu khô tóp và có màu thâm đen. 
+ Vi rút: biểu hiện đặc trưng nhận biết các cá thể sâu chết do NPV như cơ 
thể sâu căng phồng, màu xám hoặc vàng nhạt và dễ vỡ khi bị va chạm. Đốt cuối 
thân bám chặt vào lá, thân cây, đầu sâu chúc xuống nhả dịch virus màu vàng xuống 
ruộng (Hình 3.1). Khi xử lý ngâm sâu chết bệnh do NPV trong nước, thể vùi màu 
trắng đục sẽ hình thành và lắng đọng dưới đáy ống nghiệm. 
Kết quả qua 2 đợt điều tra trên 4 loại cây trồng, gồm bắp cải, lạc, đậu tương 
và khoai sọ vào tháng 10/2014 và 4/2015 tại Đông Anh, Mê Linh và Tiền Phong 
(Hà Nội) cho thấy mật độ sâu khoang phát sinh cao nhất trên đậu tương, mật độ 
trung bình tới 2,71 con/m2, trên lạc đạt 1,65, bắp cải: 1,52 con/m2 và thấp nhất trên 
khoai sọ có mật độ 0,93 con/m2. Với mật độ sâu như vậy có thể gây thiệt hại đáng 
kể đối với cây trồng và phát sinh với mật độ cao ở các lứa sâu tiếp theo. 
Hình 3.1. Triệu chứng sâu non sâu khoang chết do NPV trên lạc và bắp cải 
Theo dõi trên các cá thể sâu khoang qua điều tra thu thập ngoài đồng ruộng 
thì tỷ lệ sâu có thể vùi (sâu chết do NPV) cũng khác nhau, trong đó trên bắp cải có 
tỷ lệ sâu chết do NPV cao nhất tới 21,67%, trên đậu tương đạt thấp nhất (14,22%), 
trên lạc là 15,77% và trên khoai sọ đạt 16,82% (Bảng 3.1). 
Theo kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật trong những năm 1996-2000 
thì mật độ sâu khoang đạt từ 3,6- 4,2 con/m2 tuỳ theo từng loại cây trồng, nhưng khi 
sâu khoang phát sinh ở mật độ cao thì tỷ lệ sâu chết do NPV đạt từ 0,2- 1,5% trên 
68 
rau bắp cải, từ 0,9- 1,6% trên đậu tương và 0,3- 1,9% trên lạc. Tính chung tỷ lệ sâu 
khoang chết do NPV chỉ đạt từ 10- 12,4% trong số các sâu chết do các bệnh khác 
nhau, như: NPV, vi khuẩn, nấm có ích, v.v. (Viện Bảo vệ thực vật, 2001) [4]. 
Kết quả điều tra trong năm 2014- 2015 (Bảng 3.1) lại hoàn toàn ngược lại 
với kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật (2001) trong những năm 1996-2000, 
mật độ sâu khoang phát sinh thấp hơn chỉ từ 0,93-2,71 con/m2 nhưng tỷ lệ sâu chết 
do NPV trong số sâu chết bệnh lại cao hơn, đạt từ 14,22- 21,67% [4]. 
Có thể trong những năm gần đây, người dân sử dụng nhiều các loại thuốc 
sinh học (như Bt, VBt, Bitadin, v.v.) hoặc thuốc hoá học có độ độc thấp theo qui 
định chung (như các thuốc thuộc nhóm: Abamectin, Avermectin, v.v.), nên quần thể 
các loài thiên địch phục hồi và phát triển giúp hạn chế mật độ sâu khoang phát sinh 
và thúc đẩy các tác nhân sinh học có ích (như: NPV, nấm Beauveria, Metarhizium, 
v.v.) phát triển đã gây chết sâu khoang và các sâu hại khác trên đồng ruộng. 
Bảng 3.1. Mật độ sâu khoang phát sinh và tỷ lệ sâu chết do NPV 
trên các cây trồng ngoài đồng ruộng (2014- 2015) 
TT 
Cây trồng 
điều tra 
Mật độ sâu 
(con/m2) 
Số sâu theo 
dõi (con) 
Số sâu chết 
do NPV (con) 
Tỷ lệ sâu chết 
do NPV (%) 
1 Bắp cải 1,52 300 65 21,67 
2 Đậu tương 2,71 415 59 14,22 
3 Lạc 1,65 260 41 15,77 
4 Khoai sọ 0,93 220 37 16,82 
Đánh giá về mức độ phổ biến của NPV trên đồng ruộng thông qua chỉ tiêu 
độ bắt gặp, kết quả điều tra nêu trong bảng 3.2 cũng cho thấy, trên ruộng bắp cải độ 
bắt gặp có sâu chết bệnh chiếm tới 46,67% số điểm điều tra, trong số đó có tới 
31,11% số điểm sâu chết có thể vùi NPV hình thành với mức độ phổ biến là ++. 
Với kết quả đánh giá trên đậu tương số liệu tương ứng là 53,33 và 37,78%, trên lạc 
là 57,78 và 48,89% và trên khoai sọ có độ bắt gặp thấp nhất, chỉ có 36,67 và 
26,67% số điểm điều tra, đồng thời cũng ở mức độ phổ biến là ++ (bảng 3.2). 
69 
Bảng 3.2. Mức độ phổ biến của NPV ký sinh sâu khoang 
trên các cây trồng ngoài đồng ruộng (2014- 2105) 
Cây trồng Sâu chết 
Số điểm 
 điều tra 
Số điểm 
bắt gặp 
Độ bắt gặp 
(%) 
Mức độ 
phổ biến 
Bắp cải 
Sâu chết bệnh 
45 
21 46,67 ++ 
Sâu chết có NPV 14 31,11 ++ 
Đậu tương 
Sâu chết bệnh 
45 
24 53,33 +++ 
Sâu chết có NPV 17 37,78 ++ 
Lạc 
Sâu chết bệnh 
45 
26 57,78 +++ 
Sâu chết có NPV 22 48,89 ++ 
Khoai sọ 
Sâu chết bệnh 30 11 36,67 ++ 
Sâu chết có NPV 8 26,67 ++ 
Hình 3.2. Thể vùi NPV màu trắng đục hình thành và lắng đọng 
dưới đáy ống nghiệm khi kiểm tra sâu khoang nhiễm NPV 
Riêng số điểm bắt gặp sâu chết bệnh nói chung (gồm sâu chết do nấm, vi 
khuẩn và NPV) ở mức độ phổ biến là +++ trên đậu tương và lạc. Chứng tỏ trên đậu 
tương v

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_sinh_khoi_virus_nhan_da_dien_npv_tren_te.pdf
  • pdfSUMMARY OF NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION.pdf
  • pdfTHÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án Lê Thanh Hải Hà.pdf
  • pdfTrích yếu luận án tiếng Việt.pdf
  • pdfTrích yếu tiếng English.pdf