Luận án Quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, lấy đô thị Ninh Bình làm ví dụ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, lấy đô thị Ninh Bình làm ví dụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý hệ thống không gian xanh các đô thị du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, lấy đô thị Ninh Bình làm ví dụ
ƣờng cao hơn 5-10 lần ở ĐT. Trong ĐT, CX có tác dụng làm giảm tiếng ồn. Các báo cáo khoa học của Mỹ cho thấy: chiều rộng của các giải CX có thể giảm tiếng ồn đáng kể. [10] (Hình 2.10) (Bảng 2.2) A. Ảnh hưởng của cây xanh đối với trạng thái không khí thổi vào nhà B.Dải cây xanh chắn gió làm giảm tốc độ gió Hình 2.9. Tác dụng điều hòa vi khí hậu của cây xanh đô thị Bảng 2.2. Giảm mức ồn (dBA) bằng cây xanh [193] TT Dải cây xanh trồng Chiều rộng dải cây xanh (m) Giảm mức ồn (dBA) 1 Dải 1 hàng kiểu ô bàn cờ 10-15 4 -5 2 Dải 1 hàng kiểu ô bàn cờ 16 – 20 5 - 8 3 Dải 2 hàng kiểu với khoảng cách 3 – 5m 21 – 25 8 – 10 4 Dải 2 hoặc 3 hàng kiểu với khoảng cách 3 m 26 - 30 10 -1 2 Hình 2. 10. Cây xanh trồng thành đai chắn giảm tiếng ồn . 77 d) Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Về bảo vệ MT thiên nhiên, hệ thống KGX có ý nghĩa vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho bảo vệ các thành phần tự nhiên nhƣ: Đất, không khí, nƣớc, trong quá trình cải tạo và XD ĐT, góp phần ngăn chặn sự tác động tiêu cực lên các thành phần của MT thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Đối với bảo vệ không khí, ngoài các giải pháp chủ động, các giải pháp thụ động nhƣ tăng cƣờng đô che phủ KGX sẽ có tác dụng rất lớn. [78, 56, 41] Đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống KGX ĐT là cấu trúc chức năng, cách bố trí các thành phần của KGX và độ phủ xanh (rừng). (Bảng 2.3) Bảng 2.3. Các chỉ tiêu dự tính mức che phủ rừng thuộc KGX thiên nhiên[83] TT Các vùng khí hậu Mức độ che phủ (%) Các chức năng Loại cây trồng Tối thiểu Tối ƣu 1 Bán sa mạc và thảo nguyên >7,8 >12,15 -Bảo vệ đất nông nghiệp -Dulịch nghỉ dƣỡng Cây lâu năm ổn định sinh học (sồi dẻ gai..) 2 Rừng thảo nguyên >10 - 15 >20-25 -Điều hòa khí hậu - Điều tiết nƣớc - Nghỉ ngơi - Cung cấp gỗ Cây phát triển nhanh (Dƣơng, cây lá cứng, sồi, gai, tần li) 3 Rừng hỗn hợp và lá kim >25 >30-35 - Điều hòa khí hậu - Điều tiết nƣớc - Nghỉ ngơi - Khai thác gỗ - Cây thuốc -Rau, thực phẩm. Cây phát triển nhanh (Dƣơng, thông, bách, thông đuôi ngựa ) 3.1 Vùng ngoại ô >30-35 >30-35 3.2 Vùng khai thác sử dụng nước, sông lớn 50-60 50 - 60 3.3 Vùng núi >60 >60 3.4 Vùng du lịch nghỉ dưỡng >60 >60 Ngoài giải pháp trên, có thể sƣ dụng một số giải pháp khác gồm: (i) Xây dựng hệ thống các khu vực lãnh thổ đƣợc bảo vệ đặc biệt (khu vực bảo tồn, khu vực rừng nguyên sinh); (ii) khoanh định các khu vực cấm (trong đó cho phép khai thác một bộ phận tài nguyên thiên nhiên với mức độ cho phép); (iii) thành lập các công 78 viên thiên nhiên; (iv) khôi phục lại các khu đất đai bị xâm hại; (v) cải thiện điều kiện các khu đất XD kém thẩm mỹ; (vi) Quản lý chặt chẽ các quỹ đất chƣa sử dụng; (vii) xác định sức chứa các khu vực cảnh quan vv Biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã có tác động mạnh mẽ đến MT sống ĐT, nhiều quốc gia đã sử dụng hệ thống KGX nhƣ một giải pháp góp phần làm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH. Báo cáo của Viện Khoa học Khí hậu thủy văn và MT Việt Nam đã chỉ ra một số biểu hiện của BĐKH trong 150 năm qua nhƣ sau: - Biến đổi nhiệt độ: Nhiệt độ tăng lên rõ rệt. Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24C. Xu thế biên độ nhiệt độ của thế kỷ là 0,75C. Dự báo năm 2100 nhiệt độ trung bình toàn thế giới tăng 1,8-1,9C; - Biến đổi lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30N (1901 – 2005) và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới từ thập kỷ 1990. Xu hƣớng tăng một số mức lớn tăng lên trên nhiều khu vực; - Hạn hán và dòng chảy: Phổ biến ở nhiều nƣớc. Các con sông lớn đều có sự biến đổi dòng chảy sâu sắc. Các kịch bản BĐKH đƣợc công bố năm 1992, 2001, 2007 cho thấy BĐKH đã có tác động tiêu cực đến các hệ vật lý, hệ sinh thái và điều kiện định cƣ. Do đó, QH, đầu tƣ phát triển và QL tốt hệ thống KGX sẽ góp phần giảm thiểu tác hại của BĐKH đối với các vùng và ĐT. [32, 41, 56] 2.3.2. Các xu hướng lý luận về quy hoạch và tổ chức không gian hệ thống không gian xanh đô thị. 2.3.2.1. Xu hướng tiếp cận thể chế quy hoạch hệ thống không gian xanh đô thị. Thể chế QH bao gồm các hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và QL thực hiện các đồ án QH đƣợc phê duyệt. Xu hƣớng này gắn với quá trình cải cách thể chế QH đang đƣợc diễn ra tại các nƣớc. Tại các nhóm nƣớc phát triển, một số quốc gia đã thiết lập một hệ thống QH không gian thống nhất bao gồm: QH không gian quốc gia; QH vùng, QH tỉnh, QH ngành và QHĐT NT. Ví dụ năm 2006, Quốc hội Liên bang Nga đã ban hành bộ luật QHĐT. Năm 2013, Bộ luật này đã đƣợc sửa đổi, bổ sung và đƣợc Quốc hội Liên bang Nga thông qua ngày 79 23/12/2013. Theo cách tiếp cận này, hệ thống QH lãnh thổ của một quốc gia đƣợc phân chia thành ba cấp: (i) QH lãnh thổ cấp quốc gia; (ii) QH lãnh thổ các chủ thể lãnh thổ (cấp bang) hoặc vùng tổng hợp; (iii) QH lãnh thổ các địa phƣơng (tỉnh, huyện, các ĐT và khu dân cƣ NT). Trong đó hệ thống KGX đƣợc QH gắn với hệ thống QH lãnh thổ các cấp. [85] (Hình 2.11.) Hình 2.11. Xu hướng quy hoạch hệ thống KGX lồng ghép trong hệ thống quy hoạch lãnh thổ thống nhất Nhiều quốc gia khác, nhƣ Cuba đặc biệt là các nƣớc thuộc Cộng đồng chung châu Âu theo định hƣớng tổ chức và QH lãnh thổ lại xây dựng hệ thống QH gồm ba loại: (i) QH lãnh thổ; (ii) QH ngành; (iii) QH ĐT NT. Các loại QH này chi phối lẫn nhau, trong mối quan hệ tƣơng tác, theo đó QH hệ thống KGX đƣợc xem nhƣ một nội dung của các đồ án QH trên. [20, 21] (hình 2.12) Hình 2.12. Xu hướng quy hoạch hệ thống KGX lồng ghép trong hệ thống quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị. Các nƣớc còn lại áp dụng hệ thống QH đặc thù, trong đó có nƣớc Nhật tổ chức lập QH sử dụng đất đai quốc gia; QH không gian quốc gia, QH vùng và QHĐT (gồm QH vùng ĐT và QHĐT), trong đó hệ thống KGX là một nội dung đƣợc điều chỉnh bởi các loại QH trên. Đối với các quốc gia và lãnh thổ có quy mô 80 hạn chế nhƣ: Singapore, Hồng Kong, Qatar, Macao, Maldives vv... thì áp dụng hệ thống QHĐT tích hợp, gồm QH chiến lƣợc, QH tổng thể và QH chi tiết, trong đó việc tổ chức hệ thống KGX nằm trong nội dung đồ án QHĐT. [21] Ở Trung Quốc, QH hệ thống KGX (đƣợc gọi là đất CX) gồm ba loại: QH tổng thể đất CX; QH phân khu hệ thống đất CX và QH chi tiết hệ thống đất CX. Các đồ án QH hệ thống KGX đƣợc xem nhƣ một đồ án QH chuyên ngành trong QHĐT. [86, 87] Ở Việt Nam, việc QH hệ thống KGX đƣợc điều chỉnh bởi bốn đạo Luật gồm: Luật Đất đai; Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật XD và Luật QHĐT, trong đó QHĐT có nhiệm vụ cập nhật và tích hợp diện tích rừng, cây xanh, đất sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp trong các đồ án QHĐT, gồm: QH chung, QH phân khu, QH chi tiết và các QH chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. [65, 67, 68, 69] 2.3.2.2. Xu hướng tổ chức hệ thống KGX ĐT như một bộ môn khoa học. Tổ chức hệ thống KGX ĐT đƣợc coi nhƣ một bộ môn khoa học mà nội dung của nó gồm: (i) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng; rà soát các QH, dự án có liên quan; (ii) Đánh giá tổng hợp đất đai và cảnh quan; (iii) Dự báo các chỉ tiêu, quy mô KGX, độ che phủ và nhu cầu sử dụng đất phát triển KGX; (iv) Lập các phƣơng án bố trí và tổ chức hệ thống KGX; (v) Định hƣớng phát triển hệ thống KGX và QH sử dụng đất các loại KGX; (vi) Thiết kế ĐT và cảnh quan; (vii) Lập kế hoạch đầu tƣ phát triển và xây dựng hệ thống KGX; (viii) Lập và ban hành quy chế QL hệ thống KGX. Các phƣơng pháp tiếp cận khoa học tổ chức hệ thống KGX chủ yếu gồm: (i) QH và thiết kế cảnh quan ĐT; (ii) thiết kế ĐT; (iii) tiếp cận phong thủy trong tổ chức cảnh quan sống lý tƣởng; (iv) tiếp cận cấu trúc không gian ĐT. Tiếp cận QH và thiết kế cảnh quan ĐT trong QH hệ thống KGX là quá trình: Phân tích, đánh giá, phân loại, cảnh quan, dự báo sự tác động và diễn biến của cảnh quan; tổ chức cảnh quan nhằm đạt đƣợc sự phát triển ổn định và bền vững. Có thể nói, QH và thiết kế cảnh quan là cơ sở khoa học của QH và thiết kế KGX và là đối tƣợng của QH vùng, QHĐT.(hình 2.13) 81 Tiếp cận thiết kế ĐT là một phƣơng pháp tổ chức KGX ĐT. Trên cơ sở điều tra ba ĐT ở Mỹ, 12/1969, Kenvin Lynch đã cho xuất bản cuốn sách “Hình ảnh ĐT”, trong đó đã xác định 05 yếu tố cấu thành hình ảnh ĐT gồm: Lƣu tuyến (paths); rìa (edge); khu vực (districts); nút hoặc điểm giao (nodes); nơi chốn hoặc trọng điểm (landmarks). Khảo cứu của K. Lynch đã tạo ra cơ sở khoa học cho bộ môn thiết kế ĐT, với mục tiêu “nghiên cứu sáng tạo hình thức khả năng của MT ĐT” nhƣ Lingi đã định nghĩa. Tóm lại, Thiết kế ĐT không chỉ quan tâm đến không gian giữa các công trình, đƣợc tạo lập bởi các yếu tố nhân tạo và yếu tố thiên nhiên, mà là bố cục tổng thể và diện mạo của ĐT, trong đó KGX không chỉ là yếu tố “phông nền”, mà còn là nhân tố “cấu thành” góp phần quan trọng tạo nên hình ảnh của ĐT. [93] A B Hình 2.13. Phân tích đánh giá và phân vùng kiến trúc cảnh quan trong QH vùng và QHĐT làm cơ sở cho quy hoạch hệ thống KGX. [21] A – Các tuyến và trọng điểm cảm thụ thị giác cảnh quan khu vực. B- Phân vùng cảnh quan (I, II,III,IV,V, VI). Một cách tiếp cận khác trong tổ chức KGX ĐT là nhận dạng cảnh quan sống lý tƣởng dựa trên nguyên tắc phong thủy với: “Đạo, âm dƣơng, khí, ngũ hành bát quái và trạch mệnh” là tiền đề cho nghệ thuật tổ chức KGX ĐT.[44] Có ba cách tiếp cận khác nhau về tổ chức cảnh quan sống theo nghệ thuật phong thủy, gồm: (i) Trƣờng phái “môi sinh” chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về điều kiện tự nhiên nơi con ngƣời định cƣ để xác định mức độ thuận lợi và điều kiện lý tƣởng của cảnh quan sống; (ii) trƣờng phái “La bàn” dựa trên các thông số để xem xét năng lƣợng của mỗi phƣơng vị; (iii) trƣờng phái “ Trực giác”, 82 thông qua hình dạng của địa điểm để nhận ra các cấu trúc cảnh quan sống lý tƣởng. Mô hình phong thủy lý tƣởng về tổ chức cảnh quan đã đƣợc mô phỏng trong sách cổ bao gồm: “Rùa rụt đầu; phƣợng hoàng bay lƣợn; rồng xanh uốn khúc; hổ trắng phủ phục”. Ở Việt Nam cấu trúc tổ chức cảnh quan sống lý tƣởng là “ Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tƣớc, hậu huyền vũ”. [11] (hình 2.14) A B C Hình 2.14. Mô hình cảnh quan phong thủy lý tưởng: A, Nguyên tắc sắp đặt theo phong thủy của Du Khổng Niên. B. Mô hình cảnh quan phong thủy lý tưởng (mô phỏng từ sách cổ) [11]. C. Cấu trúc cảnh quan “Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ”(Việt Nam) Cuối cùng phƣơng pháp tiếp cận cơ cấu QH ĐT là phƣơng pháp tổ chức hệ thống KGX gắn với các loại cấu trúc không gian ĐT. Phƣơng pháp tiếp cận này đã đƣợc phân tích tại mục 2.1.1.1 chƣơng 2 này. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý thêm rằng quan điểm tiếp cận QH hệ thống KGX luôn thay đổi theo thời gian. Đến nay có ba xu hƣớng chủ yếu tổ chức KGX trên cơ sở cấu trúc ĐT, gồm: (i) ĐT tách biệt với KGX; (ii) KGX đƣợc phân bố đồng đều theo các cấp không gian ĐT, từ đơn vị ở, khu ở, khu TP và thành phố hiện đại. Ở Tây Ban Nha, hệ thống KGX đã đƣợc gọi là “hạ tầng xanh”; (iii) xu hƣớng phát triển thân thiện với thiên nhiên “Design with nature” do Ian L.Mc Harg khởi xƣớng từ năm 1969; hoặc “TP vƣờn” theo đề xuất của Singapore, theo đó thiên nhiên đƣợc tôn trọng đề cao, trong đó hệ thống KGX không chỉ là “lá phổi xanh của TP” mà nó còn là “ cái nôi nuôi dƣỡng TP”. [128, 115, 120] (hình 2.15) 83 A B C Hình 2.15. Các xu hướng tổ chức KGX theo các phương pháp tiếp cận cấu trúc QHĐT. A- Mặt bằng TP Senlis (Pháp) trong thời kỳ phong kiến; B- Hệ thống KGX của một ĐT lớn; C- TP Singapore theo tầm nhìn 2050 “Thành phố trong vườn” [21,20] 2.3.3. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đô thị và khung thể chế quản lý hệ thống không gian xanh đô thị du lịch. 2.3.3.1. Quản lý đô thị Quản lý đô thị là QL hành chính nhà nƣớc hoặc QL công tại ĐT bao gồm các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền, can thiệp vào nhiều lĩnh vực nhằm tổ chức phát huy vai trò của cộng đồng dân cƣ; khai thác và điều tiết việc sử dụng tối ƣu các nguồn lực nhằm tạo dựng MT sống thuận lợi, an toàn và tiện nghi cho dân cƣ, phù hợp với lợi ích quốc gia, cộng đồng và dân cƣ trên cơ sở kết hợp hài hòa các yếu tố hƣớng đến mục tiêu PTBV. [19; 22] (Hình 2.16) Trong QLĐT, chủ thể QLĐT là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền, còn khách thể của QLĐT là lợi ích của doanh nghiệp cộng đồng và dân cƣ. QLĐT gồm nhiều lĩnh vực có liên quan với nhau. Các lĩnh vực này đƣợc chia làm 4 khối chủ yếu sau : a) Khối quản lý kinh tế - tài chính, gồm các lĩnh vực: QH, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách, các ngành kinh tế nông lâm, ngƣ nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, DL, thƣơng mại – dịch vụ ; các lĩnh vực thủy lợi, đất đai. b) Khối quản lý xây dựng và phát triển đô thị, gồm: QH, kế hoạch phát triển ĐT và QL không gian, kiến trúc, cảnh quan ; QL đầu tƣ phát triển và xây dựng ; QL khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng ĐT ; QL vật liệu XD ; QL thị trƣờng bất động sản. 84 c) Khối quản lý văn hóa – xã hội và khoa học công nghệ, gồm: QL giáo dục, đào tạo, QL văn hóa, DL, thể dục thể thao ; QL y tế và sức khỏe cộng đồng ; QL khoa học, công nghệ và tài nguyên MT. d) Khối quản lý các lĩnh vực khác, gồm: Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, chính sách dân tộc và tôn giáo, thi hành pháp luật ; Xây dựng chính quyền và QL địa giới hành chính. [63, 64, 22] Hình 2.16. Sơ đồ các hoạt động QLĐT [22] Cơ sở và công cụ QLĐT đƣợc dựa trên ba trụ cột chính : (i) Công tác QH và kế hoạch ; (ii) hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ; (iii) các chính sách và cơ chế. Chính quyền ĐT dựa vào ba cơ sở trên và sử dụng chúng nhƣ các công cụ để thực hiện các hoạt động QLĐT theo 5 nguyên tắc : (i) Tập trung dân chủ ; (ii) kết hợp ngành và lãnh thổ ; (iii) QL ngành thống nhất ; (iv) phân công phân cấp ủy quyền, phối hợp tham gia ; (v) Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc QL và ngƣời dân tham gia thông qua các biện pháp : Mệnh lệnh, quyền uy; thƣơng lƣợng, thỏa thuận ; điều tiết vĩ mô. Nền tảng để thực hiện các nguyên tắc và biện pháp trên trong các lĩnh vực QLĐT là công tác tổ chức QL hành chính dựa trên việc phân loại ĐT và các đơn vị hành chính đƣợc quy định tại Nghị quyết sô 1211/2016/NQ-UBTVQH ngày Khai thác và sử dụng tối ƣu các nguồn lực để tạo dựng môi trƣờng sống đô thị thuận lợi Đô thị phát triển bền vững Tạo lập môi trƣờng sống thuận lợi cho ngƣời dân 85 25/5/2016 của UBTV Quốc hội ; Luật Tổ chức Chính phủ (2015) ; Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng (2015), trong đó QLĐT đƣợc phân thành 4 cấp : (i) Chính phủ ; (ii) cấp tỉnh ; (iii) cấp huyện ; (iv) cấp xã nằm trong mô hình tổ chức bộ máy chung của nhà nƣớc, trong đó toàn bộ quyền lực nhà nƣớc thuộc về dân do dân và vì dân. (Hình 2.17), Hình 2.17. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của nhà nước CHXHCN Việt Nam Nhƣ vậy, QL nhà nƣớc về hệ thống KGX ĐT là một nội dung của QLĐT, nó đƣợc xếp vào khối QL xây dựng và phát triển ĐT. 2.3.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về hệ thống không gian xanh đô thị. Về nguyên tắc, QL hệ thống KGX ĐT là QL nhà nƣớc với sự tham gia của cộng đồng và dân cƣ, còn đƣợc gọi là “ Quản trị hệ thống KGX ĐT”. Cơ sở đề QL hệ thống KGX ĐT là QH, kế hoạch; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các chính sách, cơ chế có liên quan do bộ máy QL hành chính nhà nƣớc 4 cấp thực hiện, chủ yếu trong ba lĩnh vực sau: a. Quản lý quy hoạch phát triển hệ thống không gian xanh đô thị. Nội dung của lĩnh vực QLQH phát triển hệ thống KGX ĐT gồm: - Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh QH hệ thống KGX gắn với công tác lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh QH gồm: QH sử dụng đất đai; QH bảo vệ và phát triển rừng; QH vùng và QHĐT. TÒA ÁN NHÂN DÂN VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 86 - Tổ chức thực hiện QH phát triển hệ thống KGX đƣợc duyệt bao gồm: công bố; công khai QHĐT; cung cấp thông tin về QHĐT; cấp chứng chỉ QHĐT; cắm mốc giới ngoài thực địa. - Kiểm soát sự phát triển hệ thống KGX theo QH về mặt không gian, kiến trúc, cảnh quan; sử dụng đất đai; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và không gian ngầm, vv... - Giám sát việc tuân thủ QH đƣợc duyệt. Hình 2.18. Sơ đồ khung tổ chức quản lý hệ thống KGX tại các ĐTDL Quản lý quy hoạch, kế hoạch hệ thống KGX Quản lý đầu tƣ phát triển và xây dựng hệ thống KGX Quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KGX 87 b. Quản lý đầu tư phát triển và xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tạo lập không gian xanh đô thị. Nội dung của lĩnh vực quản lý đầu tƣ phát triển và xây dựng công trình kết cấu hạ tầng xanh đô thị gồm: - Xác định lựa chọn vùng và các đối tƣợng, phạm vi các công trình kết cấu hạ tầng tạo lập hệ thống KGX ĐT cần bảo vệ, chính trang, cải tạo và XD mới. - Lập kế hoạch, chƣơng trình đầu tƣ phát triển và xây dựng hệ thống KGX - Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển đất, cơ sở hạ tầng khung của hệ thống KGX theo pháp luật đầu tƣ và phát triển ĐT. - QL đầu tƣ XD các công trình thuộc hệ thống KGX ĐT theo pháp luật về đầu tƣ XD. c. Quản lý khai thác và sử dụng hệ thống không gian xanh đô thị. Nội dung chủ yêu của lĩnh vực quản lý khai thác và sử dụng công trình hệ thống KGX ĐT gồm: - Lập hồ sơ địa chính các công trình hệ thống KGX ĐT. - Giao đất và tài sản và trách nhiệm QL các công trình kết cấu hạ tầng KGX ĐT cho các tổ chức, tập thể, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng. - Quản lý kỹ thuật việc bảo vệ, duy tu, bảo dƣỡng, chăm sóc hệ thống KGX ĐT. (Hình 2.18) 2.4. Các yếu tố chủ yếu tác động đến quản lý hệ thống không gian xanh tại các đô thị du lịch vùng ĐBSH&DHĐB. 2.4.1. Bối cảnh chung và đặc điểm nổi trội của vùng ĐBSH&DHĐB. Công tác QL hệ thống KGX tại các ĐTDL trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 diễn ra trong bối cảnh dân số ĐT tiếp tục gia tăng, sự tập trung ĐT ngày càng lớn dẫn đến sự hình thành các siêu TP, TP vùng; ĐT hóa nghiêng trục về Châu Á, tạo ra sự phát triển ĐT cân bằng giữa ba khu vực: Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á. Báo cáo các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã dự báo tình hình thế giới, trong đó đã chỉ ra một số đặc điểm nổi trội: (i) Quá trình toàn cầu hóa 88 và hội nhập quốc tế tiếp tục đƣợc đẩy mạnh; (ii) Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ; (iii) vấn đề toàn cầu nhƣ an ninh, tài chính, năng lƣợng, nguồn nƣớc, lƣơng thực, BĐKH, thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp. Đối với trong nƣớc: (i) Xu hƣớng ĐT hóa, tập trung hóa dân cƣ ĐT gia tăng; (ii) kinh tế từng bƣớc ra khỏi tình trạng suy giảm, nhƣng còn nhiều khó khăn phức tạp; (iii) phát triển nhanh và bền vững là mục tiêu, nhƣng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. [12] Trong bối cảnh chung đó, các đặc điểm riêng của vùng ĐBSH&DHĐB mà nổi trội hơn cả là vị trí và quan hệ liên vùng; quá trình lịch sử, truyền thống văn hóa; điều kiện tự nhiên và BĐKH; hiện trạng KT – XH, ĐT hóa và hệ thống các ĐTDL gồm: TT Tam Đảo (cấp xã); TP Hạ Long (cấp huyện) và ĐT Ninh Bình (cấp huyện) có quy mô và cấp QL khác nhau. Những yếu tố này là tiền đề có tác động trực tiếp đến các lĩnh vực QL KGX tại các ĐTDL. 2.4.2. Điều kiện tự nhiên Ở mỗi ĐTDL có những đặc điểm điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn và phong cảnh thiên nhiên riêng biệt tạo nên những giá trị cho mỗi ĐT. Đó cũng chính là những nguồn tài nguyên có trong các thành phần môi trƣờng, tồn tại dƣới dạng tự nhiên. Nó phải đƣợc coi là nguồn tài nguyên DL quan trọng góp phần vào việc phát triển hệ thống KGX của ĐTDL, do vậy cần phải có QH, kế hoạch bảo tồn và phát triển nhằm phát huy giá trị để khai thác, sử dụng phục vụ đời sống của ĐT, phục vụ DL và hƣớng tới PTBV của ĐTDL. Vùng ĐBSH&DHĐB có các đặc đi
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_he_thong_khong_gian_xanh_cac_do_thi_du_lich.pdf
- LTD-English-tomtat LA.pdf
- LTD-English-dong gop moi.pdf
- LTD- Tomtat LA 10-2017.pdf
- LTD- đóng góp mới của luận án.pdf