Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 1

Trang 1

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 2

Trang 2

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 3

Trang 3

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 4

Trang 4

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 5

Trang 5

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 6

Trang 6

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 7

Trang 7

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 8

Trang 8

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 9

Trang 9

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 194 trang nguyenduy 21/09/2024 220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế

Luận án Quản lý không gian xanh thành phố Huế
̣i cây trồng. Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: 
chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các 
khu chức năng; xác định vị trí cây xanh trên đường phố. 
Tuy nhiên sau khi quy hoạch chung đô thị được phê duyệt, quy hoạch 
KGXĐT không được xác định là một quy hoạch chuyên ngành cần phải nghiên 
cứu, chỉ có các đô thị trực thuộc Trung ương mới được lập quy hoạch hệ thống 
công viên, cây xanh măt nước sau khi QHC đô thị được duyệt. Đây là quy định 
chưa phù hợp với thực tiễn mang tính đặc thù vùng, miền, văn hóa, lịch sử rất 
cao của hệ thống đô thị Việt Nam. 
Đồng thời với khái niệm không gian xanh bao gồm KGX tự nhiên, bán tự 
nhiên và nhân tạo đã được đề xuất, phạm vi quản lý nghiên cứu lập quy hoạch 
KGX sẽ không chỉ có các công viên cây xanh, vườn hoa, mặt nước trong đô thị 
mà bao gồm cả các khu rừng đặc dụng, rừng sản xuất, không gian nông nghiệp, 
nuôi trồng thủy hải sản,... Đây là phạm vi không chỉ rộng về không gian địa lý 
mà còn rộng cả về các chủ thể quản lý theo các quy định hiện nay. Do vậy cần 
thiết phải có nghiên cứu một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện chủ trương phát 
triển bền vững hiện nay. Do vậy cần thiết có một quy hoạch linh hoạt [81]. 
74 
Hình 2.6. Quy hoạch Chiến lược Không gian xanh đô thị của thành phố Munster 
– Cộng hòa Liên bang Đức [81] 
Các nhà Quy hoạch của Cộng hòa liên bang Đức cho rằng muốn quản lý 
tốt cần có một quy hoạch không gian xanh tốt. Xu hướng hiện tại ở nhiều thành 
phố của châu Âu cho thấy sự suy giảm chất lượng của các KGX đô thị, do sự hỗ 
trợ tài chính từ chính quyền nhà nước và chính quyền địa phương ngày càng hẹp 
đi. Điều này đặc biệt thấy rõ ở những quốc gia đang trải qua sự thay đổi về chính 
trị và đó cũng do tác động ảnh hưởng của toàn cầu hoá. Vì vậy cần lập một quy 
hoạch linh hoạt cho không gian xanh là phù hợp trong bối cảnh này. Hình [2.6] 
b) Quản lý đầu tư và phát triển không gian xanh 
Khi đầu tư phát triển một công viên mới, việc định hình không gian xanh 
và xây dựng các công trình được thực hiện ở giai đoạn thi công ban đầu, nhưng 
sau đó thời gian phát triển và hoàn thiện toàn bộ KGX đó có thể diễn ra trong 
nhiều năm. Vì vậy, quản lý là hoạt động hướng dẫn quá trình xây dựng và hoàn 
thiện các không gian xanh, duy tu bảo dưỡng cho đến khi quá trình xây 
dựng được hoàn thành. 
Theo GS Mduduzi W. Nhloz khoa Kỹ thuật và Môi trường xây dựng 
thuộc trường đại học Witwatersrand, Johannesburg - Nam Phi, công tác quản lý 
đầu tư và phát triển không gian xanh đô thị gắn liền với công tác trồng và chăm 
75 
sóc bảo vệ cây xanh đô thị. Hai yếu tố quan trọng có ảnh hướng rất lớn tới cây 
xanh là nguồn nước và đất đai, cụ thể: 
- Vấn đề lũ lụt và úng ngập do nước mưa cũng như việc tăng bề mặt cứng 
ở nhiều khu vực do xây dựng đã trở thành “bê tông hóa” làm giảm khả năng thu 
nước của bề mặt tự nhiên, giảm việc lưu trữ nước của thành phố. Như vậy lũ lụt 
và ngập úng sẽ làm cây xanh bị chết hay kém phát triển. 
- Đối với đất đai ở những khu vực khô cằn do bạc mầu, sỏi đá v.v. cũng 
cần được quan tâm khi đầu tư và phát triển không gian xanh [82]. 
c) Quản lý khai thác sử dụng không gian xanh 
Việc quản lý khai thác sử dụng các không gian xanh tự nhiên, bán tự 
nhiên và nhân tạo hiện nay đang được quy định tại nhiều văn bản của các ngành: 
Xây dựng, Đất đai, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông 
thôn. Việc khai thác sử dung các không gian xanh tự nhiên với mục tiêu cao nhất 
là bảo vệ cảnh quan, môi trường bảo tồn sự đa dạng sinh học. Đối với các không 
gian xanh bán tự nhiên là các mục tiêu đảm bảo sự hài hòa về phát triển kinh tế – 
xã hội – môi trường. Các không gian xanh nhân tạo mục tiêu cao nhất là nâng 
cao chất lượng cuộc sống dân cư và bảo vệ môi trường. Do vậy việc quản lý khai 
thác sử dụng các không gian xanh cần phải căn cứ vào từng mục tiêu đề đưa ra 
các giải pháp phù hợp cho từng loại không gian xanh cụ thể. 
Đồng thời công tác quản lý không gian xanh cần áp dụng phương pháp 
tiếp cận dựa trên nhu cầu, lấy con người làm trung tâm đến phương pháp tiếp cận 
dựa trên nguồn cung, coi trọng sinh thái nhiều hơn. Việc xác định giá trị thực 
chất bên trong cho các khu vực xanh. Trong trật tự này phương pháp tiếp cận cần 
phải kết hợp với vấn đề thẩm mỹ và giải trí. 
Như vậy có thể thấy rằng lý thuyết về quản lý không gian xanh đô thị phải 
được tổng hợp trên những cơ sở lý luận của nhiều nhà khoa học với các quan 
điểm quản lý KGX đô thị, bao gồm: Lý luận về quản lý hành chính nhà nước ở 
đô thị; Quan điểm quản lý KGX phải dựa trên nhu cầu, lấy con người làm trung 
76 
tâm và đảm bảo phát triển bền vững; cùng với Phương pháp tiếp cận đa ngành, 
tích hợp kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. 
2.1.5. Quản lý phát triển không gian xanh thích ứng với biến đổi khí hậu 
Với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với BĐKH, việc xác định 
độ che phủ xanh là một chỉ tiêu quan trọng, trong đó cần có những số liệu đánh 
giá về diện tích được che phủ bởi tán lá, cành cây trong đô thị. Khi nghiên cứu 
về quá trình quang hợp của cây xanh để hấp thụ khí thải CO2 và sinh ra khí O2 
phục vụ cho sự sống của con người, thì chỉ số sinh khối lại rất quan trọng và 
càng quan trọng khi trong các đô thị có các lâm viên như thành phố Huế. Theo 
các nhà khoa học Canada, quá trình quang hợp của cây xanh dưới sự trợ giúp của 
ánh sáng mặt trời được diễn giải như công thức dưới đây: 
6CO2 + 12H2O ---> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O 
Từ công thức trên cho thấy, cứ 6 phân tử carbon dioxide sẽ tạo ra 6 phân 
tử oxy, tỷ lệ phân tử là 1:1. Nếu tính theo khối lượng thì chúng ta có cứ 44 kg 
phân tử CO2 thì sẽ tạo ra 32 kg phân tử O2. [42], [89], (Hình 2.3). 
Hình 2.3. Quá trình quang hợp của cây xanh [42] 
Cũng theo các chuyên gia lâm sinh học nếu xét trên một cây Sung dâu 
trưởng thành có nhiều tại Bắc Mỹ thì trung bình 1 năm nó tiêu thụ khoảng 21,7 
kg khí CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. Với tính toán nêu trên với khối 
77 
lượng CO2 cây xanh hấp thụ từ môi trường sẽ góp phần làm giảm lượng khí nhà 
kính phát thải gây ra hiện tượng BĐKH. Đồng thời qua việc tính toán nêu trên 
cũng là cơ sở quan trọng trong việc xác định số lượng cây xanh cần được bảo vệ 
và cần được trồng thêm trong bối cảnh các đô thị lớn và vừa ngày càng gia tăng 
quy mô và mật độ dân số, các công trình hạ tầng đô thị ngày càng đầu tư nhiều 
hơn, các không gian trống trong đô thị ngày càng bị thu hẹp. 
2.1.6. Quản lý không gian xanh và các xu hướng phát triển đô thị 
a) Xu hướng phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái 
Với quan điểm đô thị xanh là nơi có nhiều cây xanh; có mật độ dân số phù 
hợp; đa dạng về không gian, thiên nhiên, sinh vật; tái sử dụng các chất thải tạo ra 
nguồn tài nguyên; sạch và lành mạnh; được xây dựng theo quy hoạch và hài hòa 
với thiên nhiên; thành phố được bảo tồn với các lễ hội phong phú; là nơi cung 
cấp nhiều cơ hội cho mọi người phát triển [80]. 
Ở Việt Nam, GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng [12] đã đề xuất 7 tiêu chí để 
xác định đô thị xanh ở Việt Nam, bao gồm: (1) Không gian xanh; (2) công trình 
xanh; (3) giao thông xanh; (4) công nghiệp xanh; (5) chất lượng môi trường đô 
thị xanh; (6) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch 
sử, văn hóa; (7) cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên. 
Năm 2005, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) [43] đã công 
bố Tuyên ngôn về Thành phố xanh, cùng với Bản tuyên bố Quy ước về môi 
trường với các quy định về các chỉ tiêu đối với sử dụng năng lượng điện, xử lý 
chất thải, phát triển giao thông công cộng, hạn chế giao thông cá nhânĐặc biệt 
là “bảo vệ những hành lang sinh thái quan trọng hoặc những đặc điểm sinh thái 
chủ chốt như nguồn nước ngầm, cây lương thực, nơi cư trú của động vật hoang 
dã”. 
Đô thị sinh thái có mối liên hệ mật thiết giữa con người với môi trường 
sống xung quanh. Vùng lâm viên rộng lớn với cây xanh, núi đồi, suối hồ, muông 
thúchính là môi trường sống xung quanh và gắn bó mật thiết hữu cơ với 
78 
người, sự tương hỗ và tương tác giữa con người và môi sinh được hợp thành một 
hệ thống nhất. 
Hình 2.4. QHC thành phố sinh thái Helsinki, Phần Lan [91] 
Như vậy phát triển đô thị xanh, sinh thái đang là xu hướng quan tâm của 
nhiều thành phố trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đối với các thành phố có lợi 
thế về cảnh quan thiên nhiên của Việt Nam hiện nay như Đà Lạt, Huế, Sapa.... 
 b) Xu hướng phát triển đô thị bền vững 
Khái niệm phát triển bền vững được thống nhất trong các Hội nghị quốc tế 
là sự kết hợp hài hoà, phát triển ổn định 3 mặt: Kinh tế (ổn định thị trường, tăng 
trưởng kinh tế); xã hội (ổn định chính trị và môi trường nhân văn, công bằng xã 
hội); môi trường (cân bằng sinh thái, nâng cấp cuộc sống và bảo vệ môi trường 
đô thị). Xây dựng đô thị phát triển bền vững phải được tiến hành nghiên cứu từ 
tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch hạ tầng, thiết kế kiến trúc, 
vật liệu và công nghệ xây dựng đến những nội dung môi trường, kinh tế, xã hội 
và quản lý trong mối liên hệ nhân - quả [25]. 
79 
Quản lý đô thị phát triển bền vững là tăng cường năng lực quản lý các khu 
chức năng đô thị, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính 
quyền các cấp và nâng cao hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật về quản 
lý và phát triển lãnh thổ, bao gồm từ: quản lý quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở 
hạ tầng đến đến quản lý kinh tế, xã hội và môi trường [25]. 
Như vậy để đô thị phát triển bền vững, yêu cầu cần phải có các giải pháp 
tổng thể, hài hòa của tất cả mặt hoạt động của xã hội và con người. 
 c) Xu hướng phát triển các thành phố tăng trưởng xanh 
Trong những năm gần đây, tăng trưởng xanh là vấn đề được nhiều quốc 
gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và lấy đó làm mục tiêu trên hành trình xây 
dựng phát triển đô thị. Tăng trưởng xanh là con đường ngắn nhất hướng tới sự 
phát triển kinh tế bền vững, là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng 
kinh tế, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn 
hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống con người, giảm thiểu tác động của 
biến đổi khí hậu. Tăng trưởng Xanh làm cho các quá trình tăng trưởng có hiệu 
quả về mặt tài nguyên, sạch hơn và chóng phục hồi hơn chứ không làm cho các 
quá trình này chậm lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi 
trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, tăng trưởng xanh được đánh giá 
là con đường ngắn nhất hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững [64]. 
Không gian xanh với khả năng giữ lại lượng lớn nước mưa trong lá, cành, rễ bổ 
sung thêm cho nguồn nước ngầm đang ngày trở nên khan hiếm trong quá trình 
đô thị hóa; cây xanh hấp thụ khí CO2, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm 
thiểu ô nhiễm môi trường đô thị chính là một trong những yếu tố phục hồi nguồn 
tài nguyên thiên nhiên trong xu hướng phát triển các thành phố tăng trưởng xanh. 
80 
2.2. Các cơ sở pháp lý 
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật 
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 
80/2015/QH13 ngày 22/6/2015, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành 
theo thẩm quyền ban hành, xác định tại Bảng 2.3. 
Hiện nay các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý không gian xanh đô 
thị có các Luật, gồm: Luật Quy hoạch Đô thị 2009, Luật Đất đai 2013, Luật Xây 
dựng 2014, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Tổ chức Chính quyền địa 
phương 2015, Luật Di sản văn hóa 2009 và Luật Tài nguyên nước 2012. Các 
Nghị định có 05 Nghị định, gồm: Nghị định số 37/2010/ NĐ-CP, số 38/2010/ 
NĐ-CP, số 64/2010/ NĐ-CP, số 24/2014/ NĐ-CP, số 37/2014/NĐ-CP, NĐ số 
43/2015/NĐ-CP và NĐ số 117/2010/NĐ-CP. 01 Quyết định của TTg số 
1393/2012/QĐ-TTg; 03 Thông tư của Bộ Xây dựng: số 20/2005/TT-BXD, số 
20/2009/TT-BXD và số 06/2013/TT-BXD), 01 Quyết định của Bộ Xây dựng số 
14/2007/QĐ-BXD. Và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn gồm: 01 Quy chuẩn 
và 02 Tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. 
 Bảng 2.3. Thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật [35] 
STT Thẩm quyền ban hành Tên văn bản quy phạm pháp luật 
1 Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị quyết 
2 Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết 
liên tịch 
3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định 
4 Chính phủ Nghị định, Nghị quyết liên tịch 
5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định 
6 Chánh án Tòa án nhân dân tối 
cao, Viện trưởng Viện KSND 
tối cao, Bộ trưởng, Thủ 
trưởng cơ quan ngang Bộ. 
Thông tư, Thông tư liên tịch 
7 HĐND cấp tỉnh, huyện, xã Nghị quyết 
8 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, 
huyện, xã 
Quyết định 
81 
 Các quy định có liên quan đến công tác quản lý không gian xanh đô thị 
tại các văn bản quy phạm pháp luật được làm rõ về như sau: 
a) Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP 
* Luật Xây dựng đã xác định cây xanh, công viên là một thành phần của 
hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, việc đầu tư phát triển các dự án theo quy 
định các dự án đầu tư phát triển được phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn 
vốn sử dụng. 
* Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015, quy định chi thiết thực 
hiện Luật Xây dựng, đã xác định trong định hướng phát triển không gian của đồ 
án quy hoạch vùng, thì các khu vực bảo vệ thiên nhiên, môi trường và di tích văn 
hóa - lịch sử có giá trịphải được phân bố, xác định quy mô các khu vực bảo tồn, 
khu vực bảo vệ cảnh quan trong vùng. 
* Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị. Đây là 
những văn bản pháp luật về quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng và phát triển 
đô thị theo quy hoạch được duyệt và các chủ trương chính sách của nhà nước đối 
với các dự án phát triển đô thị và dự án đầu tư xây dựng trong đó bao gồm các 
dự án phát triển không gian xanh đô thị. 
 b) Luật Di sản văn hóa số 10/VBHN/VPQH 
Luật số 32/2009/QH12 và Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 đã quy 
định: “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, 
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ 
vật, bảo vật quốc gia.” và“Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc 
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có 
giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”. Căn cứ quy định trên cho thấy, các khu rừng 
cảnh quan – các không gian xanh tự nhiên là vành đai bảo vệ hay vùng đệm của 
các lăng tẩm của các vua Triều Nguyễn trên địa bàn thành phố Huế cũng chính là 
những di sản văn hóa vật thể cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Tuy 
82 
nhiên trong thực tế các không gian xanh này chưa được xác định phạm vi ranh 
giới để có cơ sở bảo vệ trước những tác động xấu của quá trình phát triển. 
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 về quy định chi tiết thi 
hành một số điều của Luật di dản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật di sản văn hóa, tại điểm b, khoản 1 Điều 4 đã quy định một trong những 
hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa là: “Làm thay đổi môi 
trường cảnh quan của di tích như chặt cây, đào bới, xây dựng trái phép và các 
hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích”. 
c) Luật Đất đai số 45/2013/QH13 
Trong Luật đã có quy định loại đất “sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, 
giải trí công cộng”, loại đất trồng hàng năm, cây lâu năm, đất rừng đặc dụng và 
rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Tuy nhiên trong Luật không có quy định loại đất 
công viên, vườn hoa mà mặc nhiên được hiểu thuộc loại đất sinh hoạt cộng 
đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng. Quy định này là chưa phù hợp với yêu 
cầu của công tác lập và thực hiện quy hoạch đô thị. 
d) Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 và Nghị định số 
117/2010/NĐ-CP 
* Tại khoản 2, Điều 4: “Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn 
thiên nhiên”, với quy định trên đã cho thấy rừng đặc dụng chính là loại không 
gian xanh tự nhiên như đã đề xuất của Luận án. 
* Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về Tổ chức và quản lý 
rừng đặc dụng:Việc xác lập các khu rừng đặc dụng phải đảm bảo các tiêu chí đối 
với từng loại rừng đặc dụng. Đối với Khu rừng bảo vệ cảnh quan là: Khu rừng có 
giá trị cao về lịch sử, văn hóa, trong đó có di tích lịch sử, văn hóa được cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền công nhận; Khu rừng có giá trị cao về cảnh quan môi 
trường, trong đó có danh lam thắng cảnh cần được bảo vệ và được cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền công nhận. 
83 
 e) Luật Tài nguyên nước số 27/2012/QH13 và Nghị định số 43/2015/NĐ-
CP của Chính phủ 
* Tại Điều 31 của Luật Tài nguyên nước số 27/2012/QH13 về Hành lang 
bảo vệ nguồn nước, đã xác định “Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư 
tập trung; hồ, ao lớn; Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước phải lập hành 
lang bảo vệ”. Việc quy định về hành lang bảo vệ các nguồn nước sông, hồ trong 
đô thị của Luật cũng chính là quy định để bảo vệ các không gian cảnh quan gắn 
với các mặt nước trong đô thị, một yếu tố hình thành diện mạo cảnh quan và bản 
sắc của mỗi đô thị. 
* Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Lập, quản lý hành lang 
bảo vệ nguồn nước đã quy định hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các sông, 
hồ đi qua đô thị. Với quy định không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn 
sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung; không nhỏ hơn 
10 m tính từ mép bờ đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập 
trung và không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất 
ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch để bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái 
thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước. 
g) Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và các Nghị định, Thông tư 
quy định chi tiết việc thực hiện Luật 
 Tại Khoản 14, Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 đã quy định: “Cảnh 
quan đô thị là không gian như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, 
đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, 
núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt 
sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị”. Quy 
định này đã khẳng định

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_khong_gian_xanh_thanh_pho_hue.pdf
  • pdfN.T.HANH.Tom tat luan an.T.Viet.pdf
  • pdfN.T.HANH. Tóm tắt luận án. T.Anh.pdf
  • pdfN.T.HANH. Dong gop moi. T. Viet.pdf
  • pdfN.T.HẠNH. Đóng góp mới. T. Anh.pdf