Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai
ền Đôi Cô và chùa Cam Lộ một địa điểm thu hút khách du lịch) nay thuộc phường Bình Minh, thành phố Lào Cai. Không gian KTCQ của bản này đã thay đổi hòa nhập với không gian KTCQ của khu vực nội thị thành phố Lào Cai tạo nên sự thống nhất chung. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn nhiều bản làng khác cũng tương tự như vậy đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của KTCQ cho các đô thị trong tỉnh. * Thôn bản phát triển thành đô thị (thị trấn, thị tứ) giữ vai trò trung tâm xã, cụm xã. Hướng phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan theo hình thái đô thị: Các thôn bản được lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết phát triển thành thị trấn, hay thị tứ và việc hình thành các không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ theo quy định của quy hoạch và QCQL quy hoạch, kiến trúc đô thị, song cần hướng vào xây dựng, phát triển nhà ít tầng, có mái dốc, nhà truyền thống .v.v, kế thừa hình thức kiến trúc, truyền thống, gắn bó hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với địa hình, khí hậu, cảnh quan môi trường địa phương. Theo quy hoạch vùng tỉnh Lào Cai, quy hoạch chung xã NTM đã được phê duyệt xác định Y Tý là đô thị du lịch, với định hướng là trung tâm hành chính mới của huyện Bát Xát. Trong đó tập trung vào bảo tồn KTCQ các thôn bản, trong đó thôn Lao Chải được xác định là bản bảo tồn KTCQ, đặc biệt là bảo tồn kiến trúc truyền thống nhà trình tường của đồng bào dân tộc Hà Nhì. * Thôn bản tồn tại được cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp: Đây là các thôn bản còn tồn tại và phát triển độc lập sau khi đã quy hoạch, sắp xếp lại trên địa bàn xã, thôn bản. Không gian, kiến trúc, cảnh quan các thôn bản này cần bảo tồn được các truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán riêng của từng dân tộc, từng địa phương, đặc điểm thiên nhiên, con người, kinh nghiệm xây dựng, phòng chống thiên tai v.v. gắn với việc xây dựng NTM nhằm từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà ở CTKT theo hướng giữ gìn, bảo tồn truyền thống có cải tạo, bổ sung nâng cấp để cho các CTKT này có chất lượng, thẩm mỹ phù hợp. Các công trình xây dựng mới phải đảm bảo giữ gìn và phát huy truyền 78 thống văn hóa bản địa và sắc thái dân tộc, phong tục tập quán của địa phương, hài hòa với cảnh quan thôn bản. Hạn chế xây dựng nhà ở có mật độ cao, nhà cao tầng, nhà ống mái bằng, nhà liền kề kiểu nhà phố theo kiểu “phố hóa thôn bản”. Các di tích lịch sử - văn hóa công trình có giá trị kiến trúc tiêu biểu, truyền thống trong thôn bản phải được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan để phục vụ PTDL thôn bản. Như vậy, có thể kết luận rằng các NƠTT của các dân tộc thiểu số ở các TBTT tỉnh Lào Cai là di sản văn hóa vật thể truyền thống quý báu cần được bảo tồn. Đối với các thôn bản còn tồn tại các NƠTT thì tiếp tục duy trì, tôn tạo sửa chữa cho bền chắc hơn; đối với những thôn bản NƠTT bị hư hỏng, xuống cấp cần phải được hỗ trợ cải tạo chỉnh trang, nâng cấp, bảo tồn giá trị kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số kết hợp PTDL. Việc nghiên cứu đề tài Luận án Tiến sĩ sẽ đóng góp vào mục tiêu chung đó là bảo tồn được các giá trị truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, KTCQ đặc sắc, độc đáo của các TBTT tỉnh Lào Cai nhằm mục đích phục vụ PTDL. 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản Có nhiều yếu tố tác động đến tổ chức hoạt động và hiệu quả của hoạt động quản lý KTCQ thôn bản ở nhiều phương diện khác nhau, tác động ảnh hưởng theo cách thức và mức độ khác nhau. Có yếu tố tác động chung, ở tầm vĩ mô mang tính quy luật, lại có yếu tố tác động cụ thể, ở tầm vi mô, mang tính đặc thù riêng; có yếu tố tác động khách quan, tác động từ bên ngoài, lại có yếu tố tác động chủ quan, tác động từ bên trong nội bộ hệ thống quản lý; có yếu tố thứ yếu và có yếu tố chủ yếu, cơ bản. Mặt khác, các yếu tố này quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, tác động ảnh hưởng qua các yếu tố khác v.v. Ví dụ tác động ảnh hưởng của phát triển kinh tế thể hiện qua các quy luật khách quan, lại thể hiện ở mức độ nhận thức, tư duy và vận dụng vào hoạt động quản lý và lại phụ thuộc hay thể hiện qua trình độ năng lực của người quản lý. Hay phương pháp và nguyên tắc quản lý tác động đến tổ chức và hiệu quả quản lý lại thông qua nhận thức và sự vận dụng của người quản lý lựa chọn phương pháp và nguyên tắc quản lý phù 79 hợp, tuân thủ nguyên tắc quản lý, sáng tạo trong tổ chức bộ máy quản lý v.v. Có thể nói rằng các yếu tố tác động đều ẩn hiện lên kết hữu cơ, tác động cộng hưởng và hỗ trợ cho nhau cùng tác động vào đối tượng quản lý thông qua hệ thống các công cụ quản lý, là những phương tiện mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý hoặc để nâng cao năng lực của chủ thể quản lý để lại tác động đến đối tượng quản lý, làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý. 2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật Đây là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật – cơ sở pháp lý – cho hoạt động quản lý, bao gồm các văn bản luật, dưới luật, văn bản pháp quy, hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm v.v của Nhà nước từ trung ương đến địa phương (cấp xã). Đây là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở vừa để quản lý, vừa đánh giá hiệu quả quản lý. Đó là văn bản về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, cảnh quan và các lĩnh vực liên quan đến quản lý KTCQ nói chung và cảnh quan nông thôn thôn bản nói riêng. Tính toàn diện đồng bộ, có trí tuệ, cụ thể, hợp lý và thống nhất của các văn bản pháp luật, pháp quy và quản lý có tác dụng rất lớn đến tổ chức hoạt động quản lý và chất lượng hiệu quả quản lý. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước quản lý bằng pháp luật. Định hướng đó đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh công tác ban hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để quản lý xã hội. Hiện nay, hệ thống pháp lý về quy hoạch, xây dựng nông thôn và quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan thôn bản và khu dân cư nông thôn của ta còn rất thiếu, có thể nói hầu như chưa có quy định pháp lý phù hợp với yêu cầu QHXD mới. Do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức các hoạt động quản lý và hiệu quả quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nói chung và cảnh quan nông thôn, thôn bản nói riêng. Việc sao chép, vận dụng tùy tiện thiếu sự thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật của đô thị cho nông thôn đã làm cho tình hình quy hoạch, xây dựng và quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan và trật tự xây dựng thôn bản 80 có nhiều lộn xộn, bất cập, pha tạp, có nguy cơ làm mai một, làm mất đi các giá trị truyền thông của nông thôn, trong đó có các giá trị truyền thống về quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan thôn bản. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, các định hướng, chính sách cũng có tính pháp lý để quản lý là cần phải thực hiện. Cuối cùng, tuy không phải văn bản pháp lý, song các quy ước, hương ước, quy định cộng đồng cũng là cơ sở để quản lý QHXD, kiến trúc cảnh quản trên địa bàn thôn bản. Chúng ta cần khai thác và phát huy tác động ảnh hưởng các quy định này trong công tác quản lý. Trong thực tế người dân thực hiện quy ước cộng đồng có khi tự giác hơn là thực hiện pháp luật, khi chính quyền thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. 2.3.2. Quy hoạch và kế hoạch xây dựng thôn bản QHXD bao gồm cả thiết kế kiến trúc và cảnh quan (ở đô thị gọi là thiết kế đô thị) và QCQL quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến tổ chức hoạt động và hiệu quả quản lý QHXD nói chung cũng như KTCQ nói riêng ở đô thị cũng như ở thôn bản nông thôn. Luật Xây dựng năm 2014, mục QHXD nông thôn có quy định nguyên tắc: các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa QHXD vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở CPXD. Như vậy, công tác QHXD là yếu tố tiên quyết hàng đầu, phải được tiếng hành trước một bước, tạo cơ sở để tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển và quản lý đô thị - nông thôn nói chung và KTCQ nói riêng. Tính đồng bộ của đồ án QHXD thôn bản (gồm quy hoạch chung xã và quy hoạch chi tiết thôn bản) và chất lượng của các đồ án quy hoạch có ảnh hưởng lớn đến triển khai các hoạt động quản lý làng, bản và hiệu quả của hoạt động quản lý nói chung và KTCQ nói riên. Có thể nói không có QHXD thì sẽ không thiết lập được trật tự kỷ cương 81 xây dựng và cũng sẽ không tạo lập được KTCQ chất lượng ở các đô thị và thôn bản (nông thôn). Hiện nay, nhìn chung mới chỉ lập được quy hoạch chung ở cấp toàn xã, còn quy hoạch chi tiết thôn bản hầu hết mới chỉ được lập cho một số trung tâm xã, cụm xã và một số dự án đầu tư trên địa bàn thôn bản. Chất lượng các đồ án QHXD chưa cao nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thôn bản nói chung và KTCQ nói riêng. Các giá trị truyền thống, BSVH, di tích, danh lam thắng cảnh bị mai một, xuống cấp, thôn bản đang biến thành “phố” đô thị đơn điệu, nhếch nhác, lộn xộn. Có đồ án quy hoạch, có thiết kế kiến trúc và cảnh quan (thiết kế đô thị) và phải có QCQL quy hoạch, kiến trúc. Đó là bộ ba đầy đủ để cấp phép xây dựng, kiểm soát không gian và KTCQ [7, 27, 32, 68]. Kế hoạch thực hiện quy hoạch hay kế hoạch hành động (action plan) cũng tác động ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quản lý. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung của quy hoạch, chủ thể quản lý xây dựng các kế hoạch hành động tập trung vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những khâu then chốt, xung yếu v.v. để dẫn từng bước thực hiện mục tiêu đã đề ra. 2.3.3. Tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính quản lý Đây là yếu tố rất quan trọng, tác động ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức hoạt động và hiệu quả quản lý nói chung và quản lý KTCQ nói riêng, có thể nói là yếu tố tiên quyết quan trọng hàng đầu với tư cách là chủ thể quản lý. Một bộ máy quản lý hành chính mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến kết quả và hiệu quả quản lý. Nói rộng ra, không phải chỉ có bộ máy hành chính quản lý mà còn các thủ tục hành chính, nói chung là nền hành chính quản lý. Một nền hành chính quản lý mạnh, hiện đại, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp đổi mới và xu thế đô thị hóa sẽ đem lại hiệu quả quản lý tốt và ngược lại. Một nền hành chính mạnh thể hiện ở các tiêu chí: - Bộ máy hành chính phải được tổ chức một cách khoa học, tinh gọn, tránh nhiều tầng nấc, đầu mối, tổ chức trung gian, có quyền uy công vụ và sáng suốt, 82 có phân công phân cấp rõ ràng, mạch lạc, không chồng chéo lấn sân nhau giữa các cấp, các ngành. - Có đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, tinh thông nghiệp vụ và chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, có phẩm chất đạo đức trong sạch, biết ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong QLQH, QLXD, phát triển đô thị - nông thôn theo xu thế thời đại có sự quản lý của nhà nước và sự tham gia của cộng đồng xã hội. - Thủ tục hành chính phải đơn giản, gọn nhẹ, phải được công khai hóa, minh bạch hóa, nhất là trong việc cấp phép quy hoạch, CPXD, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà v.v. - Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và phương tiện quản lý được trang bị hiện đại, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tổ chức tác nghiệp quản lý. - Cán bộ công chức và bộ máy quản lý hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật và các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh để làm tăng sức mạnh, quyền uy, nâng cao hiệu quả quản lý. Các tiêu chí trên của bộ máy và thủ tục hành chính nếu khoa học, hợp lý, có chất lượng và thực thi nghiệm túc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý kiến trúc thôn bản nói riêng. 2.3.4. Các nguồn lực Mọi hoạt động quản lý đều phải dựa trên cơ sở các nguồn lực (tài lực, nhân lực, vật lực, trí lực), nhất là tài lực (nguồn tài chính). Nguồn lực tài chính là loại công cụ quản lý có tính phổ biến cho mọi chủ thể quản lý [41]. Vì vậy các nguồn lực nói chung và tài chính nói riêng là một yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động và hiệu quả hoạt động quản lý nói chung cũng như quản lý cảnh quan thôn bản nói riêng. Tài chính giành cho quản lý mà đủ mạnh, phong phú thì hoạt động quản lý thuận lợi, hiệu quả quản lý nâng cao, ngược lại nguồn tài chính hạn hẹp thì hoạt động quản lý khó khăn, hiệu quả quản lý hạn chế, không bền vững. Ngoài nguồn lực tài chính, các nguồn lực khác như nhân lực, trí lực và vật 83 lực cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý. Một đội ngũ nhân lực quản lý đủ về số lượng, tinh thông nghiệp vụ và chuyên môn qua đào tạo bồi dưỡng bài bản, cơ sở vật chất và kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức quản lý được đầu tư đồng bộ, hiện đại cũng sẽ góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả quản lý. Các nguồn lực, nhất là tài lực phát triển mạnh, đủ lớn, không những phụ thuộc vào sự nỗ lực của các cơ quan tài chính mà còn đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, của trung ương và địa phương, của nhà nước và nhân dân và cần phải có cơ chế, chính sách và giải pháp hiệu quả huy động nguồn vốn như huy động vốn nhà nước, vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội từ nguồn quỹ đất, huy động vốn tài chính của các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư v.v. Sử dụng vốn nhất là vốn nhà nước phải có hiệu quả. 2.3.5. Trình độ dân trí, ý thức cộng đồng Trong nền kinh tế thị trường, động lực xây dựng, phát triển và quản lý nông thôn thôn bản về kinh tế, xã hội (trong đó có du lịch) và môi trường sống thôn bản (trong đó có KTCQ) v.v từ hai phía nhà nước và cộng đồng dân cư thôn bản. Động lực từ phía cộng đồng dân cư là động lực căn bản, còn động lực từ phía nhà nước về cơ bản chỉ là sự bảo đảm cho nông thôn, thôn bản phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững. Cộng đồng dân cư thôn bản là đối tượng quản lý. Trình độ dân trí cao thì hoạt động quản lý thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả. Ngược lại trình độ dân trí thấp thì đó là lực cản của công tác quản lý. Do đó, trình độ dân trí và kéo theo đó là ý thức cộng đồng là một yếu tố quan trọng tác động đến triển khai các hoạt động quản lý và hiệu quả hoạt động quản lý nói chung cũng như trong lĩnh vực KTCQ thôn bản nói riêng. Khi trình độ dân trí được nâng cao, người dân nắm vững các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật, pháp quy của chính quyền nhà nước các cấp, xây dựng ý thức tự giác chấp hành ý thức trách nhiệm cộng đồng, giáo dục lẫn nhau thực hiện pháp luật, kỷ cương xã hội. Vai trò của cộng đồng dân cư là rất lớn, xuyên suốt quá trình xây dựng, phát triển, khai thác sử dụng và quản lý thôn bản nông thôn nói chung và quá 84 trình xây dựng phát triển khu dân cư thôn bản, trong đó có KTCQ nói riêng. Động lực của cộng đồng được huy động khai thác càng nhiều, thôn bản phát triển càng nhanh chóng, trật tự kỷ cương được bảo đảm và ổn định, thôn bản càng văn minh, hiện đại, sạch đẹp, giữ gìn và bảo tồn được các giá trị truyền thống, văn hóa bản sắc bản địa, lại càng thu hút được khách du lịch. Các yếu tố trên, có thể tạo ra những động lực, những thuận lợi để tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý, nhưng cũng có thể là lực cản gây khó khăn cho tổ chức các hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý nếu chúng không đáp ứng các nhu cầu quản lý. Điều đó tùy thuộc vào mức độ thiết lập các giải pháp tác động vào các đối tượng quản lý. Trên đây là một số yếu tố tác động chủ yếu, tác động trực tiếp và có mức độ ảnh hưởng lớn đến hoạt động và hiệu quả quản lý. Ngoài ra còn các yếu tố tác động khác nữa như các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật; công nghiệp hóa, đô thị hóa; PTDL, văn hóa và phong tục tập quán v.v. Các yếu tố này tác động ảnh hưởng đến việc tạo dựng, cải tạo nâng cấp môi trường, không gian xây dựng, KTCQ của các địa bàn thôn bản nông thôn, tức là tác động ảnh hưởng đến quy hoạch không gian xây dựng các thôn bản (mã ngành Quy hoạch vùng và đô thị). Ảnh hưởng tác động của các yếu tố này đến quá trình xây dựng phát triển thôn bản (trong đó có KTCQ) sẽ được xử lý, hóa giải trong đồ án QHXD thôn bản và trong thực hiện đúng quy định của quy hoạch và quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch các thôn bản. 2.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý Trong phần Tổng quan về thực trạng quản lý KTCQ thôn bản trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh không những trình bày các nội dung mà cả cách thức quản lý KTCQ thôn bản của một số địa phương nước và một số nước trên thế giới. Từ những cách thức và thực tiễn quản lý trên, chúng ta có thể chắt lọc ra những bài học, những kinh nghiệm tạo cơ sở thực tiễn vận dụng vào quản lý KTCQ thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai và thôn Lao Chải, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Sau đây là một số bài học kinh nghiệm: 85 2.4.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm quản lý kiến trúc cảnh quan nông thôn, đặc biệt là thôn bản truyền thống Đây là kinh nghiệm của các địa phương miền núi Trung du Bắc Bộ và các địa phương khác [35] là cần phải nâng cao nhận thức, tư duy của chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư thôn bản về tiềm năng to lớn và đa dạng PTDL thôn bản tìm hiểu bản sắc các dân tộc, trong đó có tài nguyên du lịch KTCQ. Chính những cái cổ xưa, truyền thống, bản sắc các dân tộc thôn bản đang và sẽ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng không PTDL bằng mọi giá, phải hài hòa giữa khai thác sử dụng và bảo tồn; giữa bảo tồn và phát triển KTCQ, QHXD phát triển thôn bản. Phát triển du lịch nói chung và du lịch về cội nguồn bản làng tìm hiểu BSVH các dân tộc cần phải bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm thiểu tác hải của thiên tai bão lụt, bảo vệ môi trường sinh thái. Phải nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý KTCQ của chính quyền, cơ quan chức năng các cấp, nhất là cấp cơ sở và nhân dân các dân tộc phục vụ PTDL. Tuyên truyền vận động nhân dân các địa phương, thôn bản có di sản, di tích, danh thắng, cần tìm hiểu yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, giúp họ cảm thụ được cái đẹp và giá trị di sản, di tích, danh thắng, nhằm có được sự ủng hộ tham gia của cộng đồng, dân cư vào công tác giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống, BSVH các dân tộc trên cơ sở phương châm bảo vệ di tích, di sản, danh thắng cho chính nhân dân, chính bản thân họ, chứ không phải chỉ là để phục vụ cho khách du lịch [5]. Do đó cần phải tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm quản lý KTCQ thôn bản phục vụ PTDL của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và nhân dân các bản làng du lịch. 2.4.2. Hoàn chỉnh, đồng bộ các đồ án QHXD nông thôn Đồ án QHXD thôn bản là cơ sở để xây dựng phát triển và quản lý thôn bản, trong đó có quản lý KTCQ thôn bản. Do đó, đồ án QHXD nông thôn và QHXD điểm 86 dân cư nông thôn (thôn bản) phải được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Nghị định 44/2015/NĐ-CP [13] quy định: - Các xã phải được lập quy định chung xây dựng để cụ thể hóa QHXD vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các QHCT xây dựng điểm dân cư nông thôn. - Các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập QHCT xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp GPXD. Đồ án QHXD nông thôn theo kinh nghiệm của các địa phương vùng núi Tây nguyên, Bắc Bộ và củamột số nước cần phải được tổ chức lập hoàn chỉnh, đồng bộ gồm: - Quy hoạch chung (general planning) hoặc quy hoạch cơ cấu (structure planning) đối với toàn xã hoặc một nhóm các điểm dân cư nông thôn (village complex, village group). - Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư làng, bản (detail planning) hay quy hoạch chi tiết khu vực (local planning) Do quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng chứa đựng nhiều quy định kỹ thuật cứng nhắc (như các đồ án QHXD của Việt Nam mà Ngân hàng Thế giới nhận định) nên khó thực hiện hoặc phải điều chỉnh nhiều lần trong thời gian
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_kien_truc_canh_quan_thon_ban_truyen_thong_ph.pdf
- 3-NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN PDF TIẾNG VIỆT NGÀY 30-3-2020.pdf
- 3-NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN PDF TIẾNG ANH NGÀY 30-3-2020.pdf
- 2-TÓM TẮT LUẬN ÁN CHUẨN PDF TIẾNG VIỆT NGÀY 30-3-2020.pdf
- 2-TÓM TẮT LUẬN ÁN CHUẨN PDF TIẾNG ANH NGÀY 30-3-2020.pdf