Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 1

Trang 1

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 2

Trang 2

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 3

Trang 3

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 4

Trang 4

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 5

Trang 5

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 6

Trang 6

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 7

Trang 7

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 8

Trang 8

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 9

Trang 9

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 180 trang nguyenduy 03/10/2024 390
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu

Luận án Quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu
 mùa, chất 
70 
lượng tương đối tốt, nhưng bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn một số khu vực. Các tầng chứa 
nước còn lại, chủ yếu phân bố vùng núi, có thành phấn đất đá chứa nước ít hoặc không 
chứa được nước nên trữ lượng nước trong tầng này chỉ để cung cấp cho dân cư vùng 
hoặc không có ý nghĩa khai thác; hơn nữa hầu hết động thái tầng chứa nước này hình 
thành do tiếp thu lượng mưa nên trữ lượng nước giữa các mùa dao động rất lớn nên 
vào mùa khô mực nước dưới đất xuống thấp. Chính yếu tố này tác động rất lớn trong 
việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước để phục vụ cho việc phát triển KT-XH 
nói chung và lĩnh vực cung cấp nước sạch, nói riêng. 
Hình 2.2. Bản đồ địa hình tỉnh Phú Yên 
2.2.2. Đô thị hóa 
 Theo đánh giá của WB, VN đang ĐTH nhanh chóng, từ đó dẫn tới không gian và dân 
số tại các ĐT tăng nhanh. Quy mô dân số ĐT ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau 
năm 2000. Tính đến tháng 2/ 2019, cả nước có 819 ĐT. Tỷ lệ ĐTH ước đạt 38,4 %, 
71 
với dân số ĐT khoảng 34 triệu người. Số lượng đô thị VN từ năm 1990 và dự báo đến 
năm 2025 được thể hiện tại hình 2.3. 
Với mật độ dân cư cao, mở rộng ĐT, tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân đô 
thị ngày càng nâng cao, nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên không ngừng. Việc thiếu 
nước là thách thức lớn đối với sự phát triển nói chung cũng như phát triển đô thị nói 
riêng. Theo Cục Quản lý TNN, tại các ĐT của VN hiện vẫn còn khoảng gần 800 ngàn 
hộ dân chưa được cung cấp nước sạch. Tính trung bình, tỷ lệ dân cư thành thị được 
cung cấp nước sạch qua HTCN tập trung đạt 85,5 %. Điều này có nghĩa còn khoảng 
14,5% dân số ĐT chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch. Tỷ lệ thất thoát, thất thu 
bình quân khoảng 21,5%; mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 110 
lít/người/ngày. 
Hình 2.3. Số lượng đô thị VN từ năm 1990 và dự báo đến năm 2025. 
2.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến công tác quản lý nguồn cung cấp nước 
cho các đô thị và khu công nghiệp 
Có thể nói, tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước thể hiện qua các yếu tố như 
sau: chế độ dòng chảy của các con sông trên địa bàn tỉnh do việc thay đổi lượng mưa, 
649 656 
774 788 795 
1.000 
500 
0 
200 
400 
600 
800 
1.000 
1.200 
1990 2000 2003 12/2014 12/2015 12/2016 Dự báo 
2025 
Đô thị 
Năm 
72 
phân bố lượng mưa ở các vùng khác nhau và thay đổi về thời gian mùa mưa. Những 
thay đổi này có thể gây ra lũ lụt về mùa mưa nhưng lại gây ra tình trạng hạn hán kéo 
dài vào mùa khô. 
Phú Yên là tỉnh có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào với 3 hệ thống sông chính: sông 
Kỳ Lộ, sông Ba và sông Bàn Thạch. Xét về tổng thể, trên toàn tỉnh Phú Yên không 
thiếu nước. Tuy nhiên, nếu xét riêng từng vùng và theo từng tháng trong năm thì một 
số tháng trong mùa khô xảy ra tình trạng thiếu nước. Mức bảo đảm nước ở một số 
vùng hiện nay chỉ đạt trên dưới 90%. 
Theo tính toán và dự báo, tình trạng thiếu nước sẽ nghiêm trọng hơn vào năm 2025 với 
mức bảo đảm ở một số vùng trong một số tháng mùa khô chỉ đạt 60-80%. Trong điều 
kiện nhiệt độ không khí tương đối cao, mùa khô nắng nóng kéo dài, cát bụi do xây 
dựng, giao thông và tro bụi từ các nhà máy là những nguyên nhân chính gây ô 
nhiễm không khí và ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa. Trong năm, xu thế bốc hơi 
tăng mạnh nhất từ tháng 6-7 và giảm nhẹ ở những tháng còn lại. Lượng mưa vào mùa 
mưa có xu thế tăng, còn mùa khô lại có xu thế giảm, rõ nét nhất là vào tháng 6, 7 của 
năm. Mực nước biển tăng lên, bờ biển có xu hướng dịch chuyển sâu vào đất liền, khiến 
các sông chính có nguy cơ bị nhiễm mặn. Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ và rừng 
ngập mặn; kè lát bờ hồ, bờ sông không có quy hoạch, làm suy giảm lớp phủ thực vật, 
giảm khả năng tự làm sạch của dòng chảy mặt. Việc khai thác khoáng sản và các hoạt 
động khác ở ven sông không hợp lý, thiếu quy hoạch cũng làm ảnh hưởng đến chất 
lượng nguồn nước... 
Đặc biệt, theo quy hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên nước đến năm 2025 thì một số 
khu vực sẽ đối mặt với những thách thức rất lớn liên quan đến tài nguyên nước. Vì đây 
là vùng địa hình đồi, núi cao, sườn dốc, giao thông khó khăn, không thuận lợi cho quy 
hoạch cấp nước tập trung. Trong khi đó tiềm năng nguồn nước chỉ có nước mưa phong 
phú, nước mặt hạn chế, nước ngầm thì rất nghèo. 
Như vậy, tài nguyên nước đang gánh chịu nguy cơ suy giảm cả về chất và lượng. Khó 
khăn này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ở khu vực đô thị. Chế độ mưa thay đổi 
có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn 
cho việc cấp nước và làm tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. 
73 
Dưới tác động của BĐKH và NBD đã ảnh hưởng rất nhiều đến trữ lượng, chất lượng 
nguồn nước và kết cấu các công trình cấp nước, gây khó khăn trong công tác QLNN. 
Trên cơ sở các kịch bản BĐKH và NBD (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng) của 
tỉnh Phú Yên, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn hại do 
BĐKH và NBD được thực hiện đối với tài nguyên môi trường và kinh tế - xã hội của 
tỉnh Phú Yên. BĐKH làm gia tăng tần suất và cường độ thiên tai như bão, lũ, hạn hán, 
mưa lớn, nắng nóng... và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh 
tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển. 
Công tác quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú 
Yên bị ảnh hưởng rõ rệt, cụ thể như sau: 
- Công tác dự báo không theo kịp thực tế BĐKH, nhận thức về BĐKH của một bộ 
phận không nhỏ cán bộ QL và cộng đồng người dân chưa bắt kịp với diễn biến, mức 
độ tác động của BĐKH; người dân chưa có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu trước diễn 
biến phức tạp của thiên tai; 
- Hê thống VBPL hiện hành trong lĩnh vực CNĐT nói chung và QLNN nói riêng có 
liên quan đến chính sách, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tiêu chuẩn cấp nước 
cho các ĐT và KCN... vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập và chưa tính đến BĐKH 
nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLNN trong điều kiện BĐKH; 
- Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn nước cung cấp cho các ĐT và KCN, 
một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư còn hạn chế. 
Ngoài ra, việc kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố với môi trường, thiên tai, 
BĐKH trong các dự án đầu tư lĩnh vực CNĐT chưa được quan tâm thực hiện. 
Vấn đề BĐKH và NBD đối với tỉnh Phú Yên đã trở thành vấn đề thời sự và được Lãnh 
đạo và các cơ quan chức năng của địa phương đặc biệt quan tâm. Việc xây dựng kế 
hoạch hành động và các dự án cụ thể cho từng giai đoạn, sự chỉ đạo sát sao và quyết 
tâm của các sở ban ngành, cùng với sự tham gia tích cực của người dân sẽ giúp cho 
các ĐT và KCN của tỉnh chủ động trong việc đối phó, thích ứng và giảm thiểu các tác 
động tiêu cực của BĐKH và NBD đối với các ngành, lĩnh vực của cuộc sống xã hội, 
trong đó bao gồm cả việc sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh 
Phú Yên. 
74 
2.3. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn cung cấp nước cho các đô thị và khu công 
nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu 
2.3.1. Các nguyên tắc QL Nhà nước về trữ lượng và chất lượng nguồn cung cấp 
nước 
a. Nguyên tắc sử dụng quyền lực hợp lý: [45] 
Chủ thể phải sử dụng quyền lực trong giới hạn cho phép. Điều này có nghĩa trong một 
cơ cấu tổ chức, tuyến quyền lực tồn tại ở những tầng bậc khác nhau, mỗi vị trí có một 
thẩm quyền nhất định. Chủ thể quản lý không được vi phạm vào các trường họp: độc 
quyền, chuyên quyền, lạm quyền, tiếm quyền hay bỏ quên quyền lực. 
Yêu cầu để thực hiện nguyên tắc: 
+ Mô tả công việc quản lý rõ ràng, cụ thể 
+ Ủy quyền hợp lý để tránh quá tải. 
+ Thiết kế hệ thống kiểm tra rộng rãi. 
b. Nguyên tắc quyền hạn tương xứng với trách nhiệm: [45] 
 Sự tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm là sự thể hiện mối quan hệ 
giữa quyền được ban hành, tổ chức thực thi và kiểm tra đánh giá các quyết định quản 
lý với kết quả và hậu quả của quá trình đó. Để thực hiện được nguyên tắc này, cấp 
quản lý cần nâng cao chất lượng các quyết định quản lý, chuẩn bị tốt các điều kiện 
thực thi các quyết định và quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát và đánh giá quyết định 
quản lý. 
c. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý: [45] 
Nguyên tắc này yêu cầu các cấp quản lý trong một tổ chức phải có sự thống nhất trong 
việc ra quyết định quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. 
Để thực hiện được nguyên tắc này, cấp quản lý cần phải quán triệt quan điểm quản lý, 
trao đổi thảo luận trong quá trình ra quyết định quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng 
và họp lý, giao ban định kỳ... 
d. Nguyên tắc thực hiện quy trình quản lý: [45] 
Quy trình quản lý thể hiện đặc trưng của lao động quản lý. Quy trình quản lý bao gồm 
lập kế hoạch và ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. 
Chủ thể quản lý phải được trang bị kiến thức: 
75 
 + Chuyên môn nghiệp vụ cụ thể 
 + Kiến thức về khoa học quản lý 
 + Kiến thức về khoa học tổ chức 
 + Kiến thức về khoa học Lãnh đạo. 
e. Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích: [45] 
Để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững thì chủ thể quản lý phải nhận 
thức được hệ thống lợi ích và quan hệ lợi ích, đảm bảo thực hiện chúng một cách hài 
hoà. Đe thực hiện nguyên tắc này, nhà quản lý phải thực hiện dân chủ trong việc xây 
dựng các nội quy, cơ chế, chính sách; công bằng, công khai và minh bạch trong việc 
phân bổ các giá trị và giải quyết các xung đột về vai trò và xung đột về lợi ích một 
cách khách quan. 
f. Nguyên tắc kết hợp các nguồn lực: [45] 
Nguyên tắc này thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong và bên 
ngoài đối tượng quản lý. Để công tác quản lý đem lại hiệu quả cao nhất, phải kết hợp 
tối ưu các nguồn lực bên trong và bên ngoài của đối tượng quản lý. 
g. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: [45] 
Để đạt được mục tiêu quản lý một cách tốt nhất, chủ thể quản lý phải biết 
phối họp một cách tối ưu các nguồn lực. Để thực hiện nguyên tắc này, chủ thể quản lý 
phải bố trí, phân công công việc và giao quyền một cách phù họp; Phân bổ và sử dụng 
hiệu quả nguồn vật lực và tài lực hiệu quả và hợp lý; đầu tư có trọng điểm và đầu tư 
công nghệ để đáp ứng yêu cầu công việc. 
2.3.2. Một số phương pháp luận nghiên cứu và một số phương pháp tính toán dự 
báo theo nhu cầu sử dụng nước 
a. Một số phương pháp luận nghiên cứu: được tổng hợp toàn diện trên sơ đồ sau: 
76 
 HIỆN TRẠNG 
 KỊCH BẢN TƯƠNG LAI 
Hình 2.4. Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu 
Thu thập, thống kê điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng chất lượng môi trường, 
hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 
Phân tích, xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi 
trường và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho 
công tác phân vùng chất lượng nước. 
pp thu thập,kế thừa tài liệu 
Mực nước hạ lưu Lưu lượng Mạng 
sông, mặt 
cắt, điều 
kiện ban 
đầu 
Điều kiện 
KT-XH, 
chất lượng 
nước 
Tính toán thủy lực 
hiện trạng 
Tính toán chất lượng 
nước hiện trạng 
Hiệu chỉnh và kiểm 
định 
Bộ thông số tính toán 
Tính toán thay đổi 
chất lượng nước 
từ năm 2020 đến 
năm 2030 
Bản đồ 
thay đổi 
chất lượng 
nước từ 
năm 2020 
đến năm 
2030 
Mực nước hạ lưu 
Chất lượng nước 
Kịch bản BĐKH, 
thay đổi mực nước 
biển từ năm 2020 
đến năm 2030 
Kịch 
bản 
BĐKH 
biển từ 
năm 
2020 
đến 
năm 
2030 
Phát triển KT-XH 
từ năm 2020 đến 
năm 2030 
pp thu 
thập,kế 
thừa 
tài liệu 
NSF- 
WQI 
GIS 
Bản đồ phân vùng 
chất lượng nước cho 
các nhánh sông chính 
QL CLN trên cơ sở 
bản đồ phân vùng 
Tổng hợp 
số liệu 
Đánh giá và dự báo 
nhu cầu khai thác sử 
dụng TNN, ưu tiên sử 
dụng nước 
Đánh giá các chương trình 
BĐKH; đánh giá các mục 
tiêu và chương trình giảm 
thiểu và thích ứng BĐKH 
pp phân tích 
hệ thống 
Mô 
hình 
Mike
11 
77 
Thu thập, thống kê và xử lý các số liệu đã có sẵn về điều kiện thủy văn (Lưu lượng, 
mặt cắt) của các con sông địa bàn tỉnh Phú Yên (Thông qua các nguồn số liệu khác 
nhau). 
Thu thập, thống kê và cập nhật các đặc trưng nguồn nước thải, các số liệu giám sát 
chất lựợng nước mặt các con sông từ các cơ quan nghiên cứu, các Sở/ ban ngành, 
huyện thị, các cơ sở SX, KD, DV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 
Thu thập và kế thừa các số liệu đo đạc chất lựợng nước mặt của các con sông từ kết 
quả của nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch bảo vệ tài nguyên và môi trường các nguồn 
nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên”. 
b. Một số phương pháp tính toán dự báo theo nhu cầu sử dụng nước 
- Phương pháp tính toán dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nước và chất lượng nước 
nguồn [44] 
Công thức tính toán nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên nước: 
Q = k x f x lượng nước cần sử dụng (1) 
Trong đó 
f : hệ số an toàn = 1,2 trong tính toán khai thác sử dụng nước (TCVN 
33:2006). 
k: hệ số vùng khai thác sử dụng nước; k = 1 đối với vùng khan hiếm nước 
và k = 1,2 đối với vùng nước dồi dào, chọn trung bình k = 1,1. 
 Lượng nước cần dùng cho sinh hoạt và dịch vụ: 
Qsinh hoạt – dịch vụ = Qsinh hoạt + Qdịch vụ (2) 
 Lượng nước cần dùng cho sinh hoạt 
Trong đó 
q: tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt (l/người/ngày đêm); 
N: số dân tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước. 
f: tỷ lệ dân được cấp nước+ 
- Phương pháp phân vùng tài nguyên nước theo nhu cầu sử dụng nguồn nước 
Phương pháp phân vùng khai thác sử dụng nước được xây dựng dựa trên phương pháp 
tham khảo ý kiến chuyên gia và dựa vào 2 yếu tố là đặc điểm địa hình và trữ lượng 
78 
nước tương ứng với từng vùng của địa bàn tỉnh Phú Yên để xác định vùng khai thác, 
sử dụng nước mặt. 
Phân vùng nguồn nước tại các vị trí sông, hồ cung cấp cho các đô thị và KCN của tỉnh 
Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhàm đảm bảo trữ lượng nước cung cấp đủ 
cho các đô thị thiếu nước trong mùa khô. 
2.3.3. Cơ sở lý luận về cấp nước an toàn 
a. Yêu cầu về bảo đảm cấp nước an toàn [3] 
- Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất 
lượng nước cấp theo quy chuẩn quy định. 
- Có các giải pháp đối phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy 
trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đến khách hàng sử dụng 
nước. 
- Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước, 
phòng ngừa dịch bệnh và phát triển KTXH. 
- Góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ MT. 
b. Nội dung kế hoạch cấp nước an toàn [3] 
Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống cấp nước bao gồm: 
- Nguồn nước, phạm vi cấp nước, vị trí thu, xử lý, dự trữ, vận chuyển và phân phối 
nước; 
- Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước; 
- Các thông tin cơ bản về khách hàng sử dụng nước. 
Xác định, phân tích và đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống 
cấp nước bao gồm: 
- Các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước, lưu vực; 
- Các nguy cơ, rủi ro về mặt hoá học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ 
thống cấp nước; 
- Các nguy cơ, rủi ro đối với việc bảo đảm cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực 
trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước; 
- Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và 
phòng ngừa; 
79 
c. Xác định các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và lập kế hoạch 
triển khai áp dụng bao gồm: [3] 
- Rà soát các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục đang áp dụng; 
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục bổ sung; 
- Lập KH triển khai áp dụng biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro. 
d. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng 
ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro. [3] 
e. Lập kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự 
cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp bao gồm: [3] 
- Phát hiện và thông báo sự cố; 
- Bảo đảm thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng; 
- Xác định nguyên nhân sự cố; 
- Xác định các hành động cần thiết để ứng phó với sự cố; 
- Thực hiện các hành động ứng phó; 
- Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước về chất 
lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật 
áp dụng và các quy định riêng của hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết; 
- Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài; 
- Giải trình, báo cáo; 
- Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục; 
- Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có 
thể xảy ra trong tương lai. 
f. Xây dựng các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc 
triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn bao gồm: [3] 
- Chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và các mục đích khác; 
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định; 
- Các yêu cầu về quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý ISO: 9000. 
g. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn: [3] 
- Lập danh mục các văn bản, tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước 
an toàn; 
80 
- Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu; 
- Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ; 
- Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết; 
- Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp 
thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước; 
- Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng 
đồng. 
- Lập danh mục các văn bản, tài liệu và thông tin liên quan đến công tác CNAT; 
- Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu; 
- Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ; 
- Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết; 
- Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp 
thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước; 
- Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng 
đồng. 
h. Lập các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai bao gồm: [3] 
- Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ 
thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và 
giảm thiểu rủi ro, sự cố; 
- Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch CNAT; 
- Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của 
đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn; 
- Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ 
nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn. 
i. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn. [3] 
- Đề xuất, kiến nghị điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn cho giai đoạn tiếp theo. 
Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh 
a. Thành phần Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh bao gồm: 
+ Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh; 
81 
+ Đại diện lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn: Xây dựng, Y tế (bao gồm cả Trung 
tâm y tế dự phòng tỉnh), Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cảnh sát môi trường; 
+ Đại diện đơn vị cấp nước và các tổ chức, cơ quan khác có liên quan. 
b. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh 
- Chỉ đạo, điều phối, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng kết, đánh giá các kết quả 
thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; 
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ, phòng ngừa các nguy 
cơ gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước. Chỉ đạo việc khắc phục xử 
lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công 
trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước; 
- Huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, 
các chương trình, dự án trong kế hoạch cấp nước an toàn; 
- Lập kinh phí hoạt động của BCĐ hàng năm trình UBND cấp tỉnh

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_nguon_cung_cap_nuoc_cho_cac_do_thi_va_khu_co.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ (TIẾNG VIỆT) - Vũ Bình Sơn.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ (TIẾNG ANH) - Vũ Bình Sơn.pdf
  • pdfĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (TIẾNG VIỆT) - Vũ Bình Sơn.pdf
  • pdfĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (TIẾNG ANH) - Vũ Bình Sơn.pdf