Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 214 trang nguyenduy 27/08/2024 690
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam

Luận án Quản lý nhà nước về thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam
n đầu tư cho phát triển GTĐB từ 2011-2017 khoảng 391.700 tỷ đồng, trong 
đó vốn nước ngoài sử dụng cho đầu tư hạ tầng giao thông (do Bộ GTVT quản lý) 
bình quân hằng năm ở các giai đoạn 2011-2017 là 18.024 tỷ đồng. Vốn nước ngoài 
chiếm tới xấp xỉ 30% tổng chi đầu tư vào ngành giao thông, trong đó vốn ODA là 
chủ yếu. 
Bảng 3.2. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng GTĐB giai đoạn 2011-2017 
Đơn vị: Tỷ đồng 
TT Nguồn vốn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
1 
NSNN và có 
tính chất 
NSNN 
NSNN 1.449 2.605 6.234 2.079 7.681 2.887 6.474
ODA 7.636 14.816 16.524 24.902 26.217 13.115 22.994
Cộng 9.085 17.421 22.757 26.981 33.898 16.002 29.469
2 TPCP 7.430 11.806 11.210 28.099 28.756 10.391 4.980
3 Nguồn ngoài 
NSNN 
5.894 5.893 16.519 32.649 33.186 23.464 15.811
 Tổng cộng: 22.409 35.120 50.486 87.729 95.841 49.856 50.259
(Nguồn: Vụ Kế hoạch đầu tư - Bộ GTVT năm 2018) 
Ba là, vốn NSNN đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 
Theo phân cấp quản lý thì các dự án đầu tư xây dựng GTĐB được chia thành 
77 
dự án do Trung ương quản lý và dự án do địa phương quản lý. Đối với đầu tư ngân 
sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách Trung ương nhằm 
thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ lợi ích quốc gia. Đối với đầu tư từ ngân sách 
địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm thực 
hiện đầu tư cho các dự án phục vụ lợi ích của từng địa phương. Đối với nguồn vốn 
này thường được giao trực tiếp cho các cấp chính quyền quản lý sử dụng. Giai đoạn 
2011 –2017 tổng vốn NSNN đầu tư cho GTĐB là 29.409 tỷ đồng và tỷ trọng 
vốnNSNN/tổng số vốn đầu tư tiếp tục giảm dần qua các năm. 
Giai đoạn 2011-2018 
Theo Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính thì sự hỗ trợ trực tiếp của NSNN đến các dự 
án GTĐB theo hình thức BOT (cả dự án đã hoàn thành và đang xây dựng) là: 
Bảng 3.3. Hỗ trợ trực tiếp NSNN cho các dự án BOT đường bộ 
Đơn vị: Tỷ đồng 
TT Tên dự án 
Chiều 
dài 
(KM) 
Tổng mức 
đầu tư 
Phần 
NSNN 
 Tổng cộng (I+II) 291 52.176 9.245 
I 
Các dự án BOT đã hoàn thành (QL 2 đoạn Nội Bài 
- Vĩnh Yên, QL1 đoạn tránh TP Thanh Hóa, QL1 
đoạn Nam Bến Thủy - TP Hà Tĩnh, QL 1 đoạn tránh 
TX Hà Tĩnh, QL1 đoạn tránh TP Đồng Hới, tỉnh QB, 
QL1 đoạn Hòa Cầm - Hòa Phước, Cầu Rạch Miễu, 
Cầu Yên Lệnh, QL38, QL 2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên, 
Mở rộng QL 1A từ Đông Hà đến Quảng Trị, QL 18 
đoạn Uông Bí - Hạ Long) 
179 11.106 2.592 
35.000 
30.000 
25.000 
20.000 
15.000 
10.000 
 5.000 
2011 2012 2013 2014 2015 2016 
Vốn nhà nước 
■ Vốn ODA 
Vốntư nhân 
■ Trái phiếu 
Hình 3.3. Biểu đồ đầu tư của NSNN/ tổng số vốn đầu tư vào GTĐB qua các năm 
78 
II 
Các dự án BOT đang thực hiện (QL1 Nghi Sơn, 
Thanh Hóa - Cầu Giát, Nghệ An; QL1 đoạn Km 947 
- Km 987, Quảng Nam; Hầm đường bộ Đèo Cả (BOT 
và BT); QL 14 Km 921 +025- Km962 + 331, tỉnh 
Bình Phước; QL10 đoạn cầu Tân Đệ đến cầu La 
Uyên Km 92+900- Km 98+400; Cầu Cổ Chiên) 
112 24.765 6.653 
(Nguồn:Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính 2018) 
Qua bảng số liệu trên cho thấy, đến hết năm 2018, tổng số vốn NSNN hỗ trợ 
cho các dự án BOT do Bộ GTVT quản lý khoảng 9.245 tỉ đồng. Như vậy, tỉ lệ NSNN 
hỗ trợ cho các dự án BOT giao thông đường bộ/tổng mức đầu tư của các dự án BOT 
giao thông đường bộ chiếm khoảng 17,7%. Điều này cho thấy sự hỗ trợ từ NSNN 
trực tiếp cho các dự án BOT đầu tư xây dựng GTĐB là không lớn, nghĩa là đầu tư 
xây dựng GTĐB có thể huy động một nguồn vốn lớn ngoài ngân sách (82,3%). Sự 
thực phần vốn NSNN hỗ trợ cho các dự án này chủ yếu thông qua hỗ trợ chi phí giải 
phóng mặt bằng, tái định cư... Sử dụng vốn NSNN có ảnh hưởng rất nhiều đến việc 
thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung. Hạn chế 
đối với các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT Việt 
Nam còn nhiều như: yếu kém trong khâu nghiệm thu, thẩm định chất lượng và bàn 
giao dự án. 
Bốn là, vốn ODA cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 
Để thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, Chính phủ đã ban hành đề án “Định 
hướng thu hút quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác 
của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015”. Đây là chính sách thu hút ODA với dự kiến 
khoảng 16 tỷ USD, đáp ứng khoảng 6% vốn đầu tư toàn xã hội. Tháng 2/2016, Chính 
phủ tiếp tục ban hành đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn 
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2016-2020. Đây là cơ sở pháp lý 
quan trọng để triển khai các dự án đầu tư xây dựng GTĐB từ nguồn vốn ODA. 
Thống kê từ năm 1993 đến hết 2017, đã có tổng số 19 nhà tài trợ với số vốn là 
13.196,49 triệu USD, trong đó vốn vay là 12.702,60 triệu USD và còn lại là vốn viện 
trợ 493.89 triệu USD. Riêng giai đoạn 2011-2017 lượng vốn ODA có vị trí quan 
trọng, chiếm khoảng trên A tổng lượng vốn đầu tư GTĐB. Trong đó, mức cao nhất 
vào năm 2015 với lượng vốn là 26.217 tỷ đồng (tương đương 1,23 tỷ USD) đáp ứng 
27,3% tổng vốn đầu tư GTĐB. Vốn ODA đầu tư vào 33 dự án, đưa tổng vốn ODA đã 
được ký kết đến hết năm 2017 là 18,5 tỷ USD cho 133 dự án. Nguồn vốn này, thời 
gian qua đã phát huy tác dụng cho việc đầu tư phát triển hệ thống GTĐB của nước ta, 
đồng thời góp phần cho phát triển kinh tế và cải thiện đáng kể điều kiện đi lại của 
người dân. 
Năm là, vốn FDI cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 
Theo thống kê của Bộ GTVT, nguồn vốn nước ngoài (ODA và FDI) hiện có 
79 
chiếm khoảng 32% tổng chi đầu tư cho ngành GTVT, trong đó, ODA chiếm 28% và 
còn lại là FDI (số liệu ước tính, chưa được thống kê đầy đủ, chiếm khoảng 4%). Vốn 
nước ngoài sử dụng cho đầu tư hạ tầng giao thông bình quân hàng năm ở các giai 
đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010 và 2011 - 2016 liên tục tăng, tương ứng từ 6 nghìn tỷ 
đồng lên 12 nghìn tỷ đồng và 37 nghìn tỷ đồng (khoảng 381, 634 triệu và 1,65 tỷ 
USD). 
 Sáu là, vốn huy động theo hình thức đối tác công tư (PPP) 
Trong phát triển công trình đường bộ ở Việt Nam, Bộ GTVT triển khai việc 
huy động vốn theo hình thức PPP từ năm 2002, tính đến năm 2017 (tháng 4/2017) đã 
có 93 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 529.546 tỉ đồng 
Bảng 3.4. Số vốn đầu tư cho giao thông đường bộ theo hình thức PPP 
 (Nguồn: Bộ GTVT; Vụ đồi tác Công - Tư, 2018) 
Qua số liệu trên cho thấy trong các hình thức đầu tư của PPP, hình thức đầu tư 
BOT chiếm chủ yếu (70.96%), hình thức xây dựng- chuyển giao (BT) chiếm 24.73 % 
và còn lại là các hình thức hợp đồng khác. So sánh số lượng dự án với số lượng các 
hợp đồng cho thấy tỷ trọng chủ yếu là hình thức BOT và BT. Như vậy, các hình thức 
hợp đồng PPP trong lĩnh vực phát triển công trình đường bộ chủ yếu là hình thức 
BOT và BT, các hình thức khác mới bắt đầu manh nha. 
Giai đoạn 2016-2020, Bộ GTVT dự kiến tiếp tục huy động nguồn vốn đầu tư 
tư nhân khoảng 171.000 tỷ đồng, tập trung đầu tư hệ thống đường cao tốc và một số 
tuyến QL huyết mạch, kết nối liên vùng. 
Mặc dù vốn đầu tư tư nhân trong các dự án công trình đường bộ theo hình 
thức PPP không còn là phương thức mới mẻ, Việt Nam đã có những hình thức hợp 
đồng BT, BOT, cho thuê thu hút được nguồn vốn tư nhân và có đóng góp phát triển 
công trình ĐBVN trong thời gian qua. Tuy nhiên so với khu vực, thế giới và nhu cầu, 
vốn đầu tư tư nhân vào công trình đường bộ ở Việt Nam còn rất thấp. 
- Một số nguồn vốn khác 
Còn một số nguồn vốn khác tham gia ĐTXD hạ tầng GTĐB, tuy nhiên chỉ 
chiếm tỷ lệ rất nhỏ vốn đầu tư của các tổ chức công lập như Tổng Công ty Đầu tư 
Hình thức đầu tư 
theo hợp đồng dự 
án 
Số dự án Vốn đầu tư 
Số lượng dự 
án 
Tỷ lệ % số 
lượng dự án 
Giá trị vốn đầu tư 
(tỉ đồng) 
Tỷ trọng vốn đầu 
tư (%) 
BOT 66 70,97 284.787 53,78 
BT 24 24,74 177.385 33,50 
BOO 1 2,15 33.744 6,37 
BOT&BT 1 1,07 15.630 2,95 
Tổng 93 100 529.546 100 
80 
Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). 
3.1.2. Các khoản thu từ khai thác công trình đường bộ ở Việt Nam 
 Như tại chương 2 đã đề cập các khoản thu từ KTCTĐB tại Việt Nam gồm: (i) 
Phí theo qui định, (ii) Tiền thu từ giá dịch vụ sử dụng tài sản KCHT GTĐB, (iii) Tiền 
thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản 
KCHT GTĐB và (iv) Các khoản thu khác 
 Dưới đây, sẽ trình bày thực trạng các khoản thu trên: 
3.1.2.1. Phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí 
a. Phí sử dụng đường bộ 
Những năm gần đây, tư duy về đầu tư cho BTĐB của ngành GTVT đã có thay 
đổi lớn. Trong khi vốn cho ĐTXD mới bị hạn chế, thì chủ trương bố trí đủ vốn cho 
bảo trì để giữ gìn tài sản đường bộ và hạn chế ĐTXD mới đang được đề cao. Thực 
hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực đường bộ, năm 2013, bắt đầu thu phí sử dụng 
đường bộ theo đầu phương tiện thay thế cho hình thức thu phí qua các trạm thu phí 
nộp NSNN. Như vậy, bên cạnh nguồn NSNN cấp hàng năm, ngành đường bộ có 
thêm một kênh huy động vốn ổn định cho công tác quản lý, bảo trì. Số thu phí năm 
sau có xu hướng tăng hơn năm trước và luôn vượt kế hoạch được giao. 
Bảng 3.5. Kết quả từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ giai đoạn 2013-2018 
Đơn vị: tỉ đồng 
 Hạng mục 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Năm 2018 
Thực thu phí sử dụng đường bộ 5.435,00 4.928,39 5.703,99 6.375,15 7.173,74 8.034,64 
Kế hoạch thu phí sử dụng đường bộ 4.737,12 4.645,00 6.177,73 6.150,0 6.950,0 
Tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch thu 104,04% 122,80% 103,20% 116,65% 115,61% 
Nguồn [3], [45] 
Về thu, nộp phí sử dụng đường bộ: Trong thời gian từ ngày 01/01/2013 đến 
ngày 05/6/2016, việc thu, nộp phí sử dụng đường bộ đối với ô tô được thực hiện qua 
các trạm đăng kiểm hoặc Văn phòng Quỹ bảo trì Trung ương (đối với xe ô tô của lực 
lượng quốc phòng, công an) và đối với mô tô được thực hiện qua UBND cấp xã 
(phường, thị trấn). Quỹ bảo trì Trung ương và Cục ĐKVN kiểm soát chặt chẽ được 
nguồn thu; đảm bảo công khai, minh bạch, thu đúng, thu đủ, không bị thất thoát. 
Từ ngày 05/6/2016 đến nay, sau hơn 3 năm tiếp tục thực hiện thu phí, Chính 
phủ đã quyết định bỏ thu Phí đường bộ đối với xe mô tô. Nguyên nhân do mức thu 
được qua các năm giảm dần, cơ chế thu không hiệu quả do cấp phường, xã kiêm 
nhiệm quá nhiều việc, khó quản lý phương tiện... 
Từ ngày 01/01/2020 trở về sau, do Văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương giải thể 
theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Cán sự đảng Bộ GTVT thì việc 
thu, nộp phí sử dụng đường bộ đối với ô tô được thực hiện qua các trạm đăng kiểm 
81 
hoặc Cục ĐKVN (đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an) [10]. Cục 
ĐKVN sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn thu này. 
Nhờ có thêm nguồn thu phí sử dụng đường bộ mà vốn cho công tác bảo trì 
tăng đáng kể, Tổng cục ĐBVN và các địa phương chủ động về nguồn kinh phí phục 
vụ việc sửa chữa cầu đường, các công trình đường bộ được duy tu, bảo dưỡng thường 
xuyên, kịp thời. 
Về Tỷ lệ giữa nguồn thu phí sử dụng đường bộ trong cơ cấu vốn Quỹ bảo trì: 
trong tổng kinh phí hàng năm của Quỹ, nguồn thu phí sử dụng đường bộ chiếm tỷ 
trọng nhiều hơn so với nguồn từ NSNN, đây là tín hiệu đáng mừng, giảm áp lực chi 
cho ngân sách. 
 Nguồn: Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương,2019 
Hình 3.4. Biểu đồ tuyệt đối giữa nguồn thu phí sử dụng đường bộ trong cơ cấu 
vốn Quỹ bảo trì đường bộ 
 b. Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố 
 Theo Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29/11/2019 [13] về việc hướng dẫn 
về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương thì phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố là một trong 21 loại phí 
thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cho 
nên mỗi địa phương có mức thu khác nhau. 
 Nguồn thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố thuộc thẩm quyền quyết 
định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thu, song số thu nhỏ chỉ 
đủ trang trải cho tổ chức thu. [48] 
5.435 4.928 5.703
6.375 7.174
8.035
1.472 2.448
3.100
3.500
3.700
3.800
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu phí sử dụng đường bộ Ngân sách nhà nước cấp bổ sung
82 
ĐVT: tỷ đồng 
Nguồn số liệu: Tổng cục thuế Việt Nam,2018 
Hình 3.5. Kết quả thu Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố 2013-2017 
Nhiều địa phương đã ban hành quy định và khung giá dịch vụ trông giữ 
phương tiện cơ giới đường bộ, cụ thể tại một số tỉnh như sau: 
* Thành phố Hà Nội: 
Về quy định chung: HĐND thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết số 
20/2016/ND-HĐND ngày 06/12/2016 ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên 
địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố, có 
một số nội dung liên quan đến lòng đường, vỉa hè như sau: Quy định các tuyến phố 
sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp; Quy định các 
tuyến phố sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để kinh doanh. 
 Đơn vị thu phí là Sở GTVT, UBND các quận, huyện, thị xã. Về khung giá: 
Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 ban 
hành giá dịch vụ trong giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội; 
một số nội dung như sau: 
- Số tiền trông giữ xe là doanh thu của các tổ chức, cá nhân. Các tổ chức, cá 
nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định. 
- Đối với các tổ chức, đơn vị thực hiện trông giữ phương tiện trong trường hợp 
cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương 
tiện thì số tiền thu được (nếu có) sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, 
phần còn lại được chi theo quy định. 
- Giá dịch vụ: theo phương tiện, lượt ban ngày, đêm, hoặc theo tháng quy định 
cho các tuyến phố khác nhau. 
* Thành phố Hồ Chí Minh: ban hành Quyết định số 699/QĐ-UBND ngày 
06/12/2013 cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có 
thu phí; hiện nay thành phố đang trình Đề án điều chỉnh tăng mức phí đỗ xe ô tô trên 
lòng đường, hè phố. Đối tượng nộp phí: các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện xe 
1.262 
1.446 
2.070 
2.356 
2.734 
 -
 500
 1.000
 1.500
 2.000
 2.500
 3.000
2013 2014 2015 2016 2017
tỷ đồng
83 
ô tô sử dụng công nghệ My Parking dừng đỗ xe trên lòng đường, vỉa hè. Xây dựng 
mức thu: theo các nhóm ô tô, lũy tiến theo giờ. Đơn vị thu phí: UBND các Quận. 
* Thành phố Đà Nẵng: 
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng thông qua Nghị quyết số 
151/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và 
sử dụng phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, 
một số nội dung như sau: 
- Đối tượng nộp: Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho 
phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố phù hợp với quy hoạch của thành phố để 
sản xuất, kinh doanh, tập kết hàng hóa, vật liệu, thi công công trình, lắp đặt bảng, 
biển, pano, băng rôn quảng cáo, trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô. 
- Mức thu: Áp dụng thống nhất mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè 
phố để sản xuất, kinh doanh, tập kết hàng hóa, vật liệu, thi công công trình, lắp đặt 
bảng, biển, pano, băng rôn quảng cáo, trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn 
thành phố Đà Nẵng theo quy định. 
- Cơ quan thu phí: Sở GTVT, UBND các quận, huyện. Trung tâm Quản lý 
Quảng cáo Đà Nẵng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng thu mục đích 
đặt bảng quảng cáo. [11] 
* Tỉnh Đồng Tháp: 
Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp thông qua Nghị quyết đô 93/2016/NQ-
HĐND ngày 20/12/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí 
sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; một số nội dung 
như sau. Mức phí: được quy định riêng đối với lòng đường, hè phố tính theo đơn vị 
đồng/ m2/ ngày. Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao 
thông do UBND thị trấn quản lý là phí thuộc NSNN, tiền phí thu được nộp NSNN 
100% và điều tiết cho ngân sách thị trấn. Phí sử dụng lòng đường, hè phố phát sinh 
trên địa bàn nào thì UBND thị trấn nơi đó quản lý, có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị 
được giao thu phí thuộc phạm vi mình quản lý tổ chức thu phí và nộp vào NSNN 
theo quy định. Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao 
thông do các phường thuộc thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc và thị xã Hồng Ngự quản lý 
là phí thuộc NSNN. [11] 
3.1.2.2. Tiền thu từ giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 
 a. Kinh doanh khu dịch vụ trên đường bộ 
 Hiện nay, ngoại trừ một vài tuyến do VEC được đầu tư tương đối chuyên 
nghiệp, nhiều tuyến đường cao tốc khác bộc lộ khá nhiều bất cập. Tại các tuyến 
đường cao tốc do VEC quản lý đều bảo đảm tiêu chuẩn 50 km có một trạm cứu hộ, 
cứu nạn, các trạm này luôn duy trì trực liên tục 24 giờ, bảo đảm cứu hộ, cứu nạn 
84 
trong vòng 30 phút. Một số vị trí, nếu VEC không thực hiện trực tiếp mà ký hợp 
đồng dịch vụ với các đối tác trên tuyến, tất cả các trạm vẫn phải bảo đảm tiêu chuẩn, 
nếu không sẽ bị xử phạt hoặc không ký tiếp hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều tuyến cao 
tốc do các chủ đầu tư khác thực hiện, quản lý lại chưa thực hiện được điều này. 
Bảng 3.6. Thống kê số lượng các trạm dịch vụ trên đường cao tốc tính đến 
năm 2018 
STT Các loại trạm Số lượng 
1 Số trạm dịch vụ 10 
2 Số trạm trực cấp cứu 8 
3 Số trạm trực cứu hộ 4 
Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2018 
Theo số liệu của Tổng cục ĐBVN, hiện trên 745 km đường cao tốc đang khai 
thác, mới chỉ có 10 trạm dịch vụ để lái xe, hành khách dừng nghỉ, đổ nhiên liệu và 
kiểm tra kỹ thuật. Thậm chí, có tuyến dù đã đưa vào khai thác và thu phí nhưng vẫn 
chưa xây dựng các trạm dừng nghỉ (Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng). Các trạm dừng 
nghỉ trên cao tốc rất thiếu, không đồng bộ, dịch vụ cung cấp rất hạn chế. Nhiều trạm 
dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc sau khi đưa vào khai thác bộc lộ rất nhiều bất cập về 
chất lượng dịch vụ, mất vệ sinh, giá dịch vụ đắt đỏ khiến hành khách không hài lòng. 
Các trạm dừng nghỉ này không có nơi giới thiệu, quảng bá văn hóa địa phương như 
mục tiêu ban đầu xây dựng mà chủ yếu chia nhỏ các sạp bán hàng hóa, đồ ăn uống. 
Trên một số tuyến đường cao tốc, chủ đầu tư ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư để 
họ tự tổ chức kinh doanh các trạm dịch vụ trên đường cao tốc. Cũng có trạm dịch vụ 
phải qua rất nhiều cấp. Đầu tiên là chủ đầu tư, sau khi trúng thầu bỏ tiền xây dựng cơ 
sở hạ tầng trạm dừng nghỉ. Khi hoàn thành sẽ cho người thứ hai thuê lại. Người thứ 
hai tổ chức đấu thầu cho các chủ nhỏ lẻ khác thuê để bán theo từng mặt hàng như: 
hàng ăn, đồ uống, dịch vụ vệ sinh... Hay nói cách khác, hành khách khi sử dụng dịch 
vụ, phải trả giá rất cao vì qua nhiều tầng quản lý. Điển hình là ở 4/5 trạm dịch vụ trên 
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. 
b. Mở rộng phát triển kinh doanh trên đường bộ 
 Bên cạnh đó, việc mở rộng phát triển kinh doanh trên đường cao tốc như: 
quảng cáo qua đài phát thanh, quảng cáo trên vé thu phí, mở mang hệ thống kho tàng 
dọc theo đường cao tốc không được các chủ đầu tư chú trọng đầu tư phát triển. 
 Theo quy định tại Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 hướng dẫn 
về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương hiện vẫn chưa quy định về việc thu phí đặt biển quảng cáo trên giải phân 
cách. Ngoài ra, theo các văn bản hướng dẫn chuyên ngành về quảng cáo, quản lý 
đường đô thị (Luật Quảng cáo; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi 
85 
hành một số điều của Luật quảng cáo [22]; Thông tư số 04/2008/TT-BXD [17] về 
quản lý đường đô thị) chưa quy định rõ việc được phép sử dụng giải phân cách để 
thực hiện việc quảng cáo. 
 Hiện nay, mức thu đặt biển quảng cáo trên giải phân cách (thuộc phí sử dụng 
hè, lề đường, bến bãi, mặt nước) theo các Nghị quyết , Quyết định của HĐND, 
UBND Thành phố Hà Nội là 50.000 đồng/biển/tháng. Đơn vị được phép thu phí là 
Sở GTVT, UBND các quận, huyện theo phân cấp. 
3.1.2.3. Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai 
thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 
 a. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 
 B

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_thu_tu_khai_thac_cong_trinh_duon.pdf
  • pdf2.Tom tat luan an (Tieng Viet).pdf
  • pdf3.Tom tat luan an( Tieng Anh).pdf
  • doc4.Thong tin luan an (Tieng Viet).doc
  • doc5.Thong tin luan an (Tieng Anh).doc