Luận án Sự hòa nhập của kiến trúc thuộc địa pháp với các thuộc tính đô thị Huế
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sự hòa nhập của kiến trúc thuộc địa pháp với các thuộc tính đô thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sự hòa nhập của kiến trúc thuộc địa pháp với các thuộc tính đô thị Huế
dân Pháp xem là "tỉnh Thừa Thiên" (province de Thua-thien) trong các văn bản. Sau khi nắm được quyền kiểm soát Đại Nam, chính quyền thực dân Pháp đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa các thủ phủ để tạo điều kiện cho quá trình thực dân khai thác thuộc địa. Dưới tác động của chính quyền thực dân, ngày 12 tháng 7 năm 1899, vua Thành Thái đã ban Dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Hué). Ranh giới thị xã được xác lập xen giữa Kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương, tức là trục đường Lê Lợi nối từ cầu Ga đến Đập Đá ngày nay. Đồng thời, Toàn quyền Đông Dương Pierre Marie Antoine Pasquier quyết định công nhận thị xã Huế là thành phố đô thị loại 3 (Commune de Hué), xác lập bộ máy hành chính của 66 thành phố đứng đầu là một viên Đốc lý do Công sứ Pháp ở phủ Thừa Thiên kiêm nhiệm. [42] Theo Hiệp ước Patrenote 1884, Triều đình Huế chỉ còn được quản lý khu vực Kinh thành, không còn quyền lập pháp, hành pháp, quản lý tài chính và tổ chức quân đội, Vua quan Triều được trả lương bởi Khâm sứ Trung kỳ như một viên chức của chính quyền bảo hộ. Đô thị Huế sau thời điểm này xác lập hệ thống quản lý “Tam trùng”: Đề đốc phụ trách mặt quân sự trong Kinh thành Huế, Phủ Doãn quản lý hành chính phủ Thừa Thiên thuộc sự quản lý của Triều đình, Công sứ Pháp quản lý Thị xã Huế, dưới quyền của Khâm sứ Trung Kỳ. Trên thực tế, Công sứ Pháp nắm mọi thực quyền tại Huế, điều này cho phép chính quyền bảo hộ được quyền quản lý kiến trúc đô thị một cách đồng bộ trên quy mô lớn ngoại trừ khu vực Kinh thành. Ngoài ra việc công nhận sự tồn tại của Triều đình Huế cho người Pháp dành sự tôn trọng nhất định vai trò lâu đời của chính quyền phong kiến. Cách thức quản lý kiểu “Tam trùng” này tạo cho đô thị Huế những mối quan hệ phức tạp, chồng chéo, khó xử lý. Chính vì vậy, người Pháp đã tách hẳn khỏi bờ bắc sông Hương để tập trung đô thị hóa vùng đồng ruộng phía nam thành Khu phố Pháp ở trục chính Lê Lợi (Jules Ferry), Hùng Vương (Briere) và sông An Cựu (cannal de PhuCam). Từ đây, người Pháp hoạch định những chính sách thiết kế và quản lý đô thị kiểu phương Tây trong mối quan hệ chặt chẽ với Kinh thành Huế qua trục cảnh quan sông Hương, và trục Phong thủy. Hoạt động truyền giáo Truyền giáo là hoạt động quan trọng góp phần đưa văn hóa Phương Tây hòa nhập vào đời sống xã hội Việt Nam. Đạo Công giáo trước khi du nhập vào Việt Nam là tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam thời đó, vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo trong trị nước 67 yên dân, nhưng về sau đã có nhiều đóng góp vào sự thống nhất lãnh thổ Việt Nam, khai hóa văn minh phát triển đất nước. Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799), đã giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế mở đầu cho một triều đại mới của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945), cũng là người tạo điều kiện cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam. Mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, nhưng Giáo hội đã có nhiều đóng góp tích cực vào xã hội Việt Nam. Trong đó, nổi bật là 2 sự kiện: Đức cha Sohier giúp Vua Tự Đức mở một trường đại học kiểu Phương Tây tại Kinh Thành Huế, nhưng các quan triều đình phản đối, Vua phải đình chỉ công việc. Ngoài ra trong lễ ký Hòa ước Nhâm Tuất 1884, Đức Cha Caspar Lộc làm người trung gian giữa hai chính phủ Pháp Việt theo lời mời của Triều Đình Huế. Giai đoạn này các nhà thờ, chủng viện, các dòng tu... được xây dựng ở nhiều nơi, cũng là giai đoạn đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam như: Năm 1904 mở Trường Dòng Pellerin (Học viện Âm nhạc Huế), năm 1880 Chính Tòa Kim Long lợp ngói, năm 1885 Cha Allys xây nhà thờ Phủ Cam, năm 1918 khánh thành Nhà thờ thánh Phanxico Xavie,... [84] Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay, năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phủ Cam. Ngoài Phủ Cam là Nhà thờ Chính tòa của Tổng giáo phận, còn một số nhà thờ và giáo xứ được xây ở Huế trong giai đoạn 1802- 1945 bao gồm: Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Trường dòng nữ tu Hình 2-3: Nhà thờ Phủ Cam năm 1930 68 Jeanne d'Arc nằm ở trung tâm đô thị bờ Nam sông Hương. Đại chủng viện Huế, Dòng con Đức mẹ vô nhiễm, Nữ tu dòng thánh Paolo, Dòng nữ Carmel, Dòng Mến Thánh Giá Huế nằm ở khu vực Kim Long, Trường tiểu học Thánh Louis tại Gia Hội, Nhà thờ Tây Linh ở trong Kinh thành, Đây đều là nơi tập trung dân cư đông đúc, có nhiều làng truyền thống và phủ đệ nhà Nguyễn. Các công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo xuất hiện tạo ra tác động lớn tới hình thái đô thị Huế. Các Nhà thờ, dòng tu, chủng viện luôn chiếm lĩnh các vị trí trung tâm của đô thị hoặc làng truyền thống, tiện cho việc truyền đạo, trở thành điểm nhấn đô thị nhờ vào quy mô và phong cách kiến trúc giàu tính trang trí, tạo nên đối trọng với Kinh thành Huế. Thiết kế và quản lý đô thị Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu đã có nền kinh tế lớn mạnh, văn minh thì Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Những điều luật phong kiến ngặt nghèo đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, kể cả trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch và xây dựng. Trong thành không có công trình kiến trúc lớn, mà phải xây dựng theo kiểu truyền thống, nhà bằng gỗ, nhà dân không được giống và cao hơn nhà của vua quan. Ban đầu, đô thị Huế đã được áp dụng một số cách thức quy hoạch đô thị phương Tây khi xây dựng Kinh thành, hệ thống đường sá được quy hoạch theo hệ hình học ô cờ, thành xây theo kiểu thành Vauban, các hệ thống thủy lộ, thoát nước được tính toán kết hợp với hệ thống sông ngòi hiện hữu,. Tuy nhiên phải đến khi Chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng Khu phố Pháp ở bờ Nam sông Hương thì các điều luật và nguyên tắc tổ chức đô thị kiểu phương Tây mới chính thức được áp dụng. Luật Cornudet - Đạo luật về quy hoạch đô thị năm 1919 Theo tham luận “Một thế kỷ chủ nghĩa đô thị” của Marlène Ghorayeb trong Hội nghị “Luật Cornudet: Nguồn gốc, sự phát triển và triển vọng” [77], 69 đạo luật là cơ sở để thiết lập các đô thị mới mà không phải gây ra sự xung đột với xóm làng bản địa bằng giải pháp phân chia khu vực. Đó là sự chung sống của hai thế giới trên cùng một địa bàn, thế giới của thế lực thực dân và thế giới của người bản xứ gây ra các vấn đề nghiêm trọng về vệ sinh công cộng, lây lan bệnh dịch và xung đột hoạt động dân cư. Mục đích của đạo luật là đặt quy tắc cho việc xây dựng đô thị, trong tình hình nhiều thành phố nước Pháp vừa bị tàn phá sau cuộc Chiến tranh thế giới. Đạo luật quy định mọi đơn vị hành chính có 10.000 dân trở lên đều phải có một quy hoạch thiết kế, mở rộng và làm đẹp. Các thành phố lớn nước Pháp phải có một dự án tăng trưởng tổng thể, phải tính đến các mặt vệ sinh, khảo cổ học và thẩm mỹ. Đông Dương, với tư cách là một bộ phận của Đế chế Pháp, cũng phải thi hành những điều kiện quy định như ở chính quốc. Trong những năm 20, luật này cũng được áp dụng ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Phnom Pênh. Năm 1921, Toàn quyền Maurice Long yêu cầu lập ở Hà Nội một cơ quan trung ương về kiến trúc và quản lý đô thị. Năm 1923, Enest Hébrard được cử đứng đầu cơ quan này, có trách nhiệm vận dụng ở Đông Dương những tiêu chuẩn và nguyên tắc xây dựng đô thị, không phải tuỳ theo điều kiện đất đai và sự vận động của dân cư, mà theo một nguyên tắc quy hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển. [39] Luật Cornudet năm 1919 đánh dấu một bước quan trọng trong việc thiết lập quy chế quản lý đô thị. Đồ án của Desmarets - Quy hoạch mở rộng Đô thị Huế năm 1935 Đồ án của Desmarets là việc cụ thể hóa Đạo luật Cornudet. Ba mục tiêu chính của đồ án là chức năng, điều kiện vệ sinh và thẩm mỹ. Theo Desmarets, những phương án xây dựng phải tuân theo những điều kiện hoàn cảnh địa phương. Có nghĩa là phải tuân theo những đặc trưng và yêu cầu của điều kiện 70 tự nhiên từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với điều kiện thẩm mỹ và vệ sinh cần thiết. So sánh với các mục tiêu của Hebrad trong đồ án quy hoạch Hà Nội thì có sự tương đồng: Kế hoạch của Hebrad trước hết nhằm mục đích làm sạch đường phố, cải thiện giao thông hạ tầng và tập hợp những hoạt động giống nhau, đó là nét đặc trưng của khu phố cổ. Theo Vũ Hữu Minh trong Luận án “Quá trình hình thành di sản cảnh quan sông Hương, thành phố Huế - Việt Nam” [39], đồ án Quy hoạch mở rộng đô thị Huế đề ra 5 bộ tiêu chí chính, đó là quy hoạch đường sá với các dãy cây thẳng và những dải cỏ chạy dài nhằm tạo bóng mát cần thiết, thiết kế các khu ở theo mô hình thành phố vườn làm tăng chất lượng sống và sự thuận tiện đi lại, bố trí các tuyến đại lộ theo cách thức đem lại vẻ đặc trưng thống nhất, bố trí các vườn hoa và công viên rộng lớn vừa để làm đẹp vừa để bảo tồn cho thành phố được vẻ kiến trúc cảnh quan và khung cảnh thiên nhiên. Trong quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Desmarets cũng đề ra quy tắc: Đối với công trình lớn tối thiểu 1 lô 1000m2, công trình được xây dựng không vượt quá 25% diện tích khu đất; công trình cao tối thiểu 10m, và tối đa 14m; công trình xây dựng cách đường tối thiểu 8m và cách công trình tối thiểu cạnh bên 4m. Hàng rào thiết kế gồm 2 phần: phần dưới xây cao tối đa 0,8m và phần trên là dạng hoa bê tông trang trí và toàn bộ chiều cao hàng rào không vượt quá 1,5m; đối với vùng các công trình tư nhân tối thiểu 1 lô 600m2, chiều cao công trình không vượt quá 10m; công trình xây dựng cách đường tối thiểu 8m, cách công trình bên cạnh 3m. Về việc sử dụng cây xanh đô thị khuyến khích sử dụng các loại cây mang tính địa phương, ...[78] Quy tắc này là cơ sở để tạo ra nhà vườn trong đô thị thay vì các ngôi nhà chật hẹp nằm sát nhau tại các phố thị, hoặc những ngôi nhà nằm không theo quy tắc giữa xóm làng truyền thống. 2.3. Đặc điểm quy hoạch Khu phố Pháp tại đô thị Huế 71 Yếu tố định hình Khu phố Pháp tại Huế thiết lập trên cơ sở đặc điểm địa hình cảnh quan tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với các trục phong thủy và cấu trúc không gian của đô thị truyền thống ở bờ bắc sông Hương. Khu phố Pháp nằm ở bờ Nam sông Hương (riviere de Hues)[83], giới hạn bởi sông Như Ý ( riviere Binh-Luc)[83], đường Bà Triệu ( boulevard du Prince Canh)[83], và sông An Cựu ( Canal de Phu Cam) [83], các con đường chính được quy hoạch bám theo các con sông nên không gian đô thị trở nên rất hài hòa với tự nhiên. Trục giao thông chính là đường Hùng Vương (Rue Briere) [83] bắt đầu từ cầu Trường Tiền (Pont Clémenceau) [83] nối với khu vực thương mại Cửa Đông – Gia Hội – chợ Đông Ba ở bờ Bắc sông Hương. Đây là phương án hợp lý khi đô thị được đẩy qua phía Đông so với hướng chính của Kinh thành, giúp tăng tính kết nối thương mại mà vẫn tôn trọng không gian của trục phong thủy đô thị. Hình thái quy hoạch Khu phố Pháp có hòa nhập với đô thị truyền thống Huế hay không phụ thuộc vào cách thiết lập các vật cảnh và công trình nào nằm trên các yếu tố định hình đó. Phân khu chức năng Hình thái quy hoạch đã thể hiện rất rõ ý đồ phân khu chức năng của chính quyền Pháp bảo hộ. Các khu phố song song với sông Hương là khu phố chính trong giai đoạn đầu phát triển để tiện kết nối với bờ Bắc, đặc biệt là ở đường Lê Lợi (Jules Ferry). Ở đây tập trung phần lớn các công trình quan trọng nhất như trường học, bệnh viện, tòa Khâm sứ, dinh Công sứ, đài tưởng niệm, Câu lạc bộ ... Nhà ga được chuyển hẳn ra ngoài sông An Cựu để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của đô thị. Trục trung tâm bao gồm cầu Trường Tiền và đường Hùng Vương (Rue de Briere) được nhấn mạnh bởi nhiều công trình xây dựng hai bên đường, với 72 điểm nhấn là quảng trường - tâm của đô thị hình tia xạ. Đường Nguyễn Huệ ( Rue - Khai Đinh) bám theo sông An Cựu là nơi bố trí các biệt thự của quan chức trong chính quyền Pháp, Nhà Thờ và Trung tâm thể thao. Hình 2-4: Phân khu chức năng chính Khu phố Pháp tại Huế Thành phố vườn Khái niệm “Thành phố vườn” được đưa ra lần đầu tiên từ năm 1898 bởi Ebenezer Howard trong cuốn "Tomorrow: a Peaceful Path to Real Reform" (1898); sau đó được tái bản vào năm 1902 với tên mới là "Garden Cities of Tomorrow". “Thành phố vườn” được quy hoạch đặc trưng bởi các không gian xanh và vành đai xanh. Trong thành phố đó, các phân khu chức năng như khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp đều được xây dựng khá tách biệt. Các thành phố vệ tinh trong hệ thống thành phố vườn của Howard bao gồm 6 thành phố vườn, mỗi thành phố có 32,000 dân, bao quanh một thành phố mẹ 58,000 dân. Diện 73 tích mỗi thành phố vườn là 400ha, với 2000 ha vòng ngoài là khu cây xanh và đất dùng vào mục đích nông nghiệp. Mỗi thành phố vườn được hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia đều bởi các đại lộ lớn. Thường có 6 đại lộ, mỗi đại lộ rộng 36m, xuyên qua tâm thành phố, chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở. Ở trung tâm, một không gian hình tròn khoảng 2.2ha dùng làm khuôn viên trồng hoa. Hình 2-5: Sơ đồ tổ chức Thành phố vườn của Howard [53] So sánh những nội dung của Howard thì Khu phố Pháp tại Huế có hình thái “Thành phố vườn” biến thể theo thực tế. Đô thị có giao thông hình tia xạ với nhiều nút giao cắt 5-6 tuyến đường, ngăn cách với đô thị truyền thống bằng vành đai xanh cảnh quan là sông Hương cùng với dải công viên chạy dọc theo đường. Nhà máy xi măng Long Thọ nằm cách trung tâm 7km về phía Tây, cách đô thị bởi một tuyến đường sắt giúp hạn chế sự ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến hoạt động đô thị. Đô thị có mật độ xây dựng thấp, gần gũi thiên nhiên. Vành đai xanh của Khu phố Pháp được nhấn mạnh bởi sông Hương, ngăn cách với đô thị truyền thống ở bờ bắc sông Hương, các công trình được lùi lại bên đường Rue Jules Ferry tạo ra một công viên lớn chạy dọc sông. Ngoài ra người Pháp cũng tổ chức thêm các công viên phân bố đều ra các khu vực khác nhau của thành phố như Square de Colotaires Indegenes, Garden 74 Indigente. Các công viên này thực chất là khoảng đất trống giao giữa các con đường trong một cấu trúc tổng thể hình tia xạ, vừa tạo nên sự ngăn cách giữa các khu vực vừa tạo ra sự chuyển tiếp không gian hài hòa tự nhiên. Đáng chú ý là trong số những công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Huế, không có những công trình điển hình tại các đô thị lớn như Bảo tàng, ngân hàng, thư viện, nhà hát lớn hay tòa thị chính. Điều này có thể lý giải bởi lý thuyết của Howard, các công trình quan trọng này sẽ được xây dựng tại nút giao thông trung tâm trong tương lai nhưng phải dừng lại do thời cuộc. Như vậy quy mô nhỏ của Khu phố Pháp có thể là do thiếu nguồn lực, chính sách và những tác động thời cuộc, chứ không hẳn là do người Pháp không muốn tạo ra đô thị hoàn chỉnh ở quy mô lớn. Ngã 6 Lý Thường Kiệt Nút trung tâm Hùng Vương Hình 2-6: Sơ đồ các nút giao thông trung tâm Khu phố Pháp tại Huế Có 2 giao lộ chính đặc trưng hình thái của đô thị hình tia, đó là Ngã 6 Lý Thường Kiệt (Rue Chaigneau)-Hà Nội (Henri Riviere)-Ngô Quyền (Rue Heinhard) và nút trung tâm Hùng Vương ( R. Briere)-Hà Nội-Bến Nghé ( Rue de Verdun)-Đống Đa ( Rue de Gia Long) [83]. Trục chính của tổ hợp tia xạ bắt đầu từ cầu Trường Tiền nối với đường Hùng Vương. Hai tia xạ đối xứng nhau hai bên là đường Hà Nội và đường Bến Nghé. Hai tuyến đường song song cùng vuông góc với trục đường Hùng Vương là đường Trần Cao Vân và đường Đống 75 Đa - Lê Quý Đôn. Theo Doãn Minh Khôi, so với cấu trúc tia xạ của châu Âu thì cấu trúc này có những khác biệt căn bản ở chỗ, nó không quá nổi bật trong mạng lưới chung, không cố gắng tạo nên một quảng trường rộng lớn như quảng trường Ngôi Sao ở Paris – Pháp hay quảng trường Depopolo ở Rome – Italia. [31] 2.4. Đặc điểm kiến trúc thuộc địa Pháp tại đô thị Huế Đặc điểm về vị trí Các công trình kiến trúc thuộc địa thuộc thể loại công cộng và biệt thự xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất là ở trục đường Lê Lợi (Jules Ferry) chạy dọc theo bờ nam sông Hương, bắt đầu từ cầu Trường Tiền và kết thúc ở ga Huế. Nơi đây tập trung các công trình có kiến trúc đặc sắc như Viện Dân biểu Trung Kỳ (nay là Viện Đại học Huế), dinh Công Sứ (đã phá hủy, nay là Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố), Trường Quốc Học, Trường Hai Bà Trưng (Đồng Khánh), Đài Chiến sĩ trận vong, Bệnh viện Bản xứ (Bệnh viện Huế), Grand hotel de Hue (Khách sạn Morin), Ecole Pallerin (Học viện Âm nhạc Huế), Tòa công chính (Bảo tàng Văn hóa Huế, CLB Văn hóa ( Bảo tang Điềm Phùng Thị), Trụ sở Hội liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (Biệt thự 26 Lê Lợi), CLB Thể thao (Nhà hàng Festival), Phủ Thủ hiến Trung Kỳ (Khách sạn La Residence), Ngân hàng Đông Dương (đã phá hủy, nay là Trung tâm Học liệu), Tòa Khâm sứ (đã phá hủy, nay là Đại học Sư phạm Huế). Tại các con đường chính tạo thành hình thái đô thị tia xạ, các công trình cũng được xây dựng với số lượng nhiều hơn các tuyến đường phụ. Đường Hà Nội có các công trình như Trụ sở Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế, Cafe Garden, An Bình Bank, Trụ sở Hội Cựu chiến binh. Đường Nguyễn Huệ vẫn còn sự tồn tại của một số công trình Trụ sở Chi cục Thủy sản, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Đại học Khoa học Huế, Trung tâm văn hóa Thanh niên TP Huế, ... Đường Lý Thường 76 Kiệt là nơi tập trung của Văn phòng làm việc BQL dự án Koica, Nhà khách Liên đoàn Lao động thành phố Huế, Nhà hàng Vườn Phố, ... Các công trình Thiên chúa giáo tại Huế thời Pháp thuộc đa phần nằm tại đường Kim Long và khu vực Phủ Cam, đây là 2 vị trí quan trọng đối với cấu trúc đô thị truyền thống Huế: Kim Long là con đường chạy dọc sông Hương, nối giữa Kinh thành Huế và Chùa Thiên Mụ về phía đông, Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế nằm trên đồi Phước Quả [52]. Đồi nằm trên không gian trục thần đạo nối Kinh thành Huế ở bờ Bắc sông Hương với núi Ngự Bình [17]. Điều này thể hiện chủ đích của người Pháp trong việc bố trí địa điểm các cơ sở Tôn giáo để hòa nhập vào hình thái đô thị Huế. Bảng 2-1: Bảng thống kê vị trí các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp thể loại Công cộng và Biệt thự tại đô thị Huế TT TÊN ĐƯỜNG TÊN CÔNG TRÌNH – SỐ NHÀ 1 Lê Lợi - Học viện Âm nhạc Huế - 01 - Viện Đại học Huế - 03 - Khách sạn Sài Gòn Morin - 30 - Bảo tàng Văn hóa Huế - 23-25 - Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 - Trụ sở Hội liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế - 26 - Nhà hàng Festival Huế - 11 - Khách sạn La Residence - 05 - Trường Quốc Học - 12 - Trường Hai Bà Trưng - 14 - Bia Quốc Học 2 Đống Đa - Công an phường Vĩnh Ninh - 01 - Trụ sở Ban T5 Tỉnh Ủy - 05 3 Bùi Thị Xuân - Ga Huế - 02 - Công ty Cổ phần An Phú Tân - 148 - Trung tâm học tập cộng đồng Phường Đúc - 108 4 Trần Cao Vân - Tỉnh hội chữ thập đỏ - 23 - Công an Tỉnh TT-Huế - 27 5 Nguyễn Huệ - Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế - 70 - Đại học Khoa học Huế - 77 - Trung tâm văn hóa Thanh niên TP Huế - 87 6 Lý Thường Kiệt - Công ty cổ phần đầu tư Kinh doanh nhà Thành Đạt - 05 - Văn phòng làm việc BQL dự án Koica - 10 - Nhà khách Liên đoàn Lao động thành phố Huế - 13 77 - Nhà hàng Vườn Phố - 6A 7 Phan Bội Châu - Ban đầu tư và Xây dựng Giao thông TT-Huế - 10 - Trung tâm Festival Huế - 01 8 Hoàng Hoa Thám - Cafe Paris – 04 - Ngân hàng phát triển VDB - 01 9 Hà Nội - Trụ sở Hội liên hiệp Phụ nữ TP Huế - 01 - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Huế - 03 - Cafe Garden - 10 - An Binh Bank - 26 - Hội Cựu chiến binh - 16 10 Ngô Quyền - Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Trung ương Huế - 02 - Trung tâm giáo dục thường xuyên - 54 11 Phan Châu Trinh - Trụ sở làm việc công ty cầu 01 Thăng Long – 14 - Xí nghiệp Xây lắp 4 – Cty Xây lắp TT Huế - 42 12 Hàm Nghi - Trung tâm tư vấn và tiết kiệm năng lượng - 51 - Trường THCS Trần Phú - 61 - Khách sạn Le Doma
File đính kèm:
- luan_an_su_hoa_nhap_cua_kien_truc_thuoc_dia_phap_voi_cac_thu.pdf
- 2. Tom tat tieng Viet - NCS Du Ton Hoang Long.pdf
- 3. Tom tat tieng Anh - NCS Du Ton Hoang Long.pdf
- 4. Thong tin dong gop moi tieng Viet - NCS Du Ton Hoang Long.pdf
- 5. Thong tin dong gop moi tieng Anh - NCS Du Ton Hoang Long.pdf