Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 6

Trang 6

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 7

Trang 7

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 8

Trang 8

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 9

Trang 9

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 181 trang nguyenduy 24/09/2024 551
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội

Luận án Thiết lập cấu trúc quy hoạch hành lang xanh Thành phố Hà Nội
Đặc điểm khí hậu: Đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa, 
kiến tạo lên cảnh quan đô thị hấp dẫn. Khí hậu tạo cho thành phố Hà Nội những đặc thù 
sắc thái cảnh quan hấp dẫn, độc đáo riêng. Những cảnh sắc mùa thu, mùa xuân, mùa 
đông của thành phố Hà Nội đã đi vào tác phẩm âm nhạc, thi ca, hội họa nổi tiếng của 
Việt Nam. 
Đặc điểm thủy lợi: Trên cơ sở địa hình, thành phố Hà Nội được phân thành 3 vùng 
tiêu chính: (i) Vùng hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, (ii) Vùng hệ thống thủy lợi sông Tích- 
sông Thanh Hà, (iii) Vùng Bắc Hà Nội. (xem Hình 2.14) 
Hình 2.14. Sơ đồ các lưu vực thoát nước thành phố Hà Nội [90] 
b. Cấu trúc khung tự nhiên thành phố Hà Nội: Cấu trúc khung tự nhiên thành phố 
Hà Nội được cấu thành bởi các hệ thống: Rừng núi, sông suối, kênh mương, ao hồ. 
Trong đó hệ thống sông có vai trò chủ đạo, là trục không gian chính thiết lập cấu trúc 
khung tự nhiên thành phố Hà Nội. KGX gắn với dòng sông có vai trò liên kết KGX 
trong đô thị trung tâm, gắn kết KGX trong đô thị trung tâm và khu vực ngoại thành thành 
hệ thống. 
68 
Cấu trúc khung tự nhiên thành phố Hà Nội tồn tại ở các cấu trúc dạng mảng xanh, 
dạng tuyến xanh, dạng điểm xanh. Đặc điểm chính của các dạng cấu trúc khung tự nhiên 
thành phố Hà Nội như sau: 
Dạng mảng xanh: Cấu trúc mảng xanh là hệ thống rừng núi kết hợp với ao hồ. 
Mảng xanh này có diện tích lớn, trong đó lớn nhất là mảng xanh gắn với rừng núi và 
nhỏ nhất là mảng xanh gắn với núi thấp và gò đồi. Mảng xanh phân bố phân tán tại khu 
vực ngoại thành và ven đô thị (xem Hình 2.15). Mảng xanh lớn gắn với hệ thống rừng 
núi, chủ yếu phân bố tại 7 huyện và thị xã: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương 
Mỹ, Quốc Oai và Thạch Thất. Trong đó tập trung nhiều nhất tại 3 huyện Ba Vì, Sóc Sơn 
và Mỹ Đức. Nhìn chung, thành phố Hà Nội có diện tích rừng thấp (tổng diện tích rừng 
là 29.171,3ha, chiếm 9% diện tích đất tự nhiên). Trong đó, rừng sản xuất là 13.982,9ha, 
rừng phòng hộ là 5.034,2ha và rừng đặc dụng là 10.154,2ha [90]. Đây là quỹ đất cây 
xanh tự nhiên có giá trị quan trọng nhất của thành phố Hà Nội, cần có giải pháp quy 
hoạch để bảo vệ nghiêm ngặt. 
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp diện tích hệ thống rừng thành phố Hà Nội 
TT Huyện Diện tích (ha) 
1 Ba Vì 11.134 
2 Sóc Sơn 5.817 
3 Mỹ Đức 2.373 
Hình 2.15. Sơ đồ mảng rừng lớn thành phố Hà Nội [90] 
69 
Dạng tuyến xanh bám theo hành lang sông: Hà Nội là thành phố trong sông, từng 
được người Pháp ví là “Venice Phương Đông” [50]. Trong suốt lịch sử phát triển, thành 
phố Hà Nội gắn liền với yếu tố mặt nước. Đặc trưng này để lai dấu ấn sâu đậm của nó 
trên toàn bộ diện mạo của Thủ đô và trở thành đặc điểm đặc trưng của cấu trúc không 
gian Thủ đô (xem Hình 2.16). Tuyến xanh bám theo sông được xác định từ sông có mặt 
cắt nganh từ 20m trở lên. Mật độ mạng nước sông khoảng 0,5 ÷ 1km/km2. Thành phố 
Hà Nội hiện có: 4 con sông trong khu vực nội thành (sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, 
sông Kim Ngưu) và 9 dòng sông chính chảy qua khu vực ngoại thành (sông Hồng, sông 
Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Tích, sông Công, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Bùi). 
Trong đó sông Hồng (hay còn gọi là "sông Cái" [50]) là con sông dài nhất (163km), 
rộng nhất (1000 ÷ 1500m) có vai trò quan trọng nhất của thành phố Hà Nội. (Quy mô 
sông nội thành, ngoại thành xem Phụ lục 1 và 2) 
Hình 2.16. Sơ đồ hệ thống sông thành phố Hà Nội 
Dạng điểm xanh gắn với hệ thống ao hồ: Bao gồm hệ thống hồ ao lớn nằm đan 
xen trong khu vực phát triển đô thị và ngoại thành. (xem Hình 2.17) 
Hệ thống hồ ao trong khu vực ven đô và ngoại thành: Các hồ khu vực ngoài thành 
có giá trị cảnh quan, đóng góp cho không gian văn hóa, khu sinh thái, gắn với hoạt động 
du lịch. Tổng số có 12 hồ và quy mô diện tích khoảng 3.950,97 ha [96]. Hồ, ao ở khu 
vực ngoại thành chủ yếu phục vụ: Canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tham 
gia điều hòa thoát nước. Số lượng và diện tích các hồ ao, trong những năm gần đây đã 
70 
giảm đi một cách đáng kể do quá trình đô thị hoá, lấn chiếm đất đai (hợp pháp và bất 
hợp pháp). (Quy mô các hồ ngoại thành xem Phụ lục 3) 
Hệ thống hồ ao trong khu vực nội thành: Hiện nay thành phố có số lượng ao hồ 
nhiều, diện tích ao hồ lớn so với các đô thị trong cả nước. Hiện nay trên địa bàn 11 quận 
nội thành Hà Nội có khoảng 111 hồ, ao với tổng diện tích khoảng 1.146ha. Trong số đó 
có 46 hồ đã được cải tạo (với 15 hồ đã cải tạo đồng bộ, hoàn chỉnh); 65 hồ chưa được cải 
tạo (với 21 hồ đã có dự án cải tạo, còn lại 44 hồ chưa có dự án cải tạo) [96]. Các hồ trong 
đô thị đảm nhận các chức năng chính sau: Tạo cảnh quan, điều hoà vi khí hậu và môi 
trường; Là không gian công cộng quan trọng; Điều hoà nước mưa, tiếp nhận nước thải 
(chủ yếu là nước thải sinh hoạt). (Quy mô các hồ nội thành xem Phụ lục 4) 
Hình 2.17. Sơ đồ vị trí hệ thống ao hồ thành phố Hà Nội 
Sau khi phân tích các thành phần tự nhiên như rừng, sông, hồ, NCS tiến hành 
chồng lớp các Sơ đồ trong các hình 2.15 đến 2.17, để đưa ra sơ đồ khung hình thái 
cấu trúc tự nhiên thành phố Hà Nội. (xem Hình 2.18) 
Đánh giá chung điều kiện tự nhiên: Thành phố Hà Nội có khung tự nhiên phong 
phú và đa dạng bao gồm hệ thống rừng, sông, ao hồ và được hình thành từ các hành 
lang sông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là quỹ KGX có giá trị sinh thái 
cảnh quan rất quan trọng của thành phố Hà Nội. Trong khung tự nhiên, hệ thống 
sông hồ là yếu tố đặc trưng nhất. Sông là yếu tố liên kết không gian tự nhiên nội 
thành và ngoại thành, liên kết các chức năng của khung cấu trúc tự nhiên Thành phố. 
71 
Hình 2.18. Sơ đồ khung hình thái cấu trúc tự nhiên thành phố Hà Nội 
2.4.1.2. Quỹ đất cây xanh và đất có tiềm năng phát triển KGX thành phố Hà Nội 
a. Quỹ đất cây xanh của thành phố Hà Nội 
(i) Quỹ đất xanh gắn với công viên đô thị: Đất cây xanh gắn vói công viên là quỹ 
KGX có quy hoạch. Đất công viên chủ yếu tập trung ở các quận nội thành cũ (đặc biệt 
là quận Ba Đình và Hoàn Kiếm). Tổng số công viên thành phố Hà Nội 67 công 
viên,vườn hoa, sân thể dục thể thao các loại (thuộc khu vực nội đô và 9/23 thị trấn). 
Tổng diện tích: 365,61 ha (lớn nhất là công viên hồ Yên Sở 67ha) [96] và tập trung chủ 
yếu ở khu vực 10 quận nội thành. (xem Hình 2.19) 
Công viên khu vực nội thành (2012): Chủ yếu là công viên văn hóa tổng hợp và 
vườn hoa nghỉ ngơi, thư giãn, rèn luyện sức khỏe. Tổng số: 52 công viên (78%). Tổng 
diện tích: 303,98 ha (83%). Trong đó: 34 vườn hoa có quy mô nhỏ hơn 1ha (chiếm 
khoảng 65% số lượng công viên, vườn hoa nội thành); 18 công viên bao gồm: 3 công 
viên chuyên đề; 14 công viên văn hóa tổng hợp. [96] 
Công viên khu vực ngoại thành (2012): Cây xanh gắn với di tích; Sân luyện tập 
thể thao; Gắn với các khu đô thị mới. Quy mô nhỏ từ 2000 ÷ 5000 m2. Số lượng là 15 
công viên, vườn hoa. Tổng diện tích khoảng 61,63 ha; bao gồm 1 công viên chuyên đề, 
3 công viên văn hóa tổng hợp, 11 vườn hoa và sân luyện tập. [96] 
72 
Hình 2.19. Sơ đồ phân bố công viên đô thị thành phố Hà Nội 
(ii) Quỹ đất cây xanh gắn với đường giao thông: Tuyến cây xanh gắn với 
đường giao thông là KGX có quy hoạch. Bao gồm hệ thống cây xanh theo hành 
lang giao thông. . Quỹ cây xanh này chủ yếu tại khu vực nội thành từ đường vành 
đai 2 trở vào, các trung tâm huyện, thị xã (Sơn Tây, Đông Anh) và các tuyến đường 
chính đô thị (QL3, QL5A, QL32, QL6, QL21, QL1A, Đại lộ Thăng Long,..) ( xem 
Hình 2.20). Đặc điểm phân bố quỹ cây xanh này như sau: 
Khu vực ngoại thành: Các tuyến đường chính đô thị liên kết đô thị trung tâm 
với các đô thị vệ tinh và các tỉnh khác trong vùng ĐBSH. Hình thành 02 hàng cây 
xanh bóng mát hai bên đường hoặc trong giải phân cách giữa đường (QL1A, QL5, 
QL21, QL32, QL3, đại lộ Thăng Long,...). Tuy nhiên, cây xanh không phân bố 
đồng đều, nhiều đoạn đường chưa được trồng cây xanh bóng mát. 
Trong đô thị trung tâm: Các tuyến phố cũ trong đô thị trung tâm: Vẫn được 
duy trì được 02 hàng cây ở hai bên đường trên cơ sở cấu trúc mạng lưới đường giao 
thông (tuyến phố Pháp). Các tuyến phố mới trong đô thị trung tâm: Hiện đang bổ 
sung, phát triển 02 hàng cây hai bên đường hoặc trong giải phân cách giữa đường. 
Các tuyến đường đẫ hình thành hành lang cây xanh hai bên đường (đường vành 
đai 3, đường vành đai 2 và 2,5, đường vành đai 1, đường Nguyễn Chí Thanh, đường 
đê sông Hồng...). ( xem Hình 2.21) 
73 
Hình 2.20. Sơ đồ phân bố hệ thống cây xanh đường phố thành phố Hà Nội [96] 
Hình 2.21. Sơ đồ phân bố hệ thống cây xanh đường phố trong trung tâm đô thị Hà Nội 
Nhìn chung cây xanh gắn với công viên, tuyến đường giao thông có vai trò trong 
thiết lập hệ thống KGX đô thị. Tuy nhiên, diện tích cây xanh này ngày suy giảm do việc 
mở rộng phát triển đô thị. 
74 
b. Quỹ đất mới có tiềm năng phát triển KGX thành phố Hà Nội 
Quỹ đất có tiềm năng phát triển KGX là tài nguyên có thể thiết lập HLX thành phố 
Hà Nội. Quỹ đất có tiềm năng phát triển KGX thành phố Hà Nội bao gồm các loại đất: 
Đất di sản văn hóa, đất dịch vụ, đất nông nghiệp, đất làng xã và các loại đất khác. Đặc 
điểm của quỹ đất có tiềm năng phát triển KGX thành phố Hà Nội như sau: 
(i). Khu vực phân lũ và hồ điều hòa: Vùng phân lũ cho sông Hồng là sông Đáy và 
sông Tích. Diện tích vùng phân lũ cho sông Hồng được xác định trong Hình 2.22. Diện 
tích vùng phân lũ này chồng lấn vào phạm vi rộng lớn khu vực ngoại thành, trong đó 
bao gồm thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức. Khu vực trong hành lang sông Đáy thuộc 
HLX thành phố Hà Nội là “khu vực cần bảo tồn cảnh quan tự nhiên, giữ nguyên hiện 
trạng (hiện nay có mật độ xây dựng thấp). 
Việc xây dựng các công trình trong phạm vi hành lang thoát lũ sông Đáy phải tuân 
thủ đúng quy định của Luật Đê điều năm 2006. Diện tích mặt nước, cây xanh trong điểm 
dân cư và cây xanh gắn với sản xuất nông nghiệp được bảo tồn là không gian tiềm năng 
để hình thành KGX. 
Hình 2.22. Sơ đồ phân vùng thoát lũ sông Đáy, sông Tích thành phố Hà Nội [114] 
Theo quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt năm 2011, thành phố Hà Nội quy 
hoạch 06 hồ điều hòa chính [90]. Trong đó: 02 hồ điều hòa gắn với hệ thống sông Đáy, 
sông Bùi, sông Tích (phía Tây); 02 hồ điều hòa gắn với hệ thống sông Nhuệ, sông Tô 
Lịch (khu vực đô thị trung tâm); 01 hồ điều hòa gắn với hệ thống sông Công (phía Bắc); 
75 
01 hồ điều hòa gắn với sông Bắc Hưng Hải (phía Đông). Các hồ điều hòa kết hợp với 
hệ thống sông là cơ sở để làm sống lại dòng chảy tự nhiên. (xem Hình 2.23) 
Hình 2.23. Sơ đồ phân bố hồ điều hòa thành phố Hà Nội [90] 
ii) Đất di tích văn hóa lịch sử: "Hà Nội là vùng đất của những huyền thoại cổ xưa", 
vùng đất chứa đựng giá trị lịch sử văn hóa kinh kỳ Thăng Long, minh chứng cho sự đấu 
tranh và phát triển cộng sinh giưa "đất và nước vùng châu thổ sông Hồng". Thành phố 
Hà Nội khởi nguồn từ làng ven sông Hồng, sau đó hình thành thị tứ ven sông Hồng dưới 
thời Bắc thuộc (lấy tên là Tống Bình). Bắt đầu xuất hiện “điểm tụ dân cư” đầu tiên là 
"hương Long Đỗ" - "làng Tô Lịch" [49] là điểm dân cư Hà Nội đầu tiên. 
Đất di tích văn hóa lịch sử bao gồm các di tích lịch sử, văn hoá quốc gia, danh lam 
thắng cảnh, lễ hội dân gian, các làng nghề truyền thống. Các di sản văn hóa của thành 
phố Hà Nội rất phong phú, đa dạng trải qua mấy nghìn năm lịch sử đã tạo nên nền văn 
minh sông Hồng đặc sắc... “Hà Nội hiện có 5.922 di tích (trong đó có một di sản văn 
hóa thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.182 di tích cấp quốc gia, 1.202 di tích cấp 
thành phố)” [5]. 
Khu vực danh lam thắng cảnh: Khu vực ngoại thành Hà Nội có đa dạng các khu 
vực danh lam thắng cảnh gắn với các giá trị di sản văn hóa như: Vườn quốc gia Ba Vì, 
rừng Mỹ Đức gắn di tích chùa Hương với Nam thiên đệ nhất động, rừng Sóc Sơn gắn 
với di tích đền Sóc. (xem Hình 2.24) 
“Bảo tồn và phát triển tiếp nối các di sản” [39] là nhiệm vụ quan trọng trong thực 
76 
tiễn Thủ đô. Di sản không những là giá trị văn hóa đặc trưng của Thủ đô mà còn là tài 
nguyên vô giá trong trong phát triển dịch vụ du lịch Thủ đô. 
Hình 2.24. Sơ đồ phân bố hệ thống di sản văn hóa thành phố Hà Nội 
iii). Đất dịch vụ du lịch: Hiện nay, thành phố Hà Nội có 2 loại hình phát triển du 
lịch đặc thù: Khu du lịch, điểm du lịch. 
Khu du lịch: Thành phố Hà Nội hiện có các khu du lịch quốc gia trong đó có 1 khu 
du lịch tổng hợp được ưu tiên tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển (ví dụ: Khu du 
lịch văn hóa, sinh thái Hương Sơn; Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Ba Vì - Suối Hai; Khu 
du lịch Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam...). Ngoài các khu du lịch quốc gia, 
thành phố Hà Nội còn có các khu du lịch địa phương xây dựng dựa trên sự nổi trội của 
tài nguyên, khả năng khai thác mà chưa xác định quy mô ranh giới cụ thể. Khu du lịch 
này đã tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng ngoại 
thành. 
Điểm du lịch: Các điểm du lịch được phân thành ba nhóm: i) Điểm du lịch sinh 
thái có quy mô khoảng từ 1 ÷ 10 ha, tập trung ở các khu vực ven đô (Ví dụ: Điểm du 
lịch sinh thái Thiên Đường Bảo Sơn). ii) Điểm du lịch văn hóa gắn với các công trình 
di tích, tôn giáo tĩn ngưỡng, tập trung nhiều ở khu vực ngoại thành (Ví dụ: Cầu tình 
duyên tại Chùa Hà, du lịch Homestay tại làng cổ Đường Lâm,...). iii) Điểm du lịch vui 
chơi giải trí cho trẻ em có xu hướng phát triển mạnh tại khu vực ven đô (Ví dụ: Công 
viên nông nghiệp Long Việt tại huyện Sóc Sơn,...) 
77 
- Hồ Câu, vườn dịch vụ sinh thái: Các khu vực này được hình thành khoảng từ 
những năm 1995 đến nay nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của người dân đô thị. Đây là 
khu vực nằm trong đất nông nghiệp, được giao cho thuê khoảng 20 ÷ 50 năm. Các chức 
năng du lịch trong khu vực chủ yếu là câu cá, ăn uống các món ăn ẩm thực nông thôn 
(cá, gà, ba ba,...), nghỉ ngơi trong ngày. (xem Hình 2.25) 
Hình 2.25. Sơ đồ phân bố hoạt động du lịch thành phố Hà Nội 
KGX gắn với điểm du lịch có diện tích mặt nước cây xanh lớn, môi trường trong 
lành. KGX này có vị trí gần với đô thị trung tâm. Điểm du lịch này đã có sức hút khá 
lớn, nhất là vào dịp cuối tuần. 
iv) Đất giáo dục: Hệ thống giáo dục của Hà Nội bao gồm hệ thống trường đại học, 
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp do các bộ ngành quản lý và mạng lưới các trường 
phổ thông từ bậc mầm non đến bậc PTTH. Hệ thống trường đại học chủ yếu tập trung ở 
khu vực trung tâm nội thành, hệ thống các trường phổ thông tổ chức tầng bậc theo phân 
cấp hành chính quận huyện, xã phường và đặc điểm phân bố dân cư. Thành phố đã xây 
dựng một số trung tâm chất lượng cao ở các ngành học và có hệ thống trường chuyên 
nghiệp dạy nghề nhằm phát triển đa dạng các loại hình đào tạo nghề. Bên cạnh hệ thống 
trường quốc lập, Thành phố đã quan tâm phát triển hệ thống trường bán công, dân lập, 
tư thục ở các ngành học theo quy chế mở trường của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. 
v) Đất nông nghiệp: Khác với các đô thị trên thế giới đã thiết lập HLX, không gian 
mở khu vực ven đô thị Hà Nội, bám theo các hành lang sông chủ yếu là khu vực đất 
nông nghiệp. Hiện nay, khu vực ngoại thành là vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm 
78 
cho đô thị trung tâm. Phân bố hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào quỹ đất nông nghiệp, 
hạ tầng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu phân 
bố trong khu vực ngoại thành. (xem Hình 2.26) 
Khu vực đất nông nghiệp ven đô: Có sự chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp thuần 
sang nông nghiệp kết hợp thương mại dịch vụ. Hiện nay, tại khu vực nông nghiệp ven 
đô đã xuất hiện các loại hình nông nghiệp gắn với du lịch như: Hồ câu, chụp ảnh vườn 
cải, ao sen,... Tuy các hoạt động dịch vụ mới còn nhỏ lẻ, manh mún và tự phát nhưng đã 
gợi ý hướng đi mới cho nông nghiệp ven đô. Do đó, cần có sự chuyển đổi khu vực đất 
này sang mô hình mới cho phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất và tận dụng lợi thế 
khoảng cách với đô thị. 
Khu vực đất nông nghiệp ngoại thành (cách ranh giới đô thị trung tâm từ 10 ÷ 
15km): Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo. Xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp 
mới như khu nông nghiệp công nghệ cao, trang trại đô thị. Ví dụ: Khu đô thị sinh học 
tại điểm khảo sát số 1, các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm và chuyển giao các công 
nghệ sản xuất nông nghiệp mới được tập trung phát triển. 
Việc phát triển nông nghiệp với hệ thống cây trồng tạo ra KGX rộng lớn, đóng góp 
quan trọng trong điều hòa và cân bằng sinh thái đô thị. 
Hình 2.26. Sơ đồ phân bố năng xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội [90] 
vi) Đất điểm dân cư nông thôn: Khác với các đô thị trên thế giới đã thiết lập HLX, 
khu vực ven đô thị trung tâm Hà Nội là hệ thống làng xã dày đặc. Hệ thống điểm dân cư 
79 
nông thôn tại Hà Nội phân bố phân tán và manh mún, phù hợp với canh tác thủ công, 
bán kính phục vụ sản xuất và sinh hoạt dưới 8km. Các điểm dân cư nông thôn tập trung, 
trung bình 0,8 ÷ 1,5 điểm/km2. Phân bố đặc trưng điểm dân cư nông thôn thành phố Hà 
Nội là kiểu “xôi đỗ". Diện tích trung bình của một điểm dân cư nông thôn là 500 ÷ 
1000ha/xã; Mật độ dân cư từ 5000 ÷ 10000 người/km2; Khoảng cách giữa các điểm dân 
cư nông thôn từ 1 ÷ 5km. Đặc trưng phân bố này đã tác động đến tính khả thi để thiết 
lập một mảng xanh lớn, làm giảm tính liên kết của hệ thống KGX. 
Tuy nhiên, khác với điểm dân cư nông thôn ven đô thì các điểm dân cư nông thôn 
thuần nông cách xa đô thị trung tâm khoảng 15 km trở ra, vẫn có môi trường sinh thái 
tương đối tốt, KGX đã bị thu hẹp diện tích nhưng vẫn được gìn giữ các cây xanh lâu 
năm. Các điểm dân cư này vẫn duy trì hệ thống vườn cây bao bọc làng, bám ven theo 
sông, ven đường kênh mương tiêu thoát nước chính. (Xem hình 2.27) 
Hình 2.27. Sơ đồ phân bố điểm dân cư nông thôn thành phố Hà Nội 
“Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề, trong đó có 272 làng được công 
nhận là làng nghề, 198 làng nghề truyền thống” [24]. Các sản phẩm nghề và làng 
nghề có tiềm năng lớn trong việc khai thác phát triển du lịch. Trong hệ thống điểm 
dân cư nông thôn thành phố Hà Nội, làng nghề có tác động mạnh nhất đến môi trường 
sinh thái, diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Làng nghề thành 
phố Hà Nội chủ yếu phân bố phía Nam thành phố, bám theo các hành lang sông Hồng, 
sông Đáy và sông Tích. (xem Hình 2.28) 
80 
Hình 2.28. Sơ đồ phân bố làng nghề thành phố Hà Nội [114] 
Đánh giá chung về quỹ đất tiềm năng phát triển KGX mới: Thành phố Hà Nội vẫn 
còn duy trì diện tích đất có thể chuyển đổi và bổ sung vào quỹ đất cây xanh thành phố 
như đất di tích lịch sử văn hóa, đất dịch vụ, đất nông nghiệp, đất điểm dân cư nông thôn. 
Đất di tích lịch sử văn hóa có mật độ cây xanh lớn, cùng với các yếu tố tín ngưỡng là 
không gian có tiềm năng lớn nhất để bổ sung quỹ đất cây xanh thành phố. 
2.4.1.3. Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến thiết lập CTQH HLX 
a. Yếu tố kinh tế tác động đến thiết lập CTQH HLX 
i) Hoạt động kinh tế dịch vụ: Hoạt động thương mại cấp thành phố Hà Nội bao 
gồm: Chợ đầu mối, mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại, hệ thống dịch vụ du 
lịch vui, thể thao và chơi giải trí. Trong các hoạt động kinh tế dịch vụ, các hoạt động 
kinh tế dịch vụ du lịch đã tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế ngoại thành. Hoạt 
động dịch vụ du lịch tạo không gian phát triển kinh tế cân bằng với việc bảo vệ khung 
tự nhiên và di sản văn hóa Thành phố. 
ii) Hoạt động kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Các khu công nghiệp 
lớn vẫn tập trung tại vùng ven các đô thị lớn, phát triển lan tỏa theo các trục đường quốc 
lộ, tỉnh lộ. Chủ yếu là các khu công nghiệp có quy mô lớn. Hoạt động sản xuất công 
nghiệp đã tác động tiêu cực đến HST tự nhiên, môi trường và quỹ đất nông nghiệp. Đặc 
biệt là khu công nghiệp cao, khu công nghiệp đa ngành, phát triển theo các trục đường 
QL5, QL1A, QL3, QL21 và đại lộ Thăng Long. (xem Hình 2.29) 
81 
Hình 2.29. Sơ đồ phân bố các hoạt động công nghiệp thành phố Hà Nội [114] 
iii) Hoạt động kinh tế nông nghiệp: Khác với các đô thị trên thế giới đã thiết lập 
HLX, không gian mở khu vực ven đô thị Hà Nội, chủ yế

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thiet_lap_cau_truc_quy_hoach_hanh_lang_xanh_thanh_ph.pdf
  • pdfTrich yeu luan an - nguyễn văn tuyên.pdf
  • pdfTính mới của luận án- Eng.pdf
  • pdfTính mới của luận án - Viet.pdf
  • pdfBao cao tom tat- Viet.pdf
  • pdfBao cao tom tat- Eng.pdf