Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan tạo lập bản sắc các đô thị miền núi Tây Bắc Việt Nam - áp dụng cho Thành phố Yên Bái
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan tạo lập bản sắc các đô thị miền núi Tây Bắc Việt Nam - áp dụng cho Thành phố Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan tạo lập bản sắc các đô thị miền núi Tây Bắc Việt Nam - áp dụng cho Thành phố Yên Bái
và vần luật [72]. 2.1.2.1. Lý thuyết về tổ chức KTCQ và tạo lập bản sắc đô thị dựa trên điều kiện cảnh quan tự nhiên vùng núi [6] a. Địa hình Theo đặc điểm cấu trúc địa hình đồi núi gồm các sườn dốc, khe, hẻm đô thị được bố trí cả trên phần lồi và phần lõm của địa hình. 55 Trong trường hợp địa hình là đồi, hình thể đô thị có cơ cấu tập trung hoặc cài răng lược. Do cấu trúc địa hình phức tạp nên đô thị có cơ cấu dải hoặc cài răng lược theo các sườn, khe hẻm của địa hình (Bảng 2.1). b. Tạo lập KTCQ đô thị phù hợp với điều kiện mặt nước Không gian mặt nước trong đô thị có tác dụng mạnh mẽ đến cơ cấu quy hoạch và tổ chức cảnh quan đô thị. Các con sông vùng hạ lưu ít gây lũ lụt thường là trục bố cục đô thị và là nơi hình thành hệ thống vườn - công viên chính của đô thị. Hồ nước cũng góp phần quan trọng trong việc xác định cơ cấu quy hoạch đô thị, cũng có tác dụng là trung tâm của bố cục vườn - công viên. Khu mặt nước đóng vai trò quan trọng trong hình thành cảnh quan khu trung tâm công cộng và khu xây dựng đô thị. Mặt khác, mặt nước không chỉ quyết định về hình thể cho đô thị mà còn được khai thác triệt để trên quan hệ hữu cơ với việc tìm tòi hạt nhân cấu trúc đô thị cũng như trong tìm tòi ý tưởng ý đồ tạo dáng cho đô thị. Không gian mặt nước là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống và hiện đại, là yếu tố cải thiện môi trường với hiệu quả rất lớn, là khoảng trống chủ yếu của đô thị, do đó, không đơn thuần là thung lũng của đô thị mà còn là nơi phát sinh không khí trong lành cho khu xây dưng bao quanh. Hình dạng của mặt nước cũng góp phần quyết đinh hình dạng không gian trống, là tiền đề góp phần xác định giải pháp bố cục và sự phân bố các khu chức năng và hình thể đô thị. (Bảng 2.2) 56 Bảng 2.1. Các giải pháp hình thành giá trị thẩm mỹ của yếu tố địa hình trong bố cục KTCQ [6] 57 Bảng 2.2. Các giải pháp hình thành giá trị thẩm mỹ của yếu tố mặt nước trong bố cục KTCQ [6] 58 c. Tổ chức KTCQ tạo lập bản sắc đô thị nhờ cây xanh - Lựa chọn cây xanh trồng trong đô thị: Trong nghiên cứu mở rộng loài cây trồng trong đô thị, chúng ta nên nghiên cứu những cây đặc sắc của từng vùng, miền. Thí dụ: Cây hoa Ban tượng trưng cho vùng Tây Bắc, Muồng hoàng yến là cây trồng đẹp của miền Nam, cây Kơ Nia trên hình tượng văn học đã trở thành cây biểu tượng của Tây Nguyên, Trúc tím hoặc Trúc đen ở Hà Giang, Lào Cai. - Bổ sung và trồng thí điểm một số cây lá màu: Ở các đô thị Việt Nam, cây xanh chủ yếu mang màu xanh và ít thay đổi lá theo mùa như châu Âu hay châu Mỹ. Chúng ta không có những mùa thu vàng hay mùa lá phong đỏ rực. Chúng ta cũng không thấy được sự biến đổi về màu sắc của lá thật rõ ràng giữa các mùa. Chỉ duy nhất có cây bàng là thay đổi lá theo mùa: Mùa đông áo đỏ, mùa hạ áo xanh và đây cũng là đặc trưng cây xanh ở phố cổ Hà Nội. Nếu chúng ta bổ sung và trồng thí điểm một số cây là màu trên đường phố sẽ tạo được sự hấp dẫn và kỳ lạ cho đô thị. Hình 2.6. Tổ chức KTCQ tạo lập bản sắc đô thị nhờ cây xanh (nguồn: internet) d. Tổ hợp cảnh quan tự nhiên tạo lập bản sắc đô thị: Tổ chức và bảo vệ môi trường thiên nhiên đô thị là biện pháp quan trọng để tạo dựng và giữ gìn bản sắc của đô thị. Trong các khu vực có địa hình đồi núi, yếu tố thiên nhiên phải được coi là chủ đạo trong tổ chức không gian; Không phá vỡ, lấn át cảnh quan thiên nhiên, biết khai thác các đặc trưng của cảnh quan vào tổ hợp không gian, tạo bản 59 sắc riêng biệt là các nguyên tắc phải tuân thủ. Các tổ hợp cảnh quan tự nhiên được sử dụng: Địa hình + Mặt nước; Địa hình + Cây xanh; Địa hình + Khí hậu. 2.1.2.2. Tổ chức KTCQ tạo lập bản sắc đô thị a. Tạo lập bởi hình thái tổng thể của đô thị Là sự kết hợp giữa cảnh quan và không gian đô thị - Đô thị ven sông chạy dài theo chân núi (dạng dải) - Đô thị trong thung lũng (lòng chảo) có sông bên trong và bao quanh bởi núi cao (đô thị dạng mảng) - Đô thị kết hợp ven sông và thung lũng kết hợp đồi núi (dạng tia) b. Tạo lập bởi trục không gian KT-CQ đặc trưng - Cảnh quan ven sông, hồ: Không gian ven sông, hồ khai thác được vẻ đẹp của không gian mở với cây xanh, mặt nước, có môi trường tốt nên là một trong những không gian được chú trọng khai thác nhằm tạo lập bản sắc trong đô thị. Các công trình ven sông, hồ được tổ hợp hoặc ẩn vào cây xanh, hoặc được làm nổi bật trên nền màu sẫm của cây, thảm cỏ hoa, hoặc soi bóng trên mặt nước. Đô thị nằm hai bên sông cũng thường tổ chức các tuyến đi bộ, kết hợp công trình văn hóa dịch vụ với các không gian mở nghỉ ngơi, điểm vui chơi. Ví dụ như trục cảnh quan hai bên bờ sông Hương (thành phố Huế), trục ven sông thành phố Melbourne (Úc) với dòng sông Yarra, trục cảnh quan thành phố Washington (Mỹ) với dòng sông Potomac, cảnh quan ven Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc). c. Tạo lập bởi các điểm nhấn và tổ hợp không gian đặc trưng - Tạo lập điểm nhấn kiến trúc: Tượng đài kết hợp với địa hình và điều kiện tự nhiên (tượng chúa Kito ở Rio-de-Janero); Xây dựng chùa trên sườn đồi, ườn núi ở Trung Quốc... - Các tổ hợp không gian đặc trưng: quảng trường kết hợp với địa hình dốc (đồi Mông-mác ở Paris, bậc thềm Tây Ban Nha ở Rome...); cầu dẫn nước La Mã. - Không gian có chiều sâu, nhiều lớp cảnh: Tạo không gian có chiều sâu bằng việc tạo ra các lớp cảnh trong không gian: Tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh. Thủ pháp này được áp dụng nhiều trong vườn cảnh Trung Quốc, có thể tạo không gian sâu, cảnh vật phong phú cho dù khu vực có diện tích không lớn [27]. 60 Kh«ng gian cã chiÒu s©u, nhiÒu líp c¶nh Chïa Thiªn Mô, s«ng Hư¬ng, HuÕ (nguån: internet) 2.1.2.3. Tổ chức KTCQ tạo lập bản sắc đô thị có các yếu tố văn hóa, lịch sử - Đô thị là kết tinh của văn hóa nhân loại. Sự phát triển của đô thị là một quá trình diễn biến dần dần. Lịch sử và văn hóa của đô thị hàm chứa nét đặc trưng và diện mạo của đô thị. Nét đặc trưng văn hóa biểu hiện sự phát triển, tích lũy, lắng đọng và đổi mới của đô thị. Quan niệm giá trị xã hội về đô thị của con người thay đổi cùng với sự sinh tồn và phát triển của đô thị. Do đô thị đổi mới và phát triển, những thứ cũ kỹ và vô giá trị sẽ không ngừng bị vứt bỏ và đào thải, còn văn hóa tinh thần và vật chất có giá trị trong đô thị như công trình kiến trúc cổ, di tích cổ... được nâng niu gìn giữ. Chúng trở thành chứng cứ lịch sử phát triển đô thị và dấu ấn hoạt động của con người. Những dấu tích lắng đọng văn hóa này sẽ trở thành đặc tính tri thức văn hóa chung của nhân loại, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của đô thị, trở thành nội dung quan trọng của việc tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị. - Quan niệm văn hóa là tiền đề sáng tạo cảnh quan đô thị. Nét đặc sắc của đô thị là sự biểu hiện hình tượng không gian bên trong bên ngoài của hình thái vật chất đô thị. Khi chúng ta hồi tưởng lại thành phố mà mình đã tới hoặc vừa mới tới, ấn tượng sâu nhất thường là tiêu chí hình tượng đô thị. Những kiến trúc cổ mang tính lịch sử, công trình kiến trúc công cộng và quảng trường nổi tiếng dẫn tới sự phản ứng của thị giác mọi người, mang lại cho mọi người ký ức và liên tưởng sâu sắc; những đường phố phồn hoa trong thành phố, nét đặc sắc khu vực của thành phố, diện mạo tinh thần của mọi người, niềm vui thích của họ... tạo thành bản sắc cho đô thị. Cho dù ngày nay là thời đại văn hóa của các dân tộc hòa nhập với nhau, nhưng tính dân tộc và tính địa phương vẫn là một nguyên tắc chủ yếu của tổ chức KTCQ đô thị. a. Yếu tố kiến trúc truyền thống: Không gian bản làng truyền thống của một số nước trên thế giới vẫn được gìn giữ nhằm bảo tồn và tạo lập bản sắc đô thị. Các công trình kiến trúc công cộng mang giá trị lịch sử và văn hóa tiêu biểu của các quốc gia 61 Cố cung ở Bắc Kinh Nhà thờ Đức Bà Paris Tây Hồ ở Hàng Châu Cảnh quan ở Dương Châu Hình 2.7. Giá trị văn hóa - lịch sử tạo lập cảnh quan đặc trưng đô thị [internet] b. Cảnh quan hoạt động truyền thống: Lễ hội, chợ phiên, hoạt động văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng của các dân tộc trên thế giới và Việt Nam. c. Phong tục, tập quán, lối sống: Lối sống, thói quen sinh hoạt của các dân tộc thiểu số (dân tộc Zhuang của Trung Quốc, dân tộc Mông, Dao, Mường, Tày sinh sống phân bố theo độ cao của địa hình...) 2.1.2.4. Tổ chức KTCQ tạo lập bản sắc đô thị có các yếu tố sinh thái a. Tạo lập cảnh quan tự nhiên, giảm thiểu tổ chức cảnh quan nhân tạo: Ví dụ ở các bờ kè sông, hồ sử dụng kè mềm (thảm cỏ, hoa) hoặc trồng cây bụi, cây dại mọc bên mép nước (lau, sậy...) nhằm tạo lập tối đa cảnh quan tự nhiên. b. Tôn trọng tuyệt đối thiên nhiên: Không chặt cây, phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; Không san gạt đồi núi nhằm giữ gìn hình thái tự nhiên của của địa hình. c. Tạo đa dạng sinh học: Ví dụ như tạo ra hệ sinh thái khu vực nước nông, nước sâu cho đa dạng các loài sinh vật có môi trường sống phù hợp; Các mảng cây xanh nhiều lớp, nhiều tầng bậc trồng trong đô thị như ở Singapore, Malaysia... 2.1.3. Lý thuyết về nhận diện hình ảnh đô thị và cảm thụ thị giác tạo lập bản sắc KTCQ đô thị 2.1.3.1. Nhận diện hình ảnh đô thị 62 Theo Kenvin Lynch, hình ảnh đô thị được xây dựng dựa trên ba yếu tố cơ bản: Bản sắc, cấu trúc và ý nghĩa. Trong đó, bản sắc chủ yếu chỉ ra đặc trưng và đặc điểm ngoại hình của vật thể; Cấu trúc chủ yếu chỉ quan hệ không gian nơi đặt vật thể và điều kiện thị giác; và Ý nghĩa chủ yếu nhấn mạnh tính chất quan trọng về mặt sử dụng và công năng của vật thể liên quan đến người sử dụng. Mỗi đô thị khi hội tụ đủ ba nhân tố này đều có thể dễ dàng xây dựng được bản sắc đô thị [65]. Hình ảnh đô thị được xây dựng dựa trên 5 yếu tố: lưu tuyến, khu vực, cạnh biên, nút và điểm nhấn. - Lưu tuyến trong đô thị bao gồm hệ thống giao thông và các yếu tố dạng tuyến như sông suối trong đô thị, chúng có vai trò cấu thành mạng không gian đô thị. Đây là yếu tố cơ bản để con người nhận thức đô thị, các nhân tố khác đều phát triển dọc theo lưu tuyến. Chính vì vậy, lưu tuyến đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng hình ảnh đô thị. Trong quá trình tham gia cảnh quan, hình ảnh mang tính liên tục và có tính phương hướng, vật thể dọc theo lưu tuyến là cơ sở của tính liên tục và tính định hướng, có lợi cho việc dự đoán cự ly của người tham gia cảnh quan. - Khu vực có thể được hình thành theo hai mức độ phạm vi: 1) khu vực có đặc trưng hình thái và công năng sử dụng đồng nhất, và có sự tách biệt rõ ràng đối với các khu vực khác; 2) khu vực có chung một loại người sử dụng, có cùng một công năng và có cùng đặc trưng không gian. - Cạnh biên là giới tuyến của khu vực hay giữa các khu vực; đây là những thành phần tuyến tính được biểu hiện ra thông qua các yếu tố tự nhiên hay nhân tạo. Nó biểu hiện cho phạm vi và hình thái của khu vực, điển hình như: dải cây xanh, bờ sông, vách núi và mặt giới hạn của quần thể kiến trúc, phân giới của đường đi cũng như các phân chia không gian khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khu vực theo một hướng nào đó mà không có cạnh biên rõ rệt, hoà lẫn vào tự nhiên với khu vực khác, hình thành sự giao thoa và xen lẫn về không gian. Cạnh biên là chuẩn mực để con người nhận thức đối chiếu và định hướng cảm thụ môi trường hình thể đô thị, là bộ phân liên hệ và phân biệt một khu vực này đối với khu vực khác, có tác dụng phân chia và hạn định môi trường đô thị và con người thông qua cạnh biên để nhận thức được đặc trưng của môi trường hình thể đô thị, tăng cường sự lý giải đối với hình ảnh đô thị. - Nút là nơi tập hợp và dùng để chỉ các tiêu điểm của các nơi có tính chiến lược mà người quan sát sẽ tiến vào, là những điêm quan trọng hoặc là nơi con người bắt buộc phải đi qua trong các hoạt động của đô thị. Điển hình là những nơi giao cắt về giao thông và thay đổi cấu trúc không gian. Nút có tầm quan trọng rất lớn đối với người nhận thức môi trường cảnh quan, qua các nút con người có thể cảm nhận thấy đặc trưng của chính bản 63 thân chúng hoặc không gian cảnh quan quanh chúng một cách rõ ràng hơn. Chính vì vậy, nút chính là hạt nhân của cảnh quan đô thị. - Điểm nhấn là một điểm xác định ước lệ để cảm nhận không gian cảnh quan, người tham gia cảnh quan có thể đi vào bên trong hoặc chỉ nhận thức bên ngoài chúng, thông qua chúng để định hướng được không gian. Điểm nhấn là hình đột xuất gây ấn tượng cho người tham gia trong cảnh quan, bao gồm cả việc đột xuất địa hình, địa mạo tự nhiên, cây xanh có hình dáng đặc thù, các công trình kiến trúc và đô thị có hình tượng đặc trưng rõ rệt Điểm nhấn mang tính dẫn hướng, tạo sự nhận biết về phương hướng vị trí trong đô thị hoặc trong khu vực và là một loại ký hiệu của cấu trúc đô thị. Những nhân tố trên không tồn tại một cách cô lập mà đan xen, hoà lẫn vào nhau một cách có quy luật, từ đó cấu thành nhận thức khái quát đối với môi trường hình thể đô thị và cấu thành hình ảnh đô thị. Hình 2.8. Các yếu tố cấu thành hình ảnh đặc trưng đô thị [8] 2.1.3.2. Cảm thụ thị giác - Một số tác động đến cảm thụ thị giác: [27] + Ngưỡng nhìn xa, khả năng phân biệt của mắt: Mắt người có khả năng nhận biết, phân biệt các vật thể ở các khoảng cách khác nhau tùy thuộc kích thước, độ chi tiết của các vật thể. Trong phạm vi dưới 140m: Phân biệt những mảng khối của công trình. Trong phạm vi 140-1200m: Nhận biết được bóng dáng, hình khối cơ bản của công trình. Ngoài 1200m, công trình trở thành phông, nền cho các vật thể đứng trước, có thể coi đó là giới hạn nhìn [27]. 64 + Các vật thể dẫn hướng: Do lực thị giác, các vật thể dẫn hướng có vai trò quan trọng, nó có thể tạo nên sự tập trung hoặc phân tán của tia nhìn. + Tương quan phông hình: Một hình muốn nổi bật phải có phông tương phản về màu sắc hoặc sáng tối. + Đường viền: Trong đô thị các công trình có sự tương phản mạnh giữa phần ranh giới giáp với bầu trời. Vì vậy các đường ranh giới này (còn gọi là đường viền, skyline hoặc xiluyet) cũng là những hình ảnh gây ấn tượng trong đô thị. + Cao độ nhìn: Càng lên cao thì tầm nhìn càng rộng và bao quát hơn, do đó khả năng nhận diện được đặc trưng của không gian đô thị tốt hơn Các đô thị với các di tích lịch sử, công trình kiến trúc cổ, các đô thị có đặc thù về cảnh quan như địa hình đồi núi, sông hồ, cây xanhlà những yếu tố cần được khai thác giữ gìn để tạo lập các giá trị đặc trưng của không gian, tạo lập cho đô thị có bản sắc [27]. 2.1.4. Tổ chức KTCQ dưới góc độ môi trường sinh thái và phát triển bền vững Vai trò và giá trị của không gian cảnh quan tự nhiên phải được coi đó là một nguồn lực, nguồn tài nguyên cần được ứng xử, khai thác một cách khoa học và nhân văn để hướng tới sự phát triển bền vững. Nhiều không gian cảnh quan tự nhiên có giá trị, đã trở thành di sản văn hóa thiên tạo hoặc danh lam thắng cảnh; Không chỉ đóng vai trò là khách thể mà là chủ thể trong quá trình lập QHXD đô thị. Điều đó cũng đồng thời có ý nghĩa tôn trọng, thích nghi, ít phá vỡ môi trường sinh thái tự nhiên, và tránh được những rủi ro từ các thảm họa do tự nhiên gây ra. Chúng ta rõ ràng phải nghiên cứu kỹ các giá trị mà chúng ta đang nắm giữ. Chúng ta không chỉ cần những góc nhìn đẹp về tự nhiên và 65 con người, mà còn cần một phương pháp thực hiện nhằm đảm bảo sản phẩm của nhà thiết kế không can thiệp quá nhiều vào tự nhiên. Trong quyển sách “Thiết kế với thiên nhiên”, Ian L. McHarg đã đánh giá sức mạnh và tầm quan trọng của mặt trời, mặt trăng, các vì sao, sự thay đổi mùa, thời gian gieo hạt và thu hoạch, mây, mưa và các dòng chảy, đại dương và rừng núi, các sinh vật và cỏ cây. Chúng tồn tại cùng con người, chung sống cùng với hiện tượng của vũ trụ, tham gia vào sự tiến hoá bất tận, những đối tác đặc biệt cùng tồn tại và cùng con người sáng tạo tương lai [66]. Để đề xuất giải pháp quy hoạch cảnh quan bền vững với môi trường tự nhiên, Ian L. McHarg đã đưa ra phương pháp phân tích và đánh giá hiện trạng thông qua hệ thống bản đồ chồng lớp, mỗi yếu tố tự nhiên được thể hiện tổng hợp trên cùng một bản đồ với mức độ đậm nhạt khác nhau về màu sắc để thể hiện mức độ, tầm quan trọng và khả năng can thiệp của con người trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, bản đồ chồng lớp thể hiện cụ thể bản chất của các khu vực phù hợp cho công tác bảo tồn hay khai thác ở các mức độ tối ưu hay không. Các yếu tố được phân tích và đánh giá gồm các yếu tố tồn tại khách quan trong khu vực nghiên cứu như: địa chất, sức tải của đất, thổ nhưỡng, khoáng sản, nước, mặt trời, mưa, thoát nước mặt, đa dạng sinh học, sinh cảnh sống, các hiện tượng tự nhiên, tính phù hợp phát triển đô thị, giải trí, nông nghiệp, lâm nghiệp Thông qua phương pháp bản đồ nhằm bộc lộ các tiềm năng cũng như thách thức cho sự phát triển bền vững dựa trên nguyên tắc phù hợp với quy luật tự nhiên cũng như giảm thiểu tác động trong quá trình khai thác tới các yếu tố tự nhiên đó. Hình 2.9. Phương pháp chồng lớp bản đồ trong phân tích và đánh giá hiện trạng để thể hiện tiềm năng phát triển và khoanh vùng khu vực bảo tồn trong quy hoạch và thiết kế cảnh quan. (Nguồn: Ian L. McHarg, 1969, trang 110-11) [66] 66 2.1.5. Cơ sở về tổ chức KTCQ tạo lập bản sắc đô thị cho mục tiêu phát triển kinh tế du lịch 2.1.5.1. Vai trò của cảnh quan với hoạt động du lịch Các tỉnh miền núi Tây Bắc là vùng đất hoang sơ, thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong phú. Ở đây có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, với những nét văn hóa tộc người đa dạng và đặc sắc, thú vị và lôi cuốn. Trong đó, những nét văn hóa sinh hoạt đời thường, phong tục, truyền thống canh tác, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc của các dân tộc được giữ gìn còn nguyên vẹn. Đó là các phiên chợ đầy thi vị của đồng bào H'Mông ở Sa Pa, Khau Vai, lễ cấp sắc của người Dao, hội Lồng tồng của người Tày; Tây Bắc còn là nơi tập trung nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng như di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Nà Sản in đậm dấu chiến trường xưa; hay phong cảnh ruộng bậc thang nên thơ Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì, vườn chè cổ thụ Suối Giàng; là đỉnh Đông Dương Phan-xi-păng - nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143m; Hồ Pá Khoang rộng lớn nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ với thảm thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa; rừng Mường Phăng là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên; Thung lũng Mai Châu bình yên với sắc màu của cây cỏ, đồng lúa và xen lẫn những mái nhà nhỏ; Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài hoa nở rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào Vùng đất này đã và đang tạo nên sức cuốn hút lớn với du khách trong và ngoài nước. Bảo tồn bản sắc để tăng sức hấp dẫn, giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đồng nghĩa với việc tạo nên sức hấp dẫn với số đông du khách muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục bản địa. Tuy nhiên đã có tình trạng nhạt dần bản sắc tại một số địa bàn các tỉnh miền núi Tây Bắc. Chưa kể, tính đa dạng văn hóa ở Tây Bắc, dù có sẵn, rất đậm ở đời thường, nhưng chưa được khai thác tốt mà vẫn mờ nhạt trong các sản phẩm du lịch. Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt. Vẻ đẹp không đâu có của núi rừng và văn hóa Tây Bắc luôn thôi thúc lữ khách lên đường rời xa những đô thị sôi động để đến với vùng đất trời rộng mở, hùng vĩ, bình yên và bí ẩn. Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí với một không gian văn hóa rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa tr
File đính kèm:
- luan_an_to_chuc_kien_truc_canh_quan_tao_lap_ban_sac_cac_do_t.pdf
- 2.Tomtat LATS-DangVietDung-VN.pdf
- 3.Tomtat LATS-DangVietDung-EN.pdf
- 6.Trichyeu LATS-DangVietDung-VN.pdf