Luận án Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam

2 ngày trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013, do điều kiện thuận lợi nên cây mạ sinh trƣởng, phát triển tốt, lá mạ hình thành và đạt tiêu chuẩn mạ tốt. Các giống RVT, OM6L, AS996, OM5900 có số lá mạ cao trong cả hai vụ, dao động từ 4,6 - 5,2 lá. Màu sắc lá mạ: Màu sắc lá mạ là một trong số những chỉ tiêu đánh giá sức sinh trƣởng của các giống lúa, thông thƣờng những lá có màu xanh đậm thể hiện sức sinh trƣởng tốt, khả năng đẻ nhánh cao. Vụ Hè Thu 2012, với điều kiện thời tiết thuận lợi nên hầu hết tất cả các giống thí nghiệm đều có màu sắc lá mạ là màu xanh đậm, thể hiện sự sinh trƣởng mạnh. Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, chỉ có giống OM2718 có màu sắc lá mạ là màu xanh nhạt và thể hiện sức sống cây mạ k m. Nguyên nhân là do giống này có khả năng chịu lạnh k m. Sức sống cây mạ: Sức sống của mạ ở tất cả các giống thí nghiệm đƣợc đánh giá từ điểm 1 - 5. Vụ Hè Thu 2012 sức sống cây mạ của các giống OM6L, OM2718 và Xi23 đạt điểm 5, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 các giống OM6L, OM5900, OM2718, RVT, Xi23 cũng đạt điểm 5. Các giống còn lại đƣợc đánh giá ở điểm 1 (có sức sinh trƣởng tốt, lá xanh và đanh dảnh). 3.1.2. Thời gian sinh trƣởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm Quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây lúa trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều biểu hiện đặc điểm sinh lý và khả năng phản ứng với môi trƣờng khác nhau. Thời gian sinh trƣởng và phát triển dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, phƣơng thức gieo cấy, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc Biết đƣợc thời gian sinh trƣởng và phát triển của các giống có ý nghĩa rất lớn trong việc tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp. Qua theo dõi thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.2. Thời gian từ cấy đến b n rễ hồi xanh Vụ Hè Thu 2012, trong thời gian làm mạ và cấy gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên quá trình bén rễ hồi xanh diễn ra nhanh (từ 5 - 7 ngày). Các giống b n rễ hồi xanh sớm nhất là CM2, MNR3, OM6L, OM8104 (5 ngày), tiếp đến là AS996 và OM5900 64 (6 ngày) và muộn nhất là OM2718, OM6976, RVT và Xi23 (Đ/C) là 7 ngày. Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, thời gian b n rễ hồi xanh của các giống dài hơn, từ 7 - 9 ngày do thời tiết lạnh k o dài, giống OM8104 có thời gian b n rễ hồi xanh sớm nhất là 7 ngày, dài nhất là giống MNR3 (9 ngày), các giống còn lại đều là 8 ngày. Bảng 3.2. Th i gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm (ĐVT: Ngày) Tên giống Cấy - BRHX BRHX - BĐĐN BĐĐN - KTĐN KTĐN - BĐT BĐT - KTT KTT - CHT Tổng TGST Vụ Hè Thu 2012 CM2 5 5 15 24 5 21 95 MNR3 5 6 19 24 5 23 102 OM6L 5 7 14 25 4 21 96 OM8104 5 6 17 24 5 22 99 AS996 6 7 15 24 4 24 100 OM5900 6 6 13 26 5 22 98 OM2718 7 7 17 25 5 23 104 OM6976 7 7 20 27 5 22 108 RVT 7 7 23 24 6 21 108 Xi23(Đ/C) 7 8 24 27 6 24 116 Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 CM2 8 6 23 25 6 23 113 MNR3 9 6 21 25 5 23 111 OM6L 8 7 23 25 6 23 114 OM8104 7 6 21 25 5 24 110 AS996 8 6 21 26 5 23 111 OM5900 8 7 23 24 5 22 111 OM2718 8 7 25 24 6 23 115 OM6976 8 8 24 27 6 24 119 RVT 8 8 25 27 5 25 120 Xi23(Đ/C) 8 8 31 29 5 25 128 Ghi chú: Tuổi mạ v Hè Thu 2012 là 2 ngày và v Đông Xuân 2 12 - 2013 là 22 ngày 65 Thời gian từ b n rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh Thời kỳ này phụ thuộc thời gian cây lúa b n rễ hồi xanh nhanh hay chậm, liên quan mật thiết tới các điều kiện ngoại cảnh nhƣ ánh sáng, nhiệt độ và độ mặn. Các giống có thời gian b n rễ hồi xanh nhanh thì bắt đầu đẻ nhánh sớm. Vụ Hè Thu 2012, thời gian từ b n rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống từ 5 - 8 ngày, ngắn nhất là CM2 (5 ngày) và dài nhất là giống OM6976 và RVT (8 ngày), b ng với giống đối chứng Xi23. Tuy nhiên, thời gian từ b n rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống trong vụ Hè Thu 2012 không có sự chênh lệch so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013 (6 - 8 ngày), thời gian này chỉ chênh lệch từ 1 - 2 ngày khi trồng trong 02 vụ khác nhau. Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh Có thể nói thời kỳ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến năng suất của cây lúa. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, giống tốt, cây lúa đẻ nhánh nhiều, đẻ khoẻ, đẻ tập trung thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu sẽ cao. Ngƣợc lại gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi thì làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu và làm giảm năng suất lúa rất lớn (Hassan Ebrahimi Rad, 2012) [131]. Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh giữa các giống có sự chênh lệch lớn giữa 2 vụ. Vụ Hè Thu 2012, thời gian bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh, giữa các giống chênh lệch lớn, từ 14 - 24 ngày, ngắn nhất là giống OM6L (14 ngày), dài nhất là giống RVT 24 ngày, tƣơng đƣơng với giống đối chứng Xi23. Nhƣ vậy, trong cùng một bộ giống khảo nghiệm, trong cùng giai đoạn sinh trƣởng phát triển, sự chênh lệch này là 10 ngày, điều này quyết định đến sự chênh lệch tổng thời gian sinh trƣởng và là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, đặc biệt chọn giống để canh tác trên đất mặn. Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, thời gian hoàn thành giai đoạn này của các giống k o dài nhiều hơn so với vụ Hè Thu 2012 (21 - 31 ngày), ngắn nhất là các giống MNR3, OM8104 và AS996 (21 ngày), các giống còn lại (23 - 25 ngày) và đối chứng Xi23 có thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh là dài hơn so với tất cả các giống trong tập đoàn (31 ngày). Mặc dù, EC của đất đo đƣợc trong vụ Hè Thu 2012 so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013 không chênh lệch nhiều từ 5,22 - 5,76 dS/m vào giai đoạn này, nhƣng EC nƣớc thì cao hơn nhiều (2,04 dS/m trong vụ Hè Thu 2012 và 0,84 dS/m trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013) nên có thể đây là một trong các yếu tố có tác động đến thời gian hoàn thành giai đoạn đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm. Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ có sự chênh lệch không lớn. Vụ Hè Thu 2012, thời gian này dao động từ 24 - 27 ngày, dài ngày nhất là giống Xi23 (Đ/C) (27 ngày), ngắn nhất là các giống CM2, MNR3, OM8104, AS996, RVT (24 ngày). Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 thời gian hoàn thành giai đoạn này dao động từ 24 66 - 29 ngày, dài nhất vẫn là giống Xi23 (Đ/C) (29 ngày), ngắn nhất ở các giống OM5900 và OM2718 (24 ngày). Thời gian từ khi bắt đầu trổ đến kết thúc trổ Thời gian trổ của các giống thí nghiệm là khá tập trung, từ 4 - 6 ngày ở cả 2 vụ, do trong giai đoạn lúa trổ gặp thời tiết thuận lợi. Đây là đặc điểm tốt của các giống lúa thí nghiệm, là chỉ tiêu quan trọng trong tuyển chọn giống, đặc biệt có ý nghĩa đối với vùng trồng lúa bị nhiễm mặn. Thời gian từ khi kết thúc trổ đến chín hoàn toàn Đây là thời kỳ quyết định khối lƣợng hạt và ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tạo năng suất lúa. Lúc này cây lúa huy động các chất hữu cơ trong thân tập trung để nuôi hạt, giai đoạn này nếu gặp điều kiện thuận lợi nhƣ nhiệt độ, số giờ nắng thích hợp thì cây lúa sẽ chín nhanh, ngƣợc lại nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì vật chất tích luỹ trong hạt ít dẫn đến tỷ lệ l p lửng cao. Trong giai đoạn này thời tiết thuận lợi, số giờ nắng nhiều nên quá trình chín của các giống thí nghiệm diễn ra nhanh, rút ngắn thời gian sinh trƣởng. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy thời gian từ kết thúc trổ đến chín hoàn toàn của các giống dao động từ 21 - 24 ngày vào vụ Hè Thu 2012 và từ 22 - 25 ngày vào vụ Đông Xuân 2012 - 2013 (Bảng 3.2). Tổng thời gian sinh trƣởng Vụ Hè Thu 2012, bộ giống thí nghiệm có tổng thời gian sinh trƣởng biến động từ 95 - 108 ngày, giống đối chứng Xi23 là 116 ngày (trung ngày). Giống có tổng thời gian sinh trƣởng ngắn nhất là CM2 (95 ngày), tiếp theo là OM6L (96 ngày), OM8104 (99 ngày). Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, tổng thời gian sinh trƣởng của các giống dao động từ 110 - 120 ngày, giống có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất là OM8104 (110 ngày) và tất cả các giống còn lại có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn giống đối chứng, biến động từ 111 - 120 ngày, trong khí đó giống Xi23 là 128 ngày. Nhƣ vậy, tất cả các giống thí nghiệm đều có thời gian sinh trƣởng thuộc nhóm giống ngắn và trung ngày. Cùng một bộ giống nhƣ nhau nhƣng có sự chênh lệch về tổng thời gian sinh trƣởng là do vụ Hè Thu 2012 có nền nhiệt độ cao hơn sẽ rút ngắn thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây lúa, đặc biệt trong giai đoạn từ kết thúc trổ đến chín hoàn toàn. Mặt khác, tuổi mạ của các giống vào vụ Hè Thu 2012 là 20 ngày, vụ Đông Xuân 2012 - 2013 là 22 ngày nên k o theo tổng thời gian sinh trƣởng của các giống ở vụ Đông Xuân dài hơn vụ Hè Thu. Tuy nhiên, với tổng thời gian sinh trƣởng nhƣ trên, tất cả các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm giống ngắn và trung ngày, rất phù hợp với canh tác trên đất mặn cũng nhƣ cơ cấu mùa vụ tại địa phƣơng. Quảng Nam có 67 chủ trƣơng là ƣu tiên sử dụng các giống lúa chủ lực có thời gian sinh trƣởng ngắn và trung ngày. Nhƣ vậy, các giống lúa nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với chủ trƣơng và chiến lƣợc của tỉnh. 3.1.3. Khả n ng đ nhánh của các giống lúa thí nghiệm Bảng 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm Tên giống Vụ Hè Thu 2012 Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 Số nhánh tối đa (nhánh/cây) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) Số nhánh tối đa (nhánh/cây) Số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) CM2 10,23 bc 4,07 bc 39,78 09,86 bc 5,93 cd 60,14 MNR3 09,03 bcd 3,97 bcd 43,96 07,63 d 5,33 cd 69,85 OM6L 06,23 e 3,47 de 55,70 08,43 cd 6,06 bcd 71,89 OM8104 08,73 cd 4,27 abc 48,91 08,37 cd 6,56 bc 78,38 AS996 09,83 bc 4,50 ab 45,78 08,50 cd 6,26 bcd 73,65 OM5900 09,50 bcd 4,27 abc 44,95 09,33 cd 7,56 ab 81,03 OM2718 08,83 cd 3,77 cd 42,70 07,63 d 5,90 cd 77,34 OM6976 07,77 de 3,83 cd 49,29 05,43 e 4,73 d 87,11 RVT 12,63 a 4,70 a 37,31 11,30 ab 8,27 a 73,18 Xi23 (Đ/C) 10,70b 3,20e 29,91 12,00a 5,03cd 41,92 LSD0,05 1,77 0,56 - 1,96 1,63 - Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p < , 5 Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Số nhánh tối đa Vụ Hè Thu 2012, giống có số nhánh tối đa đạt cao nhất là RVT (12,63 nhánh/cây), thấp nhất là giống OM6L (6,23 nhánh/cây), giống đối chứng có 10,70 nhánh/cây. Các giống lúa thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa, trong đó giống RVT, OM6976, OM2718, OM8104 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, giống có số nhánh cao nhất là RVT (11,30 nhánh/cây) và thấp nhất là giống OM6976 (5,43 nhánh/cây). Tất cả các giống thí nghiệm đều có số nhánh tối đa thấp hơn giống đối chứng Xi23 (12,00 nhánh/cây). Riêng giống RVT không có sự sai khác về mặt thống kê so với giống đối chứng và tất cả các giống còn lại đều có sự sai khác. 68 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số nhánh tối đa không có sự khác biệt lớn giữa 02 vụ, và độ mặn cũng chƣa ảnh hƣởng rõ đến quá trình đẻ nhánh. Kết quả này là tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Castillo và cs (2003) [75] nhƣng lại trái ngƣợc với kết quả nghiên cứu Hassan Ebrahimi Rad (2012) [131]. Số nhánh hữu hiệu Mặc dù số nhánh tối đa của các giống trong 2 vụ không có sự khác biệt lớn, nhƣng số nhánh hữu hiệu vụ Đông Xuân 2012 - 2013 của các giống dao động từ 4,73 - 8,27 nhánh/cây, cao hơn vụ Hè Thu 2012 chỉ đạt từ 3,20 - 4,70 nhánh/cây. Vụ Hè Thu 2012, trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng do gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao (luôn duy trì ở mức > 37oC), độ mặn cao (độ mặn đất là 8,04 dS/m và độ mặn nƣớc là 6,59 dS/m) nên đã ảnh hƣởng đến khả năng hình thành nhánh hữu hiệu của các giống lúa. Vì vậy, các giống tuy có số nhánh tối đa cao nhƣng số nhánh hữu hiệu thấp và thấp hơn so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013. Giống RVT có số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất là 4,70 nhánh/cây, thấp nhất là giống OM6L (3,47 nhánh/cây). Giống Xi23 (Đ/C) có số nhánh hữu hiệu thấp nhất (3,20 nhánh/cây). Tất cả các giống thí nghiệm đều có số nhánh hữu hiệu sai khác có nghĩa thống kê so với giống đối chứng, ngoại trừ giống OM6L. Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, giống RVT có số nhánh hữu hiệu cao nhất (8,27 nhánh/cây), thấp nhất là giống OM6976 (4,73 nhánh/cây). Tất cả các giống thí nghiệm đều có số nhánh hữu hiệu cao hơn giống đối chứng (5,03 nhánh/cây), ngoại trừ giống OM6976. Số nhánh hữu hiệu của tất cả các giống thí nghiệm có sai khác có ý nghĩa thống kê so với giống RVT ngoại trừ giống OM5900. Các giống CM2, MNR3, OM6L, OM8104, OM2718, OM6976 không có sự sai khác so với giống đối chứng Xi23. Nghiên cứu của Zeng và Shanon (2000) [159], chỉ ra r ng: Khi độ mặn nƣớc trong ruộng lúa > 1,9 dS/m có thể gây hại cho cây lúa và làm giảm năng suất. Điều này trên thực tế nghiên cứu cho thấy, độ mặn nƣớc vào hai vụ có sự chênh lệch lớn, vụ Hè Thu 2012 độ mặn nƣớc trong ruộng và nƣớc mƣơng dẫn lần lƣợt là 2,04 dS/m và 4,38 dS/m, trong khi đó vụ Đông Xuân 2012 - 2013 đo đƣợc chỉ 0,84 dS/m và 0,80 dS/m. Nhƣ vậy, tuy độ mặn trong ruộng không phải lúc nào cũng đạt mức gây hại cho cây lúa nhƣng ở mỗi thời điểm thí nghiệm đều có những giai đoạn nƣớc nhiễm mặn đủ để gây hại cho cây lúa, làm giảm số nhánh hữu hiệu của các giống lúa. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu Là phần trăm của nhánh thành bông so với tổng số nhánh. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu quyết định bởi số nhánh hữu hiệu và số nhánh tối đa. Số nhánh hữu hiệu của các giống trong vụ Hè Thu 2012 thấp hơn nhiều so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013 nên tỷ lệ nhánh hữu hiệu các giống vụ Hè Thu 2012 (29,91 - 55,70%) chỉ b ng ½ so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013 (41,92 - 87,11%). 69 Vụ Hè Thu 2012, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống thấp, có 9/10 giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu < 50%, riêng giống OM6L đạt 55,70%, thấp nhất là giống đối chứng Xi23 (29,91%). Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống đạt ở mức khá, hầu hết đều đạt trên 70%, tỷ lệ này đồng đều giữa các giống hơn trong vụ Hè Thu 2012. Giống đạt cao nhất là giống OM6976 (87,11%), mặc dù giống này có số nhánh tối đa thấp (5,43 nhánh/cây). Thông thƣờng những giống đẻ ít có khả năng nuôi nhánh tốt hơn những giống đẻ nhiều, cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Giống đối chứng có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất (41,92%). Nhƣ vậy, độ mặn cao ở vụ Hè Thu 2012 đã làm giảm rất rõ tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Zeng và Shanon (2000) [159]. Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Phƣơng Nhi và cs (2014) [28], đã chỉ ra độ mặn đất và nƣớc có ảnh hƣởng đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa, đặc biệt là ảnh hƣởng đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Trong điều kiện mặn, các giống khả năng chịu mặn cao thì có khả năng đẻ nhánh cao hơn giống không có khả năng chịu mặn hoặc giống có khả năng chịu mặn k m và nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tƣơng tự. 3.1.4. Đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm Đặc điểm nông học của một giống là kết quả tác động của nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh nhƣ phân bón, đất đai, khí hậu, thời tiết, nhƣng chủ yếu là do yếu tố di truyền của giống quy định. Thông qua các đặc trƣng hình thái của giống ta có thể phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các giống, từ đó có thể nhận x t, đánh giá khả năng cho năng suất, tính chống chịu và dự đoán tiềm năng ẩn chứa trong mỗi giống. Ngoài ra, đặc điểm nông học còn là cơ sở để đƣa ra các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nh m nâng cao năng suất. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: Độ thuần đồng ruộng Độ thuần đồng ruộng nói lên tính đồng đều của giống. Mặt khác, còn là cơ sở để đánh giá phản ứng của giống đối với môi trƣờng, đặc biệt là độ mặn của đất và nƣớc. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy phản ứng với điều kiện thời tiết và độ mặn khác nhau giữa hai vụ của các giống là khác nhau. Hầu hết các giống có độ thuần đồng ruộng vào vụ Đông Xuân 2012 - 2013 (điểm 1 - 3) cao hơn vụ Hè Thu 2012 (điểm 1 - 5). Giống AS996 và OM5900 có độ thuần đồng ruộng thấp: điểm 5 (cây khác dạng > 0,5% ) ở vụ Hè Thu 2012, nhƣng vụ Đông Xuân 2012 - 2013 là điểm 1 (cây khác dạng < 0,3%). Các giống có độ thuần đồng ruộng cao trong cả hai vụ là CM2, MNR3, OM8104, OM6976 và Xi23 (điểm1). 70 Độ thoát cổ bông Độ thoát cổ bông là tính trạng đặc trƣng của giống. Những giống trổ bông không thoát hạt thƣờng kẹp trong bẹ lá đòng. Những hạt này khó hoặc không thụ phấn thụ tinh đƣợc nên sẽ bị l p. Ngoài ra, điều kiện môi trƣờng, sâu bệnh hại cũng ảnh hƣởng đến chỉ tiêu này. Qua theo dõi, tất cả các giống thí nghiệm đều có bông thoát hoàn toàn (điểm 1) ở cả hai vụ Hè Thu 2012 và Đông Xuân 2012 - 2013. Bảng 3.4. Đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm (ĐVT: điểm) Chỉ tiêu Tên giống Độ thuần đồng ruộng Độ thoát cổ bông Độ cứng cây Độ tàn lá Độ rụng hạt Mật độ đóng hạt Vụ Hè Thu 2012 CM2 1 1 1 1 1 Dày MNR3 1 1 1 1 1 Dày OM6L 3 1 1 1 5 Dày OM8104 1 1 1 1 1 Dày AS996 5 1 1 5 1 Dày OM5900 5 1 5 5 5 Trung bình OM2718 3 1 1 5 1 Dày OM6976 1 1 1 1 5 Dày RVT 3 1 1 5 1 Dày Xi23 (Đ/C) 1 1 1 1 5 Trung bình Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 CM2 1 1 1 5 1 Dày MNR3 1 1 1 1 5 Dày OM6L 3 1 1 5 5 Dày OM8104 1 1 1 1 1 Dày AS996 1 1 1 5 5 Dày OM5900 1 1 1 5 5 Trung bình OM2718 3 1 1 5 1 Dày OM6976 1 1 1 5 1 Dày RVT 1 1 1 5 1 Dày Xi23 (Đ/C) 1 1 1 5 5 Trung bình 71 Độ cứng cây Vụ Hè Thu 2012, các giống đều có độ cứng cây tốt, không bị đổ ngã (điểm 1), ngoại trừ giống OM5900 (điểm 5). Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tất các giống đều có độ cứng cây tốt, không bị đổ ngã (điểm 1). Độ tàn lá Qua theo dõi, chúng tôi thấy đa số giống thí nghiệm đều có độ tàn lá muộn vào vụ Hè Thu 2012 (điểm 1), những giống này quang hợp tốt là cơ sở cho năng suất cao. Riêng 3 giống OM5900, OM2718 và RVT có độ tàn lá trung bình (điểm 5). Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, tuy tổng thời gian sinh trƣởng của các giống đều dài ngày hơn vụ Hè Thu 2012 nhƣng độ tàn lá sớm hơn, hầu hết đạt mức trung bình (điểm 5), riêng các giống MNR3 và OM8104 có độ tàn lá muộn (điểm 1). Độ rụng hạt Độ rụng hạt là một trong những chỉ tiêu hình thái quan trọng do đặc tính di truyền của giống quy định, từ đó liên quan tới năng suất thu hoạch, biện pháp thu hoạch, những giống nào có hạt khó rụng thì tránh đƣợc sự thất thoát trong quá trình thu hoạch trên đồng ruộng và ngƣợc lại. Hầu hết đặc tính này của các giống không có sự sai khác nhiều qua hai vụ trồng. Vụ Hè Thu 2012 và Đông Xuân 2012 - 2013, độ rụng hạt của các giống từ rất khó rụng (điểm 1) đến rụng trung bình (điểm 5). Trong đó, các giống CM2, MNR3, OM6L, OM8104, OM2718, RVT, OM6976 có hạt khó rụng < 1% số hạt/bông bị rụng, đây là đặc tính tốt của giống, giảm đƣợc sự mất mát năng suất trên đồng ruộng, quyết định đến năng suất thực thu cuối cùng. Các giống còn lại có độ rụng hạt trung bình (điểm 5), từ 6 - 25% số hạt/bông bị rụng, tƣơng đƣơng với giống đối chứng Xi23. Mật độ đóng hạt Mật độ đóng hạt là đặc điểm hình thái do đặc tính di truyền của giống quy định, ít chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố ngoại cảnh nhƣ kỹ thuật canh tác, nhiệt độ, ánh sáng và chế độ dinh dƣỡng. Vì vậy, cả hai vụ Hè Thu 2012 và Đông Xuân 2012 - 2013 mật độ đóng hạt của các giống là không thay đổi. Giống có mật độ đóng hạt càng dày thì số hạt/bông càng lớn, năng suất hạt càng cao, đây là một đặc điểm tốt và ngƣợc lại. Qua nghiên cứu đặc điểm này của các giống lúa thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy các giống CM2, MNR3, OM6L, OM8104, AS996, OM2718, OM6976, và RVT có mật độ đóng hạt dày, riêng giống OM5900 có mật độ đóng hạt trung bình, tƣơng đƣơng với giống đối chứng Xi23 (Bảng 3.4). Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Chiều cao cây cuối cùng 72 Theo Akbar và cs (1986) [61], cho r ng: Trong suốt giai đoạn tăng trƣởng, chiều cao cây, khối lƣợng rơm rạ, số nhánh/khóm, khối lƣợng
File đính kèm:
luan_an_tuyen_chon_giong_lua_chiu_man_va_nghien_cuu_mot_so_b.pdf