Luận án Xây dựng cơ sở phương pháp luận để đánh giá và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước mặt khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu sông Cần Thơ

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng cơ sở phương pháp luận để đánh giá và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước mặt khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu sông Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng cơ sở phương pháp luận để đánh giá và định hướng công tác quản lý tài nguyên nước mặt khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu sông Cần Thơ

oạt...các dữ liệu về tài 62 nguyên nƣớc nhƣ lƣu lƣợng, mực nƣớc.... để tính toán cân bằng nƣớc cho kịch bản nền. Phƣơng pháp 6: Đánh giá trữ lƣợng nƣớc theo kịch bản tƣơng lai Tƣơng tự nhƣ trên, sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp về mực nƣớc và lƣu lƣợng tính toán đƣợc trữ lƣợng nƣớc dựa vào các điều kiện cụ thể của từng kịch bản khác nhau. Về dự đoán chất lƣợng nƣớc theo kịch bản tƣơng lai dựa vào hệ số phát thải tính đƣợc lƣợng phát thải và khả năng chịu tải của lƣu vực nghiên cứu. Phƣơng pháp 7: Xác định nhu cầu nƣớc theo kịch bản tƣơng lai Dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, để tính toán đƣợc lƣợng nhu cầu sử dụng nƣớc, nghiên cứu cần các số liệu về dân số, tỷ lệ gia tăng dân số, kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, số liệu về khả năng cấp nƣớc, tỷ lệ cấp nƣớc, nhu cầu sử dụng nƣớc để xác định tổng nhu cầu nƣớc cho kịch bản tƣơng lai theo các giả thiết của kịch bản đề ra. Phương pháp 8: Tính tải lượng ô nhiễm và khả năng chịu tải theo kịch bản tương lai Từ kết quả của tổng nhu cầu nƣớc cho kịch bản tƣơng lai theo các giả thiết của kịch bản đề ra, nghiên cứu tổng hợp và tính toán lƣợng phát thải cho từng mục đích sử dụng theo kịch bản tƣơng lai dựa vào công thức tính tải lƣợng ô nhiễm đƣợc quy định. Phƣơng pháp 9: Tính toán cân bằng nƣớc cho kịch bản tƣơng lai Dựa vào số liệu nhu cầu sử dụng nƣớc và trữ lƣợng nƣớc tính toán cân bằng nƣớc. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng nhƣ ứng dụng các mô hình toán trong quản lý lƣu vực sông nghiên cứu sử dụng công cụ hỗ trợ hệ thống đánh giá và quy hoạch nguồn nƣớc bằng cách tính toán nhu cầu, mục tiêu và khả năng cung cấp nƣớc trong tƣơng lai theo các kịch bản khác nhau trong từng điều kiện cụ thể. Đồng thời, tính toán dự báo lƣợng phát thải và khả năng chịu tải ô nhiễm của sông Cần Thơ trong tƣơng lai với điều kiện giả thiết nghiên cứu. Phƣơng pháp 10: Đề xuất kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc mặt cho khu vực nghiên cứu. Dựa vào các kết quả đánh giá chất lƣợng nƣớc và cân bằng nƣớc sông Cần Thơ, nghiên cứu đề xuất kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc mặt cho lƣu vực. 63 Phƣơng pháp 11: Xây dựng quy trình cơ sở phƣơng pháp luận để đánh giá và định hƣớng quản lý tài nguyên nƣớc mặt cho lƣu vực sông. Qua các kết quả của các bƣớc nghiên cứu trên, tác giả tổng hợp và xây dựng nên quy trình cơ sở phƣơng pháp luận để đánh giá và định hƣớng quản lý tài nguyên nƣớc mặt cho lƣu vực sông. 3.4 Ứng dụng quy trình vào nghiên cứu cụ thể sông Cần Thơ Xác định vùng nghiên cứu: Vùng nghiên cứu là sông Cần Thơ (Hình 3.2). Lý do chọn vùng nghiên cứu: đây là một trong những con sông chính của TP. Cần Thơ chảy qua 3 quận, huyện chính của Thành Phố là Ninh Kiều (có 4 phƣờng An Bình, An Lạc, Hƣng Lợi, Tân An), Cái Răng (có 4 phƣờng Ba Láng, Hƣng Phú, Hƣng Thạnh, Lê Bình) và Phong Điền (có 1 thị trấn và 4 xã , thị trấn Phong Điền, Nhơn Ái, Trƣờng Long, Mỹ Khánh và Nhơn Nghĩa). Ngoài ra, sông này cũng là nguồn cung cấp nƣớc chính cho 3 nhà máy nƣớc của thành phố là Nhà máy nƣớc Cần Thơ 1 (thuộc quận Ninh Kiều), nhà máy nƣớc Ba Láng (thuộc quận Cái Răng) và Nhà máy nƣớc Bông Vang (thuộc huyện Phong Điền). Đồng thời, sông Cần Thơ là một trong những điểm phục vụ du lịch nổi tiếng của TP. Cần Thơ là bến Ninh Kiều với các hoạt động du thuyền và chợ nổi Cái Răng với các hoạt động mua bán và du lịch miền sông nƣớc phục vụ cho lƣợng lớn khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Với đặc thù trên cho thấy, sông Cần Thơ có ý nghĩa lớn góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố. Vì vậy việc phân tích, đánh giá diễn biến chất lƣợng nƣớc và trữ lƣợng nƣớc sông Cần Thơ trong hiện tại và tƣơng lai trong điều kiện thay đổi theo kịch bản cụ thể là rất cần thiết trong công tác quản lý lƣu vực sông. Hình 3. 2 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 64 Sông Cần Thơ và các vấn đề Theo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng Thành phố Cần Thơ thì diễn biến chất lƣợng môi trƣờng trên sông Cần Thơ từ năm 1999 đến năm 2009 đã ô nhiễm nặng, ngoại trừ chỉ tiêu pH. Kết quả cụ thể nhƣ sau: pH: Trong 11 năm thông số pH của nƣớc mặt luôn nằm trong quy chuẩn cho phép. Giá trị pH biến đổi từ 6,7 đến 7,7 (QCVN 08:2008/BTNMT= 6-8,5). Chất hữu cơ (COD): Trong 11 năm hàm lƣợng COD trung bình trong nƣớc mặt dao động từ 8,8-28,3 mg/l, giá trị trung bình các kênh rạch vƣợt mức Quy chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt cho phép 1,5 lần. Chất rắn lơ lửng (SS): Chất rắn lơ lửng của nƣớc sông Hậu các năm 2005- 2008 có khuynh hƣớng giảm nhƣng tăng trở lại vào năm 2009 và vƣợt mức cho phép của cột A1 (QCVN 08:2008: 20mg/l), do các đập nƣớc từ thƣợng nguồn sông Mekong có tác dụng ngăn bùn chảy về hạ lƣu. Ở các nguồn nƣớc nội đồng chất rắn lơ lửng không có nhiều chênh lệch. Nitrit (N-NO2 - ): Nitrit khá ổn định có chiều hƣớng giảm dần từ năm 2005- 2008 và tăng thêm hơn 0,1 mg/l vào năm 2009, vƣợt mức cho phép của quy chuẩn nƣớc mặt cột A1 (QCVN 08:2008: 0,01 mg/l). Amoni (NH4 + -N): Amoni có giá trị từ 0,482 mg/l lên đến 0,653 mg/l vƣợt mức cho phép quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc mặt A1 (QCVN 08:2008: 0,05 mg/l loại A1). Tăng trung bình 0,2 mg/l/5năm. Vi sinh (Coliform): Mật độ Coliform các năm luôn vƣợt mức cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc mặt cột A1 QCVN 08:2008/BTNMT (2.500MPN/100ml). Nhìn chung, trong 11 năm không có nhiều chênh lệch. (ghi chú: Giai đoạn 1999-2009 chất lƣợng nƣớc đƣợc so sánh với QCVN 08-2008/BTNMT). 3.4.1 Đánh giá hiện trạng diễn biến chất lƣợng nƣớc mặt: Đánh giá định lƣợng và định tính Đánh giá diễn biến chất lƣợng nƣớc sông Cần Thơ (2010-2019) Thu thập số liệu quan trắc (2010-2014) và tiến hành đo đạc tại các điểm quan trắc trên sông Cần Thơ (8 điểm) và các nhánh sông Cần Thơ (02 điểm). Tại mỗi vị trí sẽ tiến hành thu mẫu nƣớc tại vị trí cách bờ khoảng 6-8 mét tùy theo điều kiện địa hình thực tế. Tại mỗi điểm thu mẫu tiến hành thu mẫu nƣớc cách tầng mặt từ 0,5 đến 1 mét. Tần suất thu mẫu mỗi quý 1 lần vào tháng 3,6,9,12 và thu vào ngày 8 và 23 Âm lịch vào lúc nƣớc lớn và ròng theo thủy triều. Thời gian thu mẫu là nƣớc ròng buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 8 giờ, buổi chiều nƣớc lớn dao động từ 12 giờ 30 đến 13 giờ. Riêng thu mẫu 65 tại 2 điểm ô nhiễm tập trung là thu liên tục 12 tháng, mỗi tháng 1 lần vào thời điểm nƣớc ròng khi mực nƣớc xuống thấp nhất. Hình 3. 3 Sơ đồ các điểm thu mẫu khu vực nghiên cứu Thông số chất lƣợng nƣớc quan trắc bao gồm: pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lƣợng oxi hòa tan (DO), nhu cầu oxi hóa học (COD), nhu cầu oxi sinh hoc (BOD5), Amoni N-(NH4 + ), Nitrat (NO3 - ), Nitrit (NO2 - ), Coliform, As, Pb, Cr 6+ , Hg Đánh giá định tính chất lƣợng nƣớc bằng phƣơng pháp phỏng vấn Điều tra phỏng vấn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và các hộ dân sống dọc theo ven sông Cần Thơ về hiện trạng sử dụng nƣớc và đánh giá cảm quan về chất lƣợng nƣớc sông Cần Thơ (quy mô tổng số mẫu khảo sát là 90 mẫu trong đó gồm 60 mẫu khảo sát của các hộ dân (11 câu hỏi) và 30 mẫu khảo sát của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (12 câu hỏi) (Bảng câu hỏi chi tiết ở Phụ lục 1). 3.4.2 Xác định trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc theo kịch bản nền (năm 2012) Để đánh giá đƣợc trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc trong cùng một điều kiện thì có nhiều cách đánh giá khác nhau, tuy nhiên với sự phát triển của các phƣơng pháp kỹ thuật thì việc sử dụng các công cụ hỗ trợ nhƣ các mô hình sẽ giúp cho nghiên cứu gia tăng đƣợc độ tin cậy và tính khả thi cao. Hiện nay, có nhiều mô hình đƣợc ứng dụng hiệu quả để đánh giá về trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc nhƣ kết hợp mô hình thủy văn (NAM), mô hình tính nhu cầu nƣớc (CROPWAT), mô hình kinh tế - thủy văn (khai thác tối ƣu tài nguyên nƣớc GAMS) hay mô hình cân bằng nƣớc (MIKE BASIN, WEAP). Tuy nhiên, 66 qua quá trình nghiên cứu và lƣợc khảo tài liệu thì tác giả đề xuất sử dụng công cụ WEAP cho nghiên cứu này là phù hợp với một số ƣu điểm nhƣ phần mềm đƣợc hỗ trợ miễn phí, khả năng xử lý đƣợc dữ liệu lớn lại có thể xuất dữ liệu dễ dàng và tích hợp đƣợc nhiều điều kiện khác nhau trong cùng kịch bản và dễ sử dụng so với các phần mềm khác,... Nghiên cứu thu thập số liệu lƣu lƣợng và các điều kiện khí tƣợng thủy văn khu vực sông Cần Thơ dựa vào công thức tính toán nhƣ sau : phần mềm WEAP sẽ cho ra đƣợc trữ lƣợng nƣớc đến khu vực nghiên cứu (chƣa tính toán đến sự hao hụt của các nhu cầu dùng nƣớc). Trữ lƣợng (m3/ngày) =lƣu lƣợng (m3/s) x chiều dài đoạn sông x 86.400 Trong trƣờng hợp nghiên cứu nếu không thu thập đƣợc số liệu đầu vào để phục vụ cho đánh giá cân bằng nƣớc thì nghiên cứu phải sử dụng mô hình toán thủy lực để tính toán và nội suy các số liệu về lƣu lƣợng, mực nƣớc và vận tốc dòng chảy. Kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu đầu vào cho mô hình WEAP. Đồng thời, mô hình toán thủy lực có thể đánh giá sâu hơn về hƣớng dòng chảy lƣu vực sông xác định độ rộng các mặt cắt sông và các đoạn sông cong ảnh hƣởng đến khả năng khuếch tán chất ô nhiễm lƣu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, luận án đã thu thập đầy đủ các số liệu về lƣu lƣợng và mực nƣớc để phục vụ cho công tác tính toán cân bằng nƣớc. Giả sử trong trƣờng hợp thiếu số liệu để phục vụ cho công tác tính toán cân bằng nƣớc thì cần phải tính toán mô phỏng dòng chảy thuỷ lực, tác giả đề xuất có thể sử dụng mô hình HECRAS vì đây là một trong những mô hình toán đƣợc ứng dụng nhiều ở Việt Nam và đặc biệt là ở ĐBSCL. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình toán thủy lực thì cần lƣu ý đến việc cần có đầy đủ số liệu để kiểm định và hiệu chỉnh mô hình. Đây là một trong các bƣớc quan trọng khi sử dụng công cụ mô hình toán. 3.4.3 Xác định nhu cầu nƣớc theo kịch bản nền (năm 2012) Đối với việc xác định nhu cầu sử dụng nƣớc trên lƣu vực sông Cần Thơ, tác giả chia ra 3 loại nhu cầu nƣớc theo 3 mục đích sử dụng (nhà máy nƣớc sử dụng nƣớc cấp cho dân sinh hoạt, nƣớc sử dụng cho nông nghiệp và ngƣời dân sử dụng nƣớc trực tiếp trên sông. Cơ sở để phân loại 3 loại nhu cầu nƣớc nhƣ trên là do qua khảo sát thực tế và nguồn cung cấp từ Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc TP. Cần Thơ thì khu vực nghiên cứu không có khu công nghiệp nên không tính đến lƣợng nƣớc cấp cho công nghiệp và dịch vụ mà chỉ có nƣớc cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ nên đƣợc tính chung với nƣớc cấp sinh hoạt) với 27 nút dùng nƣớc nhƣ sau: 67 + Nƣớc sử dụng cho ba nhà máy cấp nƣớc (Cần Thơ 1, Ba láng và Bông Vang) 3 nút. + Nƣớc ngƣời dân (nghèo) của 13 phƣờng sử dụng trực tiếp trên sông 13 nút + Nƣớc sử dụng cho hoạt động nông nghiệp của 11 phƣờng 11 nút (có 02 phƣờng không có canh tác nông nghiệp). Thu thập số liệu về dân số, kinh tế xã hội, nhu cầu nƣớc và tỷ lệ cấp nƣớc của khu vực nghiên cứu tính đƣợc nhu cầu nƣớc cho kịch bản nền năm 2012. Lý do chọn năm 2012 vì trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010 đến 2019 thì năm 2012 tỷ lệ dân số gia tăng tƣơng đối và nhu cầu sử dụng nƣớc sử dụng bắt đầu tăng và tốc độ phát triển KT-XH cũng tăng theo. Đồng thời, năm 2012 tác giả thu thập tƣơng đối đầy đủ các số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu. Các dữ liệu cho việc xây dựng các kịch bản nền năm 2012 - Tỷ lệ gia tăng dân số - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế - Các chỉ tiêu cấp nƣớc sinh hoạt Dữ liệu tiêu chuẩn dùng nước của các ngành năm 2012 - Công suất hoạt động các nhà máy nƣớc - Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi - Sinh hoạt: nông thôn, thành thị Tài nguyên nước trên sông Cần Thơ - Các dữ liệu phục vụ mô tả hiện trạng năm 2012 - Lƣu lƣợng hàng tháng trên sông Cần Thơ 2012 Các dữ liệu phục vụ việc tính toán kịch bản - Lƣu lƣợng nƣớc trên sông Cần Thơ năm 2012 3.4.4 Tính tải lƣợng ô nhiễm và khả năng chịu tải theo kịch bản nền (năm 2012) Dựa vào các số liệu thu thập đƣợc tải lƣợng ô nhiễm đƣợc tính toán dựa trên 4 nguồn cơ bản bao gồm: nguồn thải do sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và nguồn ô nhiễm do rửa trôi đất (ô nhiễm do nông nghiệp). 3.4.5 Tính toán cân bằng nƣớc cho kịch bản nền Dựa vào các dữ liệu về tỷ lệ gia tăng dân số, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, các chỉ tiêu cấp nƣớc sinh hoạt, các dữ liệu tiêu chuẩn dùng nƣớc của các ngành nhƣ nhà máy nƣớc, nƣớc dùng cho Nông nghiệp, sinh hoạt...các dữ liệu về tài nguyên nƣớc nhƣ lƣu lƣợng, mực nƣớc.... để tính toán cân bằng nƣớc cho kịch bản nền. 68 3.4.6 Đánh giá trữ lƣợng và nhu cầu nƣớc theo các kịch bản tƣơng lai (2030 và 2050) Các dữ liệu cho việc xây dựng kịch bản tương lai 2030 và 2050 a. Dữ liệu về kinh tế xã hội bao gồm các số liệu - Dân số theo dự báo các phƣờng có tác động trực tiếp đến sông Cần Thơ năm 2030 và 2050. - Số liệu về khả năng khai thác và công suất hoạt động của các nhà máy cấp nƣớc trên sông Cần Thơ theo kịch bản tƣơng lai. - Tỷ lệ các hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc cấp và các hộ phải sử dụng nƣớc trên sông. - Số liệu nông nghiệp của các phƣờng nêu trên thuộc 3 quận huyện Ninh Kiều, Cái Răng, huyện Phong Điền nhƣ: diện tích đất trồng trọt, đàn vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản. - Nhu cầu dùng nƣớc của các hoạt động nông nghiệp, chỉ tiêu cấp nƣớc sinh hoạt. Các dữ liệu cho việc xây dựng các kịch bản Tỷ lệ gia tăng dân số. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Các thay đổi về chỉ tiêu cấp nƣớc sinh hoạt Dữ liệu tiêu chuẩn dùng nước của các ngành - Công suất hoạt động các nhà máy nƣớc - Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi - Sinh hoạt: nông thôn, thành thị b. Tài nguyên nước trên sông Cần Thơ Các dữ liệu phục vụ mô tả kịch bản tương lai - Lƣu lƣợng hàng tháng trên sông Cần Thơ theo dự báo của Trung tâm khí tƣợng thủy văn ĐBSCL. Các dữ liệu phục vụ việc tính toán kịch bản - Lƣu lƣợng nƣớc trên sông Cần Thơ - Sự thay đổi lƣu lƣợng nƣớc trong tƣơng lai c. Xác định cách thu thập số liệu Số liệu về kinh tế xã hội Các số liệu dự báo về tỉ lệ gia tăng dân số, quy hoạch nông nghiệp các phƣờng trong niên giám thống kê (NGTK) quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, 69 huyện Phong Điền trong tƣơng lai. Cụ thể gồm tốc độ tăng trƣởng các ngành, tỷ lệ gia tăng dân số trong điều chỉnh quy hoạch chung của TP. Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Số liệu tỷ lệ quy hoạch cấp nƣớc trên toàn khu vực đƣợc thu thập tại Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc Cần Thơ. Số liệu về tiêu chuẩn dùng nước các ngành Tìm hiểu tài liệu, các quy định cấp nƣớc theo luật hiện hành nhƣ sau: Tiêu chuẩn về lượng nước dùng cho các nhu cầu dùng nước Chỉ tiêu cấp nước cho các loại sử dụng đất khác nhau Để tính toán nhu cầu tƣới cho các loại sử dụng đất đề tài sử dụng phần mềm CROPWAT 8.0 for WINDOWS đƣợc Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực thế giới (FAO) khuyến cáo sử dụng. Theo Niên giám thống kê TP. Cần Thơ (2018) thì TP. Cần Thơ có 05 loại cây trồng chính là lúa đông - xuân, lúa hè - thu, lúa thu - đông, rau đậu và cây lâu năm. Vì vậy, nghiên cứu tính toán mức tƣới dựa vào điều kiện khí tƣợng thủy văn và nhu cầu tƣới cho 5 loại cây trồng này là chủ yếu. Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi Chỉ tiêu cấp nƣớc cho chăn nuôi gồm nhu cầu nƣớc cho ăn uống và vệ sinh chuồng trại, nƣớc tạo môi trƣờng sống. Để tính toán nhu cầu nƣớc cho chăn nuôi ta dựa theo tiêu chuẩn dùng nƣớc cho các loại vật nuôi (TCVN 4454:2012) và theo kết quả thống kê của Cục thống kê TP. Cần Thơ, trong lƣu vực nghiên cứu có các loại vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm. Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt Việc tính toán nhu cầu nƣớc cho sinh hoạt dựa trên định mức nƣớc cấp của Công ty cổ phần cấp thoát nƣớc Cần Thơ. Chỉ tiêu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản Chỉ tiêu cấp nƣớc cho nuôi trồng thủy sản là 10.000-12.000 (m³/ha/năm). Tiêu chuẩn về chất lượng nước dùng cho các nhu cầu như sau: Nƣớc sử dụng cho các nhà máy cấp nƣớc đề tài áp dụng cột A2 QCVN 08-MT:2015/BTNMT Nƣớc ngƣời dân sinh hoạt trực tiếp trên sông cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT Nƣớc sử dụng cho hoạt động nông nghiệp cột B1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT Số liệu về khí tượng thủy văn Thu thập tại trung tâm khí tƣợng thủy văn ĐBSCL và NGTK TP. Cần Thơ 70 Căn cứ xác định tiêu chuẩn cấp nước cho các ngành Do những hạn chế về mặt tài liệu nên chỉ sử dụng các giả thiết để tính toán nhu cầu sử dụng nƣớc: + Chỉ tính toán nhu cầu tƣới cho 5 loại cây trồng chính là: Lúa đông xuân, lúa hè thu, lúa thu đông, rau đậu và cây lâu năm. + Nhu cầu tƣới của mỗi loại cây trồng không thay đổi trên toàn bộ diện tích của khu vực nghiên cứu. + Nhu cầu nƣớc cho chăn nuôi, nƣớc cấp, hộ dân sử dụng trực tiếp trên sông và thủy sản theo từng tháng đƣợc tính bằng giá trị trung bình của nhu cầu nƣớc trong một năm. Căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu cho kịch bản Do những hạn chế nhất định về mặt tài liệu nên đề tài chỉ tập trung mô tả sự thay đổi về: - Nhu cầu sử dụng nƣớc dựa trên các thay đổi về dân số, tốc độ tăng trƣởng các ngành, chỉ tiêu cấp nƣớc. - Sự thay đổi về lƣu lƣợng nƣớc trên sông qua các năm khi có sự biến đổi khí hậu. - Chất lƣợng nƣớc và trữ lƣợng nƣớc thì chỉ chọn chất lƣợng nƣớc năm 2012 là số liệu nền cho tất các năm trong tƣơng lai (2030, 2050), số liệu sử dụng để kiểm định kết quả là số liệu năm 2015. Các số liệu sau khi đƣợc thu thập và hệ thống hoá lại sẽ đƣợc sử dụng làm nguồn số liệu đầu vào cho mô hình WEAP. d. Phân tích cân bằng nguồn nước và sử dụng nước Sơ đồ nghiệm lý mô hình WEAP đƣợc thể hiện bằng các nút tròn đỏ (nút nhu cầu dùng nƣớc), mũi tên dẫn từ sông về các nút nhu cầu là đƣờng dẫn nhu cầu nƣớc, mũi tên dẫn từ nút nhu cầu ra sông là dòng chảy của nƣớc thải sau khi các nút nhu cầu sử dụng. Quy ƣớc cách đặt tên cho các nút nhu cầu dùng nƣớc LOẠI NHU CẦU_TÊN PHƢỜNG đƣợc thể hiện sơ đồ sau: 71 Hình 3. 4 Sơ đồ nghiệm lý mô hình WEAP Ghi chú: Các từ viết tắt cho 3 LOẠI NHU CẦU và 13 TÊN PHƯỜNG, XÃ LOẠI NHU CẦU: 1- NN: Nông nghiệp; 2- HD: hộ dân; 3- NMN: nhà máy nƣớc (BONG VANG: Bông Vang; Ba Lang: Ba Láng, Can Tho 1: Cần Thơ 1) TÊN PHƢỜNG 1- TA: Tân An; 2- AL: An Lạc; 3- HL: Hƣng Lợi; 4- AB: An Bình 4- HT: Hƣng Thạnh; 6-Ba Lang: Ba Láng 7-LB: Lê Bình; 8- HP: Hƣng Phú 9- MK: Mỹ Khánh; 10- TTPD: Thị trấn Phong Điền; 11-NA: Nhơn Ái; 12- TL: Trƣờng Long; 13- NNgh: Nhơn Nghĩa Ký hiệu, đƣờng: : Ký hiệu đoạn sông Cần Thơ : Ký hiệu nhu cầu nƣớc đƣợc lấy từ sông Cần Thơ : Ký hiệu nƣớc thải sau khi nhu cầu nƣớc sử dụng thải ra sông Cần Thơ : Nút nhu cầu sử dụng nƣớc Nhập liệu và chạy số liệu hiện trạng Tiến hành nhập các số liệu đã thu thập vào phần mềm WEAP - GIS Tiến hành chạy số liệu hiện trạng - Nhu cầu dùng nƣớc của từng hoạt động (hộ dân, nhà máy nƣớc, nông nghiệp) theo tháng trong năm - Chất lƣợng nƣớc trên Sông Cần Thơ qua các tháng trong năm 72 - Khả năng đáp ứng của nguồn nƣớc trên Sông Cần Thơ cho các hoạt động trên qua các tháng trong năm cả về số lƣợng và chất lƣợng nƣớc. + Đối với khả năng đáp ứng về số lƣợng nƣớc thì phần mềm dựa vào nhu cầu sử dụng nƣớc mà tính toán phần trăm đáp ứng. + Đối với khả năng đáp ứng về chất lƣợng nƣớc, phải tuân thủ yêu cầu về chất lƣợng nƣớc của từng hoạt động riêng. Nƣớc sử dụng cho nhà máy cấp nƣớc đề tài áp dụng cột A2 QCVN 08- MT:2015/BTNMT Nƣớc hộ dân sinh hoạt trực tiếp trên sông cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT Nƣớc sử dụng cho hoạt động nông nghiệp cột B1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT Tiến hành chạy kịch bản Nghiên cứu tiến hành xây dựng kịch bản nền năm 2012 và các kịch bản tƣơng lai đến năm 2030 và 2050, có 3 kịch bản giả định đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở sự thay đổi về dân số, kinh tế xã hội dẫn đến sự thay đổi về nhu cầu nƣớc và thay đổi do biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi về lƣu lƣợng và mực nƣớc. Cơ sở để xây dựng các kịch bản nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Vào thời điểm trong tƣơng lai năm 2030 và 2050 khi có sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu nƣớc tăng thì sông Cần Thơ có thể đáp ứng đủ nhu cầu nƣớc về mặt chất lƣợng và trữ lƣợng nƣớc hay không? Câu hỏi
File đính kèm:
luan_an_xay_dung_co_so_phuong_phap_luan_de_danh_gia_va_dinh.pdf
6. Dissertation Summary - A5 version25-12-2020.pdf
6. QUYEN TOM TAT A5- NCS GIAU 25-12-2020 (1).pdf
7. Info Page-Giau 25-12-2020.docx
7. TRANG THÔNG TIN- GIAU 25-12-2020.docx