Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 189 trang nguyenduy 02/09/2024 500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam

Luận án Xây dựng mô hình dự báo lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam
uyên, nhiên, vật liệu cấp cho tàu; 
 - Nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng cảng được chuyển đến cảng bằng 
đường thủy và do máy móc thiết bị, nhân lực của cảng thực hiện; 
 - Hàng hóa sang mạn, nhưng khi chuyển vào cầu tàu chỉ được tính vào 
tấn thông qua một lần. 
 66 
 Những khối lượng hàng hóa không được tính vào khối lượng hàng hóa 
thông qua cảng biển: 
 - Hàng hóa chuyển đến cảng bằng đường sắt ô tô sau đó lại chuyển đi 
khỏi cảng bằng đường sắt (ô tô); 
 - Hàng hóa được chuyển từ cầu tàu này sang cầu tàu khác; 
 - Hàng hóa do tàu tránh nạn xếp lên bờ sau đó lại xếp xuống tàu chuyển 
đi; 
 - Lượng hàng còn ở trên tàu đang xếp dở dang giữa hai kỳ kế hoạch. 
Lượng hàng thông qua cảng là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá quy mô sản 
xuất của cảng và căn cứ vào chỉ tiêu này để giao kế hoạch hàng năm cho 
cảng. [42] 
Như vậy, lượng hàng container thông qua cảng biển là là khối lượng 
hàng container chuyển qua mặt cắt cầu tàu hoặc sang mạn, trong một thời 
gian nhất định, không phụ thuộc vào phương tiện của cảng, hay của chủ hàng. 
2.5.2. Cơ sở lý luận về dự báo lƣợng hàng container thông qua cảng biển 
2.5.2.1. Thiết lập mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu quan trọng trong phát 
triển KT-XH với lƣợng hàng thông qua cảng biển 
 Để tiến hành dự báo lượng hàng thông qua cảng biển, cũng như dự báo 
lượng hàng container thông qua cảng biển, thì phương pháp tiếp cận của các 
nhà dự báo là thiết lập mối tương quan giữa các biến kinh tế với lượng hàng 
thông qua cảng cần dự báo. Có thể nhận thấy, khối lượng vận tải hàng hoá 
 cũng như lượng hàng thông qua cảng biển , nếu không kể đến mạng vận tải 
được hình thành, đến sự phát triển của các phương tiện, thiết bị và giao thông 
vận tải ở mỗi giai đoạn, chúng phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của nền 
kinh tế. Ở tầm vĩ mô, quy mô và chất lượng phát triển của nền kinh tế được 
thể hiện qua các chỉ tiêu về sản xuất, đầu tư, hoạt động kinh tế đối ngoại và 
tiêu dùng. Cụ thể là các nhân tố sau đây: 
* Sản xuất: 
 67 
Quy mô phát triển của đất nước được thể hiện qua: Tổng sản phẩm nội 
địa (GDP). Với cùng một quy mô GDP, cơ cấu của ngành khác nhau, nhu cầu 
vận tải sẽ khác nhau. Vì vậy, trong truờng hợp cho phép, có thể thay GDP 
bằng GDP của các ngành để phản ánh được cơ cấu sản xuất. 
Đối với lượng hàng container thông qua cảng biển,có thể thấy chịu ảnh 
hưởng của các nhân tố sản xuất sau: 
- GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng 
sản phẩm quốc nội, là giá trị khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất, nó ảnh 
hưởng rất lớn đến khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển. [20, tr 15] 
- Tổng giá trị công nghiệp (GTCN) là một nhân tố kinh tế quan trọng 
không kém gây ảnh hưởng đến sản lượng hàng container thông qua cảng biển. 
[20, tr 57] 
- Tổng giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản (GTNLT) cùng với giá 
trị sản xuất công nghiệp cùng tác động thuận chiều đến sản lượng hàng 
container thông qua cảng biển. [20, tr 68] 
- Tổng vốn đầu tƣ (DT) càng nhiều thì cơ sở hạ tầng càng phát triển, 
khi đó càng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xếp, d hàng hóa từ đó làm 
tăng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển. [20, tr 85] 
* Xuất, nhập khẩu: 
 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu (KNXNK) hay tổng kim ngạch 
nhập khẩu M và tổng kim ngạch xuất khẩu X cũng là những nhân tố có tác 
động trực tiếp đến khối lượng vận tải, đặc biệt vận tải biển ngoài nước nói 
chung, cũng như lượng hàng thông qua cảng biển nói riêng. Tổng kim ngạch 
xuất, nhập khẩu cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến 
lượng hàng thông qua cảng biển, kim ngạch xuất, nhập khẩu càng lớn thì 
lượng hàng thông qua cảng biển sẽ càng lớn. [20, tr 34] 
* Tiêu dùng: 
 68 
Có thể lựa chọn các chỉ tiêu sau đặc trưng cho nhân tố tiêu dùng: dân số 
 DS , quỹ tiêu dùng cuối cùng C . Một khối lượng lớn các sản phẩm phục vụ 
trực tiếp tiêu dùng của dân cư. Mức độ tiêu dùng sản phẩm phụ thuộc vào quỹ 
tiêu dùng C hay mức thu nhập đầu người của dân cư thể hiện qua 
GDP/DS). 
2.5.2.2. Căn cứ để tiến hành dự báo 
 Việc nghiên cứu dự báo cho lượng hàng thông qua cảng biển nói chung 
và lượng hàng container thông qua cảng biển nói riêng được tiến hành dựa 
trên cơ sở nguồn dữ liệu sau: 
- Tương quan giữa các yếu tố quan trọng của KT-XH với lượng hàng 
thông qua cảng biển; 
- Hiện trạng và chiến lược phát triển KT- XH trong giai đoạn quy hoạch; 
- Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT nói chung và quy hoạch tổng thể 
phát triển hệ thống CBVN đã được Bộ GTVT hoặc Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt; 
- Bối cảnh quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến lượng hàng thông qua cảng 
biển; 
- Nhu cầu vận tải quá cảnh và trung chuyển của các nước trong khu vực 
đối với Việt Nam; 
- Quy hoạch tổng thể của các chuyên ngành điện, than, xi măng, phân 
bón, thép,...); 
- Các dự án nghiên cứu quy hoạch, khả thi, tiền khả thi các bến cảng đã 
được nghiên cứu trước đây. 
2.5.2.3. Phƣơng pháp dự báo 
 Như đã trình bày các phương pháp dự báo chung mang tính lý thuyết ở 
trên, ở phần này sẽ tập trung đề cập đến các phương pháp dự báo được áp 
dụng để dự báo lượng hàng nói chung và lượng hàng container thông qua 
cảng biển nói riêng đã và đang được sử dụng ở Việt Nam và một số nước trên 
 69 
thế giới. Nhìn chung, các phương pháp này cũng dựa trên nền tảng các 
phương pháp dự báo chung, mang tính lý thuyết ở trên. 
Có thể thấy, các phương pháp dự báo lượng hàng thông qua cảng biển 
nói riêng, cũng áp dụng các phương pháp dự báo nhu cầu vận tải đường biển 
nói chung. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam, trong dự báo lượng hàng thông qua 
cảng biển thường kết hợp hai phương pháp: phương pháp kịch bản KT-XH và 
phương pháp ngoại suy thông qua các mô hình. [5] 
 Các phƣơng pháp ngoại suy: 
Bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành 
trong quá khứ để làm dự báo cho tương lai. Giả thiết cơ bản của phương pháp 
này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ và những quy luật phát triển của đối 
tượng dự báo trong quá khứ cho tương lai. Thông tin cung cấp cho phương 
pháp ngoại suy là số liệu về động thái của đối tượng dự báo trong quá khứ 
qua một số năm nhất định, thông thường yêu cầu khoảng thời gian quá khứ có 
số liệu phải lớn hơn nhiều lần khoảng gian làm dự báo. Phương pháp ngoại 
suy có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm chính là không tính được 
ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kết quả dự báo. 
Dự báo lượng hàng thông qua cảng biển theo phương pháp này dựa trên 
mối quan hệ tương quan giữa lượng hàng thông qua cảng biển với một số chỉ 
tiêu KT-XH chủ yếu. 
- Phƣơng pháp ngoại suy thông qua hàm tuyến tính: 
Nếu chuỗi số liệu chỉ phụ thuộc vào biến thời gian thì tiện lợi nhất là sử 
dụng phương pháp ngoại suy theo hàm xu thế theo lý thuyết các phương 
pháp dự báo, thì đây chính là phương pháp dự báo bằng các mô hình xu thế . 
Ngoài các dạng hàm xu thế đã nêu ở trên, còn có hàm xu thế có trọng số. Hàm 
xu thế có trọng số là sự mở rộng của 6 dạng trên, trên quan điểm cho rằng: 
những số liệu càng gần với hiện tại, càng mang nhiều thông tin hơn, do đó 
người ta gắn cho mỗi nút của chuỗi một trọng số, sao cho số sau có trọng số 
 70 
cao hơn số trước. Chính vì vậy, hàm xu thế có trọng số cho độ chính xác cao 
hơn, tuy nhiên tính toán cũng phức tạp hơn. 
Ưu, nhược điểm và những tồn tại khi áp dụng phương pháp này vào 
Việt Nam: 
Bản chất của biến thời gian là bao hàm nhiều nhân tố mang tính chất 
phát triển tất yếu. Nếu chuỗi số liệu tương quan chặt chẽ với biến thời gian thì 
dự báo theo mô hình này rất thuận lợi. Nhược điểm của hàm này là chấp nhận 
giả thiết: Tương lai là quy luật của quá khứ kéo dài. Điều đó chỉ phù hợp với 
các dự báo ngắn hạn. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng 
của khoa học - kỹ thuật, người ta thấy rằng cứ sau 5 -7 năm lại có những yếu 
tố mới tác động vào đối tượng làm thay đổi xu thế của nó. Điều đó đã hạn chế 
khả năng áp dụng của hàm xu thế. 
- Phƣơng pháp ngoại suy thông qua mô hình hồi quy: 
Theo lý thuyết về phương pháp dự báo thì đây chính là phương pháp dự 
báo bằng phân tích hồi quy. 
Tuy nhiên, mô hình đòi hỏi một số điều kiện khá chặt, phải đảm bảo 
các nguyên tắc cơ bản sau: 
- Dạng hàm phải phản ánh đúng bản chất của mối tương quan giữa nhu 
cầu vận tải hàng hóa lượng hàng thông qua cảng biển với các chỉ tiêu KT-
XH lựa chọn; 
- Các chỉ tiêu KT-XH được chọn phải đúng là các chỉ tiêu có ảnh 
hưởng lớn nhất đến nhu cầu vận tải hàng hóa lượng hàng thông qua cảng 
biển); 
- Chuỗi số liệu xây dựng hàm phải đủ lớn; 
- Các hệ số hồi quy khác 0; 
- Không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập, nếu có phải 
loại biến; 
 71 
- Nếu có hiện tượng tự tương quan cần phải nghiên cứu đưa thêm biến 
độc lập vào mô hình; 
Các thiếu sót thường gặp các vấn đề sau: 
- Dấu của hệ số hồi quy sai dấu ; 
- Chọn biến cơ sở; 
- Xác định đúng độ trễ của chỉ tiêu; 
- Đồng nhất các đại lượng đơn vị đo, khoảng thời gian . 
Hàm hồi quy để dự báo trong quy hoạch thường có dạng: 
Yi = a0 + a1.X1i + a2.X2i + Ui (2.31) 
Trong đó: 
a0, a1, a2: các hệ số hồi quy. 
Yi: khối lượng vận tải lượng hàng qua cảng ở năm i. 
X1i: giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu ở năm thứ i. 
X2i: giá trị GDP ở năm thứ i. 
Ưu, nhược điểm và những tồn tại khi áp dụng phương pháp này vào 
Việt Nam: 
Phép biện chứng chỉ ra rằng, mỗi sự vật hiện tượng đều có các mối 
quan hệ, tác động qua lại với nhiều sự vật hiện tượng khác nhau trong quá 
trình vận động và phát triển. Trong vô số liên hệ, có mối liên hệ chủ yếu và 
thứ yếu. Bởi vậy, nếu các chuỗi số liệu thống kê phản ánh được quá trình vận 
động và phát triển của mỗi yếu tố thì mô hình hồi quy là mô hình đáng tin 
cậy. Nó không những chỉ ra các mối quan hệ giữa từng yếu tố cấu thành biến 
ngoại với chỉ tiêu nghiên cứu biến nội mà còn cho thấy quan hệ giữa các 
yếu tố ra sao. Nó chỉ ra mỗi biến độc lập thay đổi một lượng thì biến phụ 
thuộc thay đổi bao nhiêu. Hơn nữa, chuỗi số liệu không cần đầy đủ, thiếu một 
số năm xen giữa vẫn sử dụng được. 
 72 
Mô hình hồi quy được sử dụng khá rộng rãi ở các nước, nhất là khối 
SEV cũ, do số liệu của họ tăng tiến ổn định, nên hệ số tương quan chặt và sai 
số dự báo khá nhỏ. 
Ở nước ta, mô hình hồi quy đã được sử dụng nhiều năm nay trong dự 
báo. Tuy nhiên, trong dự báo lượng hàng thông qua cảng mô hình mới chỉ đề 
cập đến hai chỉ tiêu kinh tế chính đó là GDP và KNXNK, chưa đề cập đến các 
chỉ tiêu khác. Đặc biêt với hàng container thông qua cảng còn chịu ảnh hưởng 
của nhiều chỉ tiêu KT-XH khác nữa. 
 Phƣơng pháp kết hợp ngoại suy xu thế với một số dạng khác: 
Phương pháp này, bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp sử 
dụng hàm xu thế và tự hồi quy; Phương pháp sử dụng hàm xu thế và mùa vụ. 
- Phƣơng pháp sử dụng hàm xu thế và tự hồi quy: 
Khi phối hợp giữa hàm xu thế và tự hồi quy sẽ cho kết quả tốt hơn, cụ 
thể là sai số dự báo nhỏ hơn. Nội dung của phương pháp này như sau: Giả sử 
chuỗi thời gian có dạng hàm xu thế là f t , tiến hành xác định hàm f t và tính 
hệ số tự tương quan, mô hình dự báo có dạng như sau: 
 Yt = r.Yt-1 + (a + b.t) + t (2.32) 
- Phƣơng pháp sử dụng hàm xu thế và mùa vụ: 
Phương pháp sử dụng hàm xu thế và mùa vụ bao gồm: Phương pháp 
chỉ số mùa và phương pháp giải thích điều hòa. 
 Phƣơng pháp chỉ số mùa có mô hình dự báo dạng như sau: 
Yt = Xt.t + t (2.33) 
Trong đó: 
Xt là thành phần xu thế được xác định từ chuỗi số liệu đã được trung 
bình trượt có số bước bằng số mùa. 
t là thành phần dao động mùa vụ được tính theo công thức: t= Yt/Xt 
Phƣơng pháp giải thích điều hòa có mô hình dự báo dạng như sau: 
Yt = Xt + t + t (2.34) 
 73 
Ưu, nhược điểm và những tồn tại khi áp dụng phương pháp này vào 
Việt Nam: 
Nhu cầu vận tải mang tính mùa rõ rệt. Vận tải hàng hóa phụ thuộc 
nhiều vào thời tiết. Do đó, mô hình kết hợp hàm xu thế với mô hình khác có 
nhiều ưu điểm. Nó làm cho dự báo đa dạng hơn, phong phú hơn và chính xác 
hơn. Song đều dựa trên giả thiết cốt lõi là tồn tại một xu thế, cho nên chuỗi 
thời gian không có điều kiện đó thì không thế sử dụng được. Thực tế trong vài 
ba năm xu thế thay đổi không nhiều, nên dùng trong dự báo ngắn hạn sẽ cho 
kết quả tốt. 
- Phƣơng pháp ngoại suy đƣợc dự báo thông qua mô hình đàn hồi: 
Bản chất của phương pháp này là xác định được hàm tương quan của 
khối lượng vận tải với tổng sản phẩm nội địa GDP – cụ thể là xét mối tương 
quan giữa tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận tải và tốc độ tăng trưởng 
GDP ở một thời điểm ti nào đó: 
 (2.35) 
Trong đó: yt, yt-1 là khối lượng vận tải khối lượng hàng qua cảng ở 
năm t và năm t-1; 
xt, xt-1 là giá trị GDP ở năm t và t-1; 
E t là hệ số đàn hồi. 
Sau khi xây dựng được hàm tương quan: 
 E(t) = F(yt, xt) (2.36) 
 Có thể xác định được giá trị của hệ số đàn hồi E t ở bất kỳ thời điểm 
nào trong tương lai. 
Căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH của cả nước địa phương xác 
định được tốc độ tăng của GDP của từng thời điểm trong tương lai. 
Từ đó sẽ xác định được tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận tải hàng 
hóa qua cảng ở các thời điểm trong tương lai, cộng với khối lượng hàng 
 74 
 lượng hàng thông qua cảng hiện tại, chúng ta dự báo được khối lượng hàng 
yêu cầu thông qua cảng trong tương lai. 
Phương pháp này được áp dụng phổ biến để dự báo lượng hàng qua 
cảng với những ưu, nhược điểm đã được phân tích trên. Tuy nhiên, phương 
pháp dự báo này hoàn toàn chỉ dựa vào GDP, và hệ số đàn hồi thường tính ra 
không chính xác. 
Hình 2.1. Sơ đồ dự báo khối lượng hàng hoá theo phương pháp mô hình đàn hồi 
 Các phƣơng pháp mô hình hóa: 
Người ta gọi phương pháp dùng các ký hiệu, vật thể để mô tả các mối 
quan hệ, các hành vi của một hệ thống nào đó là phương pháp mô hình hóa. 
Bản chất của phương pháp này là sự kế thừa của phương pháp ngoại suy và 
Hiện trạng 
KTXH (GDP) 
Hiện trạng 
hàng qua cảng 
Dự báo Phát triển 
KTXH 
2020 – 2030 (GDP) 
Xác định mối tương quan 
giữa GDP và 
Khối lượng hàng thông qua cảng 
Tính toán dự báo khối lượng 
hàng thông qua cảng 
2020 - 2030 
Phân tích đánh giá lựa chọn 
kết quả dự báo 
 75 
phương pháp chuyên gia. Trong các loại mô hình thì mô hình toán kinh tế 
được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất trong phân tích và dự báo. Trong 
phương pháp mô hình hóa có phương pháp mô hình hóa mô phỏng. 
Phương pháp mô hình hóa mô phỏng nhằm nghiên cứu một hệ thống 
phức tạp chưa biết trên cơ sở mô phỏng hoạt động của một hệ đã biết. Hệ 
thống mô phỏng phải đạt được hai tiêu chuẩn: 
+ Mô hình mô tả tiện lợi cho công tác nghiên cứu; 
+ Hoạt động của hệ thống này càng giống với hệ thống cần nghiên cứu 
thì dự báo càng tốt. 
Phương pháp này có những ưu, điểm chính sau: 
+ Mô tả khá gần các quan hệ của một hệ thống động và phức tạp; 
+ Mỗi kết quả được suy ra từ những giả thiết và cơ sở khoa học khá 
chặt chẽ; 
+ Phương pháp khai thác được hiệu quả cao của máy tính điện tử, hạn 
chế được tính cứng nhắc của toán học để lựa chọn các tình huống có xác suất 
cao trong hệ thống có độ bất định lớn. 
Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm là: 
+ Vẫn còn mang tính chủ quan của chuyên gia; 
+ Đòi hỏi lượng thông tin lớn và chính xác. Điều đó chưa phù hợp với 
nước ta. 
 Phƣơng pháp kịch bản KT-XH: 
Từ đầu thập kỷ 80 đến nay người ta nói nhiều đến phương pháp kịch 
bản. Nó nẩy sinh do nhu cầu của nền kinh tế mở, độ bất định cao và phát triển 
theo nhiều hướng. 
Phương pháp kịch bản có thể coi như sự kết hợp nhiều phương pháp, 
trong đó chủ yếu là hai phương pháp mô hình hóa và chuyên gia. Người ta 
thiết lập một hệ các đẳng thức, bất đẳng thức để mô tả mối quan hệ giữa các 
phần tử của đối tượng. Các tham số, các ràng buộc được chia làm hai phần. 
 76 
Phần cố định cho mọi kịch bản biểu thị nền tảng cơ sở xuất phát của các 
phương án là giống nhau. Phần biến động phụ thuộc vào từng phương án biểu 
thị sự khác nhau giữa các kịch bản. Kịch bản là một bản mô tả có giải thích về 
những sự kiện dẫn đến tương lai. Về hình thức, các kịch bản dự báo kinh tế 
tương tự như kịch bản điện ảnh, trong đó mô tả sự phát triển của hành động 
và các tình huống của nó thông qua một chuỗi logic nguyên nhân và kết quả. 
Tư tưởng của kịch bản thường do các chuyên gia kinh tế đề xuất, sau 
đó các chuyên gia toán tìm cách mô hình hóa bằng các chỉ tiêu cụ thể. Đây là 
khâu khó khăn nhất bởi vì những ý đồ viết bằng lời văn này phải lượng hóa 
thành những biểu thức toán học. Và trong vô số mối quan hệ, ràng buộc thì 
phải biết lựa chọn cái gì, loại bỏ cái gì để cho mô hình súc tích, đầy đủ, nhưng 
không quá phức tạp. 
Phương pháp kịch bản có nhiều ưu điểm. Nó thể hiện được tính đa 
dạng cao của hệ kinh tế, đồng thời làm tốt hai chức năng tham mưu và khuyến 
nghị. 
Phương pháp kịch bản được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là 
trong các tổ chức liên quốc gia. 
Ở Việt Nam, phương pháp kịch bản KT-XH được ưu tiên sử dụng khi 
dự báo chi tiết từng mặt hàng, cho từng bến cảng và đặc biệt là cảng mới phát 
sinh. Việc áp dụng phương pháp kịch bản KT-XH để dự báo hàng thông qua 
cảng được tiến hành qua các bước sau: 
Bước 1: Dự báo sản xuất các mặt hàng chính của khu vực nghiên cứu. 
Bước 2: Dự báo tiêu thụ các mặt hàng chính của khu vực nghiên cứu. 
Bước 3: Cân đối sản xuất tiêu thụ các mặt hàng chính để xác định nhu 
cầu vận tải từng mặt hàng. 
 77 
Bước 4: Phân bổ luồng hàng hợp lý cho các phương thực vận tải trên 
toàn mạng GTVT trong tương lai, từ đó xác định được luồng hàng vận tải vào 
năm mục tiêu theo từng mặt hàng và từng phương thức vận tải. 
Bước 5: Dự báo hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực nghiên cứu. 
Bước 6: Dự báo hàng quá cảnh thông qua cảng biển. 
Hình 2.2. Sơ đồ phương pháp luận dự báo theo phương pháp kịch bản 
Dự báo kinh tế vĩ mô: Dân số, GDP, và cơ cấu GDP 
Dự báo sản xuất, 
tiêu thụ các mặt 
hàng chính 
Dự báo hàng 
xuất, nhập 
khẩu 
Cân đối dư 
thừa/thiếu từng 
mặt hàng 
Phân bổ luồng hàng 
 kết hợp bài toán phân bổ 
và ma trận OD) 
VT Sắt VT Sông VT Bộ VT Biển 
Các tuyến vận tải chủ yếu 
và hàng thông qua cảng 
1) Dự báo nhu cầu vận tải 
tảitả
i 
2) Phương thức vận chuy n 
chuy ntải
i 
3) Dự báo hàng thông qua cảng 
cảng
i 
 78 
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm: Do giá trị chủ 
yếu của phương pháp pháp này là khả năng tổng hợp và khả năng thể hiện các 
tình huống phức tạp của nó, cho nên người làm dự báo phải có chuyên môn 
sâu, hiểu biết rộng, giàu kinh nghiệm thực tế và nhất là phải có nhiều thông 
tin về đối tượng dự báo. Chính vì vậy để dự báo lượng hàng qua cảng nhất là 
hàng container rất khó sử dụng phương pháp này. 
 Phƣơng pháp dự báo bốn bƣớc: 
Đây là sự kết hợp giữa phương pháp ngoại suy và phương pháp kịch 
bản. Nội dung các bước của phương pháp dự báo bốn bước như sau: 
- Bước 1: Dự báo phát sinh thu hút nhu cầu vận tải; 
- Bước 2: Phân bổ vận tải giữa các vùng giữa các tỉnh tức là xây dựng 
ma trận OD liên tỉnh điểm đi, điểm đến của hàng hóa ; 
- Bước 3: Phân chia thị phần giữa các phương thức vận tải; 
- Bước 4: Phân công vận tải trên các luồng tuyến. 
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dự báo nhu cầu vận tải trên 
toàn mạng lưới giao thông trong đó có vận tải đường biển và dự báo lượng 
hàng thông qua cảng biển. 
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi khối lượng công việc rất lớn, tốn 
rất nhiều thời gian và nguồn lục. Để xây dựng được ma trận OD đòi hỏi công 
tác điều tra thu thập số liệu rất lớn, công phu. Vì vậy nếu chỉ dự báo riêng 
hàng container thông qua cảng biển không nên áp dụng phương pháp này. 
 Các phƣơng pháp chuyên gia: 
Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các 
chuyên gia để làm kết quả dự báo. 
Các phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thường dùng là: Phỏng vấn, hội 
đồng, Delphi, tấn công não, trực cảm. 
Nhược điểm của phương pháp chuyên gia là mang tính chủ quan. Thời 
gian ngắn nhất cũng phải mất một tháng với chi phí không nhỏ. Hàng ngũ 
 79 
chuyên gia của nước ta hiện nay ít ổn đ

File đính kèm:

  • pdfluan_an_xay_dung_mo_hinh_du_bao_luong_hang_container_thong_q.pdf
  • pdfBia LATS cua Hang.pdf
  • pdfBia tom tat TLTS cua Pham Thi Thu Hang.pdf
  • pdfPhu luc luan an TS cua Pham Thi Thu Hang ngay 12_12_2017.pdf
  • pdfthong tin luan an tien si cua pham thi thu hang (tieng anh).pdf
  • pdfthong tin luan an tien si cua pham thi thu hang (tieng viet).pdf
  • pdfTom_tat_LA_cua_Pham Thi Thu Hang ngay 11_12_2017 kho A4 ban final (1).pdf