Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 09/04/2025 110
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng

Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và giải pháp nâng cao hệ số thu hồi đối với thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ sư tử đen và sư tử vàng
 Đông lô 15-1 nằm ở 
phần Tây Bắc bồn trũng trầm tích Cửu Long, cách thành phố Vũng 
Tàu khoảng 120km về phía Đông Đông Nam. 
1.2. Các thành tạo địa chất 
Tham gia vào cấu trúc địa chất ở khu vực mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử 
Vàng gồm móng trước Kainozoi và trầm tích lớp phủ Kainozoi. Móng 
trước Kainozoi gồm các đá granit, grandodiorit và các đai mạch. Các 
thành tạo trầm tích lớp phủ Kainozoi được chia thành 6 hệ tầng (Trà 
Cú, Trà Tân, Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng Nai và Biển Đông) tương ứng 
với 7 tập địa chấn (E, D, C, BI, BII, BIII và A). 
1.3. Đặc điểm kiến trúc 
1.3.1. Hình thái kiến trúc nóc móng và các tầng 
Theo đường khép kín 3100m, cấu tạo Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng 
được phân chia thành 3 cấu tạo bậc hai là cấu tạo Sư Tử Đen, cấu tạo 
Sư Tử Vàng và cấu tạo Sư Tử Chúa. Cấu tạo Sư Tử Đen có chiều dài 
6 
15km và chiều rộng 3km, cấu tạo Sư Tử Vàng có chiều dài 13km và 
chiều rộng 2,2km. 
Tập E phủ bất chỉnh hợp lên móng và vắng mặt ở phần trung tâm 
của cấu tạo Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng. Trong khi đó các tập D, C và 
BI phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu. 
1.3.2. Đặc điểm hệ thống đứt gãy chính 
Trong phạm vi vùng nghiên cứu đã ghi nhận 21 đứt gãy và hệ đứt 
gãy chính cắt qua móng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình 
thành các cấu tạo gây phá hủy cũng như khống chế cấu tạo móng được 
chia làm 4 nhóm đứt gãy chính theo phương: nhóm phương vĩ tuyến, 
á vĩ tuyến; nhóm phương Đông Bắc – Tây Nam; nhóm phương Tây 
Bắc – Đông Nam; và nhóm phương kinh tuyến – á kinh tuyến. 
1.3.3. Phân tầng cấu trúc 
Tham gia vào cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu gồm 3 tầng 
kiến trúc phản ánh 3 chế độ địa động lực khác nhau: tầng kiến trúc 
móng trước Kainozoi; tầng kiến trúc rift Kainozoi sớm; và tầng kiến 
trúc lớp phủ thềm Kainozoi muộn. 
1.4. Lịch sử phát triển địa chất khu vực mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử 
Vàng 
Sau khi thành tạo móng trước Kainozoi, bồn trũng Cửu Long chịu 
ảnh hưởng của giai đoạn tạo rift Eoxen – Oligoxen và giai đoạn sau 
tạo rift Mioxen – Đệ Tứ. Các hoạt động kiến tạo trong các giai đoạn 
này ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất vỉa của khối móng trước 
Kainozoi. 
1.4.1. Giai đoạn tạo rift 
Đây là giai đoạn phá hủy bề mặt san bằng, tạo nên các địa hòa, bán 
địa hào và địa lũy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành hệ thống 
7 
đứt gãy trong móng và các trầm tích phủ trực tiếp lên móng được khởi 
đầu vào Eoxen – Oligoxen và kết thúc vào cuối Oligoxen trên. 
1.4.2. Giai đoạn rìa lục địa thụ động bình ổn (giai đoạn sau tạo rift) 
Xảy ra vào thời kỳ Mioxen dưới cho đến hiện nay, các hoạt động 
đứt gãy rất yếu và gần như không còn, trầm tích có đặc điểm chung là 
phân bố rộng, không biến vị uốn nếp và gần như nằm ngang. 
1.5. Đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử 
Vàng 
Trong khu vực nghiên cứu,trầm tích Oligoxen rất giàu vật chất hữu 
cơ là nguồn sinh dầu khí chính, tồn tại hai loại đá chứa chủ đạo gồm 
móng nứt nẻ và cát kết, trong đó móng nứt nẻ trước Kainozoi là đối 
tượng chứa dầu chính (đối tượng nghiên cứu của luận án) được chắn 
bởi tập sét thuộc trầm tích Oligoxen. 
1.6. Đặc điểm động thái khai thác 
Khu vực nghiên cứu có đặc điểm chung về động thái khai thác là 
giai đoạn đầu giếng thường được khai thác với lưu lượng dầu cao và 
ổn định, sau khi nước xâm nhập vào giếng khai thác thì lưu lượng dầu 
giảm đáng kể, và độ ngập nước tăng nhanh. Quá trình bơm ép nước 
chủ yếu chỉ được triển khai trong khu vực khai thác sớm, mặc dù bơm 
ép không liên tục, nhưng áp suất vỉa luôn được duy trì khoảng 3000psi 
cao hơn áp suất bão hòa của dầu (1100psi). 
Khác với khu vực Tây Nam mỏ Sư Tử Đen và mỏ Sư Tử Vàng, 
khu vực Đông Bắc mỏ Sư Tử Đen không chỉ có độ ngập nước tăng 
theo thời gian, mà tỷ số khí dầu của một số giếng khai thác còn tăng 
lên do áp suất vỉa giảm xuống dưới áp suất bão hòa (4050psi) sau vài 
tháng đưa vào khai thác, làm giảm đáng kể lưu lượng khai thác. Mặc 
dù có nhiều giếng khai thác với độ ngậm khí của dầu cao, nhưng cho 
8 
tới nay, khu vực Đông Bắc mỏ Sư Tử Đen chưa áp dụng giải pháp 
bơm ép nước duy trì áp suất vỉa. 
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT TRONG 
MÓNG NỨT NẺ TRƯỚC KAINOZOI MỎ SƯ TỬ ĐEN VÀ SƯ 
TỬ VÀNG 
2.1. Đặc điểm thạch học của móng nứt nẻ trước Kainozoi 
Móng nứt nẻ mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng có thể chia thành hai 
nhóm đá chính: (i) đá macma xâm nhập gồm granit và granodiorit, 
trong đó chủ là granit được chia thành hai loại là granit biotit và granit 
biotit – hocblend dựa theo thành phần khoáng vật mafic; (ii) các đá 
mạch gồm đai mạch felsic và đai mạch mafic. 
Các loại đá granodiorit và đai mạch chiếm thể tích không lớn và 
chưa thể xác định được sự phân bố của chúng trong không gian (Hình 
2.1) 
Hình 2.1. Tỷ lệ loại đá móng 
nứt nẻ trước Kainozoi của khu 
vực mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử 
Vàng 
2.2. Hoạt động biến đổi thứ sinh ở mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng 
Quá trình biến đổi thứ sinh của đá móng nứt nẻ mỏ Sư Tử Đen và 
Sư Tử Vàng gồm quá trình phong hóa và quá trình thủy nhiệt. 
2.2.1. Quá trình phong hóa 
Quá trình phong hóa làm tăng tính chất rỗng thấm trong những 
vùng gần nóc móng chịu tác động trực tiếp của nắng, gió và sự thay 
đổi của khí hậu. Tuy nhiên, sản phẩm của quá trình phong hóa là những 
khoáng vật thứ sinh như sét chúng di chuyển và lấp từng phần hay toàn 
54.2
29.1
7.3
5.6
3.8
Granit biotit
Granit biotit hocblend
Granodiorit
 ch felsic
 ch maf ic
9 
phần hệ thống nứt nẻ được hình thành trước đó nằm sâu trong khối 
móng làm giảm tính chất rỗng thấm của khối móng. 
2.2.2. Quá trình biến đổi thủy nhiệt 
Quá trình biến đổi thủy nhiệt gồm serixit hóa, canxit hóa, epidot 
hóa, saussurit hóa, clorit hóa và zeolit hóa của plagiocla xuất hiện ở 
các mức độ khác nhau và xảy ra ở tất cả các loại đá. Sản phẩm của các 
quá trình này là các khoáng vật thứ sinh, có ảnh hưởng trực tiếp đến 
chất lượng đá chứa. 
2.2.3. Mức độ biến đổi thứ sinh của đá móng nứt nẻ trước Kainozoi 
Căn cứ vào tổng hàm lượng các khoáng vật thứ sinh và tính toán 
bán định lượng cho thấy mức độ biến đổi của đá trong khu vực mỏ Sư 
Tử Đen và Sư Tử Vàng ở mức độ mạnh và ở mỏ Sư Tử Đen nhìn 
chung mạnh hơn ở mỏ Sư Tử Vàng. 
2.3. Đặc điểm đứt gãy và khe nứt 
Trong phạm vi mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng ghi nhận được 243 
đứt gãy phân bố ở độ sâu từ nóc móng đến 4200m. Các đứt gãy này 
gây phá hủy móng, khống chế các khối kiến trúc trong móng, làm dịch 
chuyển nóc móng và tạo các đới nứt nẻ sinh kèm trong và rìa khối 
móng. Theo phương kéo dài chia làm 4 nhóm đứt gãy chính: nhóm 
phương vĩ tuyến, á vĩ tuyến (16 đứt gãy); nhóm phương Tây Bắc – 
Đông Nam (131 đứt gãy); nhóm phương kinh tuyến, á kinh tuyến (47 
đứt gãy); và nhóm phương Đông Bắc – Tây Nam (49 đứt gãy). 
2.4. Đặc điểm chế độ thủy động lực của khối móng trước Kainozoi 
mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng 
2.4.1. Nguồn năng lượng tự nhiên của vỉa 
Dựa vào tính chất PVT của dầu, áp suất vỉa trong quá trình khai 
thác, quy mô phân bố của từng loại dầu, kết quả phân tích thành phần 
khoáng vật của nước khai thác, đặc điểm phân bố tính chất rỗng thấm 
10 
của tầng móng, phương trình cân bằng vật chất, và kết quả mô hình 
mô phỏng cho thấy nguồn nước áp sườn là nguồn năng lượng chính 
cung cấp cho quá trình khai thác mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng. 
2.4.2. Mức độ lưu thông thủy lực trong móng 
Dựa vào tài liệu áp suất, và tính chất của chất lưu cho thấy khu vực 
Đông Bắc mỏ Sư Tử Đen hoàn toàn không lưu thông với các khu vực 
khác trong mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng, khu vực Tây Nam mỏ Sư 
Tử Đen có lưu thông với khu vực mỏ Sư Tử Vàng . Tuy nhiên, trong 
cùng khu vực mỏ, theo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa 
các giếng trong quá trình khai thác có thể chia ra thành khu vực chính 
như hình 3.2 và hình 3.3, giữa các khu vực này có mức độ lưu thông 
thủy động lực kém hoặc không lưu thông với nhau. 
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT 
ĐẾN HỆ SỐ THU HỒI DẦU TRONG ĐÁ MÓNG NỨT NẺ MỎ 
SƯ TỬ ĐEN VÀ SƯ TỬ VÀNG 
3.1. Đặc điểm của hệ số thu hồi. 
Hệ số thu hồi dầu theo phương pháp sơ cấp và thứ cấp của móng 
nứt nẻ được tính theo công thức sau: 
RF = (EDmacro * δmacro + EDmicro * δmicro )* EA*EI 
Trong đó: RF: hệ số thu hồi dầu; EDmacro và EDmicro: hệ số đẩy dầu 
của đới nứt nẻ lớn và vi nứt nẻ tương ứng; δmacro, δmicro: tỷ phần 
nứt nẻ lớn và vi nứt nẻ trong móng; EA: hệ số quét theo diện; EI: hệ số 
quét theo chiều thẳng đứng. 
Do hệ số đẩy dầu và hệ số quét phụ thuộc vào đặc tính vỉa, tính 
chất của chất lưu, đặc điểm của nguồn năng lượng vỉa, và yếu tố công 
nghệ như mạng lưới giếng khai thác và bơm ép, vì vậy, để nghiên cứu 
các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến hệ số thu hồi dầu mỏ Sư Tử Đen và 
11 
Sư Tử Vàng, cần nghiên cứu các yếu tố địa chất ảnh hưởng tới hệ số 
đẩy dầu và hệ số quét. 
3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất đến đặc tính vỉa chứa 
3.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học 
Mỗi loại đá có độ rỗng biến đổi trong khoảng khác nhau, và loại đá 
granit có tính chất vỉa tốt nhất do có chứa nhiều thạch anh giòn và dễ 
bị phá hủy trong quá trình hoạt động kiến tạo. Trong khi đó khối móng 
nứt nẻ mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng có thành phần thạch học tương 
đối đồng nhất chủ yếu là granit, ít gặp granodiorit và đai mạch. Vì vậy, 
đây là yếu tố địa chất có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành và 
phát triển tính chất rỗng thấm của đối tượng nghiên cứu. Yếu tố địa 
chất này cũng có ảnh hưởng tốt đến hệ số thu hồi dầu. 
3.2.2. Ảnh hưởng của đặc điểm đứt gãy và khe nứt 
3.2.2.1. Ảnh hưởng tới đặc trưng rỗng thấm 
Vai trò của đứt gãy và khe nứt đã được khẳng định bằng tài liệu 
giếng khoan, tài liệu thử vỉa và đo dòng. Đặc trưng rỗng thấm của đứt 
gãy giảm theo chiều sâu và khoảng cách tới đứt gãy tăng lên, và phụ 
thuộc vào loại đứt gãy. Vì vậy, trong khu vực nghiên cứu các đứt gãy 
bắt gặp tại giếng được NCS chia thành ra ít nhất thành 04 loại từ tốt 
đến xấu dựa theo các tiêu chí trong bảng 3.1. 
Bảng 3. 1. Tiêu chí phân loại đứt gãy theo tài liệu giếng khoan 
Loại 
đứt 
gãy 
Mất dung dịch 
trong quá trình 
khoan 
Dấu hiệu 
cho dòng 
theo 
kết quả PLT 
Biểu hiện 
đới nứt nẻ 
theo 
tài liệu Log 
Biểu hiện 
dầu khí 
trong quá 
trình khoan 
Loại 1 
Mất toàn bộ 
dung dịch 
Có Có Có 
Loại 2 Mất một phần Có thể Có Có 
12 
Loại 
đứt 
gãy 
Mất dung dịch 
trong quá trình 
khoan 
Dấu hiệu 
cho dòng 
theo 
kết quả PLT 
Biểu hiện 
đới nứt nẻ 
theo 
tài liệu Log 
Biểu hiện 
dầu khí 
trong quá 
trình khoan 
Loại 3 Không Không Có Có 
Loại 4 Không Không 
Không, 
hoặc không 
rõ 
Không, hoặc 
không rõ 
Hệ thống đứt gãy ở mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng được phân loại 
theo nguyên tắc sau: (i) những đứt gãy bắt gặp bởi giếng được phân 
loại theo kết quả giếng khoan; (ii) những đứt gãy không cắt qua giếng 
được phân loại ở cùng mức với các đứt gãy gặp trong giếng khoan mà 
có dị thường địa chấn và các đặc điểm đứt gãy gần tương đương. Kết 
quả phân loại đứt gãy ở mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng được thể hiện 
trên hình 3.1. Mỗi loại đứt gãy có quan hệ giữa độ rỗng với chiều sâu 
và khoảng cách tới mặt đứt gãy của từng loại đứt gãy được xác định 
như bảng 3.2. 
13 
Hình 3.1. Bản đồ phân bố các đứt gãy khu vực nghiên cứu tại độ sâu 
3250m 
Bảng 3.2. Phương trình tính độ rỗng của mỗi loại đứt gãy 
Loại 
đứt 
gãy 
Quan hệ độ rỗng với chiều sâu và khoảng cách tới mặt 
đứt gãy 
Loại 1 0,102 x (0,102-0,01032 x ln(TOB) x 10(10 -2,3 x (DTF_1/250)) 
Loại 2 0,073 x (0,073-0,00936 x ln(TOB) x 10(10 -2,3 x (DTF_2/100)) 
Loại 3 0,06 x (0,06-0,00655 x ln(TOB) x 10(10 -2,3 x (DTF_3/70)) 
Loại 4 0,0586 x (0,0586-0,00564 x ln(TOB) x 10(10 -2,3x (DTF_4/59)) 
Trong đó: TOB: khoảng cách từ mặt móng tới một điểm bất kỳ; DTF: 
là khoảng cách từ điểm bất kỳ tới mặt đứt gãy. 
3.2.2.2. Ảnh hưởng tới mức độ lưu thông thủy động lực và mức độ bất 
đồng nhất 
Mỏ Sư Tử Đen được chia ra thành 5 khối (Hình 3.2) và mỏ Sư Tử 
Vàng được chia thành 6 khối (Hình 3.3). Mỗi khối có tính chất vỉa, 
14 
chế độ thủy động lực và đặc trưng khai thác khác nhau làm ảnh hưởng 
rất lớn tới hệ số thu hồi của mỏ (Mỏ càng bị chia cắt ra nhiều khối nhỏ 
có chế độ thủy động lực riêng biệt thì khả năng thu hồi dầu càng nhỏ). 
Khu vực có mật độ đứt gãy nhiều hoặc có nhiều đứt gãy loại 1 hoặc 
loại 2 có tính chất vỉa tốt và khả năng cho dòng lớn, ngược lại khu vực 
có mật độ đứt gãy thấp hoặc có nhiều đứt gãy loại 3 và loại 4 có tính 
chất vỉa kém và khả năng cho dòng cũng yếu. 
Hình 3.2. Các.khối trong khu 
vực mỏ Sư Tử Đen 
Hình 3.3. Các khối trong khu 
vực mỏ Sư Tử Vàng 
3.2.3. Ảnh hưởng của các quá trình biến đổi thủy nhiệt và phong 
hóa 
Quá trình phong hóa và quá trình biến đổi thủy nhiệt tạo ra các 
khoáng vật thứ sinh, chúng lấp đầy từng phần hay toàn phần không 
gian lỗ hổng của các khe nứt và hang hốc làm giảm độ rỗng thấm của 
đá móng. Tuy nhiên, theo quan hệ của các khoáng vật thứ sinh chính 
với khả năng chứa chưa thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình biến 
đổi đến tính chất chứa của móng. 
3.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố địa chất đến khả năng thu 
hồi dầu. 
Các mô hình trong bảng 3.3 được NCS sử dụng để nghiên cứu. 
15 
Bảng 3.3. Mô tả sơ bộ các loại mô hình sử dụng trong nghiên cứu 
Tên mô hình 
Số lượng đứt 
gãy trong mô 
hình 
Đặc điểm cơ bản của mô hình 
Mô hình đồng 
nhất đơn giản 
1 
Độ rỗng thấm phân bố đồng nhất 
trong đới đứt gãy và đới nứt nẻ. 
Mô hình bất 
đồng nhất đơn 
giản 
1 
Độ rỗng thấm thay đổi theo chiều 
sâu và khoảng cách tới bề mặt của 
đứt gãy. 
Mô hình bất 
đồng nhất cao 
Theo kết quả 
minh giải địa 
chấn của khu 
vực Tây Nam 
mỏ Sư Tử 
Vàng 
Độ rỗng thấm thay đổi theo chiều 
sâu và khoảng cách tới đứt gãy; 
tính chất này thay đổi theo từng loại 
đứt gãy; và mô hình được lặp lại 
lịch sử khai thác của các giếng đến 
tháng 12/2012. 
3.3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm đứt gãy và khe nứt. 
Mỗi loại đứt gãy ảnh hưởng trực tiếp đến trữ lượng dầu khí tại chỗ, 
động thái khai thác của giếng (Hình 3.4), nhưng không ảnh hưởng 
nhiều đến hệ số thu hồi. Tuy nhiên, nếu tổng trữ lượng dầu tại chỗ của 
đứt gãy không đổi, trữ lượng dầu phân bố trong đới đứt gãy càng nhỏ, 
thì độ ngập nước càng tăng nhanh, và hệ số thu hồi dầu càng giảm. 
16 
Hình 3.4. So sánh động thái khai thác của từng loại đứt gãy 
3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố địa chất khác 
NCS sử dụng mô hình bất đồng nhất cao trong bảng 3.3 cho việc 
dự báo các trường hợp khai thác đến hết năm 2024 (hết thời hạn hợp 
đồng của lô 15.1) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố địa 
chất khác đến hệ số thu hồi dầu. 
3.3.2.1. Ảnh hưởng của nguồn năng lượng vỉa – nước áp sườn 
Nguồn nước áp sườn có vai trò rất quan trọng cho quá trình duy trì 
áp suất vỉa, tăng hệ số thu hồi dầu khoảng 31% so với trường hợp 
không có nguồn nước có áp. Nhưng đồng thời là yếu tố địa chất ảnh 
hưởng trực tiếp tới mức độ ngập nước của các giếng khai thác, và làm 
cho lưu lượng khai thác giảm nhanh. 
3.3.2.2. Ảnh hưởng của tính chất dầu 
Nếu khu vực Tây Nam mỏ Sư Tử Vàng chứa dầu có áp suất bão 
hòa cao (4050psi) tương tự như khu vực Đông Bắc mỏ Sư Tử Đen và 
mạng lưới giếng được thiết kế và hoàn thiện tương tự cho dầu có áp 
-
200,000 
400,000 
600,000 
800,000 
1,000,000 
1,200,000 
-
200 
400 
600 
800 
1,000 
1,200 
7-Nov-12 6-May-13 2-Nov-13 1-May-14 28-Oct-14 26-Apr-15 23-Oct-15 20-Apr-16
Sả
n 
lư
ợ
ng
 c
ộn
g 
dồ
n 
 t
h
ù
n
g
)
L
ư
u 
lư
ợn
g 
 t
hù
ng
 n
gà
y
)
Đứt gãy loại 1
Đứt gãy loại 2
Đứt gãy loại 3
Đứt gãy loại 4
17 
suất bão hòa thấp (1100psi) thì hệ số thu hồi dầu giảm khoảng 50% so 
với hệ số thu hồi dầu có độ bão hòa thấp. 
Tóm lại, 6 yếu tố địa chất chính ảnh hưởng tới hệ số thu hồi dầu, 
trong đó đặc điểm đứt gãy và khe nứt, tính chất dầu khí, nguồn nước 
áp sườn, và mức độ lưu thông thủy động lực là những yếu tố địa chất 
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thu hồi dầu trong đá móng nứt 
nẻ mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng. Những yếu tố địa chất này có thể 
can thiệp để gia tăng hệ số thu hồi dầu bằng công nghệ hiện nay. Mức 
độ ảnh hưởng của các yếu tố địa chất đến hệ số thu hồi dầu được xếp 
hạng như bảng 3.4. 
Bảng 3. 4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố địa chất đến hệ số thu 
hồi 
STT Những yếu tố địa chất chính 
Mức độ ảnh 
hưởng tới hệ số 
thu hồi dầu 
1 Đặc điểm đứt gãy và khe nứt Rất mạnh 
2 Tính chất PVT của dầu Mạnh 
3 Nguồn nước áp sườn Mạnh 
4 Mức độ lưu thông thủy động lực Mạnh 
5 Đặc điểm thạch học của móng 
Trung bình (Ảnh 
hưởng tốt) 
6 Quá trình phong hóa và thủy nhiệt Yếu 
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ THU HỒI 
DẦU 
4.1. Các phương pháp khai thác dầu 
Phương pháp khai thác sơ cấp, khai thác thứ cấp và khai thác tam 
cấp là ba phương pháp khai thác cơ bản cho các mỏ dầu. Hệ số thu hồi 
18 
dầu của các phương pháp phụ thuộc vào yếu tố địa chất và yếu tố công 
nghệ. Trong khu vực nghiên cứu đang được áp dụng phương pháp khai 
thác sơ cấp và thứ cấp. 
4.2. Các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu trong đá móng mỏ 
Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng 
Bốn nhóm giải pháp khai thác nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu hoặc 
tăng cường ảnh hưởng tích cực của các yếu tố địa chất để nâng cao hệ 
số thu hồi trong thân dầu móng mỏ Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng bao 
gồm: tối ưu hệ thống giếng khai thác; tối ưu khai thác và bơm ép; hạn 
chế ảnh hưởng của nước áp sườn; và khoan đan dày ở những khối có 
chế độ thủy động lực kém. 
4.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp gia tăng thu hồi dầu 
4.3.1. Tối ưu hệ thống giếng khai thác 
4.3.1. Optimization of production well system 
Để gia tăng hệ số thành công và nâng cao tiềm năng khai thác, các 
giếng khai thác được thiết kế khoan vào những khu vực có mật độ đứt 
gãy lớn, với hướng vuông góc và cắt qua các đới đứt gãy. Tuy nhiên, 
quỹ đạo giếng như vậy có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ số thu hồi dầu 
của những đới đứt gãy chưa ngập nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
việc khoan giếng khai thác với góc nghiêng lớn không những tăng khả 
năng gặp đới đứt gãy có tính chất vỉa tốt và tăng bán kính ảnh hưởng 
khai thác của giếng mà còn giúp gia tăng hệ số thu hồi dầu khoảng 
13% và giảm được chi phí đầu tư khoan giếng. 
4.3.2. Tối ưu khai thác và bơm ép 
4.3.2.1. Tăng chỉ số khai thác 
Phương pháp xử lý axít vùng cận đáy giếng và phương pháp nứt 
vỉa thủy lực có thể được xem xét áp dụng nhằm tăng chỉ số khai thác 
19 
nhằm giảm chênh áp giúp cân bằng mặt ranh giới dầu và nước trong 
quá trình khai thác: 
Xử lý axít vùng cận đáy giếng 
Thực tế cho thấy việc xử lý a xít vùng cận đáy giếng có thể tăng 
chỉ số khai thác 20% do khoáng vật nguyên sinh và thứ sinh của khối 
móng có những thành phần như canxít (CaCO3), oxít sắt, zeolit,... 
chiếm tỷ trọng không lớn so với thành phần thạch học chính 
(Plagiocla, orthocla và thạch anh, ) của khối móng, nhưng chúng đã 
tham gia lấp đầy một phần hay và toàn phần mạng vi nứt nẻ. Tuy 
nhiên, giải pháp xử lý axít vùng cận đáy giếng không mang lại kết quả 
khả quan đối với các giếng đã có chỉ số khai thác cao do những nguyên 
nhân sau: (i) các giếng có chỉ số khai thác cao thường cắt qua những 
đới nứt nẻ và đứt gãy có độ thấm cao; (ii) khi tiến hành xử lý axít, hỗn 
hợp dung môi axít chủ yếu đi vào những đới nứt nẻ có độ thấm cao, 
trong khi những đới nứt nẻ có độ thấm kém không hoặc ít được tiếp 
xúc với dung môi axít. 
Nứt vỉa thủy lực 
Do phần khung đá chủ yếu là granit có nguồn gốc từ macma xâm 
nhập, rất cứng, và có áp suất tới hạn phá vỡ lớn hơn nhiều so với đá 
trầm tích lụ

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_anh_huong_cua_cac_yeu_to_dia_chat_va_giai_ph.pdf