Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang nguyenduy 12/04/2025 140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch

Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch
ứu, tiếp cận với các tài liệu, công trình nghiên cứu, sách, tạp 
chí, bài viết, thông tin tư liệu trong nước và trên thế giới, tác giả luận 
án thấy rằng các công trình nghiên cứu đã làm rõ di sản văn hóa có vai 
trò quan trọng trong đời sống xã hội bảo tồn di sản văn hóa có nhiều 
mục tiêu, trong đó có mục tiêu phát triển du lịch. Bảo tồn di sản văn 
hóa cần phải có vai trò quản lý nhà nước, trong xây dựng cơ chế chính 
sách, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trong các 
công trình nghiên cứu chưa có công trình nào đặt vấn đề bảo tồn di sản 
văn hóa gắn với phát triển du lịch và mối liên quan giữa du lịch ở vùng 
Yên Tử và khu vực Tây Yên Tử. 
1.4. Hệ thống di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử 
Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 680 di tích được 
xếp hạng. Riêng Tây Yên Tử nằm tại 4 huyện với 187 di tích (Bảng 1, 
Phụ lục 2) mang giá trị tinh thần và nhân văn sâu sắc. Trong đó: Lục 
Nam: 74 di tích; Sơn Động: 11 di tích; Lục Ngạn: 38 di tích; Yên Dũng: 
64 di tích. Với hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ trùng điệp 
của núi rừng, kết hợp với thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú 
đã tạo nên khu vực Tây Yên Tử nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. 
8 
Còn có những di sản văn hóa phi vật thể khác liên quan như lễ hội, 
truyền thuyết, phong tục tập quán, tri thức dân gian, thi ca và di sản 
Hán - Nôm khác, 
Tiểu kết chƣơng 1 
Luận án đã nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận liên quan đến 
di sản văn hóa và du lịch. Mối quan hệ giữa nội dung quản lý di sản, 
quản lý du lịch và các quan điểm bảo tồn di sản văn hóa. Để thực hiện 
bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch ngoài sự tham gia của du 
khách, cần xem xét trách nhiệm của các bên liên quan trong đó nhà nước 
giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các doanh nghiệp 
tham gia bảo tồn di sản và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, 
cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng vừa là người tham gia, vừa là chủ 
thể trong quá trình bảo tồn di sản cũng như phát triển du lịch. 
Chƣơng 2 
THỰC TRẠNG BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA KHU VỰC 
TÂY YÊN TỬ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
2.1. Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa tại các điểm tiêu biểu 
2.1.1. Chùa Vĩnh Nghiêm 
Chùa Vĩnh Nghiêm còn có tên là chùa Đức La thuộc xã Trí Yên, 
huyện Yên Dũng. 
Chùa Vĩnh Nghiêm là công trình kiến trúc tôn giáo gồm các hạng 
mục công trình như sau (tính từ ngoài vào): Tam quan, Tiền đường - 
Thiêu hương - Thượng điện (đây còn gọi là khu Tiền đường - Tam bảo), 
nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà Tổ đệ nhị và tăng phòng, hai dãy hành 
lang ở hai bên và công trình khác trong khu vườn chùa cùng vườn tháp 
ở phía trước bên phải tòa Tiền đường. 
9 
Ngày 16/05/2012, tại hội nghị của Ủy ban UNESCO khu vực châu 
Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), mộc bản 
chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc 
Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 
Lễ hội Vĩnh Nghiêm được tổ chức hằng năm tại chùa Vĩnh 
Nghiêm (hay còn gọi là lễ hội chùa La). Đây là một lễ hội lớn trong 
vùng, 
2.1.2. Khu di tích và danh thắng Suối Mỡ 
Suối Mỡ là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cổ sơ của 
người Việt với tín ngưỡng thờ Mẫu - Thánh Mẫu thượng ngàn. Không 
gian văn hóa nơi đây được kéo dài từ đền Thượng, đền Trung, rồi đến 
đền Hạ. Đền Thượng nằm lưng chừng núi Hồ Bấc. Hội đền Suối Mỡ 
mở vào ngày 1 tháng 4 âm lịch hằng năm là ngày rước sắc của người 
dân địa phương. Ngoài việc tế lễ, hội đền còn tổ chức thi bắn cung, võ 
dân tộc, đi quyền, múa côn, múa kiếm, múa đao, Tối đến nhà đền còn 
tổ chức hát chầu văn. Lễ hội Suối Mỡ hàng năm đón trên 60.000 lượt 
khách du lịch. 
Khu di tích danh thắng Suối Mỡ đã được công nhận cấp quốc gia 
và có nhiều tiềm năng để phát triển thành khu du lịch nổi tiếng, thu hút 
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. 
2.1.3. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông 
Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông thuộc xã Tuấn Mậu, huyện Sơn 
Động, tỉnh Bắc Giang, được xác định là điểm du lịch trọng điểm, nằm 
trong tuyến du lịch Tây Yên Tử, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 
87 km và cách thành phố Hà Nội 130 km theo hướng Đông Bắc, cách 
Di sản thế giới vịnh Hạ Long, Quảng Ninh khoảng 65 km. 
Về địa hình, theo các nhà nghiên cứu, hiện tại khu vực Đồng 
Thông có khoảng 760 loài thực vật, hơn 430 loài động vật, trong đó có 
10 
nhiều loài thú quý hiếm có tên trong Sách đỏ. Ngoài ra, đây còn là điểm 
dừng chân trước khi chinh phục đỉnh chùa Đồng - Yên Tử từ phía Tây. 
Từ chân núi Đồng Thông, du khách có thể di chuyển xuyên rừng 
lên đến chùa Đồng và các chùa khác trong quần thể chùa trên dãy núi 
Yên Tử. Dưới chân núi, bản người Dao từ lâu vẫn tồn tại truyền thuyết 
về những cô gái đẹp. Nguyên trước kia, tên cũ của bản là Tuấn Mẫu, 
nghĩa là người mẹ đẹp. Bên cạnh đó, lễ cấp sắc là một trong các hoạt 
động văn hóa tiêu biểu của các dân tộc nơi đây. Đây là một nghi lễ 
quan trọng của người Dao để công nhận sự trưởng thành của một người 
đàn ông. 
Dự án khu vực Đồng Thông sẽ xây dựng 3 ngôi chùa với quy mô 
uy nghi, hoành tráng, cùng với các dịch vụ như bãi đỗ xe, cáp treo và 
hệ thống dịch vụ hiện đại nơi tập kết khách du lịch trước khi hành 
hương lên tới chùa Đồng, Yên Tử. 
2.1.4. Đánh giá thực trạng bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây 
Yên Tử 
Đối với ba điểm nghiên cứu tiêu biểu, nhìn chung công tác trùng tu 
tôn tạo di tích đang được triển khai. Trong đó, mỗi điểm có hình thức 
khác nhau như chùa Vĩnh Nghiêm khi trùng tu luôn đặt yếu tố nguyên 
gốc, hạn chế đưa các yếu tố mới làm phá vỡ tổng thể ngôi chùa cổ. Đối 
với khu du lịch danh thắng Suối Mỡ, cần chú ý các hạng mục tập trung 
đầu tư phục vụ du lịch. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông được đầu tư 
xây dựng với các điểm chùa trên nền các phế tích cần đảm bảo hài hòa 
với không gian, núi rừng tự nhiên. 
2.2. Thực trạng du lịch văn hóa khu vực Tây Yên Tử 
 2.2.1. Thực trạng du lịch văn hóa ở ba điểm tiêu biểu 
2.2.1.1 Đánh giá phát triển du lịch văn hóa tại chùa Vĩnh Nghiêm 
Ngoài những mặt đã được quan tâm đầu tư, hiện nay những khó 
khăn của chùa Vĩnh Nghiêm chủ yếu như sau: đầu tiên là hệ thống xe 
chuyên chở khách từ thành Phố Bắc Giang đến điểm du lịch này chưa 
11 
có. Cụ thể, Bắc Giang chưa xây dựng hệ thống xe bus đi qua điểm du 
lịch này. Đây là công việc cần thiết phải triển khai, bởi vì khi đường 
giao thông được hoàn chỉnh cho du khách đến chùa Vĩnh Nghiêm thì 
việc đảm bảo phương tiện đưa đón du khách hợp lý cũng rất quan trọng. 
 Thứ hai, đây là điểm du lịch văn hóa nên cần xây dựng sản phẩm 
du lịch đặc thù rõ nét và có sức hút cao với du khách. 
Thứ ba, hiện nay công tác quảng bá, xúc tiến thường xuyên (báo 
chí, băng đĩa, tập gấp,) 
Thứ tư, các dịch vụ du lịch như: lưu trú, ăn uống phục vụ khách 
đến thăm chùa chưa được quan tâm đầu tư. 
Thứ năm, nhân lực phục vụ du lịch ở Vĩnh Nghiêm còn yếu và thiếu. 
2.2.1.2 Đánh giá phát triển du lịch văn hóa tại khu di tích danh 
thắng Suối Mỡ 
Đây là khu du lịch văn hóa - sinh thái - nghỉ dưỡng cấp vùng, được 
quy hoạch gần 480 ha. Quy mô khách du lịch đến năm 2020 ước đạt 
160.000 lượt du khách và đến năm 2030 đạt khoảng 650.000 lượt. 
Ngoài những mặt thuận lợi như được chú trọng đầu tư về hạ tầng du 
lịch thì vấn đề nâng cao nguồn nhân lực phục vụ du lịch, kết nối các điểm 
du lịch trong và ngoài tỉnh, quảng bá hình ảnh con người và cảnh quan 
thiên nhiên đến với du khách đặt ra cho Bắc Giang không ít thách thức 
trong thời gian tới khi số lượng du khách trong và ngoài nước đến thăm 
quan và nghỉ dưỡng tại khu vực này tăng đột biến. 
2.2.1.3. Đánh giá phát triển du lịch văn hóa tại khu bảo tồn sinh 
thái Đồng Thông 
Đồng Thông vốn có nhiều tiềm năng để phát triển thành khu du 
lịch đứng đầu và hứa hẹn nhiều sáng tạo đột phá nhằm nâng cao chất 
lượng du lịch để ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. 
Nơi đây gìn giữ gần như nguyên vẹn cảnh quan thiên nhiên với những 
vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng, non nước, và các phế tích là địa điểm 
12 
tu tập của các bậc cao tăng xưa, tất cả đã tạo nên điểm du lịch văn hóa - 
cộng đồng và sinh thái bậc nhất vùng Đông Bắc Việt Nam. 
Bên cạnh những điểm được quy hoạch nhằm phát triển khu du lịch 
sinh thái Đồng Thông trong tương lai, hiện nay, để đến được khu du 
lịch sinh thái - tâm linh này còn rất khó khăn với du khách. Vì hiện các 
con đường vào chùa rất nhỏ, khó đi. Ngoài ra, tại khu vực này hiện 
chưa có dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, bán đồ lưu niệm, để 
phục vụ du khách, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, manh mún tự phát 
của người dân tại đây chưa thu hút được du khách. 
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử 
2.2.2.1. Hạ tầng du lịch 
Kết cấu hạ tầng của khu vực Tây Yên Tử còn nhỏ lẻ chưa tương 
xứng với tiềm năng của nó. Các dịch vụ lưu trú như nhà nghỉ, nhà hàng 
ăn uống, nơi bán đồ lưu niệm, nghèo nàn chưa có hệ thống phục vụ 
chuyên nghiệp. 
Tại khu vực này, giao thông có tầm quan trọng bậc nhất đến sự phát 
triển của du lịch. Nhận thức được điều này, hệ thống đường quốc lộ và tỉnh 
lộ, hệ thống đường liên xã đã được củng cố, nhà nước đã đầu tư phát triển 
giao thông đi đến các khu di tích và đang trong giai đoạn hoàn thiện. 
2.2.2.2. Mô hình quản lý và phân chia lợi ích 
Hiện nay, các khu du lịch đang quản lý theo 3 mô hình hoạt động như 
sau: mô hình hoạt động có sự quản lý của chính quyền địa phương gắn với 
các BQL, mô hình hỗn hợp BQL gắn với chủ đầu tư và lực lượng kiểm 
lâm, mô hình quản lý của giáo hội Phật giáo (đại diện là sư trụ trì chùa) kết 
hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý văn hóa. 
2.2.2.3. Nguồn nhân lực tham gia các hoạt động du lịch 
Nguồn nhân lực ở Tây Yên Tử còn thiếu và yếu về chuyên môn. 
Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và có chứng chỉ 
13 
hành nghề phục vụ trong các nhà hàng, các công ty lữ hành, tổ chức sắp 
xếp hợp lý là vấn đề nan giải và cần khắc phục sớm trong thời gian tới. 
2.2.2.4. Hoạt động xúc tiến quảng bá 
Hoạt động xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch của Tây Yên Tử 
nằm trong chương trình xúc tiến quảng bá chung của du lịch Bắc Giang. 
Trong đó, các chương trình xúc tiến quảng bá cho hình ảnh Tây Yên Tử 
còn đại diện cho Bắc Giang. Trong những năm qua, Bắc Giang đã tổ 
chức nhiều chương trình giao lưu, hợp tác quảng bá xúc tiến thương 
mại du lịch 
2.2.2.5. Sản phẩm, tour tuyến du lịch 
Việc liên kết hợp tác phát triển du lịch cùng các tỉnh bạn đã tạo 
cho du lịch Bắc Giang có những kết quả cụ thể đáng khích lệ; Hiệp hội 
Du lịch và một số công ty lữ hành giữa các tỉnh, thành phố đã ký biên 
bản hợp tác kinh doanh; nhiều công ty đã đi khảo sát các tour, tuyến, 
điểm du lịch nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, liên kết phát 
triển dịch vụ, du lịch tập trung theo tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Lạng 
Sơn và Thái Nguyên - Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh. 
2.2.3. Du khách 
2.2.3.1. Lượng du khách 
Riêng lượng du khách đến với các điểm du lịch mà tác giả luận án 
nghiên cứu thì năm 2014 có gần 200 nghìn lượt du khách. Lượt du 
khách đến để thăm quan nghỉ dưỡng và vui chơi tại Suối Mỡ là nhiều 
nhất khoảng 90 nghìn lượt, kế tiếp là đến chùa Vĩnh Nghiêm và Mộc 
bản với 80 nghìn lượt du khách đến viếng thăm, tiếp theo là khu du lịch 
sinh thái Đồng Thông. 
Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ lượng du khách ngày càng tăng đến 
với Tây Yên Tử thì số lượng khách lưu trú tại các điểm trên còn khiêm tốn. 
14 
2.2.3.2. Chi tiêu của du khách 
Chi tiêu của du khách luôn là vấn đề quan trọng đối với sự phát 
triển của từng điểm du lịch. Thực tế cho thấy, ở những nơi có dịch vụ 
du lịch kém phát triển, du khách thường lựa chọn cách thức mang theo 
đồ ăn uống đã chuẩn bị sẵn từ nhà hơn là dùng các dịch vụ xung quanh 
điểm du lịch. Lý giải vấn đề này có hai nguyên nhân: Đầu tiên, đối với 
các điểm du lịch tâm linh, tâm lý sắp lễ ở nhà thường được du khách 
chuẩn bị chu đáo và e ngại về hệ thống dịch vụ quanh đền chùa; thứ hai, 
thói quen thụ lộc sau khi dâng lễ cũng là tâm lý phổ biến khi đi tham 
quan tại các điểm di tích. 
 2.2.4. Những thuận lợi - khó khăn trong phát triển du lịch khu 
vực Tây Yên Tử 
Tây Yên Tử được biết đến là vùng đất đa dạng bản sắc văn hoá, 
tập tục truyền thống. Ở đây không chỉ giàu sản phẩm văn hoá vật thể 
mà còn rất phong phú văn hoá phi vật thể có sức hấp dẫn cuốn hút 
khách du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để du lịch Tây Yên Tử khai 
thác và phát huy những giá trị truyền thống của quê hương. Phát triển 
loại hình du lịch văn hoá, cộng đồng và sinh thái là những thuận lợi của 
vùng đất này. 
Bên cạnh những thuận lợi, phát triển du lịch văn hóa ở khu vực 
Tây Yên Tử cũng gặp nhiều khó khăn do các yếu tố khách quan và chủ 
quan như các làng nghề truyền thống tại địa phương đang bị mai một 
dần Nếp sinh hoạt ; văn hoá độc đáo và đặc sắc của một số dân tộc ít 
người ở Tây Yên Tử cũng đang dần bị hòa nhập vào cuộc sống hiện 
đại; Những trường hợp xâm phạm rừng nguyên sinh, phá hủy cảnh 
quan tự nhiên, xâm hại di tích hay ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại 
làm mai một phong tục truyền thống của các dân tộc; Sự buông lỏng 
quản lý - phân cấp chưa rõ ràng, hợp lý nên dẫn đến sự chồng chéo 
không thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề; 
15 
Tiểu kết chƣơng 2 
Nghiên cứu 3 điểm: chùa Vĩnh Nghiêm; khu di tích và danh thắng 
Suối Mỡ; khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông cho thấy thực trạng các di 
sản văn hóa ở khu vực này có di sản được UNESCO công nhận là Mộc 
bản chùa Vĩnh Nghiêm; có di sản được công nhận cấp quốc gia là chùa 
Vĩnh Nghiêm và khu di tích và danh thắng Suối Mỡ; có các giá trị về di 
sản vật thể, phi vật thể cần được bảo tồn ở cả 3 quan điểm là bảo tồn 
nguyên gốc, bảo tồn có kế thừa và bảo tồn phát triển. Cách thức quản lý 
cũng không giống nhau, nguồn nhân lực phục vụ du lịch cũng khác 
nhau. Tình trạng chung là vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên 
môn. Từ nghiên cứu này cho thấy cần phải bổ sung về phương pháp 
quản lý, xây dựng các cơ chế để bảo tồn di sản văn hóa ở trong khu vực 
với quy trình được thực hiện là kiểm kê, đánh giá xếp loại di sản văn 
hóa, xếp loại điểm du lịch. 
Chƣơng 3 
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA 
KHU VỰC TÂY YÊN TỬ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
3.1. Định hƣớng bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch 
khu vực Tây Yên Tử 
3.1.1. Định hướng chung 
3.1.1.1. Định hướng bảo tồn di sản văn hóa 
Có thể nói, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt 
Nam, di sản trở nên quan trọng trong đời sống xã hội. Từ nhận thức cho 
đến hành động, di sản được bảo tồn và phát huy đồng thời còn là vũ khí 
bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình mới hiện nay. 
Cùng với các chính sách nhằm hội nhập với thế giới, các chính 
sách của Việt Nam có liên quan đến di sản đã được quan tâm. Thông 
qua các Công ước, về lý luận, di sản đã được giao lưu, từ đó chất lượng 
di sản được cải thiện. 
16 
3.1.1.2. Định hướng phát triển du lịch 
Định hướng phát triển du lịch Việt Nam chuyển từ số lượng sang 
chất lượng. Muốn làm được điều đó cần xây dựng sản phẩm du lịch độc 
đáo, đậm tính dân tộc và khác biệt với các sản phẩm du lịch ở nơi khác. 
Ngành du lịch luôn phải chú trọng đến việc xây dựng thêm các sản 
phẩm du lịch đặc sắc, nhất là sản phẩm du lịch văn hoá, nghệ thuật, sản 
phẩm du lịch thể thao, giải trí, du lịch sinh thái và những khu vực du 
lịch mua sắm nhằm tăng sức hấp dẫn cho du lịch. 
3.1.1.3. Nguy cơ và thách thức 
Trong quá trình phát triển như hiện nay, các di sản bị rất nhiều yếu 
tố tác động tiêu cực là các nguy cơ tự nhiên và nguy cơ do con người. 
Cho nên, cần phải có các chương trình, kế hoạch thực hiện nhằm giảm 
thiểu các nguy cơ, tác hại này. 
3.1.2. Định hướng bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử 
gắn với phát trển du lịch 
3.1.2.1. Loại hình bảo tồn di sản văn hóa 
Là một khu vực di sản, khu vực Tây Yên Tử chứa đựng nhiều loại 
hình di sản cần được bảo tồn, có thể được sử dụng và khai thác thành 
các điểm, tuyến du lịch như: Di sản khảo cổ, di sản kiến trúc, các trung 
tâm lịch sử và các ngôi làng độc đáo, các di sản sống, các di sản ẩm 
thực, 
3.1.2.2. Các hoạt động bảo tồn di sản chủ yếu 
Trong hoạt động bảo tồn, cần quan tâm đến các hoạt động như: 
kiểm kê, xếp hạng di tích, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, 
3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 
Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch cần tập trung vào 
các nội dung như: đường giao thông, khu vực tiếp đón khách, khu vực 
lưu trú, khu vực đỗ xe, biển chỉ dẫn đường, 
17 
3.1.2.4. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch 
Định hướng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút 
khách đến với khu vực này trên các mặt: Truyền thông và quảng bá; 
hướng dẫn, thuyết minh, các tài liệu hướng dẫn 
3.1.2.5. Nhiệm vụ các bên liên quan 
 Để thực hiện thành công các chương trình bảo tồn di sản văn hóa 
và phát triển du lịch cần sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan ban 
ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và 
khách du lịch,... Trong đó nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. 
 3.2. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du 
lịch khu vực Tây Yên Tử 
Nghiên cứu Tây Yên Tử từng bước đưa ra những định hướng phát 
triển du lịch bền vững dựa vào di sản trong tương lai. Kết nối Tây Yên 
Tử và Đông Yên Tử thành một khu du lịch văn hóa - tâm linh - sinh 
thái mang tính chỉnh thể là một trong các bước đi nhằm cụ thể hóa mục 
tiêu đó. 
3.2.1. Nguyên tắc 
Nguyên tắc khi đưa ra các mô hình phát triển du lịch ở địa bàn khu 
vực Tây Yên Tử phải đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch ngành 
được quy định trong Luật Du lịch, trong đó có tính định hướng; dự báo; 
tính hệ thống; tính khả thi. 
3.2.2. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa các điểm tiêu biểu 
3.2.2.1. Chùa Vĩnh Nghiêm 
Chùa Vĩnh Nghiêm là khu văn hóa tâm linh, vì vậy mô hình phát 
triển du lịch phải vừa bảo tồn nguyên gốc di sản vừa phát huy giá trị 
tiềm năng của di sản. Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận rõ hạng mục nào 
cần bảo tồn nguyên gốc, hạng mục nào cần bảo tồn theo hướng phát 
huy. Phương châm vừa bảo tồn nguyên gốc các hạng mục của chùa cổ, 
mộc bản vừa phát huy giá trị của di sản. Bên cạnh đó, phương án phát 
18 
triển du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ thương mại gắn với mô hình bảo 
tồn nhằm phát huy hết các giá trị của di sản. 
3.2.2.2. Khu di tích và danh thắng Suối Mỡ 
Đặc điểm nổi bật của khu di tích và danh thắng Suối Mỡ là khu du 
lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng. Ở địa điểm này cần có nhiều mô hình 
khác nhau ứng với mỗi loại di sản và danh thắng khác nhau. Đối với cả quần 
thể từ di sản vật thể và phi vật thể và thiên nhiên ưu đãi về mặt cảnh quan. 
Với mỗi loại cần có những chính sách bảo tồn và phát huy linh hoạt. 
3.2.2.3. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông 
Với tính chất là khu du lịch sinh thái tâm linh và cũng là tuyến kết nối 
giữa khu du lịch Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang với khu du lịch ở phía Đông 
dãy Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Bảo tồn kế thừa và phát triển du lịch cộng 
đồng là hai lựa chọn cho hướng đi nhằm phát triển du lịch nơi đây. 
3.2.2.4. Kết nối tour, tuyến qua ba điểm tiêu biểu 
Xây dựng các tour, tuyến du lịch: nghiên cứu thiết lập một số 
tuyến du lịch để khai thác, phát huy có hiệu quả các di sản văn hóa như: 
tuyến du lịch văn hóa tâm linh với hạt nhân là địa điểm Vĩnh Nghiêm, 
Suối Mỡ, Đồng Thông; các tuyến du lịch văn hóa liên vùng, kết nối 
Suối Mỡ, Lục Nam với Lục Ngạn, Sơn Động và các tỉnh bạn Hải 
Dương, Quảng Ninh để khai thác lợi thế của địa bàn giáp ranh 3 tỉnh. 
 3.2.3. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử 
3.2.3.1. Quản lý di sản 
 Khu vực Tây Yên Tử có hệ thống di sản đa dạng, phong phú là 
vùng rộng lớn liên quan tới các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải 
Dương cho nên công tác quản lý di sản cần phải mang tính đặc thù, có 
tính chất liên vùng, liên ngành và sự phối hợp chặt chẽ với các ngành 
liên quan t

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_bao_ton_di_san_van_hoa_khu_vuc_tay_yen_tu_ga.pdf