Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 11/08/2024 1070
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu
g sông Cửu Long; trên 10% diện tích, 9% 
dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; trên 2,5% diện 
tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung sẽ bị ảnh hưởng của 
nước biển dâng. 
1.2.2.  Quy hoạch xây dựng vùng đô thị: Từ năm 2008- nay cả nước 
có hai đồ án QHXD vùng đô thị được chính phủ phê duyệt: Đồ án 
QHXD vùng TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050: Đồ án 
QHXD vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. 
1.2.3.  Nghiên cứu cấu trúc không gian vùng đô thị thích ứng với 
BĐKH: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng cấu trúc 
không gian vùng; Đề xuất cấu trúc không gian vùng quy hoạch. 
1.3.   Thực trạng phát triển không gian vùng TP.HCM và định 
hướng cấu trúc không gian vùng TP.HCM. 
1.3.1.  Sơ lược lịch sử hình thành TP.HCM và vùng TP.HCM:Vùng 
TP.HCM đã có hơn ba trăm năm hình thành và phát triển qua các 
giai đoạn tiêu biểu: Thời kỳ 1836 – 1875, Sài Gòn-Gia Định; Thời 
kỳ 1976-1953, Sài Gòn – Chợ Lớn; Thời kỳ 1954-1974, Đô Thành Sài 
Gòn và vùng phụ cận; Thời kỳ 1975 – 2008, Vùng kinh tế trọng điểm 
Miền Nam. 
7	
  
1.3.2.  Thực trạng phát triển không gian vùng TP.HCM: Năm 2008, 
Chính phủ phê duyệt QHXD vùng TP. HCM đến năm 2020, tầm 
nhìn đến năm 2050 bao gồm 8 tỉnh thành: TP. HCM, các tỉnh Đồng 
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long 
An và Tiền Giang. 
Dân số đô thị và tỷ lệ 
đô thị hóa: Dân số đô thị 
toàn vùng năm 2013 là 
10.187.791 người, tỷ lệ 
đô thị hóa là 54,32%. 
Phân loại đô thị 
T
T 
Đơn vị hành 
chính 
Đô 
thị 
ĐB I II III IV V 
1 TP. HCM 6 1 5 
2 Bình Phước 8 3 
3 Tây Ninh 9 1 8 
4 Bình Dương 10 1 4 5 
5 Đồng Nai 8 1 1 6 
6 Bà Rịa-V.tàu 9 1 1 1 6 
7 Long An 16 1 3 12 
8 Tiền Giang 10 1 2 7 
 Toàn vùng 76 1 1 5 1 14 49 
8	
  
Hiện trạng phân bố hệ thống đô thị - nông thôn vùng: Các đô thị 
phân bố tập trung tại khu vực hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn 
có trên 90% dân số đô thị của vùng TP.HCM. Ngoài TP.HCM, tại 
Đồng Nai, Bình Dương tập trung các đô thị lớn. Các điểm dân cư nông 
thôn tập trung xung quanh TP. HCM. 
Hiện trạng phân bố các khu công nghiệp vùng: Phân bố gần trung 
tâm TP. HCM và phân bố dọc theo các tuyến quốc lộ từ TP. HCM đi 
ra khu vực xung quanh. 
1.3.3.  Định hướng cấu trúc không gian vùng trong đồ án quy hoạch 
xây dựng vùng TP.HCM: CTKG vùng là mô hình tập trung đa cực 
được xây dựng trên cơ sở 5 trục hướng tâm theo các trục hành lang 
kinh tế đô thị nối trung tâm vùng với các vùng của quốc gia. 
Phân vùng phát triển: Vùng phát triển Trung tâm; Vùng phát triển 
phía Đông; Vùng phát triển phía Bắc; Vùng phát triển phía Tây Nam. 
Cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp tập trung: Chia 
làm 2 vùng là vùng trung tâm bán kính 30km và Vùng phụ cận từ 30 
đến 50km. 
Cấu trúc không 
gian vùng cảnh quan: 
Hệ thống sông hồ kết 
hợp với các vùng 
cảnh quan tự nhiên. 
Cấu trúc lưu 
thông vùng thành phố 
TP. HCM: Thiết lập 
các đường vành đai 
đô thị 1 - 2, vành đai 
cao tốc 3 vùng trung 
9	
  
tâm bán kính 30 km. Kết nối các trục cao tốc hướng tâm nối vùng 
trung tâm và các trung tâm tiểu vùng. 
1.3.4.  Tình hình nghiên cứu cấu trúc không gian và quy hoạch xây 
dựng vùng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng TP.HCM: Nghiên 
cứu quy hoạch thích ứng với BĐKH chỉ mới dừng lại ở việc nghiên 
cứu các giải pháp thích ứng cho quy hoạch đô thị trong vùng như: 
“Cẩm nang Quy hoạch và TKĐT thích ứng với BĐKH cho TP.HCM”, 
“Hướng dẫn Quy hoạch và TKĐT thích ứng với BĐKH cho TP. 
HCM” (2013), trong khuôn khổ dự án nghiên cứu “QHĐT và quy 
hoạch môi trường thích hợp cho thích ứng của TP.HCM với BĐKH” 
1.4.   Khái quát các kịch bản BĐKH, NBD và tác động BĐKH lên 
vùng TP.HCM. 
Nội dung kịch bản bao gồm:Kịch bản nhiệt độ và kịch bản lượng 
mưa năm 2012 và liên quan đến kịch bản mực NBD trong thế kỷ 21 
1.5.   Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến 
đề tài. 
Luận án nghiên cứu về quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu: 
Luận án “ Quy hoạch đô thị ven biển Tây Nam Bộ thích ứng với 
BĐKH đến năm 2030” của nghiên cứu sinh Phạm Thanh Huy thực 
hiện tại trường đại học kiến trúc Hà Nội. 
Một số đề tài, công trình khoa học liên quan đến khu vực nghiên 
cứu: Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí 
hậu giai đoạn 2013 - 2020". Đề án “Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển 
khai quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm các yếu tố biến đổi khí 
hậu”. Đồng thời còn có một số các nghiên cứu quốc tế về khả năng 
thích ứng của TP.HCM đối với BĐKH. 
Những hạn chế trong việc nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vùng 
TP.HCM thích ứng với BĐKH. 
10	
  
-  Hạn chế chung trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng vùng đô thị: 
Các hệ thống văn bản pháp lý, hướng dẫn; Các tiếp cận quy hoạch xây 
dựng vùng chưa đầy đũ, nhất là tiếp cận từ nghiên cứu cấu trúc không 
gian. 
-  Hạn chế trong nghiên cứu cấu trúc vùng TP.HCM thích ứng với 
BĐKH: Đồ án QHXDV TP.HCM chưa có những đánh giá tác động 
BĐKH, chưa lồng ghép được các giải pháp thích ứng. Quan trọng là 
vấn đề nghiên cứu cấu trúc không gian vùng thích ứng với BĐKH cũng 
không được đề cập đến. 
1.6.   Xác định các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án. Từ những 
mục tiêu, luận án đặt những nội dung cần nghiên cứu: 
(1).Nghiên cứu, nhận dạng cấu trúc không gian vùng TP. HCM 
dưới tác động của yếu tố tự nhiên vùng trong bối cảnh BĐKH. 
(2).Xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH cho cấu trúc 
không gian vùng TP.HCM qua việc tập trung nghiên cứu đánh giá 
tác động của BĐKH lên cấu trúc không gian vùng TP.HCM qua: Nguy 
cơ ngập do ; Nguy cơ ngập do lũ; Nguy cơ xâm mặn do nước biển 
dâng và hạn hán; Nguy cơ ngập úng đô thị do mưa, triều cường, lũ. 
(3).Đề xuất định hướng CTKG vùng TP.HCM thích ứng với 
BĐKH, qua việc lồng ghép các giải pháp thích ứng với BĐKH với các 
chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng trong đồ án QHXD vùng 
TP.HCM, qua: Phân vùng và định hướng các trục phát triển không 
gian vùng; Cấu trúc không gian các vùng đô thị và công nghiệp; Cấu 
trúc không gian các vùng đệm; Cấu trúc mạng lưới giao thông vùng. 
(4).Kiến nghị các giải pháp quản lý thực hiện theo hướng thích ứng 
với BĐKH. 
11	
  
CHƯƠNG II 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 
2.1.   Phương pháp nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu bước 1: Nhận diện vai tròn cấu trúc không 
gian vùng TP. HCM trong thích ứng BĐKH. 
Phương pháp nghiên cứu bước 2: Đánh giá tác động BĐKH đối với 
cấu trúc không gian vùng TP.HCM 
Phương pháp nghiên cứu bước 3: Xây dựng các giải pháp thích ứng 
chung cho cấu trúc không gian vùng TP.HCM. 
Phương pháp nghiên cứu bước 4: Đề xuất điều chỉnh cấu trúc 
không gian vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH trong đồ án quy hoạch 
xây dựng vùng TP.HCM. 
2.2.   Những cơ sở khoa học 
2.2.1.  Lý luận nghiên cứu cấu trúc không gian thích ứng trong quy 
hoạch vùng đô thị: Lý thuyết cấu trúc; Một số lý luận về cấu trúc 
không gian vùng đô thị. 
2.2.2.  Cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động lên cấu trúc không 
gian vùng TP.HCM trong bối cảnh BĐKH: Cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM tập trung nghiên cứu qua tác động các điều kiện tự nhiên. 
2.2.3.  Cơ sở đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên cấu trúc 
vùng TP.HCM: Lựa chọn kịch bản BĐKH và NBD cho vùng TP. 
HCM; Phương pháp đánh giá tác động BĐKH lên cấu trúc không gian 
vùng TP.HCM. 
2.2.4.  Cơ sở xây dựng các giải pháp thích ứng với của biến đổi khí 
hậu cho cấu trúc vùng TP.HCM: Xây dựng tiêu chí CTKG thích ứng 
với biến đổi khí hậu; Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH. 
12	
  
2.2.5.  Cơ sở pháp lý cho nội dung nghiên cứu: Thể chế chính sách 
và văn bản pháp lý; Văn bản pháp lý liên quan đến QHXDV; Các nghị 
quyết, quyết định. 
2.3.   Một số bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước. 
Quốc tế: Định hướng cấu trúc không gian vùng đô thị trên cơ sở 
thân thiện với môi trường. Định hướng cấu trúc không gian thích ứng 
với lũ bão, NBD và triều cường. 
Trong nước: Quy hoạch cấu trúc hạ tầng thích ứng với BĐKH. 
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1.   Vai trò cấu trúc không gian vùng TP.HCM trong thích ứng 
với biến đổi khí hậu. 
3.1.1.  Đặc điểm cấu trúc không gian TP.HCM và vùng phụ cận với 
các điều kiện tự nhiên qua các thời kỳ. 
1832–1875 1876-1953 1954-1974 1975– 2008 
CTKG vùng ĐT 
NN sông nước 
CTKG vùng 
đơn cực 
CTKG đơn 
cực tập trung 
CTKG đơn cự 
tập trung cao. 
Điều kiện tự nhiên vùng 
Phụ thuộc và 
điều kiện tự 
nhiên. 
Phát triển hài 
hoà với tự 
nhiên 
Tác động đến 
các điều kiện 
tự nhiên 
 Bị tác động 
bởi các thay 
đội của TN 
3.1.2.  Thực trạng cấu trúc không gian vùng TP.HCM trong bối 
cảnh BĐKH. 
13	
  
 Phân vùng phát triển: Toàn vùng phát triển không đồng đều, tốc 
độ phát triển nhanh tập trung ở khu vực TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, 
Đồng Nai, Bình Dương. 
Trục phát triển không gian vùng: Hình thành năm trục phát triển 
không gian hướng tâm về TP.HCM. Năm trục không gian này là động 
lực quan trọng cho sự phát triển các đô thị. 
Cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp: Mật độ phân 
bố đô thị vùng TP.HCM không cao và tập trung chủ yếu vào ở vùng 
trung tâm và miền Tây. 
Đô thị trung tâm: TP.HCM. 
Phân bố hệ thống đô thị vùng: 
Hình thành đại đô thị với hạt nhân TP. HCM: và tập trung các đô 
thị xung quanh TP.HCM. 
Các vùng đô thị -công nghiệp tập trung tại khu vực hạ lưu sông 
Đồng Nai và sông Sài Gòn. 
Các thị trấn nông nghiệp trong vòng bán kính 50km đang chuyển 
dần sang tính chất công nghiệp. 
Các thị trấn huyện lỵ có tính chất dịch vụ nông nghiệp, nông thôn 
cách các trung tâm đô thị lớn từ 30- 50km: 
Cấu trúc các vùng đệm 
Phân bố các vùng nông nghiệp và điểm dân cư nông nghiệp: Dân 
cư nông thôn đô thị hóa tập trung xung quanh TP. 
Phân bố các vùng lâm nghiệp: Với quỹ đất lâm nghiệp không lớn, 
tập trung tại khu vực phía Bắc và phía Đông 
Phân bố các vùng ngư nghiệp: Chiếm từ 3 - 5% dân số nông thôn 
vùng TP. Hồ Chí Minh. 
14	
  
Phân bố các vùng cảnh quan tự nhiên và không gian mở: Cảnh 
quan rừng nhiệt đới; Cảnh quan vùng đầm lầy nước ngọt; Cảnh quan 
rừng ngập mặn; Cảnh quan rừng núi tiếp giáp biển 
Cấu trúc mạng lưới giao thông vùng: Vùng TP.HCM có mạng 
lưới giao thông vùng, đặc biệt là đường bộ có mật độ cao nhất trong 
nước. Thiếu đồng bộ và khả năng kết nối thấp giữa các loại hình vận 
tải đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không. 
3.1.3.  Đánh giá thực trạng cấu trúc không gian vùng TP.HCM 
trong bối cảnh BĐKH. 
Các vùng đô thị -công nghiệp tập trung tại khu vực hạ lưu sông 
Đồng Nai và sông Sài Gòn. 
Hình thành đại đô thị với hạt nhân TP. HCM và tập trung các đô 
thị xung quanh TP.HCM 
Hình thành các hành lang đô thị xuất phát từ TP. HCM 
3.2.  Đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng phục hồi của không 
gian vùng TP.HCM. 
S 
T 
T 
Tỉnh 
Thành phố 
Nguy 
cơ ngập 
do 
NBD 
Nguy cơ 
ngập lụt 
do lũ 
Nguy cơ 
xâm 
mặn do 
NBD và 
hạn hán. 
Nguy cơ 
ngập úng 
đô thị do 
mưa, triều 
cường, lũ. 
1 TP.HCM ++++ + +++ ++++ 
2 Bình Phước + + + ++ 
3 Tây Ninh + + + + 
4 Bình Dương + + + +++ 
5 Đồng Nai ++ + +++ +++ 
6 Bà Rịa - Vũng Tàu +++ + +++ ++ 
7 Long An +++ +++ +++ +++ 
8 Tiền Giang +++ +++ +++ +++ 
 (+: Thấp; ++: Trung bình; +++: Cao) 
15	
  
Trong 8 tỉnh thành của vùng Thành phố Hồ Chí Minh thì TP.HCM, 
Long An, Tiềng Giang và Bà rịa –Vũng Tàu là 4 tỉnh thành được đánh 
giá là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 
3.4.   Xây dựng các giải pháp chung thích ứng BĐKH cho không 
gian vùng TP.HCM. 
3.4.1.  Đảm bảo khả năng tự bảo vệ và khả năng tự phục hồi trước 
BĐKH: Bảo vệ bờ sông và kênh rạch tự nhiên ở những nơi có thể trên 
toàn vùng; Phục hồi vùng đầu nguồn vùng Tp Hồ Chí Minh; Quản lý 
dòng lũ trên toàn lưu vực. 
3.4.2.  Đảm bảo khả năng chịu đựng trước BĐKH: Việc phục hồi 
các vùng đất ngập nước đô thị; Khơi thông luồng lạch 
3.4.3.  Tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với BĐKH: Các biện 
pháp trên cố gắng ngăn chặn lũ lụt tràn vào các đô thị; Lựa chọn các 
cây trồng chịu hạn và chịu mặn; Phát triển chiến lược đối phó để duy 
trì sinh kế của các hộ nông dân và ngư dân. 
3.4.4.  Tăng cường khả năng dự báo trước BĐKH: Cải thiện công 
tác báo bão và thuỷ triều; Cải thiện công tác cảnh báo khô hạn: 
3.4.5.  Tăng cường khả năng tổ chức thức hiện: Các cơ quan có 
trách nhiệm chính xử lý các biện pháp và đề xuất thích ứng. 
3.5.  Đề xuất cấu trúc không gian vùng thích ứng với BĐKH trong 
QHXD vùng TP.HCM. 
3.5.1.  Xây dựng chiến lược cấu trúc không gian vùng Thành phố 
Hồ Chí Minh Thích ứng với BĐKH. 
(1).Định hướng phát triển cấu trúc không gian vùng dựa trên các 
điều kiện đất và nước. 
(2). Tăng khả năng trữ nước và thoát nước. 
(3).Chống ngập mặn ở nơi có thể, thích ứng ở nơi cần thiết. 
16	
  
(4).Tăng cường mạng lưới xanh vùng và hình thành vành đai 
xanh cho TP.HCM cho vùng. 
(5).Lấy nông nghiệp thích ứng làm chiến lược phát triển các 
vùng đệm. 
3.5.2.  Định hướng cấu trúc không gian vùng TP. HCM thích ứng 
với BĐKH; Cấu trúc 
đa trung tâm là 
nguyên tắc chủ đạo, 
trong đó các Cực phát 
triển kết nối với đô thị 
trung tâm nhờ hệ 
thống giao thông; Tập 
hợp và tăng mật độ 
các khu định cư phi 
chính thức và không cho phép phát triển mở rộng dàn trải; Phát triển 
về chất lượng bên trong, bảo vệ đất canh tác và rừng bên ngoài đô thị; 
Định hướng phát triển một số đô thị nhỏ thành các cực phát triển, nâng 
cấp hệ thống đường nông thôn. 
3.5.3.  Phân vùng phát triển và các trục không gian. 
Vùng 1: Vùng đô thị hoá trung tâm 
Vùng 2: Vùng công nghiệp và dịch vụ biển 
Vùng 3: Vùng công nghiệp, nguyên liệu và rừng đầu nguồn 
Vùng 4: Vùng nông nghiệp ngập lũ 
Vùng 5: Vùng nông, lâm, ngư nghiệp thích ứng 
Vùng 6: Vùng rừng ngập mặn 
3.5.4.  Cấu trúc không gian các vùng đô thị và công nghiệp 
17	
  
Vùng trung 
tâm: Bán kính 30km, 
hạt nhân là TP.HCM 
và các đô thị vệ tinh 
Đức Hòa - Hậu Nghĩa 
– Cần Giuộc (Long 
An); Dĩ An – Thuận 
An – Thủ Dầu Một – 
TX. Bến Cát - 
TX.Tân Uyên (Bình 
Dương); TP. Biên 
Hòa - Nhơn Trạch 
(Đồng Nai); Đô thị Phú Mỹ - TP. Bà Rịa – TP. Vũng Tàu – Long Hải 
(Bà Rịa – Vũng Tàu). 
Các cực phát triển trọng điểm vùng ngoại vi: Cực phát triển 
trọng điểm phía Đông Nam;Cực phát triển trọng điểm phía Đông; Cực 
phát triển trọng điểm phía Bắc; Cực phát triển trọng điểm phía Tây 
Bắc; Cực phát triển trọng điểm phía Tây Nam; Cực phát triển trọng 
phía Nam 
3.5.4.1.  Cấu trúc không gian các vùng đệm: Vùng nông nghiệp, 
ngư nghiệp, lâm nghiệp thích ứng là chiến lược phát triển cho vành đai 
xanh quanh TP.HCM và hình thành các vùng đệm chứa nước. Cảnh 
quan rừng, cảnh quan sông hồ tổ chức thành một mạng lưới hoàn 
chỉnh. 
3.5.4.2.  Cấu trúc mạng lưới giao thông vùng: Tăng cường 5 trục 
đường vành đai vùng: đường vành đai 1-2 đường đô thị, vành đai 3 - 
vành đai 4 đường cao tốc, vành đai 5 liên kết các cực tăng trưởng trọng 
điểm vùng ngoại vi. 
18	
  
CHƯƠNG IV 
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 
4.1.   Bàn luận kết quả nghiên cứu vai trò cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM trong thích ứng với BĐKH. 
Qua kết quả đã đạt được trình bày tại chương 3 cho thấy cấu trúc 
không gian vùng TP. HCM chứa nhiều rủi do do những biến đổi của 
các điều kiện tự nhiên. Thông qua các giai đoạn hình thành và phát 
triển vùng TP.HCM, kết quả đưa đến 2 vấn đề. 
Biến đổi khí hậu tác động đến cấu trúc không gian vùng TP.HCM. 
Các tác động ảnh hưởng của BĐKH tới cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM như NBD, ngập lụt, xói lở, giảm diện tích đất, phá huỷ hạ 
tầng, cây xanh sinh thái 
Cấu trúc không gian vùng TP.HCM tác động đến BĐKH: Quan 
các phân tích và tổng hợp kết quản đạt được tại bước 1 của luận án 
thấy được CTKG vùng TP.HCM là không bền vững trước những thay 
đổi của tự nhiên, và chắc chắn cấu trúc này sẽ bị phá vở để được thay 
thế bằng một cấu trúc ứng thích với tự nhiên. 
4.2.   Bàn luận kết quả đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng 
phục hồi của không gian vùng TP.HCM 
Luận án lần đầu tiên thông qua các dữ liệu, cơ sở khoa học được 
công bố, thống kê và tổng hợp, đáng giá các tác động chủ yếu do 
BĐKH lên vùng TP. HCM. Các phân tích đánh giá này dựa trên quan 
điểm sự cân đối về các gỉai pháp thích ứng với các phương án kỹ thuật 
đang được bổ sung bằng những đổi mới trong việc phục hồi các hệ 
thống tự nhiên, tạo ra một cấu trúc thích ứng với BĐKH. 
4.3.   Bàn luận vế kết quả xây dựng các giải pháp thích ứng BĐKH 
chung cho không gian vùng TP.HCM 
19	
  
Đề xuất giải pháp chung thích ứng với BĐKH cho cấu trúc không 
gian vùng TP.HCM . Thích ứng với BĐKH là một chiến lược cần thiết 
ở tất cả các quy mô, có vai trò bổ trợ chợ quan trọng cho việc điều 
chỉnh cấu trúc không gian vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH.BĐKH 
toàn cầu đang tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng tăng.Tuy nhiên 
hầu hết với các nước phát triển, thích ứng với BĐKH chưa phải là 
chính sách ưu tiên hàng đầu. Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam qua 
đánh giá chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá tác động và khả năng gây 
tổn hại mà chưa chú ý nhiều đến các giải pháp thích ứng và việc lồng 
ghép vào các chiến lược Phát triển kinh tế xã hồi. Kết quả của bước 3 
đáp ưng được điều này. 
4.4.   Bàn luận tính khả thi và thực tiễn của đinh hướng cấu trúc 
không gian vùng thích ứng với BĐKH trong đồ án quy hoạch xây 
dựng vùng TP.HCM 
Đáp ứng yêu cầu kết nối với các chiến lược phát triển mới của quốc 
gia và các quy hoạch ngành cấp quốc gia và vùng 
Khắc phục các hạn chế trong định hướng phát triển không gian 
vùng và các tồn tại, bất cập trong thực trạng phát triển vùng 
Đảm bảo: Phù hợp với xu thế phát triển và chiến lược phát triển 
của vùng TP.HCM; Hiệu quả trong công tác thích ứng với BĐKH; 
Đáp ứng được các yêu cầu Phát triền bền vững. 
Định hướng điều chỉnh cấu trúc không gian vùng phù hợp với định 
hướng phát triển kinh tế xã hội toàn vùng theo xu hướng sinh thái và 
bền vững 
20	
  
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I.   Kết Luận 
Biến đổi khí hậu đang là thách thức đối với quy hoạch xây dựng đô 
thị và quy hoạch xây dựng vùng, trong đó có quy hoạch xây dựng vùng 
thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh 
góp phần cụ thể hóa về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc 
phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam; vào việc hoạch định và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và quốc 
gia, nâng cao chất lượng sống của cư dân trong vùng và phát triển bền 
vững, bảo vệ môi trường vùng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu Chính 
Phủ đã tiến hành một bước đi táo bạo để xây dựng để bảo vệ cho vùng 
thành phố Hồ Chí Minh, một sự đầu tư hạ tầng khổng lồ trong vòng 
20 năm tới. Tuy ngay cả khi có hệ thống cống và đê bao đầy đủ, ngập 
lụt vẫn sẽ đáng kể trong điều kiện khí hậu cực đoan trong tương lai 
như bão nhiệt đới, gió lớn, sóng lớn khi có bão, triều cường và lượng 
mưa cục bộ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các khu vực trong 
vùng, và ngay cả khi không ngập, các khu vực ấy cũng gần vùng ngập 
lụt nên cũng sẽ phải chịu những mức độ ngưng trệ khác nhau. 
Luận án “Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với 
BĐKH” là công trình khoa học về chuyên ngành Quy hoạch Vùng và 
Đô thị nghiên cứu về QHXDV thích ứng với BĐKH cho một vùng cụ 
thể là vùng Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc nghiên cứu xây 
dựng cấu trúc vùng thích ứng với BĐKH. Các kết quả và đóng góp 
mới của luận án bao gồm: 
1.   Nhận diện vai trò cấu trúc không gian vùng TP. Hồ Chí Minh 
trong thích ứng BĐKH: Kết quả cho thấy thực trạng cấu trúc không 
gian vùng TP. HCM đang bị biến đổi bởi các điều kiện tự nhiên như: 
Khí hậu; địa hình; thuỷ văn; tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Điều kiện 
21	
  
tự nhiên ngày càng tác động mạnh mẽ lên cấu trúc không gian vùng. 
Cho thấy cấu trúc không gian vùng TP. HCM không bền vững trong 
bối cảnh BĐKH. Kết quả này được trình bày trong chương 3. 
2.   Đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng phục hồi của không 
gian vùng TP. HCM: Luận án lần đầu tiên thông qua các dữ liệu, cơ 
sở kh

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_cau_truc_vung_thanh_pho_ho_chi_minh_thich_un.pdf