Tóm tắt Luận án Đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam
ết của Maslow để phân chia cấu trúc các nhóm không gian chức năng, diễn đạt mức độ quan trọng và cần thiết theo cấp độ phát triển, xây dựng nên mô hình “Tháp công năng” trong KTNO đô thị (lập luận 4) – [Hình 2.7]. Kết hợp 4 lập luận trên cho thấy giữa giá trị VHTT, công năng nhà ở và nhu cầu con người có cùng chung tính phân cấp mà nguồn gốc phát sinh là từ con người; như vậy giữa chúng có mối liên hệ tương ứng với nhau, có thể thiết lập cùng một mô hình cấu trúc, diễn đạt trình tự từ thấp đến cao. Tại đây hội đủ cơ sở để suy luận trong kiến trúc nhà ở đô thị sẽ diễn ra chu trình phát triển có tính quy luật là: nhu cầu nào thì công năng đó và văn hóa tương ứng. Đây là lập luận quan trọng cho việc xây dựng mô hình khai thác giá trị VHTT trong Chương III. 11 2.3. Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với hình thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam Tiếp cận quan điểm Mỹ học và Mỹ học kiến trúc cho thấy hình thức kiến trúc nhà ở truyền thống là đối tượng thẩm mỹ thể hiện sự thống nhất giữa quy luật tạo hình khách quan và hàm nghĩa chủ quan của con người; vì vậy có khả năng đóng góp cho hình thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay 3 vai trò: xây dựng quy luật thẩm mỹ truyền thống, chuyển tải hình thái ý thức của người Việt, xây dựng nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống [hình 2.10]. Những vai trò này giúp định hướng chuyển đổi giá trị thẩm mỹ truyền thống mà vẫn phát huy ưu thế của thời đại bằng công nghệ và sự sáng tạo. Tiếp cận quan điểm Ký hiệu học nhận diện 3 cơ chế chuyển đổi giá trị thẩm mỹ truyền thống trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay là: chuyển đổi nguyên gốc, chuyển đổi một phần, chuyển đổi tương ứng [hình 2.16]. Trong đó chuyển đổi tương ứng có khả năng khai thác ưu thế của công nghệ và sự sáng tạo, đồng thời vẫn kế thừa giá trị VHTT bằng các nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ. Đây là quá trình cài mã và giải mã có chọn lọc, cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận án. Bằng mô hình tương tác giữa giá trị VHTT với yếu tố hình thức kiến trúc nhà ở đô thị chọn lọc được các đối tượng cần thiết để xây dựng mô hình khai thác. Đó là những yếu tố thuộc nhóm quan trọng (kết cấu bao che đặc thù, cửa, mái, hiên/logia) và 9 đặc tính thẩm mỹ truyền thống (hình thức thông gió tự nhiên, che nắng, tạo bóng râm, vật liệu tự nhiên, tính đối xứng/cân bằng, tỷ lệ hài hòa, tính hình học, tính cơ động, tính vần điệu). 12 CHƯƠNG III MÔ HÌNH GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM 3.1 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng Vận dụng lý thuyết của Maslow để chia cấu trúc công năng theo 3 cấp độ (cơ bản – mở rộng – phát triển), diễn đạt tiến trình gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu con người trong không gian nhà ở [hình 3.2]. Hình 3.2 : Mô hình “Tháp Công Năng” theo 3 cấp độ nhu cầu Cùng với tiến trình đó, giá trị VHTT cũng được phân chia thành 3 nhóm tương ứng để tham dự, thể hiện quy luật phát triển đồng dạng giữa văn hóa và công năng (văn hóa tương ứng công năng). Bằng phép cộng, quy chiếu và biện luận mối quan hệ giữa thang giá trị văn hóa theo tương tác nội ngoại hệ và theo nhu cầu có thể xây dựng mô hình tổng hợp giá trị VHTT trong yếu tố công năng (mô hình lý thuyết) – [hình 3.3]. Phối hợp mô hình này với mô hình Tháp công năng (đã cấu trúc lại theo 3 cấp độ nhu cầu) đưa đến mô hình ứng 13 dụng giá trị VHTT trong công năng nhà ở đô thị [hình 3.5]. Thông qua mô hình ứng dụng, cấu trúc không gian nhà ở sẽ chọn lọc các nhóm văn hóa để tham dự và phát huy (công năng chuyển tải văn hóa). Như vậy, khai thác VHTT trong yếu tố công năng là quá trình chọn lọc giá trị tương ứng với các cấp độ nhu cầu không gian ở. Từng giá trị VHTT có sự chuyển đổi theo 3 cấp nhu cầu không gian khác nhau. Trong cấp nhu cầu cơ bản, không gian nhà ở có 2 nhóm chức năng chính là nghỉ ngơi thụ động và làm việc, chỉ có 2 giá trị văn hóa tham dự là tính dung hòa với tự nhiên và tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp). Những giá trị này mang tính phổ quát, thể hiện phương thức tổ chức nhà ở để phù hợp với điều kiện diện tích nhỏ (tất cả chức năng sử dụng chung), hướng tới sự cân bằng với môi trường tự nhiên một cách thụ động. Tiến đến cấp nhu cầu mở rộng, công năng nhà ở được cấu trúc bởi 4 nhóm chức năng chính thức là nghỉ ngơi thụ động, làm việc, giáo dục, giao tiếp đối ngoại; đi kèm với sự định hình không gian sinh hoạt cá nhân. Trong điều kiện này, cả 5 giá trị VHTT hội đủ khả năng tham dự và chi phối là tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp), tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu. Đạt cấp nhu cầu phát triển, nhà ở xuất hiện đầy đủ 5 nhóm chức năng, xác lập sự tồn tại chính thức của không gian nghỉ ngơi năng động với các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, kéo dài từ không gian sử dụng chung cho đến không gian sử dụng riêng. Trong cấp nhu cầu này có sự tác động của 5 giá trị VHTT là tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng (nâng cao), tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu. Thông qua phân tích sự can thiệp của văn hóa với không gian nhà ở cho thấy: mức độ phát triển công năng càng cao thì càng mở rộng phạm vi để giá trị VHTT được khai thác. Trong đó, tính dung hòa với tự nhiên và tính linh hoạt/đa 14 năng đạt mức tương tác lớn nhất theo quá trình chuyển đổi; tính tư hữu có xu hướng gia tăng cùng với sự hình thành các không gian cá nhân; tính cộng đồng mở rộng sự tham dự vào không gian sinh hoạt nội bộ và truyền thống gia đình Việt triển khai vùng hoạt động theo các nhóm chức năng, gắn kết với hoạt động phát triển thể chất và tinh thần. 3.2 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức Mô hình khai thác giá trị thẩm mỹ truyền thống trong hình thức KTNO đô thị được xây dựng dựa trên sự tương tác giữa 9 giá trị thẩm mỹ (xác định trong Chương II) với các thành phần tạo hình của nhà ở. Thông qua đánh giá và so sánh chỉ số tương tác chọn ra được 2 nhóm đối tượng có khả năng đem lại hiệu quả khai thác cao. Đó là: đối tượng văn hóa – nhóm văn hóa tiêu biểu (tính hình học, tính đối xứng, tính vần điệu và tỷ lệ hài hòa) và đối tượng tạo hình – nhóm cấu tạo quan trọng (mái, kết cấu bao che, cửa, hiên/logia). Ngoài ra, đây còn được xem là mô hình khai thác lý tưởng [hình 3.14] vì đã xác định đầy đủ các khả năng can thiệp của giá trị thẩm mỹ truyền thống trong từng yếu tố cấu tạo; từ đó có thể làm cơ sở để thẩm định lại những công trình xây dựng thực tế về mức độ khai thác VHTT. Giá trị thẩm mỹ được chọn là những quy luật tạo hình có tính khách quan, liên hệ đến việc xác lập các nguyên tắc thẩm mỹ chủ quan và dẫn nghĩa đến giá trị VHTT, thể hiện nội dung tư tưởng và tinh thần của người Việt. Thông qua phép cộng chỉ số tương tác của các giá trị đó làm xuất hiện trật tự nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống trong KTNO đô thị [hình 3.18]. Như vậy, sự kết hợp giữa 3 yếu tố (giá trị thẩm mỹ, nguyên tắc thẩm mỹ, giá trị VHTT) tạo nên khung lý thuyết có 15 tính phân cấp để định hướng cho việc khai thác; thể hiện sự tương đồng với tính phân cấp của thang giá trị VHTT và lý thuyết nhu cầu . Hình 3.18: Quy trình chuyển đổi và nhận diện giá trị thẩm mỹ truyền thống trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam Ngoài ra, căn cứ vào mô hình còn có thể phân chia nhiều cấp độ khai thác khác nhau, đại diện bởi các chỉ số phân cấp (có được thông qua đánh giá chỉ số tương tác). Luận án chọn cách phân chia 2 cấp độ để phân tích và xác lập 2 nhóm khai thác là nhóm giới hạn và nhóm đặc thù - đối tượng khai thác chính. Phân tích sự kết hợp giữa các yếu tố tạo hình trong nhóm đặc thù đưa đến 7 trạng thái khai thác [hình 3.19] và cũng là mục tiêu ứng dụng mô hình thác VHTT trong hình thức KTNO đô thị. 3.3 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam Trong những giai đoạn tiếp theo, giá trị VHTT sẽ tiếp tục 16 chuyển đổi như một quy luật tất yếu của quá trình phát triển. Sự biến đổi năng động của các yếu tố có tính thời đại tác động liên tục đến hệ giá trị VHTT làm cho nó có xu hướng thay đổi để thiết lập nên những hệ giá trị VHTT mới. Trong nội dung phân tích của luận án cho thấy mối quan hệ giữa giá trị VHTT với KTNO đô thị Việt Nam đặc trưng bởi tính phân cấp, tác động lên cả công năng và hình thức. Trong mỗi phương diện đó, VHTT thể hiện mức độ can thiệp thông qua trật tự phân cấp của các thang giá trị. Như vậy, bằng sự tương tác với các yếu tố thời đại mới, xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT cũng là xu hướng chuyển đổi các thang giá trị. Với công năng, sự phát triển cấu trúc không gian nhà ở là điều kiện để văn hóa được tham dự, diễn biến theo tính chất của nhu cầu. Dựa trên quan điểm Maslow và quan điểm phát triển kiến trúc thế giới cho thấy: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư hữu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ; tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt tùy biến theo lối sống của từng đối tượng [hình 3.20]. Nhìn chung, thang giá trị VHTT có xu hướng phân lập thành 2 thang giá trị: nhu cầu cơ bản và mở rộng vận dụng chung thang giá trị VHTT cơ bản; nhu cầu phát triển vận dụng thang giá trị VHTT nâng cao. Trong yếu tố hình thức, do có sự can thiệp của công nghệ và sự sáng tạo nên trật tự nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống cũng mang xu hướng thay đổi. Đó là sự phát triển tăng lên của nguyên tắc đẹp hài hòa với tự nhiên, đẹp đa dạng, và sự suy giảm của đẹp thành tố. Tuy nhiên cả 3 nguyên tắc này đều dẫn đầu trong hệ thống nguyên tắc thẩm mỹ, tương đồng với quan điểm chung của thế giới. Sự đảo chiều của các nguyên tắc thẩm mỹ làm thay đổi trật tự giá trị VHTT và tạo ra thang giá trị VHTT mới trong hình thức KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam [hình 3.21] 17 3.4 Luận bàn về đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam Tổng hợp nội dung nghiên cứu của luận án cho thấy có 5 đặc trưng khai thác VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam sau đây: Khai thác văn hóa truyền thống theo quan điểm hệ giá trị: tiếp cận hệ giá trị cho phép đánh giá một cách tổng quát tiềm lực và xu thế tham dự của VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam. Khai thác văn hóa truyền thống có tính quy luật: trên phương diện công năng là quy luật phát triển đồng dạng; trên phương diện hình thức là quy luật trật tự của nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống. Khai thác văn hóa truyền thống có thể định lượng: triển khai theo chỉ số tương tác giữa các giá trị VHTT với nhau và với các thành phần (công năng và hình thức) của KTNO. Khai thác văn hóa truyền thống mang 2 thuộc tính chủ động và thụ động: thụ động chọn lựa các nhóm văn hóa để tương ứng với công năng; thụ động vận dụng các quy luật và nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống sau khi đã xác định vai trò của vật liệu và kỹ thuật hiện đại, tính sáng tạo cá nhân. Chủ động chọn lọc giá trị tiêu biểu và thang giá trị để ứng dụng nhằm tăng cường tính dân tộc trên cả 2 phương diện công năng và hình thức Khai thác văn hóa truyền thống trên cơ sở tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc nhà ở thế giới: làm cho quá trình khai thác tránh những sai lệch do định kiến chủ quan – nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của KTNO Việt Nam so với thế giới. 18 PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 1. Giá trị VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay được chuyển đổi theo 2 giai đoạn: từ nông thôn lên đô thị truyền thống và từ đô thị truyền thống đến đô thị hiện đại. Trong những giai đoạn chuyển đổi này, giá trị văn hóa đã thể hiện sự biến đổi mức độ can thiệp lên các thành phần của KTNO theo chiều hướng gia tăng hoặc suy thoái. Điều đó thể hiện tính kế thừa phát triển hoặc đào thải văn hóa theo sự chuyển đổi mô hình nhà ở qua các thời kỳ. Từ việc truy xuất các định nghĩa cho thấy VHTT là hệ thống có cấu trúc 2 bậc (hiển thị và phi hiển thị), liên tục tương tác với nhau và với các hệ thống bên ngoài trong suốt quá trình chuyển đổi để phù hợp với điều kiện tồn tại mới. Đây là cơ sở giải thích cơ chế đào thải nói trên và là cũng là nền tảng lý thuyết cho việc nhận diện ảnh hưởng VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam – đối tượng nghiên cứu của luận án. 2. Đặc điểm quan trọng của hệ giá trị VHTT là tính phân cấp, hiển thị bằng các thang giá trị. Trật tự các thang giá trị này được thiết lập thông qua mối quan hệ nội sinh (giữa các giá trị VHTT với nhau) và ngoại sinh (giữa giá trị VHTT với các thành phần kiến trúc). Thang giá trị đầu tiên được hình thành từ nhà ở nông thôn; tuy nhiên khi chuyển đổi lên đô thị truyền thống, các điều kiện ban đầu của nhà ở thay đổi đã làm biến động thang giá trị văn hóa lần thứ nhất, từ đó nhận thấy sự suy yếu của một số giá trị và “sức bền” của một số giá trị khác. Trong giai đoạn chuyển đổi tiếp theo từ đô thị truyền thống đến đô thị hiện đại, những điều kiện tác động lên KTNO gia tăng mạnh mẽ làm thay đổi trật tự thang giá trị VHTT lần thứ hai. Các loại hình nhà ở phát triển nhanh chóng đã phá vỡ đặc điểm đơn giản thuần túy của 19 nhà ở truyền thống để hình thành nên những không gian sinh hoạt mới và hình thức thẩm mỹ mới. Giai đoạn này đánh dấu nhiều sự loại bỏ giá trị truyền thống cũ, đặc biệt trên phương diện tạo hình. Tuy nhiên, do VHTT còn có sức ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt tại các đô thị nên vẫn tiếp tục được duy trì. Thông qua phân tích sự biểu hiện của loại hình nhà phố, biệt thự và chung cư cho thấy có 6 giá trị tập hợp thành thang/hệ giá trị VHTT gồm: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư hữu, tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính biểu hình. Đây là những giá trị đã được chọn lọc trong quá trình chuyển đổi và còn phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay. Để hướng đến mục tiêu kế thừa và phát huy giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam thì những giá trị trên cần tiếp tục được khai thác. Luận án triển khai mục tiêu này theo 4 cơ sở tiếp cận (lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu, ký hiệu học, mỹ học và mỹ học kiến trúc); kết hợp tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc thế giới của 11 học thuyết và 12 tác giả đạt giải Pritzker trong những năm gần đây. 3. Trên phương diện công năng, tiếp cận lý thuyết hệ thống cho phép xác lập quan hệ giữa các giá trị bằng 2 hình thức tương tác nội hệ và ngoại hệ. Trong đó, tương tác nội hệ (giữa các giá trị văn hóa với nhau) đem đến kết quả đề xuất thang giá trị VHTT theo phân tích định tính và định lượng. Tương tác ngoại hệ triển khai giữa các thành phần không gian nhà ở với giá trị văn hóa đem đến thang giá trị VHTT trên phương diện công năng. Hai thang giá trị này là kết quả biện chứng các mối quan hệ nên còn mang tính chủ quan của nghiên cứu. Vì vậy, luận án vận dụng lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow để quy chiếu trật tự các giá trị theo mức độ quan trọng và cần thiết, chuyển dần từ mức cơ bản cho đến phát triển, từ đó xây dựng thang 20 giá trị VHTT theo nhu cầu con người – “Tháp giá trị VHTT”. Sử dụng phép cộng 3 thang giá trị trên đây đưa đến mô hình tổng hợp giá trị VHTT trong yếu tố công năng (mô hình lý thuyết). Ngoài ra, do văn hóa và công năng đều xuất phát từ nhu cầu con người nên cấu trúc không gian cũng được chia theo 3 cấp, hình thành mô hình “Tháp công năng”. Phối hợp 2 mô hình nói trên tạo ra mô hình ứng dụng, diễn đạt quá trình khai thác VHTT tùy thuộc vào tính chất phát triển không gian nhà ở (văn hóa tương ứng công năng). 4. Quy chiếu sự tương quan giữa công năng và văn hóa cho thấy tính chất tác động của giá trị văn hóa gia tăng và mở rộng theo các cấp độ nhu cầu không gian. Trong cấp nhu cầu cơ bản, không gian nhà ở có 2 nhóm chức năng chính là nghỉ ngơi thụ động và làm việc nên chỉ có 2 giá trị văn hóa tham dự là tính dung hòa với tự nhiên và tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp). Tiến đến cấp nhu cầu mở rộng, công năng nhà ở được cấu trúc bởi 4 nhóm chức năng chính thức là nghỉ ngơi thụ động, làm việc, giáo dục, giao tiếp đối ngoại; đi kèm với sự định hình không gian sinh hoạt cá nhân. Trong điều kiện này, cả 5 giá trị VHTT hội đủ khả năng tham dự và chi phối là tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp), tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu. Đạt cấp nhu cầu phát triển, nhà ở xuất hiện đầy đủ 5 nhóm chức năng, xác lập sự tồn tại chính thức của không gian nghỉ ngơi năng động với các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, kéo dài từ không gian sử dụng chung cho đến không gian sử dụng riêng. Trong cấp nhu cầu này có sự tác động của 5 giá trị VHTT là tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng (nâng cao), tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu. Thông qua phân tích sự can thiệp của văn hóa với không gian nhà ở cho thấy: mức độ 21 phát triển công năng càng cao thì càng mở rộng phạm vi để giá trị VHTT được khai thác. 5. Tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và KTNO trên thế giới cho thấy giá trị VHTT được chia thành 2 nhóm gồm: nhóm theo xu hướng chung (tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư hữu) và nhóm theo xu hướng riêng – đặc thù của văn hóa Việt Nam (tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt). Bằng cách phân lập này suy ra nhóm xu hướng chung sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai; nhóm xu hướng riêng là điều kiện để khai thác và nhận diện tính truyền thống, gia tăng sự can thiệp của các đặc tính này đồng nghĩa với việc kế thừa và phát triển VHTT trong không gian nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam. Với hai xu hướng phát triển trên, cấp nhu cầu cơ bản và mở rộng có khả năng ứng dụng thang giá trị VHTT cơ bản; cấp nhu cầu phát triển ứng dụng thang giá trị VHTT nâng cao. Như vậy những giai đoạn phát triển tiếp theo, thang giá trị VHTT trong công năng nhà ở có xu hướng phân chia thành 2 thang giá trị khác nhau, thể hiện sự biến đổi của VHTT để phù hợp với điều kiện tồn tại mới. 6. Trên phương diện hình thức, tiếp cận lý thuyết hệ thống để xây dựng mô hình tương tác giữa giá trị thẩm mỹ truyền thống với các thành phần cấu tạo (mái, kết cấu bao che, cửa, khung cột, nền nhà) đưa đến việc chọn lọc 9 giá trị thẩm mỹ đặc trưng là tính hình học, tính đối xứng, tính vần điệu, tỷ lệ hài hòa, tính cơ động, vật liệu tự nhiên, giải pháp che nắng, thông gió, tạo bóng râm. Ngoài ra, từ phương pháp tiếp cận Mỹ học và Mỹ học kiến trúc nhận thấy VHTT có thể đóng góp cho hình thức KTNO đô thị 3 vai trò: xây dựng quy 22 luật thẩm mỹ truyền thống, chuyển tải hình thái ý thức của người Việt, xây dựng nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống. Giữa quy luật thẩm mỹ - nguyên tắc thẩm mỹ - hình thái ý thức có mối quan hệ tương sinh; hình thành nên trật tự phân cấp của nguyên tắc thẩm mỹ, tương ứng với trật tự phân cấp giá trị VHTT. Như vậy, sự kế thừa VHTT trong hình thức KTNO đô thị là sự chuyển đổi các quy luật thẩm mỹ, nguyên tắc thẩm mỹ (dẫn nghĩa đến VHTT) và cả hệ thống trật tự phân cấp của những yếu tố này. Đây là phương thức chuyển đổi phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay; vừa phát huy vai trò của công nghệ - sáng tạo, vừa tránh được tình trạng sao chép các hình thức nhà ở đã cũ. Bằng phương pháp tiếp cận Ký hiệu học cho thấy giá trị thẩm mỹ truyền thống có thể chuyển đổi trong hình thức KTNO đô thị theo 3 cơ chế: chuyển đổi nguyên gốc, chuyển đổi một phần, chuyển đổi tương ứng (chuyển đổi các quy luật, nguyên tắc thẩm mỹ). Trong đó, cơ chế chuyển đổi tương ứng chứng minh nhiều khả năng để khai thác, vừa duy trì đặc trưng truyền thống có tính chi phối “ẩn danh”, vừa phát huy những tiến bộ công nghệ và sáng tạo trên phương diện biểu thị. 7. Mô hình khai thác giá trị VHTT trong hình thức KTNO đô thị được xây dựng dựa trên sự tương tác giữa giá trị thẩm mỹ được chọn với các yếu tố tạo hình; thông qua đó xác lập 7 trạng thái khai thác, thể hiện khả năng phối hợp cần
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_dac_trung_khai_thac_van_hoa_truyen_thong_tro.pdf