Tóm tắt Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà

. Phiếu điều tra phải ghi đầy đủ các thông tin, các phiếu ghi thiếu các thông tin quan trọng sẽ loại bỏ trước khi đưa vào tính toán. - Kiểm tra độ chính xác các thông tin thu thập trong từng phiếu điều tra. Các phiếu điều tra mà thông tin chính ghi sai, không chính xác sẽ loại bỏ trước khi đưa vào tính toán. Ở bước này nghiên cứu sinh dựa vào ý kiến tư vấn của các chuyên gia, cán bộ quản lý nghề cá địa phương và trực tiếp trao đổi với chủ tàu, thuyền trưởng để có được số liệu điều tra thực tế nhất trong điều kiện có thể. - Thông tin định lượng (kích thước mắt lưới, chiều dài giềng phao, chiều dài giềng chì, sản lượng khai thác) và thông tin định tính sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trên phần mềm SPSS 14.0 và MS. Excel. 25 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả điều tra thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản tại vịnh Vân Phong 3.1.1 Kết quả điều tra thực trạng tàu thuyền 3.1.1.1 Số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác thuỷ sản của các địa phương ven bờ vịnh Vân Phong - Số lượng tàu thuyền của các địa phương ven bờ VVP tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2015. Từ năm 2008-2010, tăng bình quân 2,03%/năm; năm 2011 tăng chậm lại - 1,66%/năm và giai đoạn 2012-2015, tăng bình quân 0,29%/năm. - Nghề lưới rê có tỷ lệ tàu thuyền tăng cao nhất (bình quân 3,43%/năm), tiếp đến là nghề lưới vây (bình quân là 2,62%/năm) và nghề lưới kéo có tỷ lệ tàu thuyền tăng bình quân là 1,89%/năm. Số lượng tàu thuyền làm nghề khác tăng liên tục từ năm 2008-2013, bình quân tăng 1,92%/năm; sau đó giảm bắt đầu giảm từ năm 2014 (4,61%) và năm 2015 (17,90%). 3.1.1.2 Số lượng tàu thuyền thực tế hoạt động KTTS trong VVP Bằng phương pháp điều tra như đã trình tại chương 2, chúng tôi xác định chính xác được số tàu thực tế hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản trong VVP từ năm 2008 đến 2015 theo nhóm công suất và địa phương (Phụ lục 3). Số lượng, công suất tàu thuyền thực tế hoạt động trong VVP được thể hiện ở bảng 3.2. Từ số liệu ở bảng 3.2 nhận thấy: - Giai đoạn 2008-2015, tàu thuyền khai thác tại VVP có xu hướng tăng liên tục cả về số lượng tàu thuyền và tổng công suất. - Tổng số tàu thuyền khai thác trong VVP có tốc độ tăng bình quân 1,58%/năm, tổng công suất có tốc độ tăng bình quân 1,09%/năm. - Giai đoạn 2013-2015, tốc độ tăng công suất gấp 1,16 lần tốc độ tăng công suất giai đoạn 2008-2012; tốc độ tăng tàu thuyền từ năm 2013 đến năm 2015 gấp 1,33 lần tốc độ tăng tàu thuyền từ năm 2008 đến năm 2013. - Bình quân công suất trên một đơn vị tàu thuyền biến đổi không theo quy luật. Giai đoạn 2008-2009 - tốc độ giảm bình quân 0,55%/năm, năm 2010 tăng lại (0,41%/năm) sau đó tiếp tục giảm từ năm 2011-2012 (tốc độ giảm bình quân 0,25%/năm); năm 2013-2014 tăng nhẹ - bình quân 0,08%/năm và năm 2015 lại giảm. 3.1.1.3 Cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản Qua khảo sát sơ bộ cho thấy ở VVP có các nghề hoạt động: nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề lưới rê, nghề câu, nghề lặn, nghề te xiệp, nghề lờ dây. Đề tài chỉ nghiên cứu các nghề có số lượng tàu thuyền hoạt động ở VVP nhiều nhất, phổ biến ở các địa phương xung quanh VVP để tiến hành điều tra mẫu, phục vụ cho nghiên cứu. Trên cơ sở đó nghiên cứu sinh chỉ xem xét các nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu và các nghề còn lại sẽ xếp vào nhóm nghề khác. Cơ cấu tàu thuyền thực tế KTTS trong VVP phân theo nghề được trình bày ở bảng 3.3. Từ bảng 3.3 nhận thấy: - Số lượng tàu thuyền nghề lưới kéo tăng liên tục từ năm 2008-2012, tốc độ tăng bình quân 1,45%/năm. Năm 2013 giảm mạnh - 35,10% so với năm 2012 và tiếp tục tăng từ năm 2014-2015 với tốc độ tăng bình quân 1,47%/năm. 26 - Tàu thuyền nghề lưới vây liên tục tăng từ năm 2008-2014, tốc độ tăng bình quân 4,41%/năm sau đó giảm 4,67% trong năm 2015 so với năm 2014. - Tàu thuyền nghề lưới rê tăng liên tục giai đoạn 2008-2015, tốc độ tăng bình quân 1,87%/năm. Giảm 10,15% trong năm 2013 so với năm 2012 và tiếp tục tăng lại trong năm 2014-3,39% (so với năm 2013) và năm 2015-24,59% (so với năm 2014). - Tàu thuyền nghề lưới rê liên tục tăng từ năm 2008-2010, tốc độ tăng bình quân 1,73%/năm. Ổn định trong năm 2011 và tiếp tục tăng lại từ năm 2012-2014 với tốc độ tăng bình quân 25,03%/năm. - Tàu thuyền làm nghề khác năm 2009 giảm 2,26% so với năm 2000, sau đó tăng liên tục từ năm 2010-2013 với tốc độ tăng bình quân 12,95%/năm. Giảm 9,27% năm 2014 (so với năm 2013) và tăng lại 9,39% năm 2015 (năm 2014). Từ số liệu về tàu thuyền phân bổ theo nghề và nhóm công suất (bảng 3.4) cho thấy: - Với khối tàu có công suất <20CV: + Số lượng tàu thuyền tăng liên tục giai đoạn 2008-2015. Từ năm 2008 đến năm 2012 tốc độ tăng bình quân 2,23%/năm, sau đó tăng mạnh vào năm 2013-17,49% và tiếp tục tăng trong các năm 2014, 2015 với tốc độ tăng bình quân 5,08%/năm. + Tàu thuyền nghề lưới kéo biến đổi không theo quy luật. Năm 2009 tăng 6,87%, giảm 4,82% năm 2010 và không thay đổi trong năm 2011. Năm 2012 tăng 2,70% sau đó lại giảm 14,80% năm 2013 và tiếp tục tăng lại trong năm 2014 và năm 2015 với tốc độ tăng bình quân 3,05%/năm. + Tàu thuyền nghề lưới vây tăng hàng năm từ năm 2008 đến năm 2015, tốc độ tăng bình quân 4,59%/năm. + Tàu thuyền nghề lưới rê tăng liên tục giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng bình quân 6,87%/năm. Giảm 11,21% năm 2013 và tiếp tục tăng lại từ năm 2014 và năm 2015 với tốc độ tăng bình quân 15,76%/năm. + Tàu thuyền nghề câu tăng nhẹ từ năm 2008-2015, tốc độ tăng bình quân 1,39%/năm sau đó tăng mạnh trong các năm 2013, 2014 (bình quân 65,71%/năm) và giảm 10,63% năm 2015. + Tàu thuyền nghề khác dao động từ năm 2008-2012, sau đó tăng liên tục từ năm 2013-2015 (bình quân 27,17%/năm). - Với khối tàu có công suất (20÷89)CV: + Số lượng tàu thuyền giai đoạn 2008-2015 biến đổi liên tục không theo quy luật. Năm 2009 giảm 2,02%, năm 2010 tăng lại 5,82%, tiếp tục giảm từ năm 2011 đến năm 2014 với tốc độ giảm bình quân 6,52%/năm và tăng lại năm 2015-7,43%. + Tàu thuyền nghề lưới kéo dao động liên tục. Giảm 3,43% năm 2009 sau đó tăng lại trong năm 2010, 2011 (bình quân 6,02%/năm), tiếp tục giảm từ năm 2012- 2014 (bình quân 19,03%/năm) và lại tăng 2,89% năm 2015. + Tàu thuyền nghề lưới vây dao động nhẹ giai đoạn 2008-2012 sau đó tăng liên tục trong năm 2013, 2014 (bình quân 14,11%/năm) và giảm 17,5% năm 2015. + Tàu thuyền nghề lưới rê giảm hàng năm từ năm 2008 đến năm 2014, tốc độ giảm bình quân 5,89%/năm và tăng 38,46% năm 2015. + Tàu thuyền nghề câu tăng từ năm 2008-2010 (bình quân 3%/năm) sau đó ổn định về số lượng trong năm 2011, 2012 và tăng lại 34,48% năm 2013, giảm 16,24% năm 2014 rồi lại tăng 11,22% năm 2015. 27 + Tàu thuyền nghề khác biến đổi liên tục giảm 2,83% năm 2009 sau đó tăng từ năm 2010-2011 (bình quân 2,53 %/năm) rồi lại tiếp tục giảm và tăng trong các năm 2012-2015. 3.1.1.4 Đặc điểm tàu thuyền hoạt động KTTS trong VVP Kết quả khảo sát (trong 323 phiếu điều tra) về đặc điểm tàu thuyền hoạt động khai thác thuỷ sản trong VVP cho thấy: - Tàu thuyền khai thác trong VVP có kích thước nhỏ, chiều dài tàu trung bình từ 6,9m đến 10,22m. Chiều rộng tàu trung bình phổ biến từ 1,85m đến 2,73m. Chiều cao mớn nước trung bình của tàu từ (0,58-1,03) m với trọng tải trung bình từ 1,76 tấn đến 6,42 tấn. - Tàu thuyền khai thác trong VVP hầu hết là tàu vỏ gỗ, được đóng tại địa phương Khánh Hoà hoặc Phú Yên. - Máy chính tàu của các tàu thuyền khai thác tại VVP đa dạng về chủng loại và chủ yếu là do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ sản xuất. - Các tàu có công suất dưới 20CV chủ yếu sử dụng máy chính do Trung Quốc sản xuất (từ năm 1998-2007). Tàu thuyền có công suất 20÷89 sử dụng máy chính do Nhật Bản, Hàn Quốc sản xuất (từ năm 2000-2006). 3.1.1.5 Trang bị an toàn và phòng nạn - Tàu thuyền hoạt động khai thác ở VVP chấp hành tương đối đầy đủ về số lượng trang thiết bị an toàn tối thiểu trên tàu cá theo yêu cầu của Thông tư 02/2007/TT-BTS (100% các tàu khảo sát đều trang bị: phao áo cứu sinh, bạt cứu hoả, bơm cứu hoả, bơm cứu thủng, bạt cứu thủng, xơ, giẻ rách cứu thủng và nêm chốt cứu thủng). - Các tàu có công suất <20CV, 20÷89CV chưa chấp hành đầy đủ theo yêu cầu của Thông tư 02/2007/TT-BTS về trang bị phao tròn cứu sinh. Có 58,82% các tàu có công suất <20CV, 89,68% các tàu có công suất 20÷89CV trang bị phao tròn cứu sinh. - Các tàu khai thác thuỷ sản trong VVP chưa chấp hành quy định về trang bị phao bè cứu sinh, bình cứu hoả, cát cứu hoả theo Thông tư 02/2007/TT-BTS. - Tàu thuyền hoạt động khai thác ở VVP chấp hành tương đối đầy đủ về số lượng trang bị tín hiệu trên tàu cá theo yêu cầu của Thông tư 02/2007/TT-BTS. - Các tàu có công suất 20÷89CV chưa chấp hành đầy đủ theo yêu cầu của Thông tư 02/2007/TT-BTS về trang bị: đèn-cờ hiệu đánh cá, đèn neo (74,36% tàu thuyền có đèn-cờ hiệu đánh cá, đèn neo) và la bàn từ (76,77% tàu thuyền có la bàn từ). - Các tàu có công suất 20÷89CV chấp hành đầy đủ quy định về trang bị máy định vị vệ tinh, máy đo sâu dò cá, máy đàm thoại tầm gần và tầm xa theo Thông tư 02/2007/TT-BTS. 3.1.2 Thực trạng về ngư cụ hoạt động trong VVP 3.1.2.1 Ngư cụ nghề lưới kéo Lưới kéo hoạt động trong VVP gồm cả lưới kéo đơn và kéo đôi hoạt động khai thác cá tầng đáy nhưng chủ yếu là nghề lưới kéo đơn. Mẫu lưới kéo khảo sát đều có kích thước mắt lưới tại phần đụt lưới vi phạm quy định Thông tư 02/2006/TT-BTS [8]. 28 3.1.2.2 Ngư cụ nghề lưới rê Nghề lưới rê khai thác tại VVP đa dạng về tên gọi, theo cách gọi của người dân địa phương gồm có lưới rê đơn (lưới hai), lưới rê ba lớp, lưới ghẹ, lưới rê thu ngừ..., đối tượng đánh bắt chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá liệt, cá ngân và ghẹ. Các mẫu lưới rê khảo sát ở vùng biển VVP đều thực hiện đúng quy định về kích thước mắt lưới nhỏ nhất theo Thông tư 02 /2006/TT-BTS. 3.1.2.3 Ngư cụ nghề câu 3.1.2.4 Ngư cụ nghề lưới vây Các mẫu lưới vây khảo sát đều có kích thước mắt lưới tại phần thịt lưới nhỏ hơn so với quy định về kích thước mắt lưới tối thiểu đối với lưới vây (tại Thông tư 02 /2006/TT-BTS). 3.1.3 Thực trạng về thuyền viên trên tàu KTTS trong VVP Số lao động trên các nhóm tàu có công suất 20÷89CV gấp (1,20-1,66) lần nhóm tàu có công suất <20CV. Hầu hết thuyền viên có trình độ tiểu học (1023 người - chiếm tỷ lệ 69,45%); trung học cơ sở 446 người, 30,28%; trung học phổ thông 4 người, 0,27%. Lao động trên các tàu khai thác ở VVP có độ tuổi tập trung từ 18 tuổi đến dưới 50 tuổi, chiếm 85,28% tổng số người điều tra. Đây là số lao động có sức khỏe tốt để làm việc. Phần lớn thuyền viên (chiếm tỷ lệ 78,82%) làm việc trên các tàu khai thác thuỷ sản ở VVP không theo học các lớp đào tạo nghề mà chủ yếu là làm việc dựa vào kinh nghiệm. Số thuyền viên học nghề từ các lớp đào tạo nghề là 312 người - 21,18% số người điều tra. Tất cả các thuyền trưởng tàu thuyền khai thai thác thuỷ sản ở VVP đều có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ. 3.1.4 Thực trạng sản lượng và thành phần sản phẩm khai thác Do hạn chế về thời gian và kinh phí nghiên cứu, để đánh giá thực trạng thành phần sản phẩm khai thác ở VVP, chúng tôi lựa chọn nghề khai thác có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, có sản lượng khai thác cao và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân để thu thập thông tin về sản phẩm khai thác. Căn cứ vào tiêu chí trên nghiên cứu sinh lựa chọn nghề lưới kéo để tiến hành thu thập thông tin về sản phẩm khai thác. Kết quả khảo sát sản phẩm khai thác trên tàu lưới kéo đôi hoạt động tại vùng biển VVP (tháng 7/2015) trong 10 chuyến biển - 36 mẻ lưới được thể hiện ở bảng 3.16. Sản phẩm khai thác được chia làm 2 nhóm: cá thương phẩm (mối, hố, cá đổng, cá phèn, cá liệt, cá nhồng cá nục, cá sơn thóc, cá bò da, cá sứa, cá lạt, cá dò, cá đuối, cá ngát, mực ống, mực nang, tôm bạc, ghẹ) và cá tạp (cá phân, cá chưa trưởng thành). Tổng sản lượng khai thác trong 10 chuyến biển là 7747 kg, trong đó, nhóm cá tạp 5.906 (chiếm 76,24%) và nhóm cá thương phẩm 1.841kg (chiếm 23,76%). Trong đó: - Nhóm cá tạp, giá trị thấp chiếm tỷ lệ rất lớn - 76,24% tổng sản lượng khai thác. - Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo mang tính đa loài, mỗi mẻ lưới có rất nhiều đối tượng bị khai thác. 29 Theo thông tư 62/2008/TT-BNN [6] thì chỉ có 4 loại sản phẩm trong 16 loại sản phẩm nêu trên phải khai thác đúng chiều dài quy định, đó là: cá Hố, cá Mối, mực Ống, mực Nang. Vì vậy, trong quá trình điều tra thực tế thành phần sản phẩm khai thác của 36 mẻ lưới chỉ tập trung khảo sát 4 loại sản phẩm kể trên. Kết quả phân tích số liệu điều tra thành phần sản phẩm khai thác từ 36 mẻ lưới về thành phần sản phẩm trên mẻ lưới bình quân cho thấy: - Tất cả 36 mẻ lưới (100%) đều có sản phẩm khai thác không đạt kích thước cho phép đánh bắt. - Cả 4 đối tượng theo quy định tại 62/2008/TT-BNN thì thành phần sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đều chiếm tỷ lệ cao hơn thành phần đạt tiêu chuẩn. Số liệu này chứng tỏ nguy cơ cá chưa trưởng thành đang bị khai thác, cần có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ. 3.1.5 Năng suất khai thác bình quân của một tàu Từ kết quả điều tra về năng suất khai thác bình quân của các tàu khai thác trong VVP giai đoạn 2008-2015 (bảng 3.18) cho thấy : - Năng suất khai thác bình quân của một tàu đối với khối tàu có công suất <20CV và khối tàu công suất (20÷89)CV có xu hướng chung là tăng dần từ năm 2009-2013 sau đó giảm ở các năm 2014, 2015. Tốc độ tăng năng suất bình quân của khối tàu công suất <20CV là 8,66%/năm và khối tàu công suất (20÷89)CV có tốc tăng bình quân là 15,03%năm. - Giai đoạn 2009-2013, năng suất bình quân của của khối tàu công suất (20÷89)CV gấp 1,11 lần khối tàu công suất <20CV. - Đối với các khối tàu có công suất <20CV: + Nghề lưới kéo có năng suất bình quân của một tàu tăng hàng năm từ năm 2009- 2013, tốc độ tăng bình quân 19,5%/năm, sau đó giảm dần ở các năm 2014 và 2015. + Năng suất bình quân của một tàu nghề lưới vây giảm ở năm 2010, sau đó tăng dần từ năm 2010-2013, tốc độ tăng bình quân 3,5%/năm. + Năng suất bình quân của một tàu nghề lưới rê giảm và tăng liên tục giai đoạn 2009-2012, sau đó giảm liên tục ở các năm 2014, 2015. + Nghề câu và nghề khác có năng suất bình quân của một tàu biến đổi không theo quy luật. - Đối với khối tàu có công suất (20÷89)CV: + Năng suất bình quân của một tàu nghề lưới kéo giảm ở năm 2010, sau đó tăng lại từ năm 2011-2013-tốc độ tăng bình quân 58,66%/năm và tiếp tục giảm từ năm 2014-2015-tốc độ giảm bình quân 10,38%/năm. + Năng suất bình quân của một tàu nghề lưới vây giảm ở năm 2010, sau đó tăng lại từ năm 2011-2012-tốc độ tăng bình quân 1,54%/năm và tiếp tục giảm ở các năm 2013-2014-tốc độ giảm bình quân 11,24%/năm và tăng lại ở năm 2015. + Nghề lưới rê có năng suất bình quân của một tàu tăng liên tục từ năm 2008- 2014, tốc độ tăng bình quân 12,38%/năm sau đó giảm mạnh ở năm 2015 (30,33%). + Năng suất khai thác bình quân của một tàu nghề câu và nghề khác đều giảm ở năm 2010, tăng liên tục trong hai năm tiếp theo sau đó giảm ở năm 2013 và tăng, giảm ở các năm 2014-2015. 30 3.1.6 Thực trạng về thời gian hoạt động KTTS của đội tàu trong VVP 3.1.6.1 Số ngày hoạt động tiềm năng (A) Kết quả nghiên cứu cho thấy, số ngày hoạt động tiềm năng được xác định dựa vào loại nghề, phương thức khai thác, tập quán và và điều kiện thời tiết. Số ngày hoạt động tiềm năng của các nghề khai thác thuỷ sản ở VVP được trình bày trong bảng 3.19. 3.1.6.2 Hệ số hoạt động tàu (BAC) Hệ số hoạt động tàu thuyền (BAC) là xác suất bắt gặp một tàu ra khơi tại 1 ngày bất kỳ trong tháng trên tổng số những ngày mà tàu đó có khả năng ra khơi. Hệ số BAC được xác định thông qua phương pháp phỏng vấn các đội tàu tại những thời điểm nhất định. Kết quả điều tra hệ số BAC cho các nghề (được tính trung bình) thể hiện trong bảng 3.20. 3.1.6.3 Số ngày hoạt động thực tế Kết quả tính toán số ngày hoạt động thực tế của các nghề KTTS trong VVP trên cơ sở số ngày hoạt động tiềm năng và hệ số hoạt động tàu thuyền (BAC) được thể hiện trong bảng 3.21. 3.2 Kết quả điều tra thực trạng hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong VVP 3.2.1 Thực trạng nhân lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các văn bản về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản áp dụng tại VVP 3.2.1.1 Đội ngũ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở VVP Kết quả khảo sát về thực trạng lực lượng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại VVP cho thấy việc tuần tra, kiểm tra phương tiện hoạt động khai thác thuỷ sản trên VVP do Đội thanh tra số 4 phụ trách (trực thuộc Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà). - Số lượng người của Đội: 4 người (1 đội trưởng, 1 đội phó và 02 thanh tra viên). - Phương tiện phục vụ kiểm tra, giám sát: 01 cano YAMAHA, công suất 70CV. - Phạm vi kiểm tra giám sát: toàn bộ vùng biển thuộc VVP và Đại Lãnh Kế hoạch kiểm tra giám sát của đội hàng năm được phân công trung bình là 3 lần/năm vào các khoảng thời gian: đợt 1, tháng 3-4; đợt 2, tháng 7-8, đợt 3, tháng 11- 12. Bên cạnh đó, Đội còn phối hợp với lực lượng kiểm ngư tham gia đợt kiểm tra liên ngành 1 năm/lần vào tháng 9 hàng năm. 3.2.1.2 Văn bản liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản áp dụng ở VVP Kết quả khảo sát hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến công tác quản lý tàu cá và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản áp dụng trong VVP gồm có: Nghị định 59/2005/NĐ-CP; Nghị định 14/2009/NĐ-CP; Thông tư 02/2007/TT-BTS; Nghị định 103/2013/NĐ-CP; Nghị định 33/2010/NĐ-CP; Thông tư 02/2006/TT-BTS; Thông tư 62/2008/TT-BNN. Trên cơ sở các văn bản nêu trên, UBND tỉnh Khánh Hoà đã ban hành quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 về việc ban hành quy định quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Trong đó có một số nội dung áp dụng trong quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản ở VVP: 31 - Khu vực và các nghề cấm khai thác thuỷ sản: + Cấm các tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng biển VVP. + Cấm các tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản tại vùng biển VVP. + Tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy được phép khai thác hải sản tại vùng biển VVP. + Các tàu làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể không bị giới hạn công suất khi hoạt động khai thác trong vùng biển VVP. + Nghiêm cấm các hành vi khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, xung điện chất độc. + Cấm tất cả các nghề lưới kéo (giã cào, cào sò), trừ nghề lưới kéo moi/ruốc ở tầng nước mặt khai thác tại VVP. + Nghề lờ dây không được phép khai thác tại VVP. + Cấm sử dụng các ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định theo phụ lục 2, phụ lục 3 tại thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006. - Các nghề khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng khai thác tại vùng biển VVP: tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác không được vượt quá 200W với nghề rớ, vó cất lưới bằng trục quay tay, 500W với nghề câu Mực. - Cấm phát triển khác nghề: + Các nghề khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng hoạt động tại vùng biển VVP. + Các nghề te, xiệp, đáy trong vịnh VVP. + Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 90 CV làm nghề lưới kéo cá. + Tàu có tổng công suất máy chính dưới 50 CV làm các nghề khác. 3.2.2 Thực trạng hoạt động của lực lượng thanh tra thuỷ sản tại VVP 3.2.2.1 Nhiệm vụ được giao Kiểm tra giám sát hoạt động khai thác thủy sản trên phạm vi toàn bộ vùng biển thuộc vịnh Vân Phong và Đại Lãnh theo quyết định số 855/QĐ ngày 20/4/2009 của UBND tỉnh Khánh Hoà [34]. 3.2.2.2 Tổ chức thực hiện Lập kế hoạch kiểm tra giám sát của đội hàng năm được phân công trung bình là 3 lần/năm vào các khoảng thời gian: đợt 1, tháng 3-4; đợt 2, tháng 7-8, đợt 3, tháng 11- 12. 3.2.2.3 Thực tế triển khai Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được phê duyệt, mỗi đợt kiểm tra trên VVP Đội sẽ đi tuần tại 3 khu vực chính (khu vực Đầm Môn, Nam Hò
File đính kèm:
tom_tat_luan_an_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_bao_ve_va_phat_t.pdf