Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 02/04/2025 50
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu áp dụng công nghệ tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt khi vực đồng bằng Bắc Bộ
nghiên 
cứu cho đề tài của luận án, cụ thể là: Nghiên cứu tổng quan về tuyển 
nổi áp lực; Nghiên cứu cụ thể về mô hình thí nghiệm tuyển nổi áp lực 
cũng như vòi phun và thùng bão hòa khí; Nội dung nghiên cứu thực 
nghiệm của NMN Thái Bình được kế thừa như một nội dung của đề 
tài nghiên cứu của Luận án. Từ đó phát triển các nội dung nghiên cứu 
tiếp theo với nguồn nước mặt của vùng ĐBBB. 
- Năm 2010, Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Cấp nước 
Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã tiếp cận và nhập khẩu trọn bộ công 
nghệ DAF kết hợp bể lọc (In Filter DAF) của nước ngoài để áp dụng 
tại NMN Sông Nông, huyện Phú Lộc và NMN Điền Môn, huyện 
 8 
Quảng Điền. Sau khi được chuyển giao công nghệ, Công ty 
HueWACO đã phát triển thành đề tài Nghiên cứu công nghệ In Filter 
DAF cho NMN di động. Về thực chất, đề tài này chỉ đơn thuần là ứng 
dụng công nghệ nhập khẩu của Mỹ vào một nguồn nước cụ thể có quy 
mô công suất cụ thể ở Huế. Do vậy, cơ sở khoa học và tự chủ về công 
nghệ thiết bị và khả năng nhân rộng còn hạn chế. 
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ HƯỚNG GIẢI 
QUYẾT 
1.3.1 Những vấn đề còn tồn tại 
Ở Việt Nam hiện nay công nghệ tuyển nổi nói chung và DAF nói riêng 
bước đầu được áp dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp. 
Việc áp dụng công nghệ tuyển nổi trong lĩnh vực xử lý nước cấp, cũng 
như xử lý bùn cặn đang trong giai đoạn nghiên cứu. 
Việc áp dụng công nghệ DAF trong lĩnh vực xử lý nước cấp với 
nguồn nước mặt khu vực phía Bắc bước đầu đã được viện khoa học và 
kỹ thuật môi trường (IESE), trường Đại học Xây dựng (ĐHXD) 
nghiên cứu. Nội dung của đề tài là nghiên cứu phát triển công nghệ và 
thiết bị xử lý nước cấp và nước rửa lọc, bùn cặn từ trạm xử lý nước 
bằng công nghệ DAF với nguồn mặt có độ đục cao như sông Hồng và 
sông Trà Lý và chưa có nghiên cứu rộng với nguồn nước mặt của 
vùng ĐBBB. 
Mặc dù trên Thế giới đã nghiên cứu và áp dụng rộng rãi công nghệ 
DAF trong xử lý nước cấp, nhưng họ đều có những bí quyết công 
nghệ riêng và đã được đăng ký bản quyền. Vì vậy, muốn áp dụng công 
nghệ DAF được ở Việt Nam thì phải nhập khẩu dây chuyền công nghệ 
và thiết bị với chi phí rất cao và việc chuyển giao công nghệ cũng khó 
khăn do có sự khác biệt về trình độ công nghệ và vận hành. 
Mặt khác, thông tin về công nghệ DAF trong các tài liệu về xử lý 
nước được đề cập rất sơ lược. Chưa có nghiên cứu cụ thể để áp dụng 
công nghệ DAF đối với các nguồn nước mặt của vùng ĐBBB. Chính 
vì vậy, việc nghiên cứu và làm chủ công nghệ DAF để áp dụng và 
thiết bị áp dụng trong xử lý nước với nguồn nước mặt của vùng 
ĐBBB phù hợp với điều kiện Việt Nam là việc làm cần thiết. 
 9 
1.4.2 Hướng giải quyết của đề tài 
Nghiên cứu tổng quan về công nghệ DAF: Tổng hợp tình hình nghiên 
cứu và áp dụng công nghệ DAF trong lĩnh vực xử lý nước, liên quan 
mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; những vấn đề mà 
đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. 
Nguyên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về công nghệ DAF, 
để hiểu được bản chất cơ chế hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến 
quá trình tuyển nổi. 
Nghiên cứu thực nghiệm: Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu có 
trước và cơ sở lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm 
chứng và xác định các thông số làm việc của công nghệ DAF. 
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu lý thuyết và thực 
nghiệm, đề xuất dây chuyền công nghệ, đề xuất các thông số kỹ thuật 
chủ yếu của công nghệ DAF trong xử lý nước cấp. Xác định các chỉ 
tiêu kinh tế của NMN áp dụng công nghệ DAF. 
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TUYỂN NỔI ÁP LỰC 
2.1.1 Quá trình keo tụ và tạo bông 
Các hạt cặn trong nước thiên nhiên chủ yếu tạo ra hệ keo kị nước gồm 
các hạt mang điện tích (-). Bọt khí được hình thành trong dòng nước 
bão hòa mang điện tích (-). Để bọt khí dính bám vào bông cặn, hệ keo 
trong nước cần phải được keo tụ và tạo bông để tạo các hệ keo mới 
mang điện tích (+). 
Việc tạo bông cặn cho quá trình tuyển nổi khác với quá trình lắng. 
Quá trình lắng cần các bông cặn có kích thước lớn, quá trình tuyển nổi 
cần các bông cặn có df < 100µm, thông thường df = 25-50 µm . 
2.1.2 Quá trình hình thành bọt khí 
Quá trình tạo bọt khí như sau: Không khí có áp suất cao hoà tan vào 
dòng nước tuần hoàn trong thùng bão hoà, không khí được cấp từ máy 
 10
nén khí, dòng nước tuần hoàn được lấy tư sau bể tuyển nổi. Dòng 
nước bão hòa khí được đưa vào vùng tiếp xúc thông qua các vòi phun 
và hình thành các bọt khí kích thước trong khoảng db = 10-100 µm. 
Các bọt khí nhỏ này làm cho hỗn hợp khí nước trong bể tuyển nổi có 
màu trắng đục như sữa, và tạm gọi là “nước sữa” để mô tả các bọt khí 
lơ lửng trong vùng tiếp xúc của bể tuyển nổi. 
2.1.3 Quá trình tiếp xúc 
Trong vùng tiếp xúc của bể tuyển nổi, các bọt khí được hình thành, 
tiếp xúc và dính bám vào các bông cặn. 
Nước bão hoà khí được đưa vào vùng tiếp xúc qua các vòi phun. Tại 
đây, dòng nước bão hòa khí giảm đột ngột từ áp suất bão hòa về áp 
suất khí quyển hình thành các bọt khí kích thước nhỏ. 
Sau đó, các bọt khí lơ lửng trong vùng tiếp xúc ngày càng đậm đặc. 
Độ đậm đặc của bọt khí trong vùng tiếp xúc được mô tả theo: i) Nồng 
độ khối lượng; ii) Nồng độ dung tích; iii) Nồng độ số lượng. 
2.1.4 Quá trình tách cặn 
Mục đích của vùng tách cặn là tách các bọt khí và tổ hợp bông cặn – 
bọt khí, quá trình này phụ thuộc vào vận tốc dâng của tổ hợp bông cặn 
– bọt khí. Trước tiên xác định vận tốc lắng của các bông cặn, sau đó 
so sánh với vận tốc dâng lên của bọt khí và tổ hợp bông cặn - bọt khí. 
Hình 2.1: Mặt cắt ngang bể tuyển nổi 
 11
2.1.4.1 Vận tốc lắng của bông cặn 
Công thức cơ bản mô tả lắng của các phân tử là phương trình Stokes. 
Định luật Stokes áp dụng với các phần tử hình cầu và dòng chảy của 
nước quanh các phân tử khi lắng xuống là dòng chảy tầng. 
( )
w
pwp
p
dg
v
µ
ρρ
18
2
−
=
 (2. 1) 
Vận tốc dâng của bọt khí. 
Một bọt khí đường kính db = 100µm đang ở trạng thái không có bông 
cặn dính bám, có 3 lực tác dụng lên bọt khí. Lực đẩy nổi (lớn nhất vì 
tỷ trọng bọt khí nhỏ hơn nhiều tỷ trọng nước ), trọng lực bản thân, và 
lực kéo khi các bọt khí dâng lên. Kết quả có vận tốc dâng lên (vb) đối 
với các bọt khí tự do theo định luật Stokes trong công thức: 
( )
w
bbw
b
dg
v
µ
ρρ
18
2
−
= (2. 2) 
Vận tốc dâng lên của bọt phụ thuộc nhiều vào đường kính bọt khí (db), 
vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước và không khí và vào độ nhớt của 
nước. Lực tác động để vận tốc dâng lên là sự chênh lệch tỷ trọng – tức 
là (ρw – ρb). 
Vận tốc dâng của tổ hợp bông cặn - bọt khí 
Vận tốc dâng của một bọt khí dính bám vào bông cặn và nhiều bọt khí 
dính bám vào bông cặn được tính theo công thức 2.3. Số lượng bọt khí 
lớn nhất có thể dính bám vào bông cặn phụ thuộc vào diện tích bề mặt 
của bông cặn và bọt khí. 
( )
w
fbfbw
fb K
dg
v
µ
ρρ
3
4 2−
=
 (2. 3) 
Vận tốc dâng của bọt khí (vb) và vận tốc của tổ hợp bọt khí – bông 
cặn (vfb) lớn hơn vận tốc đi xuống của dòng nước thì mới tách được tổ 
hợp bông cặn - bọt khí. Vận tốc đi xuống của dòng nước chính là tải 
trọng thuỷ lực (Vsz) của vùng tách cặn. Tải trọng thuỷ lực liên quan 
đến kích thước của công trình. Tải trọng thuỷ lực thấp nghĩa là hiệu 
quả tách tổ hợp bọt khí – bông cặn cao, nhưng diện tích bể lớn. 
 12
sz
r
szb A
QQ
vv
+
=≥ (2. 4) 
sz
r
szfb A
QQ
vv
+
=≥ (2.5) 
2.3 GIẢ THIẾT KHOA HỌC VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU 
THỰC NGHIỆM 
2.3.1 Giả thiết khoa học 
Công nghệ DAF có thể áp dụng được đối với nguồn nước măt có độ 
đục vừa và lớn của vùng ĐBBB. 
Bể tuyển nổi có thể thay thế cho bể lắng truyền thống trong dây 
chuyền công nghệ xử lý nước mặt. Sau bể tuyển nổi/lắng là bể lọc 
nhanh thông thường. 
Quá trình keo tụ và tạo bông của quá trình tuyển nổi tương tự như quá 
trình lắng, thời gian phản ứng nhỏ hơn sẽ hình thành bông cặn hình 
thành có kích thước nhỏ. 
Quá trình tạo bọt khí cho tuyển nổi áp lực được thực hiện trong thùng 
bão hòa với áp lực làm việc từ Pbh = 3,0-5 bar và tỷ lệ nước tuần hoàn 
từ R = 10-30%. 
Các thông số kỹ thuật để nghiên cứu thiết kế mô hình thí nghiệm được 
tham khảo và kế thừa các nghiên cứu đã có trước ở trên Thế giới và có 
thể áp dụng được với điều kiện cụ thể của Việt Nam. 
2.3.2 Các bước nghiên cứu thực nghiệm 
Nghiên trong phòng thí nghiệm tại Viện Khoa học và Kỹ Thuật Môi 
trường (IESE), trường Đại học ĐHXD nhằm xác định được các thông 
số kỹ thuật chủ yếu của mô hình và hiệu quả xử lý đối với độ đục khác 
nhau của nước nguồn. 
Nghiên cứu thực nghiệm ngoài hiện trường: Từ kết quả nghiên cứu 
trong phòng thí nghiệm, tiến hành chạy mô hình thí nghiệm liên tục tại 
hiện trường để xác định các thông số kỹ thuật của công nghệ DAF. 
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, đề xuất dây 
chuyền xử lý nước áp dụng công nghệ DAF để xử lý nước của vùng 
ĐBBB. 
 13
Chương 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TUYỂN 
NỔI ÁP LỰC 
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 
3.1.1 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 
 Mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình với chế 
độ làm việc gián đoạn và liên tục nhằm xác định được khoảng giá trị 
của các thông số kỹ thuật chủ yếu của mô hình và hiệu quả xử lý đối 
với nguồn nước thô có độ đục khác nhau. 
Thời gian và địa điểm vận hành mô hình: Thời gian vận hành mô 
hình từ 24/7/2008 đến 25/8/2008. Địa điểm vận hành mô hình trong 
khuôn viên của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE), 
trường ĐHXD. 
Nguồn nước thô: Nước thô để phục vụ công tác nghiên cứu được 
chuẩn bị như sau: Đất sét lấy ven bờ sông Hồng được chọn làm 
nguyên liệu để chuẩn bị nước thô với độ đục 100 – 400 NTU. Nước 
thô được chứa trong 2 thùng Inox dung tích 1,5 m3, có lắp bơm tuần 
hoàn để tránh lắng cặn, sau đó được bơm lên mô hình thí nghiệm. 
Nội dung thí nghiệm 
Đợt 1: Từ ngày 26/7/2008-29/7/2008, với mục đích xác định khoảng 
giá trị làm việc của áp suất bão hòa (Pbh) để đạt được hiệu quả xử lý 
sau tuyển nổi tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất. 
Đợt 2: Từ ngày 01/8/2008-04/8/2008, với mục đích xác định khoảng 
giá trị làm việc của tỷ lệ nước tuần hoàn (R) để đạt được hiệu quả xử 
lý tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất. 
Đợt 3: Từ ngày 05/8/2008-08/8/2008, với mục đích xác định khoảng 
giá trị làm việc của thời gian phản ứng (Tf) của quá trình tạo bông, để 
đạt được hiệu quả xử lý tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất. 
Đợt 4: Từ ngày 09/8/2008-12/8/2008, với mục đích xác định khoảng 
giá trị làm việc của thời gian làm việc trong vùng tiếp xúc (Tcz) để đạt 
được hiệu quả xử lý tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất. 
 14
Nhận xét và đánh giá chung về kết quả thí nghiệm 
Quá trình keo tụ là một trong các yếu tố quan trọng. Điều kiện keo tụ: 
liều lượng chất keo tụ, pH để hình thành bông cặn nhỏ có ảnh hưởng 
đến quá trình dính bám bọt khí vào bông cặn. Đối với DAF, Tf = 10-18 
phút, trong khi đối với lắng Tf =15-25 phút, do vậy kích thước bể phản 
ứng nhỏ hơn so với bể phản ứng trong dây chuyền lắng. 
Áp suất bão hòa (Pbh) và tỷ lệ nước tuần hoàn (R) cũng là yếu tố quan 
trọng đối với kích thước và nồng độ bọt khí, từ đó làm tăng hiệu quả 
xử lý của bể tuyển nổi. Công nghệ DAF làm việc hiệu quả để đạt độ 
đục của nước sau tuyển nổi <2.5NTU với các thông số kỹ thuật chính 
như sau: i) Pbh để tạo bọt khí với kích thước và nồng độ phù hợp Pbh = 
4.5-5.0 bar; ii) R = 12-20%, phải tăng R=20-25% khi độ đục của nước 
thô cao; iii) Thời gian làm việc trong vùng tiếp xúc Tcz = 1.0-2.0 phút; 
v) Tải trọng thủy lực của vùng tách cặn Vsz = 5-12m3/m2.h. 
3.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm tại Nhà máy nước Thái Bình 
Mục đích thí nghiệm: Mục đích của việc nghiên cứu thực nghiệm tại 
NMN Thái Bình để xác định các thông số làm việc của công nghệ 
DAF với nguồn nước có độ đục vừa và lớn. 
Thời gian và địa điểm vận hành mô hình: Thời gian vận hành mô 
hình từ 15/9/2008 đến 05/10/2008. Địa điểm vận hành mô hình trong 
khuôn viên của NMN Thái Bình. 
Nguồn nước thô: Sông Trà Lý là nguồn nước thô hiện đang khai thác 
của NMN Thái Bình (phụ lưu cấp II của hệ thống sông Hồng- Thái 
Bình), có độ đục trung bình là 80-140 NTU, về mùa lũ độ đục lên tới 
300-500 NTU. Đây là nguồn nước có độ đục vừa và lớn. 
Nội dung thí nghiệm 
Đợt 1: Từ ngày 17/9/2008-22/9/2008, với mục đích xác định khoảng 
giá trị làm việc của tải trọng thủy lực trong vùng tách cặn để đạt được 
hiệu quả xử lý sau tuyển nổi tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất 
Pbh=4.6 bar và R=15%. 
Đợt 2: Từ ngày 23/9/2008-27/9/2008, với mục đích xác định khoảng 
giá trị làm việc của tải trọng thủy lực trong vùng tách cặn để đạt được 
hiệu quả xử lý sau tuyển nổi tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất với 
Pbh tăng từ 4.6 bar lên 4.8 bar và R = 15%. 
 15
Đợt 3: Từ ngày 28/9/2008-03/10/2008, với mục đích xác định khoảng 
giá trị làm việc của tải trọng thủy lực trong vùng tách cặn để đạt được 
hiệu quả xử lý sau tuyển nổi tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất với 
Pbh tăng từ 4.6 bar lên 4.8 bar và và R tăng từ 15% lên 18-20%. 
So sánh độ đục của nước sau mô hình DAF và sau bể lắng hiện đang 
hoạt động của NMN là sau bể lắng ly tâm và sau bể lắng trong có tầng 
cặn lơ lửng. 
Nhận xét và đánh giá kết quả vận hành mô hình thí nghiệm 
Độ đục của nước thô nhỏ hơn 100 NTU, độ đục của nước sau tuyển 
nổi < 2.5 NTU tương ứng với khoảng giá trị của tải trọng thủy lực 
trong vùng tách cặn (Vsz) từ 5-10 m3/m2.h, với áp suất bão hòa Pbh = 
4.6 bar và tỷ lệ nước tuần hoàn R = 15%. Khi tăng Pbh từ 4.6 lên 4.8 
bar, Vsz = 5-12 m3/m2.h. 
Độ đục của nước thô từ 130-190 NTU, để độ đục của nước sau tuyển 
nổi <2.5 NTU tương ứng với khoảng giá trị của Vsz = 5-12 m3/m2.h 
phải tăng áp Pbh = 4.8 bar và tăng tỷ lệ nước tuần hoàn R=18-20%. 
Với kết quả thí nghiệm tại NMN Thái Bình đã khẳng định hiệu suất 
của công nghệ DAF tốt hơn nhiều so với công nghệ lắng truyền thống. 
Nguồn nước thô tại NMN Thái Bình trong đợt thí nghiệm từ 81-200 
NTU. Độ đục thấp nhất sau tuyển nổi đạt 1,3 NTU, trung bình đạt 1,9 
NTU. Trong khi đó, chất lượng nước sau các dây chuyền công nghệ 
hiện có của NMN Thái Bình là: Dây chuyền keo tụ – lắng ly tâm: thấp 
nhất 2,8 NTU, trung bình 5,6 NTU; Dây chuyền keo tụ – lắng trong có 
tầng cặn lơ lửng: cao nhất là 3.1 NTU, thấp nhất 1,9 NTU, trung bình 
2,7 NTU. 
3.2.3 Nghiên cứu thực nghiệm tại Nhà máy nước Cầu Nguyệt 
Mục đích thí nghiệm: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong phòng thí 
nghiệm và tại hiện trường ở NMN Thái Bình với nguồn nước thô có 
độ đục vừa và lớn, tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình tại 
NMN Cầu Nguyệt với nguồn nước thô có độ đục NTU thấp. 
Địa điểm và thời gian vận hành mô hình: Thời gian vận hành mô 
hình từ 15/11/2009 đến 10/12/2009. Địa điểm vận hành mô hình trong 
khuôn viên của NMN Cầu Nguyệt, Thành phố Hải Phòng. 
 16
Nguồn nước thô: Nguồn nước thô được lấy trực tiếp từ sông Đa Độ 
(phụ lưu cấp III của hệ thống sông Hồng- Thái Bình), đây là nguồn 
nước hiện đang sử dụng của NMN Cầu Nguyệt. Sông Đa Độ có độ 
đục trung bình là 35-45 NTU, về mùa lũ độ đục lên tới 100-150 NTU. 
Đây là nguồn nước có độ đục NTU thấp. 
Nội dung thí nghiệm: 
Đợt 1: Từ ngày 20/11/2009-25/11/2009, với mục đích xác định 
khoảng giá trị làm việc của Vsz để đạt được hiệu quả xử lý sau tuyển 
nổi tính theo độ đục (NTU) là nhỏ nhất với Pbh = 4.6 bar và R=15%. 
Đợt 2: Từ ngày 27/11/2009-02/12/2009, với mục đích xác định 
khoảng giá trị làm việc của tải trọng thủy lực trong vùng tách cặn để 
đạt được hiệu quả xử lý sau tuyển nổi tính theo độ đục (NTU) là nhỏ 
nhất với Pbh = 4.6 bar và R giảm từ 15% xuống 12%. 
Vận hành mô hình Keo tụ  Lắng lamen trong đợt 3: Từ ngày 
03/12/2008-08/12/2009, với mục đích xác định khoảng giá trị làm việc 
của tải Vsz để đạt được hiệu quả xử lý sau lắng lamen tính theo độ đục 
(NTU) là nhỏ nhất. 
So sánh độ đục của nước sau mô hình DAF với độ đục của nước sau 
mô hình lắng và sau bể lắng hiện đang hoạt động của NMN. 
Nhận xét và đánh giá chung về kết quả thí nghiệm 
Độ đục của nước thô từ 50-67 NTU và R=15%, độ đục của nước sau 
tuyển nổi <2.0 NTU tương ứng với khoảng giá trị của Vsz = 5-10 
m3/m2.h. Độ đục của nước sau tuyển nổi <2.5 NTU tương ứng với 
khoảng giá trị của Vsz = 5-12 m3/m2.h. 
Độ đục của nước thô từ 34-56 NTU và giảm R từ 15% xuống 12%, độ 
đục của nước sau tuyển nổi <2.0 NTU tương ứng với khoảng giá trị 
của Vsz = 5-11 m3/m2.h. Độ đục của nước sau tuyển nổi <2.5 NTU 
tương ứng với khoảng giá trị của Vsz = 5-13 m3/m2.h. 
Trong quá trình vận hành mô hình thí nghiệm tiến hành lấy mẫu để 
đánh giá hiệu quả xử lý chất hữu cơ tính theo COD của mô hình thí 
nghiệm với công nghệ DAF. Kết quả là trong nước thô sau mô hình 
thí nghiệm với COD trong nước thô từ 3.4-3.6 mg/l, hàm lượng COD 
sau xử lý từ 1-1,2 mg/l, trong khi COD sau bể lắng từ 1.8-2,3mg/l. 
 17
Với kết quả thí nghiệm tại NMN Cầu Nguyệt, kết quả thu được cũng 
đã khẳng định hiệu suất của quá trình DAF tốt hơn nhiều so lắng 
truyền thống. Nguồn nước thô tại NMN Cầu Nguyệt trong đợt thí 
nghiệm dao động từ 34-67 NTU, độ đục thấp nhất sau tuyển nổi đạt 
1.2 NTU, trung bình đạt 2,0 NTU. Trong khi đó, chất lượng nước sau 
các dây chuyền công nghệ hiện có của NMN là: dây chuyền keo tụ – 
lắng: thấp nhất 4.2 NTU, trung bình 4,8NTU; dây truyền keo tụ – lắng 
ngang: thấp nhất 3,7 NTU, trung bình 4,3 NTU. 
3.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC 
NGHIỆM 
Bể tuyển nổi làm việc hiệu quả tốt hơn lắng. Độ đục của nước sau bể 
lắng thông thường từ 2-4 NTU, trong khi độ đục của nước sau bể 
tuyển nổi <2.5 NTU. Vì vậy, tải trọng chất bẩn vào bể lọc giảm, nhờ 
đó thời gian làm việc của bể lọc tăng. Điều này khẳng định thêm một 
ưu thế quan trọng của công nghệ DAF. 
Chất lượng nước sau tuyển nổi áp lực tương ứng với các thông số làm 
việc của công nghệ DAF có thể so sánh tương đương với các kết quả 
đã nghiên cứu đã công bố ở trên Thế giới và các nghiên cứu về công 
nghệ tuyển nổi của ở Việt Nam. 
Bằng việc nghiên cứu thực nghiệm ngoài hiện trường có đủ những 
thông tin cần thiết cũng như hiểu được bản chất, làm chủ được dây 
chuyền công nghệ về việc xử lý nước bằng DAF. Điều này đủ cơ sở 
đề xuất các thông số thiết kế chính của dây chuyền công nghệ xử lý 
nước áp dụng công nghệ DAF cho nguồn nước mặt của vùng ĐBBB, 
phù hợp với điều kiện Việt Nam. 
Chương 4. ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ TUYỂN 
NỔI ÁP LỰC VÀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU 
4.1 ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC 
MẶT ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TUYỂN NỔI ÁP LỰC 
4.1.1 Đề xuất dây chuyền công nghệ 
Dây chuyền công nghệ: Với độ đục nước nguồn < 350NTU, dây 
chuyền công nghệ: Keo tụ – Tuyển nổi – Lọc nhanh – Khử trùng; Với 
 18
độ đục nước nguồn > 350 NTU phải bổ sung thêm bể sơ lắng. Dây 
chuyền xử lý nước áp dụng công nghệ DAF được đề xuất trong hình 
vẽ 4.1 dưới đây. 
Hình 4.1: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước áp dụng công nghệ tuyển nổi 
4.1.2 Đối tượng áp dụng 
Đối với nguồn nước có độ đục thấp khoảng <10 NTU, công nghệ 
DAF hoạt động hiệu quả cao với tỷ lệ dòng tuần hoàn R = 9-11% , độ 
đục sau bể tuyển nổi từ 0.8-1.5 NTU. 
Đối với nguồn nước có độ đục từ 10-50 NTU, công nghệ DAF hoạt 
động hiệu quả với tỷ lệ dòng tuần hoàn R = 10-14%, độ đục sau bể 
tuyển nổi từ 1.0-1.8 NTU. 
Đối với nguồn nước có độ đục từ 50-100 NTU, công nghệ DAF hoạt 
động hiệu qủa với tỷ lệ dòng tuần hoàn R = 12-15%, độ đục sau bể 
tuyển nổi từ 1.3-1.8 NTU. 
Đối với nguồn nước có độ đục từ 100-200 NTU, công nghệ DAF hoạt 
động hiệu quả với yêu cầu tỉ lệ dòng tuần hoàn R = 15-20%, độ đục 
sau bể tuyển nổi từ 1.5-2.5 NTU. 
Đối với độ đục từ 200-350 NTU, công nghệ DAF hoạt động tương đối 
hiệu quả và tỉ lệ dòng tuần hoàn R = 20-25%, độ đục sau bể tuyển nổi 
từ 2-3 NTU. Muốn giảm độ đục xuống thấp hơn giá trị này phải tiếp 
tục tăng tỷ lệ dòng tuần hoàn. 
 19
Hình 4.2: Đối tượng áp dụng công nghệ tuyển nổi áp lực với nguồn 
nước thô có độ đục khác nhau 
Với độ đục >350

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_ap_dung_cong_nghe_tuyen_noi_ap_lu.pdf