Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam

lóng 2-3 cm, mang nhiều rễ con. Lá mọc cách, thường 1-2 lá; cuống lá dài 7-12 cm, có lông trắng dày; phiến lá hình tim-trứng, 16-18 × 9-11 cm; gốc lá hình tim; chóp lá nhọn; mép lá nguyên, có lông thưa; mặt trên của phiến lá có vệt trắng dọc theo gân, có lông trắng thưa; mặt dưới có lông mịn thưa ở gân; gân gốc 5, gân phụ 3 cặp. Lá vảy không rõ. Cuống hoa uốn cong, lệch sang bên, dài 3,5 cm, có lông trắng, thường mọc rủ xuống. Đài gần đối xứng hai bên, hơi đỏ tía, hình chuông. Lá đài hợp gắn lại ở thành bầu, tạo thành ống đài, mặt ngoài có nhiều lông trắng, mặt trong vàng nhạt, có nhiều lông tơ đỏ sẩm, có các tia đốm tròn màu vàng nhạt; ống đài hình nón ngược; thùy đài 3, mở rộng, hình tam giác tròn. Nhị 12; chỉ nhị dài 0,3 mm, ngắn hơn bao phấn; bao phấn 3 mm; trung đới 0,8 mm, rộng hơn bao phấn, hình trụ; vòi nhụy hợp lại thành ống, đầu nhụy 6, nguyên, núm nhụy màu trắng, phần cuối của núm nhụy tỏa xuống. Bầu dưới, 6 ô. Quả phát triển trong bao hoa tồn tại, có lông trắng thưa. Hạt nhỏ, 12-27 hạt, màu nâu đen, nhẵn bóng. Loc. class.: China: Yunnan: Hekou, 1987. Type-Proto.: T. Sugawara, M. Ogisu & C.Y. Cheng, 890425. HT: PE, IT: PEM, MAK. Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa vào tháng 11-12, quả chín vào tháng 6-7 năm sau, hạt phát tán gần, nhiều cây con mọc xung quanh. Phân bố: Tuyên Quang (Na Hang). Còn có ở Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu: TUYÊN QUANG, NAT11128 (HN); Trung Quốc, No. 890425; Nhật Bản, MAK257702. Giá trị sử dụng: Chưa rõ. Ảnh - Tế tân vân nam (Asarum yunnanense T. Sugaw., Ogisu & C. Y. Cheng) chụp tại KBTTN Na Hang (Tuyên Quang) 3.1.1.2.2. Asarum balansae Franch - Tế tân balansa Cỏ nhiều năm, cao 9-23 cm. Thân rễ tròn, có đốt ngắn 1,5-3 cm, phân nhánh, mang nhiều rễ con. Lá gồm 2-5 cái, mọc so le, có cuống dài 11-16 cm; phiến lá dày, hình tim thuôn 14-23 ´ 9-13 cm; có lông ở cả 2 mặt, mặt dưới lông tập trung nhiều ở gân lá, mặt trên có nhiều túm lông trắng, ngắn; mép lá nguyên. Hoa 1-2 cái, mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc ở ngọn, hoa có cuống dài 3-4 cm, có lông trắng. Lá đài hợp, đầu chia thành 3 thùy; mặt ngoài màu xanh; mặt trong màu vàng nhạt, phủ lông tím dày. Nhị 12, chỉ nhị ngắn, trung đới vượt lên bao phấn; vòi nhụy hợp lại thành ống, đầu nhụy 6, nguyên, núm nhụy có đốm màu tím. Quả phát triển trong bao hoa tồn tại, bên ngoài có những hàng lông trắng chạy dọc. Hạt nhỏ (12-30 hạt), màu đen, nhẵn bóng; số hạt trung bình của quả là 19,5. Loc. class.: Tonkin, mont Ba Vi pus de la pagode Dein-Touran. Typus: Balansa 3160 (P). Sinh học và sinh thái: Loài Tế tân balansa (Asarum balansae Franch) bắt đầu ra hoa từ đầu tháng 10; hoa nở vào đầu tháng 12; quả chín và phát tán hạt vào tháng 7-8 năm sau. Phân bố: Tuyên Quang (Na Hang), Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình (Lạc Sơn), Thanh Hóa (Thường Xuân) và Quảng Trị (Hướng Hóa). Còn có ở Trung Quốc và Nhật Bản. Mẫu nghiên cứu: TUYÊN QUANG, NAT11121 (HN); HÀ NỘI, NAT12031 (HN), 0217 (VNU), 3160 (NMNH); HÒA BÌNH, CPC 1695 (HN); THANH HÓA, XL804 (HN); QUẢNG TRỊ, CPC 2819 (HN). Giá trị sử dụng: Rễ và thân rễ dùng làm thuốc ho, chữa viêm phế quản, cảm sốt và tê thấp. Ảnh - Tế tân balansa (Asarum balansae Franch) chụp tại KBTTN Na Hang (Tuyên Quang) 3.1.1.2.3. Asarum cordifolium C. E. C. Fischer - Tế tân lá hình tim Cây thảo, sống nhiều năm, thân rễ nằm ngang, cao 15-25 cm, có lóng 2-3 cm. Thân rễ tròn, có lông thưa ở thân già, lông trắng dày ở thân non. Lá mọc cách, 1-4 lá; hình tim 8-12 × 7-8 cm; mép lá nguyên, có lông trắng thưa; 2 mặt lá phủ lông trắng; cuống lá 12-20 cm, có lông trắng dày ở cuống lá non; gân đáy 5. Hoa đơn độc, mọc ở ngọn, màu đỏ, có nhiều lông trắng ở mặt ngoài; cuống dài 2 cm, có nhiều lông trắng. Lá vảy hình mũi giáo. Đài rời; lá đài màu đỏ, cỡ 2,0 × 1,2 cm; ở chóp lá đài đột ngột thót lại thành đuôi nhọn, dài 1-1,5 cm. Cánh hoa 3, dạng hình kim, màu đỏ, dài 0,3 cm. Nhị 12; chỉ nhị dài bằng bao phấn, màu đỏ tím; trung đới hình lưỡi, vượt bao phấn. Vòi nhụy 6, hợp; cao bằng bao phấn; đỉnh nguyên. Quả phát triển trong bao hoa tồn tại, màu đỏ nhạt, có lông trắng dày; bầu trung, 6 ô. Hạt nhỏ, 15-30 hạt, màu nâu đen, nhẵn. Loc. class.: India (Asam), Myanma (Chin, Kachin và Sagaing). Syntypus: Kingdon Ward, F., 8123 (K), Kingdon Ward F., 6661 (K). Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa vào đầu tháng 10, hoa nở vào đầu tháng 11, phát tán hạt vào tháng 6-7 năm sau, hạt phát tán gần. Phân bố: Lào Cai (Bản Khoang, Bãi Rác, Tả Phìn, Tả Van, Cát Cát - Sa Pa). Còn gặp ở phía Nam Himalayan, Assam (Ấn Độ) và Bắc Myanma. Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, NAT11129 (HN); HÀ NỘI, 3719-HNU; Kew, K000634499, K000634500 (K). Giá trị sử dụng: Người Dao Đỏ (Sa Pa, Lào Cai) sử dụng làm thuốc tắm trị đau lưng, nhiễm trùng vết thương và trị bệnh trĩ. Tình trạng: Loài Tế tân lá hình tim (Asarum cordifolium) mọc dưới tán rừng thảo quả tại Bản Khoang (Sa Pa, Lào Cai) nên ít nhiều bị tác động bởi hoạt động canh tác của người dân trồng thảo quả. Ảnh - Tế tân lá hình tim (Asarum cordifolium C. E. C. Fischer ) chụp tại VQG Hoàng Liên (Sa Pa, Lào Cai) 3.1.1.2.4. Asarum caudigerum Hance - Tế tân hoa có đuôi Cây thảo, sống nhiều năm, cao 15-30 cm. Thân rễ tròn, có đốt ngắn 1-1,5 cm, phân nhánh, mang nhiều rễ con. Cây đẻ nhánh khỏe và nhiều nên thường phát triển thành từng khóm. Lá gồm 2-6 cái, mọc thành cặp, cuống dài 18-30 cm; phiến lá dày, hình tim, 13-24 × 11-18 cm; ở mặt dưới có nhiều lông trắng, tập trung nhiều ở gân lá; mặt trên có lông trắng thưa, chủ yếu ở gân; gân đáy 5; mép lá nguyên. Hoa đơn độc, mọc ở kẽ lá hoặc ở ngọn; cuống hoa dài 1-5 cm, có lông trắng. Lá vảy 3. Đài rời; mặt ngoài lá đài đỏ nhạt rồi xanh ở phía trên, mặt trong màu đỏ, cỡ 2,5 × 1,2 cm; ở chóp lá đài đột ngột thót lại thành đuôi nhọn, dài 1,5-3,3 cm. Cánh hoa 3, dạng hình kim, dài 0,3 cm, màu tím nhạt. Nhị 12; chỉ nhị dài bằng bao phấn, màu đỏ tím; trung đới hình lưỡi, vượt bao phấn. Nhụy 6, vòi nhụy hợp lại thành cột, đỉnh vòi nhụy nguyên, cao bằng bao phấn. Quả phát triển trong bao hoa tồn tại, màu tím, có lông trắng dày; bầu dưới, 6 ô. Hạt nhỏ, 60-90 hạt, màu nâu đen, nhẵn. Loc. class.: In prov. Cantonensi, secus fl. East River. Typus: Herb. Propr. n. 21366. Sinh học và sinh thái: Cây bắt đầu ra hoa từ tháng 11-12; hoa nở vào đầu tháng 1 năm sau; quả chín và phát tán hạt vào tháng 3-4. Phân bố: Hà Giang (Phó Bảng, Quản Bạ) và Tuyên Quang (Na Hang). Còn có ở Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu: TUYÊN QUANG, NAT12012 (HN); HÀ GIANG, CPC 199 (HN) và CPC 242 (HN); Kew, K000634520; Natural History Museum, BM000901357; Herbarium Musei Parisiensis, P01645340; Trung Quốc (Đài Loan), 041317; Trung Quốc (Xishuangbanna), 2844, 065815; Virtual Herbaria Austria, 2770. Giá trị sử dụng: Rễ và thân rễ làm thuốc ho, chữa viêm họng, cảm sốt, cảm lạnh. Ảnh - Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum Hance) chụp tại KBTTN Na Hang (Tuyên Quang) 3.1.1.2.5. Asarum glabrum Merr. - Tế tân nhẵn Cây thảo sống nhiều năm, cao 20-30 cm. Thân rễ ngắn, tròn, có đốt; mang nhiều rễ phụ dài; có thể phân nhánh. Lá mọc so le, gồm 2-3 cái; cuống dài 10-17 cm, nhẵn, khi non màu tía sau chuyển thành màu lục nhạt. Phiến lá mỏng, hình tim nhọn đầu, cỡ 13-18 × 8-12 cm; gốc lá tạo thành 2 thùy, gần nhọn, cách xa nhau; mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông thưa ở gân; mép nguyên. Hoa thường chỉ có 1 cái, mọc ở kẽ lá; cuống hoa dài 3 cm, màu tím nâu, thường mọc rủ xuống, nhưng hoa lại hướng cong lên. Lá đài hợp thành ống 3-3,5 cm, thắt lại 1/3 phía trên, màu nâu xám hình phễu hơi cong; đầu chia thành 3 thùy tam giác hay hình mác, mặt ngoài có 7 đường vân chạy dọc; họng màu tím nâu có vân trắng. Nhị 12, chỉ nhị ngắn, màu đỏ tím; trung đới tròn đầu, vượt trên bao phấn. Nhụy 6, vòi nhụy rời; đỉnh vòi nhụy chẻ làm 2, hình chữ V. Quả phát triển trong bao hoa tồn tại, màu nâu xám nhạt. Hạt nhỏ, màu đen. Loc. class.: Vietnam: Tonkin: Hanoi, Mt. Bavi, open forests, ca. 600 m, 2 July 1940. Type-Proto.: Petelot 2611 (HT: A). Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9. Hạt phát tán gần, nên thấy cây con xung quanh gốc cây mẹ. Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Quản Bạ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo) và Hà Nội (Ba Vì). Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, NAT13053; VĨNH PHÚC, NAT12093 (HN); HÀ NỘI, NAT11073 (HN), 0219 (HNU). Giá trị sử dụng: Rễ và thân rễ của loài Tế tân nhẵn (Asarum glabrum) được dùng làm thuốc ho, chữa viêm họng, hoa ngâm rượu làm thuốc bổ. Ảnh - Tế tân nhẵn (Asarum glabrum Merr.) chụp tại VQG Ba Vì (Hà Nội) 3.1.1.2.6. Asarum wulingense C. F. Liang - Tế tân wuling Cây thân thảo. Thân rễ đứng, dày 3-4 mm, đốt ngắn hơn 5 mm. Lá đơn độc, cuống lá uốn ngược lại, mặt trên phiến lá màu xanh với các vết trắng, thường hình trứng hay trứng thuôn, hiếm khi hình tam giác, 7-17 × 5-9 cm, mặt dưới phủ lông vàng nâu dày đặc, mặt trên thường nhẵn hoặc có lông tơ dài ở gân bên và gân chính, gốc lá hình tai hoặc hình tim dạng tai, thùy bên lá phân nhánh, chóp lá nhọn; lá vảy hình trứng, 1,2 × 0,8 cm. Cuống hoa uốn ngược phủ lông, dài 2 cm. Lá đài hợp lại ở thành bầu, đầu chia thành 3 thùy tam giác hay hình mác, màu đỏ tía, 2-3 × 2-3 cm, mặt ngoài phủ lông tơ vàng nâu dày đặc; ống đài hình trụ, 2,5 × 1,2 cm, mở rộng dần, không thắt lại, mặt trong có sọc theo chiều dọc, miệng hình tròn, rộng 1 cm. Nhị 12, chỉ nhị ngắn hơn bao phấn, trung đới kéo dài vượt bao phấn, hình lưỡi. Bầu dưới. Vòi nhụy rời, chẻ 2 ở chóp; núm nhụy ở bên. Mùa ra hoa vào tháng 12-4. Loc. class.: China: Guangxi: Longsheng, moist shady areas, ca. 1100 m, 14 Oct. 1956. Type-Proto.: S. L. Yu et al. 700702; HT: IBG (fl.). Phân bố: Hà Giang (Quản Bạ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo) và Hà Tĩnh (Hương Sơn). Còn có ở Trung Quốc. Hiện tại chúng tôi chưa thu được mẫu của loài này. Giá trị sử dụng: Chưa rõ. 3.1.1.2.7. Asarum petelotii O.C. Schmidt - Tế tân petelot Thân thảo. Thân rễ nằm ngang, đường kính 4-5 mm. Thân đứng mang 2 lá, cuống lá dài 10-24 cm. Lá có phiến dạng hình trứng, trứng thuôn hay hình mác thuôn, 13-23 × 8-13 cm; mặt dưới của phiến lá có lông tơ thưa ở gân lá, mặt trên nhẵn; mép lá có lông cứng nhỏ; gốc lá có tai hay hình mác, thùy bên phân nhánh, 7 × 6 cm; chóp lá nhọn. Vãy chồi hình trứng mũi giáo, 2 × 1 cm; mép lá vảy có lông tơ dày. Cuống hoa mọc hướng thẳng lên, dài 3-5 cm; đài hoa màu tím hoặc tím nhạt; lá đài hợp lại thành ống hình trụ thường nghiêng sang một bên ở thành bầu và mở rộng dần, hơi hẹp ở vòng miệng; mặt ngoài nhẵn, mặt trong có sọc; thùy lá đài hình trứng, 2,5 × 2 cm, mặt ngoài có 5 đường vân chạy dọc không rõ, mặt trong với một nữa bề mặt màu đỏ tía, gần mép thùy màu vàng nhạt. Nhị 12, bao phấn dài 2 mm, trung đới hình lưỡi, vượt lên bao phấn. Nhụy 6, vòi nhụy rời; đỉnh vòi nhụy chẻ 2, hình chữ V. Bầu trung. Quả phát triển trong bao hoa tồn tại, màu đỏ tía (hình 3.17). Ảnh - Tế tân petelot (Asarum petelotii O.C. Schmidt) chụp tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) Loc. class.: Vietnam. Typus: Petelot 3891 (P). Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, quả tháng 6-8. Hạt phát tán gần, nên thấy cây con xung quanh gốc cây mẹ. Phân bố: Lào Cai (Sa Pa) và Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam). Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, NAT13054 (HN); VĨNH PHÚC, NAT12094 (HN); Petelot, 5009, 3891, 5036 (P). Giá trị sử dụng: Rễ và thân rễ của loài Tế tân petelot (Asarum petelotii) được dùng làm thuốc ho, chữa viêm họng, hoa ngâm rượu làm thuốc bổ. 3.1.1.2.8. Asarum blumei Duch. - Tế tân blume Cỏ nhiều năm; thân ngắn, dài 1-2 cm, mang ít rễ to 1,5 mm, có ít rễ con. Lá 2; cuống dài đến 10 cm, không lông; phiến hình tim mũi giáo, to 8 × 4 cm, mặt trên xám lục, mặt dưới ửng nâu, gân đáy 3(5), gân phụ 2 cặp; bìa lá không răng. Cuống hoa dài 1,5 cm. Lá đài hợp gắn lại ở thành bầu, tạo thành hình ống, không nghiêng, vùng cổ rộng, phồng xung quanh bầu, dài 1,5-2 cm; thùy lá đài 3, tròn dài, cao 1 cm. Nhị 12; vòi nhụy rời, đỉnh vòi nhụy chẻ 2. Quả nang, bầu 6 ô. Phân bố: Hà Giang, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc. Còn có ở Malaixia, Nhật Bản (Suruga) (phụ lục 6.8). Hiện tại chúng tôi chưa thu được mẫu của loài này. Mẫu nghiên cứu: Pháp (Pari), P01645370 và P01645371. Giá trị sử dụng: Rễ cây chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là safrole và eugenol, được dùng làm thuốc chữa viêm phế quản, ho và chữa thủy thũng. Nhân dân thường dùng làm thuốc gây nôn. 3.1.1.2.9. Asarum reticulatum Merr. - Tế tân mạng Thân nằm rồi đứng, đơn độc hay phân nhánh, nhẵn, đường kính đến 3 mm, có rễ sái vị, ngắn. Lá hình tim thuôn, như da, cả hai mặt nhẵn, 13-17 × 6-8 cm, nhọn hoặc nhọn dần; gốc lá hình tim, thùy lá ngắn hoặc hơi xòe, hình trứng, tròn, 2,5-4 × 2,5-3,5 cm; mép lá có răng nhỏ không đều, có lông tơ; gân chính 3, rõ, lồi ở mặt dưới lá, thêm hai gân mãnh từ gốc thùy lá kéo dài ra, hình mạng lưới thưa rõ ở phía dưới, không dính liền; cuống lá dài 8-9 cm. Lá đài hợp thành ống ở thành bầu, mở rộng dần, dài 3-3,5 cm, mặt ngoài nhẵn, gốc gồ lên, rộng 1,8 cm (phần thắt lại), phía cổ họng hơi thắt lại, hướng xuống dưới, thùy hình trứng rộng, tròn, chiều dài khoảng 2 cm; lá vảy hình mũi giáo, nhọn dần, dài khoảng 1,5 cm, ở mép có ít hoặc nhiều lông tơ. Nhị 12, chỉ nhị vượt lên bao phấn, bao phấn dài 2 mm; trung đới hình lưỡi, tròn, ngắn. Nhụy 6, vòi nhụy rời; đỉnh vòi nhụy chẻ làm 2, hình chữ V. Ảnh - Tế tân mạng (Asarum reticulatum Merr.) chụp tại VQG Hoàng Liên (Sa Pa, Lào Cai) Loc. class.: Vietnam: Tonkin: Chapa, 1500 m, 1935. Typus: Petelot 2554 (HT: A). Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-4, quả tháng 5-6. Hạt non phát triển bình thường trong quả, chưa thấy cây cho quả chứa hạt già, quả non thường mọc sát mặt đất và bị thối rữa khi có mưa. Loài này đa số tái sinh bằng chồi, chưa thấy cây con mọc xung quanh gốc cây mẹ. Cây ưa ẩm, ưa bóng; thường mọc trên đất nhiều mùn dọc theo hành lang khe suối, sườn núi, 2 bên đường mòn trong rừng, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, ở độ cao 1.500-1.700 m. Phân bố: Mới thấy ở Lào Cai (Can Hồ B, Bản Khoang, Sa Pa). Mẫu nghiên cứu: LÀO CAI, NAT12045, NAT13055 (HN); Petelot 2554 (HNU). Giá trị sử dụng: Dân tộc Dao Đỏ sử dụng cả cây làm thuốc chữa bệnh trĩ và thuốc kháng sinh. 3.1.1.3. Một số ghi nhận mới về đặc điểm các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam 3.1.1.3.1. Đặc điểm hình thái Theo các mô tả trước đây, trong cấu trúc hoa của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) không tồn tại tràng hoa ở bao hoa, chỉ có lá đài gắn lại với nhau hợp ở thành bầu và tạo thành ống đài hoặc rời và tạo thành ống đài giả phía trên bầu. Khi phân tích cấu trúc hoa ở các loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum), loài Tế tân lá hình tim (Asarum cordifolium) và loài Tế tân petelot (Asarum petelotii), chúng tôi phát hiện có sự tồn tại của tràng hoa tiêu biến ở dạng hình kim, dài khoảng 0,3 cm (hình 3.21). Ở các loài Tế tân vân nam (Asarum yunnanense), Tế tân balansa (Asarum balansae), Tế tân nhẵn (Asarum glabrum) và Tế tân mạng (Asarum reticulatum) có phát hiện tràng hoa ở một số ít cá thể. 3.1.1.3.2. Mùa ra hoa Qua các đợt khảo sát từ năm 2010 đến năm 2013 tại Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Quản Bạ), Tuyên Quang (Na Hang), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì) và Thanh Hóa (Thường Xuân) theo các mùa khác nhau trong năm, chúng tôi đã ghi nhận được mùa hoa và mùa quả của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.). Kết quả cho thấy, thời điểm ra hoa, quả chín và phát tán hạt theo ghi nhận của chúng tôi thường sớm hơn so với những ghi nhận trước đây. 3.1.1.3.3. Phân bố Qua việc đánh dấu định vị tại các điểm nghiên cứu, chúng tôi đã ghi nhận và xây dựng đai độ cao phân bố của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam (bảng 3.5). Qua bảng 3.5 cho thấy, loài Tế tân vân nam (A. yunnanense) mới phát hiện một số ít cá thể ở độ cao 410 m tại Tuyên Quang (Na Hang); loài Tế tân banlansa (A. balansae) mới phát hiện phân bố ở độ cao 200-400 m tại Tuyên Quang (Na Hang), Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình (Lạc Sơn), Thanh Hóa (Thường Xuân) và Quảng Trị (Hướng Hóa); loài Tế tân lá hình tim (A. cordifolium) ở độ cao 1.500-1.700 m tại Lào Cai (Sa Pa); loài Tế tân hoa có đuôi (A. caudigerum) ở độ cao 700-1.000 m tại Tuyên Quang (Na Hang) và Hà Giang (Quản Bạ); loài Tế tân nhẵn (A. glabrum) ở độ cao 900-1.100 m tại Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo) và Hà Nội (Ba Vì); loài Tế tân petelot (A. petelotii) ở độ cao 1.000-1.600 m tại Lào Cai (Sa Pa) và Vĩnh Phúc (Tam Đảo); loài Tế tân mạng (A. reticulatum) ở độ cao 1.500-1.700 m tại Lào Cai (Sa Pa). Những ghi nhận về đai độ cao phân bố của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) khác biệt so với những ghi nhận trước đây. 3.1.2 Kết quả điều tra về vốn tri thức bản địa của cộng đồng trong việc sử dụng các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) làm thuốc Tế tân balansa (Asarum balansae) + Thuốc tắm: Lấy lá làm thuốc tắm chữa bệnh đau nhức xương khớp + Men rượu: Lá loài Tế tân balansa (Asarum balansae) kết hợp với các loài khác làm men rượu, sản xuất rượu ngô men lá. Tế tân lá hình tim (Asarum cordifolium) + Toàn cây sử dụng làm thuốc tắm trị đau lưng, nhiễm trùng vết thương và trị bệnh trĩ. Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) Rễ và thân rễ làm thuốc ho, chữa viêm họng, cảm sốt, cảm lạnh. Tế tân nhẵn (Asarum glabrum) + Thuốc tắm: Sử dụng lá làm thuốc tắm chữa trị bệnh đau bụng, đau mắt, thâm mắt, làm tan mộng mắt và trị thấp khớp. + Thuốc bổ: Sử dụng hoa ngâm với rượu uống hàng ngày, trị bệnh mất ngủ, đau đầu, thần kinh suy nhược và ăn uống ngon miệng. Tế tân mạng (Asarum reticulatum) + Toàn cây được sử dụng điều trị bệnh trĩ: sắc uống điều trị trĩ nội; sắc uống và giã nát đắp điều trị trĩ ngoại (Phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng). + Làm thuốc kháng sinh: Giã nát đắp điều trị các vết thương, lỡ loét ngoài da, u nhọt. + Thuốc tắm: Toàn cây được sử dụng làm thuốc tắm gây ra thai. 3.1.3. Thăm dò khả năng nhân giống và xây dựng mô hình bảo tồn một số loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) 3.1.3.1. Loài Tế tân balansa (Asarum balansae) 3.1.3.1.1. Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Tế tân balansa (Asarum balansae) tại Bản Bung, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm ưu thế (từ 76,6-97,5%); cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ tương đối thấp (từ 2,5-23,4%). Chất lượng tái sinh không đồng đều giữa các khu vực. 3.1.3.1.2. Đặc điểm phân bố của loài Tế tân balansa (Asarum balansae) tại Bản Bung, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong các cấu trúc thảm thực vật Phân bố theo kiểu rừng Tại Bản Bung, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hầu hết phân bố ở kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa ẩm trên núi thấp, chủ yếu ở chân và sườn núi. Phân bố theo trạng thái và sinh cảnh Theo trạng thái rừng: Tế tân balansa (Asarum balansae) phân bố tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng IIIA2, thuộc vùng lõi của KBTTN Na Hang. Về sinh cảnh: Tế tân balansa (Asarum balansae) chủ yếu phân bố trên đất, chúng mọc sát ngay bề mặt đất, nơi đất giàu mùn; độ ẩm, độ xốp và ánh sáng cao; thoáng khí. Đôi khi thấy xuất hiện trên các hốc đá. Có thể bắt gặp loài Tế tân balansa (Asarum balansae) ở những nơi ẩm ướt, ven các suối, dưới tán rừng cây gỗ nhỏ, chủ yếu ở hai bên đường mòn đi lại trong rừng. Phân bố theo địa hình và đai cao Về địa hình: Phân bố chủ yếu ở dạng địa hình như chân núi, có thể bắt gặp một số ít cá thể ở sườn núi, chưa bắt gặp ở đỉnh núi và dông núi. Về đai cao: Phân bố theo đai cao của loài Tế tân balansa (Asarum balansae) rất rộng, từ 201 m đến 1200 m. Với điều kiện về độ cao này, rất thích hợp cho việc gây trồng tự nhiên, nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững loài biến hóa núi cao (A. balansae) tại khu vực Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. 3.1.3.1.3. Khả năng nhân giống của loài Tế tân balansa (Asarum balansae) Tại 2 địa điểm ở Bản Bung, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là tại rừng rừng tự nhiên (thung Lung Khăm) và tại vườn ươm (Bản Bung), sau 41 ngày nhân giống, tỷ lệ ra rễ từ hom thân rễ (58,33%-81,3%) cao hơn so với hom ngọn (42,5%-57%); tỷ lệ ra rễ của hom thân rễ và hom ngọn ở vườn rừng tự nhiên tại thung Lung Khăm (57%-81,3%) cao hơn so với vườn ươm tại Bản Bung (42,5%-58,33%). Đặc biệt, chưa thấy cây nảy mầm từ hạt. Điều này phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên của loài Tế tân balansa (Asarum balansae) từ chồi trong điều kiện tự nhiên. 3.1.3.1.4. Tình trạng Loài Tế tân b
File đính kèm:
tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_co_so_khoa_hoc_nham_bao_ton_v.doc