Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo chất lỏng từ trên nền hạt nano Fe₃O₄ chất lượng cao định hướng cho một số ứng dụng y sinh

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo chất lỏng từ trên nền hạt nano Fe₃O₄ chất lượng cao định hướng cho một số ứng dụng y sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo chất lỏng từ trên nền hạt nano Fe₃O₄ chất lượng cao định hướng cho một số ứng dụng y sinh

trưng cho cấu trúc tinh thể lập phương spinel của hợp chất oxít không quan sát thấy bất kỳ vạch nhiễu xạ nào khác, nói cách khác, các mẫu tổng hợp được đều đơn pha. 3.1.1.2. Hình dạng và kích thước hạt Hình 3.4. Ảnh FESEM của 2 mẫu tiêu biểu M1: 0,5 giờ và M5: 4 giờ trong cùng nhiệt độ phản ứng 140 oC. Từ hình 3.4 cho thấy các mẫu được chế tạo ở thời gian phản ứng khác nhau đều cho các hạt có dạng hình cầu với kích thước hạt trung bình tăng từ 5,2 nm đến 19,4 nm tương ứng với thời gian phản ứng tăng từ 0,5 giờ đến 4 giờ và biên hạt trở nên rõ nét hơn. Xác định phân bố kích thước hạt của các mẫu cho thấy, chúng có phân bố kích thước được mô tả tốt bởi hàm Gauss, chứng tỏ các hạt được hình thành trong trạng thái gần như cân bằng, các phân bố tương đối hẹp và phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới. 8 3.1.1.3. Tính chất từ của các mẫu Qua phần khảo sát này cho thấy, khi đo ở từ trường10 kOe, từ độ tăng theo thời gian phản ứng và đạt giá trị cao nhất 68 emu/g (các kết quả được thể hiện chi tiết trong bảng 3.1). Chính cả hai yếu tố là kích thước hạt và độ hoàn thiện tinh thể tăng theo thời gian phản ứng dẫn tới sự tăng của M10kOe giống như lý giải của một số tác giả khác. Bảng 3.1. Hằng số mạng (a), kích thước tinh thể trung bình (DXRD), kích thước hạt trung bình (DFESEM), giá trị từ độ tại10 kOe (M10kOe), lực kháng từ (Hc) của các mẫu hạt nano Fe3O4. Tên mẫu M1 M2 M3 M4 M5 Thời gian phản ứng (giờ) 0,5 1,0 1,5 2 4 a (Ǻ) 8,364 8,364 8,371 8,378 8,381 DXRD (nm) 3,2 6,5 7,9 10,4 18,2 DFESEM (nm) 5,2±1,2 7,4±0,9 8,7±1,0 11,9±0,7 19,4±1,8 M10kOe (emu/g) 48 51 56 58 68 Hc (Oe) 3 5 7 8 15 Từ bảng 3.1 cho thấy, mặc dù mẫu M5 cho giá trị từ độ cao nhất nhưng kích thước hạt lại tương đối lớn. Kích thước hạt lớn sẽ khó chế tạo được chất lỏng từ có độ bền cao. Chính vì vậy, mẫu M4 được tổng hợp ở thời gian phản ứng 2 giờ có kích thước hạt đồng đều cùng với từ độ M10kOe = 58 emu/g được chọn làm thời gian tối ưu để tiếp tục khảo sát ở các nhiệt độ khác nhau. 3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng lên tính chất của hạt Fe3O4 Trong phần này các mẫu được ký hiệu lần lượt là: M6, M7, M8 (mẫu M4 ở mục 3.1.1 được ký hiệu lại là M8 vì cùng trong điều kiện thực nghiệm là 2 giờ và 140 oC), M9 và M10 tương ứng với nhiệt độ phản ứng tăng dần từ: 100, 120, 140, 160 và 180 oC trong cùng thời gian phản ứng là 2 giờ. 3.1.2.1. Các đặc trưng về cấu trúc tinh thể Qua phần khảo sát này cho thấy tất cả các mẫu được chế tạo ở các nhiệt độ khác nhau đều cho các đỉnh nhiễu xạ thuộc pha có cấu trúc ferit spinel và đơn pha giống như các mẫu được khảo sát ở các thời gian phản ứng khác nhau trong mục 3.1.1.1. 9 3.1.2.2. Hình dạng và kích thước hạt Phân tích hình thái học qua ảnh FESEM (các ảnh chụp FESEM không trình bày ở đây) cho thấy, các mẫu được chế tạo theo nhiệt độ phản ứng đều có dạng hình cầu và độ phân bố tương đối đồng đều. Khi so sánh ảnh FESEM của các mẫu trên cùng một thang đo (200 nm) có thể nhận thấy, kích thước hạt của các mẫu có sự thay đổi, mẫu M6 có kích thước nhỏ nhất và mẫu M10 có kích thước lớn nhất. Giá trị kích thước hạt trung bình của các mẫu M6, M7, M8, M9 và M10 tương ứng là 6,5 nm, 8,8 nm, 12,2 nm, 14,7 nm và 21,9 nm. 3.1.2.3. Tính chất từ của các mẫu Đường cong từ hóa của các mẫu M6 – M10 đo tại nhiệt độ 300 K với từ trường từ hóa cực đại 10 kOe (các đường cong từ hóa không trình bày ở đây). M10kOe của các mẫu thu được có giá trị 52 emu/g, 54 emu/g, 58 emu/g, 63 emu/g và 68 emu/g tương ứng với các mẫu M6, M7, M8, M9 và M10. Có thể nhận thấy sự gia tăng hợp lý nhiệt độ phản ứng đã gia tốc quá trình mọc hạt và làm gia tăng kích thước hạt nhưng đảm bảo tính tinh thể của hạt khiến từ độ đạt giá trị cao cần thiết 68 emu/g. Nhằm mục đích tìm ra được các mẫu có kích thước đồng đều và từ độ bão hòa cao để có thể ứng dụng được trong y sinh, 5 mẫu ở vùng kích thước khác nhau từ: 6,5 - 21,9 nm của hệ mẫu chế tạo theo các nhiệt độ phản ứng (các mẫu có ký hiệu từ M6 - M10) khác nhau đã được lựa chọn để khảo sát đặc tính siêu thuận từ của chúng. Từ hình 3.13 cho thấy, các mẫu có kích thước từ 7 - 15 nm tương ứng với các mẫu từ M6 - M9 có TB <300 K được cho là có tính chất siêu thuận từ ở nhiệt độ phòng. (các giá trị TB được thể hiện trong bảng 3.4). Giả thiết rằng mẫu M10 vẫn tồn tại tương tác giữa các hạt do đó mẫu thể hiện tính sắt từ ở nhiệt độ phòng với giá trị lực kháng từ nhỏ (Hc = 10 Oe). Hình 3.13. Các đường ZFC-FC của các mẫu Fe3O4 ở các nhiệt độ khác nhau. 100 150 200 250 300 350 M10 M9 M8 M7 TB TB TBTB M ( e m u /g T (K) TB M6 10 Ngoài các yếu tố như giới hạn về kích thước và nhiệt độ khóa thì đường từ hóa của các mẫu được coi là siêu thuận từ ở nhiệt độ phòng phải tuân theo hàm Langevin. Từ hình 3.14 cho thấy số liệu thực nghiệm trên đường đo M(H) của tất cả các mẫu được đo ở nhiệt độ 300 K gần trùng khớp theo hàm Langevin với độ chính xác ~ 100 % (R2 > 0,997). Sự không hoàn toàn trùng khít của đường thực nghiệm với đường lý thuyết có thể được giải thích là do vẫn còn lực tương tác nhỏ giữa các hạt từ. Từ bảng 3.4 cho thấy trong các mẫu chế tạo theo nhiệt độ phản ứng, mẫu M9 có từ độ bão hòa lớn nhất đạt 73 emu/g tại từ trường 50 kOe với kích thước hạt là 14,7 nm đã được lựa chọn để bọc ổn định và chế tạo chất lỏng từ. Mẫu M9 được bọc bởi OCMCS và ST theo các lý do đã được trình bày chi tiết trong mục 1.3 chương 1. Bảng 3.4. Kích thước hạt trung bình (DFESEM), nhiệt độ khóa (TB), từ độ tại 10 kOe (M10kOe) và từ độ tại 50 kOe (M50kOe) Tên mẫu DFESEM (nm) TB (oK) M10kOe (emu/g) M50kOe (emu/g) M6 6,5 160 52 - M7 8,8 175 54 67 M8 12,2 195 58 70 M9 14,7 245 63 73 M10 21,9 310 68 79 3.2. Chế tạo chất lỏng từ Để xem xét các mẫu sau khi bọc có làm ảnh hưởng đến cấu trúc, hình thái và tính chất từ hay không. Các mẫu sau khi bọc được sấy khô và đem xác định cấu trúc, hình thái và tính chất từ trên các phép đo tương ứng: XRD, FESEM và VSM. Hình 3.15 trình bày giản đồ XRD của mẫu hạt nano Fe3O4 trước và sau khi bọc. -80 -60 -40 -20 0 20 40 60 80 -10 -5 0 5 10 M6 M7 M8 M9 M ( e m u /g ) H(kOe) Hình 3.14. Đường cong từ hóa của các mẫu từ M6 - M9. Đường liền nét là đường làm khớp theo hàm Langevin. 11 Từ hình 3.15 có thể nhận thấy, giản đồ XRD của các mẫu chất lỏng M9_OCMCS và M9_ST đều có các đỉnh đặc trưng cho cấu trúc spinel của vật liệu Fe3O4, chứng tỏ lớp vỏ bọc không làm ảnh hưởng tới cấu trúc tinh thể của Fe3O4. Để xem xét sự thay đổi về hình dạng và kích thước của các hạt nano Fe3O4 sau khi bọc so với các mẫu trước khi bọc hình thái học của các mẫu được nghiên trên ảnh FESEM của chúng và trình bày trên hình 3.16. Từ hình ảnh FESEM trên hình 3.16 có thể quan sát thấy sự thay đổi tất yếu về kích thước hạt của các mẫu trước và sau khi bọc. Hình 3.16. Ảnh FESEM và giản đồ phân bố kích thước hạt của các mẫu: M9, M9_OCMCS và M9_ST. Từ giản đồ phân bố kích thước hạt tính dựa trên ảnh FESEM của các mẫu ta thấy mẫu M9_OCMCS có kích thước hạt 18 nm so với giá trị 14,7 nm của mẫu M9. Trong khi đó, mẫu M9_ST có kích thước hạt còn tăng nhiều hơn lên đến 27 nm. Như vậy, bằng việc quan sát trên hình ảnh FESEM và giản đồ phân bố kích thước hạt có thể thấy hạt nano từ Fe3O4 đã được bọc bằng OCMCS và ST. Để 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 0 10 20 30 40 50 60 T Ç n s u Ê t D (nm) D = 14.7 0.6 nm Sè h¹t = 218 M9 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 0 10 20 30 40 50 60 70 T Ç n s u Ê t D (nm) Equation Adj. R-Square B B B B B B B D = 17.9 1.1 nm Sè h¹t = 228 M9_OCMCS 15 20 25 30 35 40 45 0 10 20 30 40 T Ç n s u Ê t D (nm) D= 27.3 0.8 nm Sè h¹t = 165 M9_ST Hình 3.15. Giản đồ XRD của các mẫu: M9, M9_ST và M9_OCMCS. 20 30 40 50 60 70 M9_ OCMCS M9 _ST (422) (440) (511)(400) (311) C - ê n g ® é ( ® .v .t .ý ) Gãc 2(®é) (220) M9 12 thấy rõ hơn sự liên kết giữa lớp vỏ bọc và bề mặt hạt nano từ, phổ hồng ngoại của 2 mẫu M9_OCMCS và M9_ST đã được chụp và nghiên cứu trên hình 3.17 (không trình bày ở đây). Từ phổ hồng ngoại của các mẫu M9_OCMCS và M9_ST cho thấy hạt nano từ Fe3O4 đã được bọc bởi OCMCS và ST. Để khảo sát đặc trưng từ tính của các mẫu bọc M9_OCMCS và M9_ST ở nhiệt độ phòng đường cong từ hóa của chúng được đo với từ trường cực đại 10 kOe. Hình 3.20 trình bày kết quả đo đường cong từ hóa M(H) ở nhiệt độ phòng và đường làm khớp số liệu thực nghiệm theo hàm Langevin. Từ hình 3.20 cho thấy, số liệu thực nghiệm trên đường đo M(H) của tất cả các mẫu được đo ở nhiệt độ 300 K gần trùng khớp theo hàm Langevin. Mặc dù các mẫu chế tạo được chưa có đặc tính siêu thuận từ thật hoàn hảo ở nhiệt độ phòng nhưng lực kháng từ của chúng là rất nhỏ, với kích thước hạt đồng đều và có giá trị từ độ bão hòa cao. Và do vậy, có thể cho rằng các mẫu chất lỏng từ này có tính chất siêu thuận từ ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra, ảnh hưởng của lớp vỏ bọc lên tính chất từ cũng đã được nghiên cứu khi so sánh giữa mẫu chưa bọc (M9) với các mẫu bọc M9_OCMCS và M9_ST (hình 3.20). Kết quả cho thấy, từ độ của mẫu M9_OCMCS giảm không đáng kể so với mẫu M9 từ 63 emu/g xuống 61 emu/g (giảm khoảng 3 % so với mẫu M9). Trong khi, mẫu M9_ST giảm nhiều hơn so với mẫu M9 từ 63 emu/g xuống 56 emu/g (khoảng 11 % so với mẫu M9). Các mẫu chất lỏng M9_OCMCS và M9_ST được đánh giá độ bền thông qua thế zeta trên hệ đo Zetasizer. Kết quả cho thấy mẫu chất lỏng M9_OCMCS có độ bền cao hơn mẫu chất lỏng M9_ST. Mẫu chất lỏng M9_OCMCS có độ bền cao được lựa chọn để khảo sát hiệu ứng đốt nóng cảm ứng từ nhằm định hướng ứng dụng trong nhiệt từ trị. Hình 3.20. Đường cong từ hóa của các mẫu M9, M9_OCMCS và M9_ST. Đường liền nét là đường làm khớp theo hàm Langevin. 13 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU HỆ NANO LÕI HẠT Fe3O4 TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN HỦY NHIỆT 4.1. Chế tạo mẫu 4.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên tính chất của hạt Fe3O4 4.1.2.1. Các đặc trưng về cấu trúc tinh thể Phân tích giản đồ XRD của các mẫu bột Fe3O4 được tổng hợp ở các thời gian phản ứng khác nhau (giản đồ XRD không trình bày ở đây) cho thấy, các đỉnh nhiễu xạ đặc trưng cho vật liệu có cấu trúc ferrit spinel xuất hiện giống như các giản XRD của các mẫu chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt đã trình bày trong chương 3 mục 3.1.1.1. 4.1.2.2. Hình dạng và kích thước hạt Ảnh TEM của các mẫu bột Fe3O4 ở các thời gian phản ứng khác nhau cho thấy tất cả các mẫu đều có các hạt hình cubic và hình cầu với kích thước tương đối đồng đều (hình 4.4). Kích thước hạt trung bình của các mẫu tăng từ 5,2 nm đến 13,0 nm tương ứng với thời gian phản ứng tăng từ: 0,5 giờ đến 2 giờ. Nhìn vào ảnh TEM chúng ta nhận thấy biên hạt trở nên rõ nét hơn khi thời gian phản ứng tăng. Hình 4.4 là ảnh TEM tiêu biểu của hai mẫu hạt Fe3O4 được tổng hợp ở thời gian phản ứng 0,5 giờ (a) và 2 giờ (b). (a) (b) Hình 4.4. Ảnh TEM tiêu biểu của hai mẫu Fe3O4 được chế tạo ở các thời gian phản ứng (a): 0,5 giờ và (b): 2 giờ trong cùng nhiệt độ 298 oC. 4.1.2.3. Tính chất từ Qua phần khảo sát này cho thấy, từ độ tăng theo thời gian phản ứng và đạt giá trị cao nhất 70 emu/g khi thời gian phản ứng kéo dài đến 2 giờ (chi tiết xem trong bảng 4.1). Cũng giống như phương pháp thủy nhiệt, khi tăng thời gian phản 14 ứng dẫn đến sự lớn lên về kích thước hạt và dẫn đến tăng từ tính của hạt nano Fe3O4. Bảng 4.1. Hằng số mạng (a), kích thước tinh thể trung bình (DXRD), kích thước hạt trung bình (DTEM), từ độ tại 10 kOe (M10kOe), lực kháng từ (Hc) của các mẫu Fe3O4. Tên mẫu S5 S6 S7 S8 Thời gian phản ứng (giờ) 0,5 1 1,5 2 a (Ǻ) 8,361 8,364 8,371 8,378 DXRD (nm) 4,1 6,4 9,6 11,5 DTEM (nm) 5,2±1,1 7,2±0,8 11,1±1,5 13,0±1,5 M10kOe (emu/g) 53 62 68 70 Hc (Oe) 19 28 17 14 Kết quả trong bảng 4.1 cho thấy, mẫu S8 được chế tạo ở thời gian phản ứng 2 giờ cho kích thước hạt đồng đều và từ độ cao nhất đồng thời giá trị Hc thu nhận được là nhỏ nhất được lựa chọn làm điều kiện tối ưu để tiếp tục khảo sát các mẫu ở các nhiệt độ phản ứng khác nhau. 4.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng lên tính chất của hạt Fe3O4 4.1.3.1. Các đặc trưng về cấu trúc tinh thể Giản đồ XRD của các mẫu chế tạo ở các nhiệt độ phản ứng khác nhau (giản đồ XRD không trình bày ở đây) cho thấy, tất cả các mẫu tạo thành đơn pha với cấu trúc ferit spinel. Vạch nhiễu xạ hẹp dần khi tăng nhiệt độ phản ứng đồng thời đỉnh (222) xuất hiện trong các mẫu S11 và S12 nhưng không quan sát thấy trong các mẫu S9 và S10, có thể do bị chồng phủ bởi đỉnh (311), điều đó chứng tỏ ở nhiệt độ cao mẫu sẽ kết tinh tốt hơn. 4.1.3.2. Hình dạng và kích thước hạt Từ hình 4.7 cho thấy, mẫu S9 được tổng hợp ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi các hạt phát triển với kích thước không đồng đều, biên hạt không rõ nét. Với mẫu S11 được chế tạo ở nhiệt độ sôi của dung môi dibenzyl ether (298 oC) có kích thước hạt trung bình là 13,0 nm, biên hạt trở nên rõ nét hơn so với mẫu được tổng hợp ở nhiệt độ thấp. Điều này cho thấy nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hạt. 15 (a) (b) Hình 4.7. Ảnh TEM tiêu biểu của hai mẫu Fe3O4 được chế tạo ở các nhiệt độ khác nhau: (a): 265 oC và (b): 298 oC trong cùng thời gian phản ứng 2 giờ. 4.1.3.3. Tính chất từ Từ độ của các mẫu ở nhiệt độ phòng tại từ trường từ hóa 10 kOe (các đường cong từ hóa không trình bày ở đây) có giá trị 54 emu/g, 66 emu/g, 70 emu/g và 77 emu/g tương ứng với các mẫu S9, S10, S11 và S12. Các kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả chụp TEM, kích thước hạt tăng và từ độ tăng theo nhiệt độ phản ứng. Cũng giống như phương pháp thủy nhiệt, 4 mẫu ở vùng kích thước khác nhau từ: 8,0 nm đến 18,8 nm của hệ mẫu khảo sát theo nhiệt độ phản ứng (các mẫu được ký hiệu từ S9 - S12) được lựa chọn để khảo sát đặc tính siêu thuận từ của các mẫu. Hình 4.13 trình bày đường đo ZFC- FC của các mẫu có kích thước khác nhau. Từ hình này cho thấy, nhiệt độ khóa TB <300 K đối với các mẫu từ S9 - S11 có kích thước tương ứng từ 8,0 - 13,0 nm. Ngoài các yếu tố như giới hạn về kích thước và nhiệt độ khóa các mẫu S9, S10 và S11 được lựa chọn với giả thiết là các mẫu có đặc tính siêu thuận từ để khớp chúng theo hàm Langevin. Hình 4.14 mô tả đường fit theo hàm Langevin của các mẫu S9 – S12 tại từ trường đo 10 kOe. Hình 4.13. Các đường ZFC-FC của các mẫu Fe3O4 ở các nhiệt độ khác nhau. 0 50 100 150 200 250 300 350 S12 S11 S10 TB TB TB T (K) TB S9 16 Từ hình 4.14 cho thấy số liệu thực nghiệm trên đường đo M(H) của tất cả các mẫu được đo ở nhiệt độ 300 K ở từ trường 10 kOe gần trùng khớp theo hàm Langevin với độ chính xác R2 = 0,9978, với các mẫu được đo ở từ trường 50 kOe có độ chính xác cao hơn với giá trị R2 = 0,9986. Sự không hoàn toàn trùng khít của đường thực nghiệm so với đường lý thuyết cũng đã được chúng tôi giải thích trong mục 3.1.2.3 chương 3. Như vậy, các mẫu từ S9 - S11 có tính chất siêu thuận từ ở nhiệt độ phòng, các giá trị TB được thể hiện trong bảng 4.6. Bảng 4.6. Kích thước hạt trung bình (DTEM), nhiệt độ khóa (TB), giá trị từ độ tại 10 kOe (M10kOe) và giá trị từ độ tại 50 kOe (M50kOe). Tên mẫu DTEM (nm) TB (oK) M (10 kOe) emu/g) M50kOe (emu/g) S9 6,0 153 54 67 S10 10,1 199 66 73 S11 13,0 247 70 80 S12 18,4 315 - - Từ bảng 4.6 cho thấy trong các mẫu chế tạo theo nhiệt độ phản ứng, mẫu S11 có từ độ bão hòa đạt 80 emu/g với kích thước hạt là 13,0 nm và có tính chất siêu thuận từ đã được lựa chọn để bọc ổn định và chế tạo chất lỏng từ. Vật liệu SDS, PAA và PMAO được lựa chọn làm vật liệu bọc hạt nano từ Fe3O4 theo các lý do đã được trình bày chi tiết trong chương 1. 4.2. Chế tạo chất lỏng từ Hình 4.15 trình bày giản đồ XRD của các mẫu bọc. Phổ nhiễu xạ đều có các đỉnh đặc trưng cho cấu trúc spinel của vật liệu Fe3O4 đối với cả 3 mẫu được bọc bằng các polyme khác nhau, chứng tỏ lớp vỏ bọc không làm ảnh hưởng tới cấu trúc tinh thể của Fe3O4. -80 -60 -40 -20 0 20 40 60 80 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 S9 S10 S11 M ( e m u /g ) H (kOe) Hình 4.14. Đường cong từ hóa của các mẫu từ S9 - S11. Đường liền nét là đường làm khớp theo hàm Langevin. 17 Để xem xét sự thay đổi về kích thước và hình dạng của các hạt nano từ Fe3O4 trước và sau khi bọc hình thái học của các mẫu được nghiên trên ảnh TEM của chúng và trình bày trên hình 4.16. Quan sát ảnh TEM trên hình 4.16 cho thấy trong 3 mẫu bọc bằng các polyme khác nhau mẫu S11_PMAO có kích thước lớn nhất, với kích thước hạt trung bình là 16,1 ± 0,8 nm, mẫu S11_SDS và S11_PAA thay đổi không đáng kể so với mẫu S11 (13,0 ± 1,5 nm) với kích thước hạt trung bình tương ứng là: 13,8 ± 1,1 nm và 13,5 ± 1,0 nm. Như vậy, ta thấy các mẫu sau khi bọc bằng các polyme khác nhau đều có kích thước lớn hơn so với mẫu ban đầu. Hình 4.16. Ảnh TEM của các mẫu: S11, S11_SDS, S11_PAA và S11_PMAO. Để khảo sát đặc trưng từ tính của các mẫu bọc ở nhiệt độ phòng đường cong từ hóa của chúng được đo với từ trường cực đại 10 kOe. Hình 4.20 trình bày kết quả đường M(H) ở nhiệt độ phòng và đường làm khớp số liệu thực nghiệm theo hàm Langevin. Từ hình 4.20 có thể thấy, số liệu thực nghiệm trên đường đo M(H) của mẫu chưa bọc (S11) và ba mẫu bọc S11_SDS, S11_PAA và S11_ PMAO Hình 4.15. Giản đồ XRD của các mẫu bọc: S11_SDS, S11_PAA và S11_PMAO. 20 30 40 50 60 70 (440) (511) (400) (311) S11_PAA S11_PMAO S11_SDS C - ê n g ® é ( ® .v .t .ý ) Gãc 2(®é) (220) 18 cũng giống như các mẫu bọc được chế tạo trên nền hạt Fe3O4 bằng phương pháp thủy nhiệt, các mẫu này cũng chưa thực sự khớp hoàn toàn theo hàm Langevin với độ chính xác là R2 = 0,9969. Và do vậy, có thể cho rằng các mẫu bọc này có tính chất siêu thuận từ ở nhiệt độ phòng. Các mẫu chất lỏng S11_SDS, S11_PAA và S11_PMAO cũng được đánh giá độ bền thông qua thế zeta đo trên hệ Zetasizer. Hình 4.19 là thế zeta của hai mẫu tiêu biểu S11_SDS và S11_PMAO. Hình 4.19. Thế zeta của hai mẫu tiêu biểu: S11_SDS (a) và S11_PMAO (b). Kết quả đo thế zeta đối với cả ba mẫu chất lỏng cho thấy mẫu S11_SDS có thế zeta thấp chỉ đạt -16,6 mV, trong khi thế zeta của 2 mẫu chất lỏng S11_PAA và S11_PMAO có thế zeta cao hơn với các giá trị tương ứng là -40,9 mV và 60,5 mV. Tính chất từ của các mẫu bọc cũng được so sánh với mẫu chưa bọc thông qua các đường cong từ hóa trên hình 4.20. Từ hình này cho thấy, trong 3 mẫu bọc chỉ có mẫu bọc bởi PAA (S11_PAA) làm tăng giá trị từ độ từ 70 emu/g lên 75 emu/g. Hai mẫu bọc bằng SDS và PMAO đã làm giảm từ độ so với mẫu ban đầu. Mômen từ của mẫu S11_SDS bị giảm từ 70 emu/g xuống 67 emu/g (giảm khoảng 4,2 % so với mẫu chưa bọc). Từ độ của mẫu S11_PMAO bị giảm nhiều hơn từ 70 emu/g xuống Hình 4.20. Đường cong từ hóa của các mẫu S11, S11_SDS, S11_PAA và S11_ PMAO. Đường liền nét là đường làm khớp theo hàm Langevin. -80 -60 -40 -20 0 20 40 60 80 -10 -5 0 5 10 S11_PMAO S11_SDS S11 S11_PAA M ( e m u /g ) H (kOe) a) b) 19 65 emu/g (giảm khoảng 7,1 % so với mẫu chưa bọc). Trong chương này, cả ba mẫu chất lỏng S11_SDS, S11_PAA và S11_PMAO được lựa chọn để khảo sát hiệu ứng đốt nóng cảm ứng từ nhằm định hướng ứng dụng trong nhiệt từ trị. Như vậy, dựa vào tiêu chuẩn đánh giá độ bền theo bảng 2.1 trong chương 2 (trình bày trong luận án) cho thấy mẫu S11_PMAO có độ bền cao nhất và được lựa chọn để ứng dụng trong tăng cường độ tương phản ảnh cộng hưởng từ. CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CHẤT LỎNG TỪ CHẾ TẠO TRONG NHIỆT TỪ TRỊ VÀ TĂNG ĐỘ TƯƠNG PHẢN ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ 5.1. Khảo sát hiệu ứng đốt nóng cảm ứng từ đối với mẫu chất lỏng M9_OCMCS Như đã trình bày tron
File đính kèm:
tom_tat_luan_an_nghien_cuu_che_tao_chat_long_tu_tren_nen_hat.pdf