Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) hại lúa tại Hưng Yên

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) hại lúa tại Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sự phát sinh gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus (Fallén) hại lúa tại Hưng Yên

hành cái cánh dài 3,82 ± 0,07 0,90 ± 0,04 Trưởng thành cái cánh ngắn 2,27 ± 0,07 0,93 ± 0,04 Trưởng thành đực cánh dài 2,95 ± 0,08 0,81 ± 0,03 Trưởng thành đực cánh ngắn 2,14 ± 0,04 0,83 ± 0,03 Ghi chú: n = 30. Thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7 3.1.1.2. So sánh đặc điểm hình thái giữa rầy nâu nhỏ với rầy nâu và rầy lưng trắng - Trứng: Ổ trứng của rầy nâu nhỏ và rầy nâu trứng được xếp thành 2 hàng, trước đơn sau kép, nhưng ổ trứng của rầy nâu nhỏ chóp quả trứng nhô ra ngoài mô bẹ lá nhìn rất rõ trong khi đó ổ trứng của rầy nâu chóp quả trứng hơi nhô lên nhìn kỹ mới thấy. Ổ trứng của rầy lưng trắng quả trứng được xếp thành 2 hàng đơn và trứng được đẻ sâu vào trong mô cây không nhìn thấy chóp quả trứng. - Rầy non: Tuổi 1, tuổi 2, mặt lưng rầy nâu nhỏ có màu trắng sữa, rầy nâu có màu đen xám đến vàng nâu và rầy lưng trắng có màu trắng xám. Từ tuổi 3 đến tuổi 5, mặt lưng rầy nâu nhỏ có màu xám, phần mặt trước của đầu có 3 gờ màu nâu sáng, rầy nâu có màu vàng nâu, phần mặt trước của đầu có màu nâu sáng và rầy lưng trắng mặt 8 lưng có màu có màu trắng xám, phần mặt trước của đầu có màu nâu tối. - Trưởng thành: Ngoài sự khác biệt ở phần mặt trước của đầu (rầy nâu nhỏ mặt trước của đầu có 3 gờ màu nâu sáng, rầy nâu mặt trước của đầu có màu nâu sáng và rầy lưng trắng mặt trước của đầu có màu nâu tối) thì màu sắc của trưởng thành 3 loài rầy này có sự khác biệt rất rõ: trưởng thành rầy nâu nhỏ phiến thuẫn ở giữa có màu nâu đen, màu đen, trong khi trưởng thành rầy nâu có màu nâu vàng, nâu vàng đậm và trưởng thành rầy lưng trắng có màu trắng sữa, vàng nghệ. 3.1.2. Tác hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus 3.1.2.1. Triệu chứng gây hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus Rầy nâu nhỏ phát sinh và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa: Giai đoạn mạ đến đẻ nhánh triệu chứng hại ban đầu là các vết chích có màu nâu vàng trên thân sau chuyển thành nâu nhạt, khi mật độ cao lá chuyển màu vàng cây héo dần và khô cháy. Giai đoạn đứng cái - làm đòng triệu chứng gây hại thường gây hại trên thân nhiều hơn. Khi bị hại nặng ở giai đoạn sinh trưởng này thường trên bề mặt của lá và thân cây lúa xuất hiện muội đen và làm cây lúa kém phát triển, nghẹn bông lúa, kéo dài thời gian trỗ, lá chuyển màu vàng và tóp lại. Giai đoạn trỗ bông rầy nâu nhỏ tập trung chủ yếu trên bông chúng gây hại trực tiếp lên bông lúa, làm cho hạt lúa có màu thâm đen và không vào sữa, dẫn đến hạt thóc lép lửng, khi mật độ cao trên lá xuất hiện muội đen và lá phía trên chuyển màu vàng, khô tóp lại. Giai đoạn chín sữa – chín sáp – chín, triệu chứng gây hại tương tự giai đoạn trỗ bông. 3.1.2.2. Mức độ gây hại của rầy nâu nhỏ L. striatellus Số liệu lưu trữ tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy, sau khi gây hại tăng vào vụ Xuân 2009, những năm sau rầy nâu nhỏ vẫn tiếp tục phát sinh gây hại với xu hướng ngày càng tăng. Nếu như năm (2009) diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu nhỏ mới chỉ 179 ha trong toàn vùng thì sang 2010 diện tích nhiễm đã lên 1.387 ha, trong đó diện tích bị hại nặng là trên 61 ha. Đến năm 2014, chỉ tính riêng vụ Xuân diện tích nhiễm đã lên 3.748 ha, trong đó có trên 815 bị nhiễm nặng (bảng 3.2). Bảng 3.2. Diện tích lúa nhiễm rầy nâu nhỏ L. striatellus ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2014 Năm Diện tích nhiễm rầy nâu nhỏ trong vụ Xuân (ha) Diện tích nhiễm rầy nâu nhỏ trong vụ Mùa (ha) Tổng diện tích nhiễm Diện tích nhiễm nặng Tổng diện tích nhiễm Diện tích nhiễm nặng 2009 36,0 13,1 143,0 0 2010 857,0 46,3 530,0 15,3 2011 237,0 0 370,0 0 2012 1.327,0 157,8 850,0 36,2 2013 532,0 0 175,3 0 2014 3.748,0 815,4 Nguồn: Trung tâm BVTV phía Bắc (từ 2009 đến 2014) 9 3.2. Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 3.2.1.Tập tính sống của rầy nâu nhỏ L. striatellus Rầy non rầy nâu nhỏ rất nhanh và linh hoạt, ngay sau khi mới nở ra đã di chuyển rất linh hoạt, khi bị khua động chúng có thể nhảy xuống nước rồi nhảy lên cây lúa hoặc nhảy từ khóm này sang khóm khác. Cả rầy non tuổi nhỏ và rầy non tuổi lớn thường phân bố ở vị trí cao hơn so với rầy nâu và rầy lưng trắng, vào buổi sáng sớm và chiều râm mát chúng thường di chuyển lên trên mặt lá lúa. Trưởng thành có đặc điểm di chuyển nhanh. So với rầy nâu và rầy lưng trắng, RNN di chuyển nhanh và linh hoạt hơn, khi bị khua động thường bay lên cao và phát tán rất nhanh. Từ giai đoạn lúa trỗ trở đi, cả rầy non và rầy trưởng thành rầy nâu nhỏ đều di chuyển lên sống và gây hại trên bông lúa và lá lúa. 3.2.2. Thời gian các pha phát dục và vòng đời rầy nâu nhỏ L. striatellus Thức ăn là cây lúa giống Bắc thơm số 7, thời gian các pha phát dục của rầy nâu nhỏ tại 2 nhiệt độ là 25oC và 30oC, ẩm độ 85% (bảng 3.3). Bảng 3.3. Thời gian các pha phát dục của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) Pha phát dục Thời gian phát dục ở các điều kiện (ngày) toC = 25oC, RH = 85% toC = 30oC, RH = 85% Thời gian n Thời gian n Trứng 7,48a ± 0,11 60 5,65b ± 0,12 70 Rầy non tuổi 1 3,75a ± 0,17 50 3,57a ± 0,17 60 Rầy non tuổi 2 3,40a ± 0,12 49 2,91a ± 0,13 58 Rầy non tuổi 3 3,78a ± 0,12 46 3,00b ± 0,16 55 Rầy non tuổi 4 3,18a ± 0,08 44 3,09a ± 0,13 51 Rầy non tuổi 5 5,88a ± 0,25 40 4,61b ± 0,17 46 Tiền đẻ trứng 2,86a ± 0,21 14 2,84a ± 0,18 19 Vòng đời 28,45a ± 0,35 14 24,00b ± 0,36 19 Thời gian sống trưởng thành đực 11,38a ± 0,64 17 6,19b ± 0,37 21 Thời gian sống trưởng thành cái 18,21a ± 0,55 14 10,74 b ± 0,32 19 Ghi chú: n- Số lượng cá thể theo dõi. Thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7 Trong phạm vi cùng một hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05. Thời gian phát dục pha trứng rầy nâu nhỏ ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% là 7,48 ngày tương đương với kết quả của công bố của Nguyễn Đức Khiêm (1995) ở nhiệt độ 23,8oC – 29,8oC, ẩm độ 93 – 94%, thời gian phát dục của trứng là 6,7 – 7,5 ngày và của Kisimoto (1957) ở nhiệt độ 25oC là khoảng 7 ngày. Vòng đời của rầy nâu nhỏ ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% trên giống lúa Bắc thơm số 7 là 28,45 ngày dài hơn so với kết quả của Nguyễn Đức Khiêm (1995) nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25 – 26,6oC và độ ẩm 92 – 93,8% vòng đời của rầy nâu nhỏ là 24 10 ngày, nhưng tương đương với kết quả của Raga et al. (2008) ở điều kiện nhiệt độ 25oC vòng đời của rầy nâu nhỏ là 27 ngày. 3.2.3. Khả năng sinh sản của rầy nâu nhỏ L. striatellus 3.2.3.1. Tỷ lệ giới tính của rầy nâu nhỏ L. striatellus Ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% nuôi trên giống lúa Bắc thơm số 7, số lượng trưởng thành cái chiếm ưu thế hơn so với trưởng thành đực, tỷ lệ trưởng thành đực:trưởng thành cái của rầy nâu nhỏ là 0,89. Nhưng ở điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 85% cũng nuôi trên giống lúa Bắc thơm số 7 thì số lượng trưởng thành đực:trưởng thành cái rầy nâu nhỏ là tương đương nhau (tỷ lệ này là 1,03). Tỷ lệ trưởng thành đực:trưởng thành cái rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng trong vụ Xuân 2013 được trình bày tại bảng 3.4. Bảng 3.4. Tỷ lệ giới tính của rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng vụ Xuân 2013 (tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) Ngày thu RNN Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa Số trưởng thành RNN được quan sát (con) Số trưởng thành đực (con) Số trưởng thành cái (con) Tỷ lệ rầy đực:cái 8-9/4 Đứng cái 458 162 296 0,55 29-30/4 Làm đòng 576 238 338 0,70 6-7/5 Đòng già 1.348 637 711 0,90 3-4/6 Chín sáp 746 426 320 1,33 Tổng 3.128 1.463 1.665 0,88 Kết quả điều tra trong vụ Mùa 2013 cũng tương tự như trong vụ Xuân năm 2013, giai đoạn đầu vụ tỷ lệ trưởng thành cái rầy nâu nhỏ chiếm ưu thế, giai đoạn cuối vụ khi lúa chín tỷ lệ trưởng thành đực rầy nâu nhỏ chiếm ưu thế. Kết quả theo dõi số lượng trưởng thành đực và trưởng thành cái rầy nâu nhỏ vào đèn phù hợp với kết quả điều tra tỷ lệ trưởng thành đực và trưởng thành cái của rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng. Trong năm 2013 chỉ có 2 tháng là tháng 6 và tháng 10 là có số lượng trưởng thành đực rầy nâu nhỏ vào đèn cao hơn so với số lượng trưởng thành cái rầy nâu nhỏ, số liệu này đồng nhất với kết quả điều tra tỷ lệ trưởng thành đực và trưởng thành cái của rầy nâu nhỏ trên đồng ruộng trong năm 2013. Điều này cho thấy khả năng bị thu hút bởi ánh sáng đèn của trưởng thành đực và trưởng thành cái của rầy nâu nhỏ là như nhau. 3.2.3.2. Sức đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của rầy nâu nhỏ L. striatellus Tại 2 điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% và nhiệt độ 30oC, ẩm độ 85%, với thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7, sức đẻ trứng và nhịp điệu sinh sản của rầy nâu nhỏ là khác nhau (bảng 3.5) Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với các kết quả đã được công bố của Phạm Hồng Hiển và cs. (2011). Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến số trứng trên một trưởng 11 thành cái, ở điều kiện thời tiết mát mẻ số trứng đẻ cao. Tổng số trứng trung bình trên một trưởng thành cái là 179,86 quả; 73,67 quả và 74,60 quả ở nhiệt độ trung bình tương ứng là 23,06oC; 31,51oC và 29,69oC. Số lượng trứng đẻ của rầy nâu nhỏ chỉ bằng 25-30% so với rầy nâu Nilaparvata lugens, mỗi trưởng thành cái rầy nâu đẻ từ 422,9 – 459,1 trứng trong điều kiện nhiệt độ từ 25oC – 30oC (Bea, 1995) và 676,7 quả trong điều kiện nhiệt độ 24oC (Park and Huyn, 1983). Bảng 3.5. Nhịp điệu đẻ trứng của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) Ngày đẻ trứng Số lượng trứng đẻ trong một ngày (trứng/ngày/cái) toC = 25oC, RH = 85% toC = 30oC, RH = 85% Ngày thứ 1 28,64 ± 1,26 28,68 ± 1,94 Ngày thứ 2 32,50 ± 1,34 33,42 ± 1,90 Ngày thứ 3 29,57 ± 1,94 22,42 ± 2,38 Ngày thứ 4 24,50 ± 2,05 11,00 ± 1,70 Ngày thứ 5 18,77 ± 2,33 7,79 ± 1,17 Ngày thứ 6 12,00 ± 1,70 6,38 ± 1,09 Ngày thứ 7 8,55 ± 1,07 4,33 ± 1,45 Ngày thứ 8 5,00 ± 0,80 0 Ngày thứ 9 3,33 ± 1,33 0 Ngày thứ 10 0 0 Tổng 154,07 ± 10,58 104,63 ± 7,95 n = 14 n = 19 Ghi chú: n - Số lượng cá thể cái theo dõi, thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7 3.2.4. Bảng sống và các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu nhỏ L. striatellus 3.2.4.1. Tỷ lệ sống của rầy nâu nhỏ L. striatellus ở các pha phát dục Tỷ lệ sống của rầy nâu nhỏ ở các pha phát dục được trình bày bảng 3.6 và bảng 3.7. Bảng 3.6. Tỷ lệ sống sót ở các pha phát dục của rầy nâu nhỏ trong phòng thí nghiệm (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) Pha phát dục (x) Số cá thể sống vào lúc đầu của x (lx) Số cá thể chết trong khoảng x (dx) Tỷ lệ chết (100qx) Tỷ lệ sống sót (sx) Trứng 244 43 17,62 82,38 Rầy non tuổi 1 201 7 3,48 96,52 Rầy non tuổi 2 194 10 5,15 94,85 Rầy non tuổi 3 184 7 3,80 96,20 Rầy non tuổi 4 177 3 1,69 98,21 Rầy non tuổi 5 174 8 4,60 95,40 Rầy trưởng thành 166 68,03 Ghi chú: Thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7 Thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% 12 Tỷ lệ nở của trứng trong điều kiện nhiệt độ 250C, ẩm độ 85% của đề tài thấp hơn so với kết quả của Phạm Hồng Hiển và cs. (2011), ở điều kiện nhiệt độ 29,690C, ẩm độ 65,78% tỷ lệ nở là 100%. Nhưng cao hơn so với kết quả theo dõi của Nguyễn Đức Khiêm (1995), ở điều kiện nhiệt độ 24,9 – 26,4oC và độ ẩm 93 – 93,4% tỷ lệ nở của trứng là 42,4%. Bảng 3.7. Tỷ lệ sống ở các pha phát dục của RNN trong phòng thí nghiệm (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) Pha phát dục (x) Số cá thể sống vào lúc đầu của x (lx) Số cá thể chết trong khoảng x (dx) Tỷ lệ chết (100qx) Tỷ lệ sống sót (sx) Trứng 323 70 21,67 78,33 Rầy non tuổi 1 253 7 2,77 97,23 Rầy non tuổi 2 246 9 3,66 96,34 Rầy non tuổi 3 237 15 6,33 93,67 Rầy non tuổi 4 222 8 3,60 96,40 Rầy non tuổi 5 214 7 3,27 97,73 Rầy trưởng thành 207 64,09 Ghi chú: Thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7 Thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ 30oC, ẩm độ 85% 3.2.4.2. Bảng sống của rầy nâu nhỏ L. striatellus Bảng sống của rầy nâu nhỏ ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% và nhiệt độ 30oC, ẩm độ 85% được trình bày tại hình 3.1 và hình 3.2. Hình 3.8. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rầy nâu nhỏ L. striatellus ở nhiệt độ 250C, ẩm độ 85% (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) Hệ số nhân (Ro) một thế hệ của rầy nâu nhỏ ở điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 85% và điều kiện 30oC, ẩm độ 85% nuôi trên giống lúa Bắc thơm số 7 giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh tương ứng là 52,07 và 32,9. Chỉ số này cao hơn rất nhiều so với hệ số nhân (Ro) của một thế hệ của rầy nâu trong điều kiện nhiệt độ 23oC - 33oC, ẩm độ 58% - 90% là 10,02 (Win et al., 2011). 13 Hình 3.2. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rầy nâu nhỏ L. striatellus ở nhiệt độ 30oC và ẩm độ 85% (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) 3.2.3.2.Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu nhỏ L. striatellus Từ kết quả bảng sống đã tính toán được giá trị các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu nhỏ (bảng 3.8). Bảng 3.8. Chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu nhỏ L. striatellus (tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, 2013) Chỉ tiêu theo dõi t0C = 25oC RH = 85% t0C = 30oC RH = 85% Hệ số nhân của một thế hệ Ro 52,07 32,91 Thời gian một thế hệ tính theo đời con T (ngày) 32,99 27,09 Thời gian một thế hệ tính theo mẹ TC (ngày) 33,29 27,13 Thời gian tăng đôi quần thể DT (ngày) 5,81 5,36 Tỷ lệ tăng tự nhiên r 0,1194 0,1294 Giới hạn tăng tự nhiên λ 1,127 1,138 Ghi chú: Thức ăn là giống lúa BT số 7 So với giá trị các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rầy nâu ở điều kiện nhiệt độ từ 23oC đến 33oC, ẩm độ từ 58% đến 90% cho thấy tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của rầy nâu nhỏ nuôi ở cả 2 điều kiện 25oC và 30oC, ẩm độ 85% trên giống lúa Bắc thơm số 7 đều cao hơn so với tỷ lệ tăng tự nhiên (r) của rầy nâu (đối với rầy nâu nhỏ chỉ số r tương ứng là 0,1194 và 0,1294; mà của rầy nâu chỉ số r là 0,0677). Thời gian tăng đôi quần thể (DT) của rầy nâu nhỏ lại ngắn hơn rất nhiều so với của rầy nâu (DT của rầy nâu nhỏ ở 25oC là 5,81 ngày và 30oC là 5,36 ngày; DT của rầy nâu là 10,42) (Win et al., 2011). Điều này cho thấy rầy nâu nhỏ có tiềm năng gia tăng quần thể lớn hơn so với rầy nâu, một trong loài dịch hại quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. Khi gặp điều kiện thuận lợi rầy nâu nhỏ rất dễ phát sinh thành dịch. 14 3.3. Đặc điểm sinh thái học của rầy nâu nhỏ L. striatellus 3.3.1. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên đồng ruộng 3.3.1.1. Diễn biến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên đồng ruộng năm 2012, năm 2013 Trong năm 2012, tại Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên trên cả vụ lúa xuân và vụ lúa mùa, rầy nâu nhỏ xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến cuối vụ. Trong mỗi vụ rầy nâu nhỏ hình thành một cao điểm mật độ vào giai đoạn lúa trỗ đến chín sữa (vụ Xuân từ 8/5 đến 15/5, vụ Mùa từ 11/9 đến 18/9) còn lại các giai đoạn khác rầy nâu nhỏ có mật độ thấp. Năm 2013, thời gian phát sinh và cao điểm mật độ của rầy nâu nhỏ trên lúa tương tự như năm 2012. 3.3.1.2. Tương quan số lượng giữa 3 loài rầy hại thân lúa (rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ) Tương quan số lượng giữa 3 loài rầy hại thân lúa (rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ) trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2012 (hình 3.3, hình 3.4). Hình 3.3. Tương quan số lượng giữa rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ trên giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ Xuân 2012 (tại Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên) Hình 3.4. Tương quan số lượng giữa rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ trên giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ Mùa 2012 (tại Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên) 15 Trong năm, trên lúa vụ Xuân và vụ Mùa, rầy nâu nhỏ xuất hiện muộn hơn so với rầy nâu và rầy lưng trắng. Trong mỗi vụ sản xuất rầy nâu nhỏ hình thành một cao điểm mật độ vào giai đoạn lúa trỗ đến chín sữa, ở giai đoạn này rầy nâu nhỏ chiếm tỷ lệ cao hơn so với rầy nâu và rầy lưng trắng. Việc điều tra xác định được loài rầy trong nhóm rầy hại thân lúa chiếm ưu thế ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có vai trò rất quan trọng trong công tác dự báo và phòng chống nhóm rầy hại thân lúa. 3.3.2. Diễn biến số lượng rầy nâu nhỏ L. striatellus vào đèn Kết quả theo dõi trưởng thành rầy nâu nhỏ vào đèn từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2013 (ứng với vụ lúa xuân và vụ lúa mùa) được thể hiện tại hình 3.5. Hình 3.5. Số lượng rầy nâu nhỏ vào đèn từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2013 (tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) Hình 3.6. Số lượng rầy nâu nhỏ vào đèn từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013 (tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) Trong năm 2013, các tháng 1, tháng 2, tháng 11 và tháng 12 trưởng thành rầy nâu nhỏ vào đèn thấp. Trong 8 tháng còn lại trưởng thành rầy nâu nhỏ hình thành 4 cao điểm số lượng vào đèn, ứng vụ Xuân có 2 cao điểm và vụ mùa 2 cao điểm. Mật độ trưởng thành rầy nâu nhỏ vào đèn của cao điểm 2 trong vụ (cao điểm 2, cao điểm 4 16 trong năm) luôn cao hơn cao điểm 1. Số lượng trưởng thành rầy nâu nhỏ vào đèn ở cao điểm 1 trong mỗi vụ sớm hơn cao điểm mật độ trên đồng ruộng từ 7 đến 10 ngày và cao điểm 2 sau cao điểm mật độ trên đồng ruộng từ 10 đến 15 ngày. 3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến mật độ rầy nâu nhỏ L. stritellus 3.3.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố chân đất đến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus Kết quả cho thấy mật độ rầy nâu nhỏ trên giống lúa Bắc thơm số 7 cấy ở các chân đất khác nhau trong vụ Xuân năm 2013 là khác nhau (bảng 3.9) Bảng 3.9. Mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus trên các chân đất trong vụ Xuân 2013 (tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) Ngày, tháng điều tra Mật độ rầy nâu nhỏ (con/m2) trên lúa cấy ở các chân đất CV % LSD 0,05 Cao Vàn Trũng 24/3 2,3 a 1,6 a 0,0 a 152,2 4,4 31/3 3,6 a 2,9 ab 1,0 b 34,9 2,0 7/4 14,6 a 11,0 a 3,6 a 49,0 10,8 14/4 27,0 a 14,5 a 9,1 a 52,9 20,2 21/4 34,0 a 22,1 a 16,6 a 42,6 23,4 28/4 85,0 a 46,4 b 24,2 b 29,7 34,9 5/5 278,0 a 160,7 b 58,9 c 19,5 73,3 12/5 348,7 a 178,4 b 71,6 c 20,1 90,7 19/5 209,3 a 106,3 b 41,2 c 7,7 20,8 26/5 170,2 a 77,5 b 29,9 b 31,4 65,8 02/6 81,0 a 34,7 b 20,4 b 42,5 43,7 9/6 49,7 a 16,6 b 6,2 b 36,2 19,8 Trung bình 108,61 56,06 23,56 Ghi chú: Trong phạm vi cùng một hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.. Giống lúa điều tra là giống Bắc thơm số 7 Mật độ rầy nâu nhỏ trên giống lúa Bắc thơm số 7 cấy ở 3 chân đất thể hiện sự sai khác rõ nhất ở giai đoạn giữa vụ lúa từ ngày 5/5 đến ngày 19/5 (ứng với giai đoạn lúa trỗ đến chín sữa). Trong đó mật độ rầy nâu nhỏ trên lúa cấy trên chân đất cao cao hơn so với mật độ rầy nâu nhỏ trên lúa cấy trên chân đất vàn và mật độ rầy nâu nhỏ trên chân đất vàn cao hơn so với mật độ rầy nâu nhỏ trên chân đất trũng. Trong vụ Mùa năm 2013, kết quả điều tra ảnh hưởng của yếu tố chân đất đến mật độ rầy nâu nhỏ cũng tương tự như vụ Xuân 2013. Sự sai khác thể hiện rõ nhất ở giai đoạn lúa trỗ đến giai đoạn lúa chín sữa. 3.3.3.2. Ảnh hưởng của giống lúa đến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus Kết quả thí nghiệm trên đồng ruộng cho thấy: trong 4 giống lúa thí nghiệm ở vụ Xuân 2013 giống Bắc thơm số 7 và giống Thục hưng có mật độ rầy nâu nhỏ cao hơn mật độ rầy nâu nhỏ trên giống TH3-3 và giống Khang dân 18. Sự sai khác này thể 17 hiện rõ nhất ở giai đoạn lúa trỗ đến chín sữa. Trong vụ Mùa 2013, giống lúa Nếp 9603 và giống Syn 6 nhiễm rầy nâu nhỏ hơn so với giống lúa TH 3-3 và giống Q5. Kết quả đánh giá mức độ kháng nhiễm của giống lúa trên đồng ruộng phù hợp với kết quả đánh giá trong phòng thí nghiệm. 3.3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ cấy có ảnh hưởng đến mật độ rầy nâu nhỏ xuất hiện trên đồng ruộng, đối với giống lúa Bắc thơm số 7 cấy tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, khi cấy ở mật độ 30 đến 35 khóm/m2 mật độ rầy nâu nhỏ giảm xuống chỉ còn bằng 50 -70% so với mật độ rầy nâu nhỏ trên mật độ cấy 40 khóm/m2. 3.3.3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến mật độ rầy nâu nhỏ L. striatellus Liều lượng bón trên đồng ruộng
File đính kèm:
tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_vat_hoc_su_phat_sin.pdf