Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam

sản theo tài liệu địa vật lý, trong đó có diện tích Tây Bắc Việt Nam. Chương II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐỊA CHẤT VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM II.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN II.1.1. Đặc điểm địa hình Địa hình núi ở vùng Tây Bắc có tính định hướng rõ rệt. Từ tây sang đông vùng nghiên cứu gồm 17 hệ thống núi kế tiếp nhau và bị chia cắt bởi các thung lũng hẹp. Theo phân vùng độ cao, địa hình được chia thành 15 mức từ <200m đến lớn hơn 2800m. [7]. II.1.2. Đặc điểm địa mạo Theo kết quả giải đoán ảnh và nghiên cứu, địa mạo vùng Tây Bắc dễ xảy ra tai biến địa chất như trượt lở đất, rửa trôi...đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát tán các chất phóng xạ. II.1.3. Đặc điểm thủy văn Gồm: Hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Đà, hệ thống sông Mã và các nhánh của chúng. Đặc điểm chính của hệ thống sông suối của Tây Bắc là dốc, hẹp, chảy xiết. II.1.4. Đặc điểm khí hậu Vùng nghiên cứu mang những nét chung của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam, trong diện phân bố của hai vùng khí hậu khác nhau: Khí hậu vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn và khí hậu vùng núi Tây Bắc. II.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT II.2.1. Địa tầng Tham gia vào cấu trúc địa chất trong phạm vi vùng nghiên cứu có mặt khá đầy đủ các trầm tích và trầm tích biến chất có tuổi từ Proterozoi sớm đến Kainozoi với 42 phân vị địa tầng. II.2.2. Magma xâm nhập Các thành tạo xâm nhập gồm 15 phức hệ, gồm: xâm nhập Proterozoi ; xâm nhập Paleozoi muộn ; xâm nhập Creta-Paleogen. 8 Các phức hệ có ý nghĩa trong sinh khoáng phóng xạ- đất hiếm: phức hệ Mường Hum, phức hệ Ye Yen Sun, phức hệ Nậm Xe-Tam Đường, phức hệ Pu Sam Cap. II.2.3. Kiến tạo + Đới sông Hồng; + Đới Fansipan; + Đới sông Đà; + Đới Tú Lệ. II.2.4. Hệ thống đứt gãy + Hệ thống đứt gãy sông Hồng. + Hệ thống đứt gãy Fan Si Pan. II.2.5. Khoáng sản Đã xác định 3 mỏ gồm: Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Đông Pao. II.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG HÓA PHÓNG XẠ TRÊN MỘT SỐ ĐIỂM MỎ CHỨA PHÓNG XẠ II.3.1. Mỏ đất hiếm Nậm Xe II.3.1.1. Đặc điểm địa chất + Địa tầng gồm các hệ tầng: Sin Quyền, Si Phay, Na Vang, Viên Nam, Tân Lạc, Đồng Giao, Nậm Mu, Suối Bàng + Các đá xâm nhập: phức hệ Ye Yen Sun, Pu Sam Cap và các đai mạch của phức hệ Phong Thổ. II.3.1.2. Đặc điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm - Khu vực Bắc Nậm Xe: Quặng đất hiếm - phóng xạ nằm trong đá hoa của hệ tầng Na Vang và trong các đá mạch phức hệ Phong Thổ. - Khu vực Nam Nậm Xe: quặng đất hiếm – phóng xạ hoàn toàn nằm trong đá phun trào của hệ tầng Viên Nam. II.3.2. Mỏ phóng xạ - đất hiếm Đông Pao II.3.2.1. Đặc điểm địa chất + Địa tầng gồm các hệ tầng: Viên Nam, Tân Lạc, Đồng Giao, Mường Trai, Nậm Mu, Suối Bàng, Yên Châu, Pu Tra, hệ Đệ tứ (Q). + Magma xâm nhập gồn các phức hệ: núi lửa Ngòi Thia, Phu Sa Phìn, Nậm Xe-Tam Đường, Pusamcap. + Hệ thống đứt gãy có phương tây bắc - đông nam phát triển mạnh.. II.3.2.2. Đặc điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm 9 Quặng barit - fluorit nằm cùng quặng đất hiếm mỏ Đông Pao trong các đá syenit kiềm, syenitporphyr thuộc phức hệ Pusamcap. II.3.3. Điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Thèn Sin II.3.3.1. Đặc điểm địa chất + Địa tầng gồm các hệ tầng: Suối Chiềng, Siphay, Na Vang, Viên Nam, Tân Lạc, Đồng Giao, Mường Trai, Nậm Mu, Đệ tứ (Q). + Magma xâm nhập gồm các phức hệ: Ba Vì, Phu Sa Phìn, Ye Yen Sun, Nậm Xe-Tam Đường, Pusamcap, Phong Thổ. II.3.3.2. Đặc điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Khoáng sản trong vùng nghiên cứu là đất hiếm chứa Th, U. II.3.4. Điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Mường Hum II.3.4.1. Đặc điểm địa chất + Địa tầng gồm các hệ tầng: Suối Chiềng, Bản Nguồn, Bản Pap. + Magma xâm nhập gồm các phức hệ: Po Sen, Mường Hum, Ye Yen Sun pha 1, Nậm Xe-Tam Đường. + Cấu trúc-kiến tạo: hai hệ đứt gãy chính: phương tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam II.3.4.2. Đặc điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Khoáng sản chủ yếu là đất hiếm, đặc trưng là mỏ đất hiếm Mường Hum, Nậm Pung, ngoài ra còn có Th, U và biểu hiện molybden, pyrit, vàng. II.3.5. Mỏ đất hiếm - phóng xạ Yên Phú II.3.5.1. Đặc điểm địa chất + Địa tầng gồm các hệ tầng: Núi Voi, Ngòi Chi, Sin Quyền, Cha Pả, Bản Nguồn, Văn Chấn, Phan Lương, hệ Đệ tứ (Q). + Magma xâm nhập gồm: phức hệ Ca Vịnh. II.3.5.2. Đặc điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Khoáng sản trong vùng nghiên cứu chủ yếu là đất hiếm. II.3.6. Khu vực phóng xạ - đất hiếm Thanh Sơn II.3.6.1. Đặc điểm địa chất + Địa tầng gồm các hệ tầng: Suối Chiềng, Suối Làng, Bến Khế. + Magma xâm nhập gồm các phức hệ: Bảo Hà, Ca Vịnh, Bản Ngậm. II.3.6.2. Đặc điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Khoáng sản gồm: urani, thori, sắt, barit, các điểm quặng talc và các thân quặng pegmatit. 10 Chương III NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM III.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam, nghiên cứu sinh (NSC) sử dụng tài liệu là kết quả của các đề tài nghiên cứu, đề án sản xuất mà (NCS) là chủ nhiệm hoặc tham gia thi công. III.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Dựa vào cường độ trường phóng xạ gamma tự nhiên, nồng độ radon và độ tập trung nhiều dị thường phóng xạ có cường độ lớn, nghiên cứu sinh đã chia miền trường Tây Bắc Bắc Bộ thành 4 vùng trường như sau (hình III.2): Mường Tè - Điện Biên; Sơn La - Thanh Hoá; Phong Thổ - Đà Bắc; Tú Lệ. Hình III.2. Trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam [11] Các vùng trường: 1- vùng Mường Tè-Điện Biên; 2- vùng Sơn La-Thanh Hóa; 3- vùng Phong Thổ-Đà Bắc; 4- vùng Tú Lệ 11 III.2.1. Vùng trường Mường Tè - Điện Biên Trường phóng xạ gamma thay đổi từ 10 đến 30 µR/h. Nồng độ radon phần lớn từ 20 đến 40 Bq/m3. Một số diện tích trường gamma từ 30 đến 40 µR/h, radon từ 60 đến 120 Bq/m3. III.2.2. Vùng trường Sơn La - Thanh Hoá Cường độ gamma chủ yếu từ 5 đến 15 µR/h, nồng độ radon từ 20 đến 30 Bq/m3. Một số diện tích không lớn có giá trị gamma từ 15 đến 20 µR/h, radon từ 40 đến 80 Bq/m3 phân bố rải rác. III.2.3. Vùng trường Phong Thổ - Đà Bắc Trường phóng xạ gamma có giá trị phổ biến từ 20 đến 40 µR/h, cấu trúc trường phức tạp; nồng độ radon hầu hết >50 Bq/m3. Trong vùng phát hiện nhiều dị thường giá trị cao đến hàng ngàn µR/h. 1. Diện tích dải dị thường Đông Bắc Cường độ gamma từ 70 đến hàng nghìn µR/h; nồng độ radon >50 Bq/m3, nhiều khu vực >80 Bq/m3. 2. Diện tích Phong Thổ-Lào Cai-Trấn Yên Trong diện tích này tập trung nhiều dị thường có cường độ lớn hàng nghìn µR/h, nồng độ dị thường radon từ 66 đến trên 200 Bq/m3. 3. Diện tích Đà Bắc-Thanh Sơn Giá trị các dị thường phổ biến từ 100 đến 300 µR/h, một số dị thường có giá trị cao từ 500 đến 1.370 µR/h. III.2.4. Vùng trường Tú Lệ Các khu vực có cường độ phóng xạ cao hơn, từ 25 đến 30 µR/h và đến 40 µR/h thường trùng với diện phân bố các đá phun trào kiềm của hệ tầng Tú Lệ rất phát triển trong khu vực này. Một số vị trí có giá trị cao hơn >40 µR/h. Nhận xét chung - Tại vùng trường Mường Tè-Điện Biên xuất hiện một số khu vực trường có cường độ cao, biến đổi phức tạp. Trong vùng trường đã phát hiện 2 biểu hiện khoáng hóa. - Vùng trường Sơn La-Thanh Hóa nhìn chung có cường độ phóng xạ thấp, phù hợp với đặc điểm địa chất chung của vùng là phát triển chủ yếu các trầm tích lục nguyên, lục nguyên carbonát; hoạt động magma không rầm rộ như ở 3 12 đới cấu trúc kiến tạo khác. Biểu hiện khoáng hóa phóng xạ-đất hiếm trong vùng trường này cũng yếu hơn. - Hai vùng trường Phong Thổ-Đà Bắc, Tú Lệ có đặc điểm chung là cường độ phóng xạ cao (cả trường gamma và radon). Ở đây, trường phân dị mạnh, xuất hiện nhiều dị thường phóng xạ gamma và radon. Trong các vùng trường này phát triển các thành tạo địa chất là tiền đề thuận lợi cho tạo khoáng hóa phóng xạ-đất hiếm như các đá xâm nhập và phun trào acid kiềm, các đá biến chất cổ, v.v.. Sự phong phú về số lượng, kiểu khoáng hóa phóng xạ-đất hiếm đã phát hiện ở đây là những dấu hiệu rõ ràng về khả năng phát hiện các khoáng hóa phóng xạ mới ở những khu vực trường phóng xạ tự nhiên có biểu hiện dị thường, liên quan tới những đối tượng địa chất thuận lợi. Các đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên nêu trên là cơ sở quan trọng cho việc điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam. III.3. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN TRÊN MỘT SỐ MỎ, ĐIỂM KHOÁNG HÓA PHÓNG XẠ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM III.3.1. Mỏ phóng xạ - đất hiếm Nậm Xe Cường độ phóng xạ phân bố trên toàn diện tích vùng nghiên cứu biến đổi từ 13,7 đến hàng nghìn μR/h. - Hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong đá tại vùng này (bảng IV.2.) thể hiện rõ bản chất phóng xạ chung của vùng Nậm Xe chủ yếu là thori, tỷ số Th/U cao nhất đến 5,86. III.3.2. Mỏ đất hiếm - phóng xạ Đông Pao - Cường độ phóng xạ lớn nhất trong các loại đá thuộc phức hệ Phu Sa Phìn, tiếp đến là phức hệ Pusamcap, hệ tầng Viên Nam, hệ tầng Suối Bàng (tập dưới). Tại các thân quặng đất hiếm - fluorit - barit chứa thori và urani cường độ phóng xạ đạt tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn μR/h. - Hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong đá tại vùng này (bảng IV.4) thể hiện rõ bản chất dị thường phóng xạ của vùng Đông Pao chủ yếu là thori và urani, đặc biệt các đá thuộc hệ tầng Đồng Giao. III.3.3. Điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Thèn Sin - Cường độ phóng xạ trung bình lớn nhất trong các loại đá thuộc phức hệ Nậm Xe - Tam Đường (30 R/h), tiếp đến là phức hệ Ye Yen Sun (29 13 R/h), hệ tầng Đồng Giao là 27 R/h. Tại các thân quặng đất hiếm, cường độ phóng xạ đạt tới hàng trăm R/h. - Hàm lượng urani trung bình lớn nhất trong trong thành tạo của phức hệ Pusamcap 15,76ppm. Hàm lượng thori trung bình lớn nhất trong các đá thuộc hệ tầng Đồng Giao là 43,34ppm. III.3.4. Điểm khoáng hóa phóng xạ - đất hiếm Mường Hum - Cường độ phóng xạ lớn nhất trong các loại đá thuộc hệ phức hệ Mường Hum (37 R/h), tiếp đến là phức hệ Bản Nguồn (30 R/h), phức hệ Ye Yen Sun (29 R/h). Tại các thân quặng đất hiếm, cường độ phóng xạ đạt tới hàng nghìn R/h. - Hàm lượng urani lớn nhất trong phức hệ Mường Hum (92,41ppm). Hàm lượng thori trung bình lớn nhất trong phức hệ Mường Hum (36,69 ppm). III.3.5. Mỏ đất hiếm - phóng xạ Yên Phú - Cường độ phóng xạ lớn nhất trong các loại đá thuộc hệ tầng Sin Quyền (210 R/h), hệ tầng Bản Nguồn (138R/h), tiếp đến là hệ tầng Cha Pả (113R/h), phức hệ Ca Vịnh (95R/h). - Hàm lượng urani lớn nhất trong hệ tầng Bản Nguồn (130,50 ppm). Hàm lượng thori lớn nhất trong hệ tầng Bản Nguồn (32,95 ppm). III.3.6. Khu vực phóng xạ - đất hiếm Thanh Sơn - Cường độ phóng xạ gamma trung bình 120 R/h, có nơi đến trên 500 R/h, tại các công trình có nơi đạt 2.700 R/h. III.4. PHÔNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM III.4.1. Xác định các giá trị đặc trưng của môi trường phóng xạ [12] III.4.1.1. Liều chiếu ngoài đối với phóng xạ gamma vũ trụ ZeeEZE 4528,06429,111 79,021,0)0()( (III.1) III.4.1.2. Liều chiếu ngoài đối với phóng xạ gamma tự nhiên Liều hiệu dụng trung bình hàng năm đối với phóng xạ gamma tác dụng lên cơ thể con người được xác định theo công thức: SHtDE TNTN (mSv/năm) (III.2) SHtDE NNNN (mSv/năm) Trong đó: ETN, ENN: liều hiệu dụng chiếu ngoài của gamma trong nhà, ngoài nhà (mSv/năm); 14 DT, DN: liều hấp thụ trong không khí trong nhà, ngoài nhà (nGy/h); t : thời gian chiếu xạ = 8760 giờ/năm. H: Hệ số cư trú, trong nhà 0,8; ngoài nhà 0,2; S: hệ số chuyển đổi (Sv/Gy) cho toàn bộ cơ thể con người (S = 0,7). III.4.1.3. Liều hiệu dụng chiếu trong qua đường hô hấp + Liều hiệu dụng hàng năm do radon (222Rn) tác dụng lên cơ thể con người qua con đường hô hấp sẽ được tính bằng phương trình sau [12]: Ehd(Rn) = CA × a × t × m (mSv/năm) (III.3) Ehd: Liều hiệu dụng hàng năm do radon tác dụng lên cơ thể con người (mSv/năm); CA: Nồng độ radon (Bq/m3); t: Thời gian hít thở trong nhà 7000 (giờ/năm), ngoài nhà 1760 giờ/năm; a: Hệ số hấp thụ radon đối với tế bào chính của biểu bì mô cuống phổi (a=9 nSv (Bq.h.m-3)-1 ) . m: hệ số cân bằng giữa radon và các sản phẩm phân rã (ngoài nhà: 0.6, trong nhà: 0.4) + Liều hiệu dụng hàng năm do thoron tác dụng lên cơ thể con người qua đường hô hấp: Ehd(Th) = (EEC) × t × n (mSv/năm) (III.4) Ehd: Liều hiệu dụng hàng năm do thoron tác dụng lên cơ thể con người (mSv/năm); ECC: Nồng độ thoron trong không khí (Bq/m3); t: Thời gian hít thở trong nhà 7000 (giờ/năm), ngoài nhà 1760 (giờ/năm); n: hệ số cân bằng giữa radon và các sản phẩm phân rã (đối với thoron n = 40) III.4.1.4. Liều hiệu dụng chiếu trong qua đường tiêu hóa Hệ phương trình tính liều chiếu trong xâm nhập qua đường tiêu hoá [12]: HRa = 9,16 × 10-4 × C × Kd (mSv/năm). HU = 3,46 × 10-5 × C × Kd (mSv/năm). HTh = 4,51 × 10-6 × C × Kd (mSv/năm). (III.6) HRa, HU, HTh: Liều chiếu trong xâm nhập qua đường tiêu hóa của Ra, U, Th; C: Hàm lượng nuclit phóng xạ (Bq/kg); 15 Kd: là hệ số chuyển đổi liều: 238U là 0.045 μSv.Bq-1, 226Ra là 0.28 μSv.Bq-1, 232Th là 0.23 μSv.Bq-1. III.4.1.5. Chương trình tính toán các đại lượng đặc trưng của môi trường phóng xạ Để tính toán các đại lượng đặc trưng của môi trường phóng xạ, NCS sử dụng sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ do NCS là chủ nhiệm [12]. Chương trình ”Moi truong Phong Xa” được viết trên ngôn ngữ MapBasic và biên dịch dưới dạng *.MBX nên có thể chạy trực tiếp song song với phần mềm MapInfo. III.4.2. Phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam Giá trị phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam được tính bằng giá trị trung bình theo phần trăm diện tích các giá trị phông của các phân vị địa chất. Tuy nhiên, vùng Tây Bắc Việt Nam có rất ít số liệu đo radon trong nhà, số liệu đo thoron chỉ mới có ở một số vùng mỏ, điểm khoáng hóa phóng xạ. Kết quả phân tích 21 mẫu nước vùng Tây Bắc cho giá trị trung bình 0,097 mSv/năm sẽ được tính chung cho toàn vùng. + Phông liều chiếu ngoài: Hn = Hni × Si = 1.61 mSv/năm + Phông liều chiếu trong: Ht = Hti × Si = 0.74 mSv/năm + Phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam: H = Hi × Si + 0.097 = 2.45 mSv/năm III.4.3. Xác định thành phần và giá trị đặc trưng liều chiếu xạ khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe NCS đã lựa chọn vùng Nậm Xe để tính phông phóng xạ tự nhiên chi tiết, mục đích để hoàn thiện phương pháp tính phông phóng xạ tự nhiên cho một vùng. Đồng thời đối sánh với kết quả tính phông phóng xạ tự nhiên của Ba Lan do GS.TS Lê Khánh Phồn và GS.TS Nguyễn Đình Châu thực hiện năm 2012. Kết quả cụ thể như sau: + Phông liều chiếu ngoài: Hn = Hni × Si = 1.64 mSv/năm + Phông liều chiếu trong: Ht = Hti × Si = 16.29 mSv/năm + Phông phóng xạ tự nhiên vùng Nậm Xe: H = Hi × Si + 0.097 = 18.03 mSv/năm 16 Bảng III.17. So sánh phông bức xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam, Nậm Xe và phông phóng xạ tự nhiên của Ba Lan - Phông liều chiếu ngoài vùng Tây Bắc Việt Nam (1.61 mSv/năm), Nậm Xe (1.64 mSv/năm); Ba Lan (0.745 mSv/năm) thể hiện vùng Tây Bắc Việt Nam có đặc điểm địa chất phức tạp, tồn tại nhiều điểm mỏ, khoáng hóa có chứa phóng xạ gây nên phông liều chiếu ngoài cao. Tương tự như vậy, phông liều chiếu trong của radon ngoài trời vùng Tây Bắc Việt Nam (0.74 mSv/năm), vùng mỏ Nậm Xe (0.97 mSv/năm) cũng cao hơn của Ba Lan (0.06 mSv/năm). - Liều chiếu trong của radon, thoron trong nhà (toàn vùng Tây Bắc chưa xác định) vùng mỏ Nậm Xe rất cao (8.72 của radon và 6.59 của thoron). Phông liều TT Phông phóng xạ tự nhiên của Ba Lan Phông phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam (mSv/năm) Phông phóng xạ tự nhiên vùng Nậm Xe (mSv/năm) Thành phần Giá trị liều (mSv/năm) 1 Liều chiếu ngoài của bức xạ gamma 0.46 1.61 1.64 2 Liều chiếu ngoài bức xạ vũ trụ 0.285 3 Liều chiếu trong của radon trong nhà 1.30 8.72 4 Liều chiếu trong của radon ngoài trời 0.06 0.74 0.97 5 Liều chiếu trong thoron 0.105 6.59 6 Liều chiếu trong qua đường tiêu hóa 0.27 0.097 0.097 Phông phóng xạ tự nhiên 2.21 2.45 18.03 17 chiếu trong của radon trong nhà gấp 9 lần so với liều chiếu của radon ngoài trời (tỷ lệ này của Ba Lan là 21 lần). Phông liều chiếu trong của thoron rất cao phản ánh rõ bản chất dị thường phóng xạ trong vùng chủ yếu là thori. Như vậy để đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên đối với sức khỏe con người, việc đo radon, thoron trong nhà là hết sức cần thiết. - Liều chiếu trong qua đường tiêu hóa vùng Tây Bắc Việt Nam (0.097 mSv/năm) rất nhỏ so với Ba Lan (0.27 mSv/năm). Điều này thể hiện rõ bản chất dị thường phóng xạ trong vùng chủ yếu là thori (do thori không hòa tan trong nước). Tóm lại : Qua nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau: 1) Các dải dị thường phóng xạ cao hầu hết kéo dài theo phương tây bắc - đông nam (cả trường phóng xạ gamma và radon) tương đồng với cấu trúc địa chất trong vùng. 2) Hầu hết các điểm mỏ, khoáng hóa phóng xạ trong vùng nghiên cứu có bản chất thori, urani, trong đó chủ yếu là thori, thể hiện ở tỷ số Th/U hầu hết >5. Liều chiếu trong gây nên bởi thoron rất lớn, liều chiếu trong qua đường tiêu hóa nhỏ. Chương IV ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN PHÓNG XẠ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM IV.1. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN IV.1.1. Đặt vấn đề Để đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ đối với sức khỏe con người, cần phải xác định các tiêu chí và đề xuất các mức liều cần kiểm soát, can thiệp. IV.1.2. Tiêu chí khoanh định mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên - Căn cứ vào các thành phần chiếu xạ tự nhiên và mức đóng góp liều chiếu của các thành phần chiếu xạ. 18 - Quy định và các khuyến nghị của ICRP, Luật an toàn phóng xạ NRB- 96 của Nga, Luật Năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Từ đó đề xuất tiêu chí như sau: 1) Mức liều để tiến hành các hành động kiểm soát, can thiệp chung là: 10mSv/năm. 2) Mức liều để tiến hành các hành động kiểm soát chung, cần đánh giá chi tiết là 7 mSv/năm và nhỏ hơn 10mSv/năm. IV.1.3. Thành lập sơ đồ mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam Sơ đồ mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam được xây dựng trên các cơ sở sau: * Đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam, bao gồm trường phóng xạ gamma, nồng độ radon, hàm lượng các nguyên tố phóng xạ tự nhiên (K, U, Th) trong nước uống và thức ăn. * Đặc điểm môi trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam được phản ánh qua các thành phần của môi trường phóng xạ: liều chiếu ngoài, liều chiếu trong và tổng liều chiếu. * Các tiêu chuẩn an toàn bức xạ của Việt Nam, các khuyến cáo của IAEA, UNCSEAR, ICRP và tiêu chuẩn NRB-96 của Liên bang Nga và đặc biệt là: Bộ tiêu chí tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc Việt Nam được xác định trong phần IV.1.2 nêu trên. Bảng IV.1. Tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự nhiên Cường độ gamma (R/h) Nồng độ khí phóng xạ (Bq/m3) Suất liều gamma (Sv/h) 100 Biện pháp xử lý < 35 Vùng an toàn môi trường phóng xạ - Vùng tương đối an toàn về môi trường phóng xạ. - Khoanh vùng 7 mSv/năm để đánh giá chi tiết (nếu có) - Khoanh vùng 7 mSv/năm để đánh giá chi tiết - Khoanh vùng 10 mSv/năm để kiểm soát, can thiệp < 0,3 19 35-70 - Vùng tương đối an toàn về môi trường phóng xạ; - Khoanh vùng 7 mSv/năm để đánh giá chi tiết (nếu có) - Khoanh vùng 7 mSv/năm để đánh giá chi tiết (nếu có) - Chưa cần các biện pháp can thiệp -Vùng không an toàn về môi trường phóng xạ (mức liều luôn 7 mSv/năm) cần đánh giá chi tiết. - Khoanh vùng 10 mSv/năm để kiểm soát, can
File đính kèm:
tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_truong_phong_xa_tu_nhien.pdf