Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng chống tổng hợp ở tỉnh Lâm Đồng

đẻ trứng của trưởng thành cái tương ứng là 3,98-4,58 ngày; 3,38-4,79 ngày; 3,11-4,91 ngày; 3,5-4,68 ngày; 3,12-4,56 ngày; 2,66-4,12 ngày và 1,44 ngày (Patel, Patel, 1977). Trong cùng điều kiện nhiệt độ, ẩm độ biến đổi (22-25°C và 60-76%), thời gian vòng đời của bọ xít mù thuốc lá khi nuôi bằng cây cà chua sạch kéo dài hơn rõ rệt so với thời gian vòng đời khi nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua (81,0 so với 74,0 ngày). Như vậy, đối với sự phát triển của bọ xít mù thuốc lá, thức ăn động vật (ấu trùng bọ phấn) phù hợp hơn so với thức ăn thực vật (cây cà chua sạch). Sức đẻ trứng và tuổi thọ của trưởng thành: Trong điều kiện ôn ẩm độ biến động (19-24°C và 60-78% ẩm độ), sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù thuốc lá N. tenuis rất thấp. Khi nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá, một trưởng thành cái đẻ được 11-24 trứng (trung bình 18,1 trứng/cái). Nuôi trên cây cà chua sạch, sức đẻ trứng của trưởng thành cái thấp hơn nhiều (8-15 trứng/cái, trung bình 10,9 trứng/cái). Tuy vậy, sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù thuốc lá trên cà chua ở Lâm Đồng vẫn cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên cây thuốc lá của Patel và Patel (1977). Theo các tác giả này, một trưởng thành cái bọ xít mù thuốc lá N. tenuis đẻ trung bình được 5,96 trứng (tối đa được 10 trứng). Theo CABI (2014), sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù thuốc lá N. tenuis rất biến động và phụ thuộc vào nguồn thức ăn của ấu trùng cũng như của trưởng thành. Khi nuôi trên cây cà chua sạch, thời gian đẻ trứng kéo dài 8-14 ngày (trung bình 10,3 ngày). Với thức ăn là ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá, thời gian đẻ trứng kéo dài hơn và là 7-20 ngày (trung bình 14,3 ngày). Số trứng trung bình do một trưởng thành cái đẻ trong một ngày đạt rất thấp (0,2-1,44 trứng/cái/ngày khi nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua và là 0,1- 1,16 trứng/cái/ngày khi nuôi bằng cây cà chua sạch). Trưởng thành cái bọ xít mù thuốc lá có thời gian đẻ trứng kéo dài, không rõ thời gian đẻ trứng tập trung. Tuy nhiên, cũng có khoảng thời gian mà lượng trứng do trưởng thành cái đẻ trong một ngày ít nhiều đạt cao hơn. Đó là thời gian 7-22 ngày sau vũ hóa khi nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá 10 hoặc thời gian 9-16 ngày sau vũ hóa khi nuôi bằng cây cà chua sạch. Tuổi thọ của trưởng thành cái kéo dài trung bình từ 21,8 ngày (nuôi trên cây cà chua sạch) đến 24,8 ngày (nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá). Chỉ tiêu này ở trưởng thành đực tương ứng là 25,3 và 26,5 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành bọ xít mù thuốc lá trong nghiên cứu này kéo dài gấp đôi tuổi thọ của trưởng thành bọ xít mù thuốc lá trên cây thuốc lá (chỉ là 11,5 ngày) trong nghiên cứu của Patel và Patel (1977). Tỷ lệ hoàn thành phát triển các tuổi thiếu trùng của bọ xít mù thuốc lá: Thiếu trùng các tuổi của bọ xít mù thuốc lá được nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá có tỷ lệ sống sót đạt rất cao, dao động từ 86,7% với thiếu trùng tuổi 5 đến 94,1-94,4% với thiếu trùng tuổi 2 và tuổi 3. Trong khi đó, khi sử dụng cây cà chua sạch làm thức ăn thì thiếu trùng các tuổi của bọ xít mù thuốc lá có tỷ lệ sống sót đạt thấp hơn rất nhiều và dao động từ 29,3% với thiếu trùng tuổi 1 đến 61,1% với thiếu trùng tuổi 4. Nuôi trên cây cà chua sạch, pha thiếu trùng bọ xít mù thuốc lá có tỷ lệ hoàn thành phát triển rất thấp, chỉ là 5,6% so với 65,0% khi nuôi bằng ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá. Điều này chứng tỏ bọ xít mù thuốc lá là loài côn trùng ăn động vật (bắt mồi), thức ăn thực vật chỉ là bổ sung. Thức ăn của bọ xít mù thuốc lá N. tenuis: Tại vùng trồng rau của tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận bọ xít mù thuốc lá trên các cây cà chua, ớt ngọt, khoai tây, cà tím và dưa chuột. Bọ xít mù thuốc lá có độ thường gặp đạt cao nhất trên cây cà chua (88-100%) và thấp nhất trên cây khoai tây (4-16%). Trong phòng thí nghiệm, bọ xít mù thuốc lá đã sử dụng bọ phấn trắng thuốc lá và trứng sâu xanh, nhưng không sử dụng bọ trĩ non làm thức ăn. Một ngày một trưởng thành bọ xít mù thuốc lá tiêu diệt trung bình 17,3 nhộng bọ phấn trắng thuốc lá hoặc 0,8 trứng sâu xanh. Mức độ gây hại trên cây cà chua của bọ xít mù thuốc lá N. tenuis: Bọ xít mù thuốc lá xuất hiện từ vườn ươm đến khi thu hoạch quả cà chua. Tỷ lệ hại gia tăng theo giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua. Trong vườn ươm và ở giai đoạn 7-28 ngày sau trồng tuy có sự hiện diện của bọ xít mù thuốc lá, nhưng trên cây cà chua không ghi nhận được các triệu chứng hại của nó. Đến giai đoạn 35-64 ngày sau trồng (cây ra hoa, tạo quả) mới ghi nhận rải rác có các triệu chứng hại. Tỷ lệ ngọn cây cà chua bị bọ xít mù thuốc lá gây hại ở thời điểm 64 ngày sau trồng là 1,3% và tăng dần đến cuối vụ đạt 14,2% ngọn cây cà chua bị hại. Mật độ trung bình của bọ xít mù thuốc lá trong năm 2013 dao động từ 1,53 đến 7,4 con/cành. Tuy nhiên, những tác động gây hại do bọ xít mù thuốc lá gây ra cho cây cà chua lại không rõ ràng. Số ngọn cà chua bị bọ xít mù thuốc lá gây hại không đáng kể: trung bình là 0,05-0,12 ngọn bị hại/cây. Cây cà chua có ngọn bị hại đạt tỷ lệ rất thấp, trung bình 0,67-2,0% (có tháng tỷ lệ này bằng 0%). Với tỷ lệ ngọn cây cà chua bị bọ xít mù thuốc lá gây hại cao nhất là 1,3% đến 14,2% thì bọ xít mù thuốc lá không gây hại đáng kể cho năng suất cà chua vì trong quá trình sinh trưởng của cây cà chua cần phải được bấm ngọn. Những ngọn bị bọ xít mù thuốc lá gây hại (thường dễ bị gẫy) có thể coi như là những ngọn cần phải bấm. Mặt khác, về tác hại của bọ xít mù thuốc lá cũng được nông dân nhận xét là nó không gây hại đáng kể cho năng suất cây cà chua. Kết quả nghiên cứu này cho thấy cần phải thay đổi quan điểm đánh giá ý nghĩa kinh tế (hay tầm quan trọng) của bọ xít mù thuốc lá trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. Không thể coi bọ xít mù thuốc lá (bọ cưa) là sâu hại quan trọng trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 3.2.2. Bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci Tập tính hoạt động sống: Trứng bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci thường được đẻ ở mặt dưới của lá cây cà chua. Trứng được đẻ rải rác ở trên mặt dưới lá cây cà chua. Ấu trùng tuổi 1 có thể di chuyển một đoạn ngắn đi tìm vị trí thích hợp trên lá cà chua để dinh dưỡng. Ấu trùng các tuổi khác và pha nhộng của bọ phấn trắng thuốc lá không di chuyển 11 (bất động). Trưởng thành bọ phấn trắng thuốc lá thường vũ hoá vào buổi sáng. Sau vũ hóa vài giờ thì chúng tiến hành giao phối. Trưởng thành bọ phấn trắng thuốc lá ưa ánh sáng tán xạ. Do đó, chúng thường chích hút dịch cây ở mặt dưới lá cây cà chua. Trưởng thành có thể bay được một khoảng cách ngắn (chỉ vài 1-2 mét) trong tán lá cây cà chua. Những ghi nhận này cũng tương tự như nhiều nghiên cứu khác (Đàm Ngọc Hân, 2012; Lê Thị Tuyết Nhung, 2011; CABI, 2014; Gerling and Mayer, 1995). Thời gian phát triển các pha và vòng đời: Bọ phấn trắng thuốc lá được nuôi trong điều kiện ôn ẩm độ biến động: nhiệt độ từ 21,9C đến 25,5C và ẩm độ từ 48,5% đến 66,0%. Thời gian phát triển pha trứng trong 3 đợt thí nghiệm gần tương tự nhau và dao động trong khoảng 5,57-6,23 ngày. Ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá có 3 tuổi. Thời gian phát triển của các tuổi ấu trùng gần tương tự như nhau. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 ở các đợt thí nghiệm tương ứng kéo dài 4,10-4,87 ngày; 3,70-4,17 ngày và 3,90-4,93 ngày. Thời gian phát triển của cả pha ấu trùng trong thí nghiệm đợt 1, đợt 2 và đợt 3 tương ứng kéo dài 13,97 ngày; 12,83 ngày và 11,70 ngày. Thời gian pha nhộng (hay nhộng giả) của bọ phấn trắng thuốc lá trong 3 đợt thí nghiệm kéo dài gần như nhau và dao động từ 6,47 ngày ở thí nghiệm đợt 2 đến 6,77 ngày ở thí nghiệm đợt 1. Thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành cái bọ phấn trắng thuốc lá kéo dài từ 1,93 ngày ở thí nghiệm đợt 2 đến 2,07 ngày ở thí nghiệm đợt 3. Thời gian vòng đời của bọ phấn trắng thuốc lá kéo dài trung bình từ 25,84 ngày ở thí nghiệm đợt 3 đến 28,54 ngày ở thí nghiệm đợt 1 (bảng 3.12). Thời gian phát triển của bọ phấn trắng thuốc lá trong các đợt thí nghiệm có xu hướng rút ngắn khi điều kiện nhiệt độ tăng và ẩm độ giảm. Thời gian phát triển pha trứng, các tuổi ấu trùng của bọ phấn trắng thuốc lá trong thí nghiệm đợt 3 (23,5-25,5C và 48,5- 59,5%) đều ngắn hơn rõ ràng so với thí nghiệm đợt 1 (21,9-23,5C và 60,5-66,0%) và thí nghiệm đợt 2 (22,3-24,2C và 53,5-62,0%) (bảng 3.12). Kết quả ở nghiên cứu này gần tương tự như kết quả nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Nhung (2011). Theo tác giả này, sự biến động của nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng khá rõ tới sinh trưởng phát triển của ấu trùng các tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 của bọ phấn trắng thuốc lá. Sự biến động của những dải nhiệt độ thấp hơn và dải ẩm độ cao hơn biểu hiện càng rõ ràng tác động làm chậm sự phát triển của ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái: Nuôi bọ phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua ở nhiệt độ và ẩm độ biến động như nêu trên, một trưởng thành cái bọ phấn trắng thuốc lá có thể đẻ được từ 62 đến 131 trứng (trung bình từ 84,0 trứng ở đợt thí nghiệm 3 đến 94,9 trứng ở đợt thí nghiệm 1). Trưởng thành cái bọ phấn trắng thuốc lá có thời gian đẻ trứng không dài, kéo dài 4-12 ngày và trung bình từ 7,6 ngày đến 8,4 ngày. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ phấn trắng thuốc lá trong nghiên cứu này tương tự như kết quả của Lê Thị Liễu, Trần Đình Chiến (2004) và Trần Đình Phả và nnk. (2008). Các tác giả này đã thí nghiệm nuôi bọ phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua ở khoảng nhiệt độ tương tự nghiên cứu này và một thành trưởng cái cũng đẻ được trung bình 78,2-89,7 trứng. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ phấn trắng thuốc lá trong nghiên cứu này lại cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Nhung (2011). Theo tác giả này, ở nhiệt độ, ẩm độ ổn định (24,4oC và 65%) và thức ăn là cây cà chua thì bọ phấn trắng thuốc lá có sức đẻ trứng trung bình là 67,6 trứng/cái. 12 Bảng 3.12. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci nuôi trên cây cà chua (Lâm Đồng, 2013) Thời gian phát triển ở các đợt thí nghiệm (ngày) Pha, tuổi ấu trùng bọ phấn trắng thuốc lá Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Pha trứng 5,80 ± 1,24 6,23 ± 0,80 5,57 ± 0,96 Ấu trùng tuổi 1 4,87 ± 0,78 4,33 ± 0,87 4,10 ± 0,83 Ấu trùng tuổi 2 4,17 ± 0,79 3,87 ± 0,72 3,70 ± 0,69 Ấu trùng tuổi 3 4,93 ± 0,74 4,63 ± 0,87 3,90 ± 0,60 Pha ấu trùng 13,97 ± 2,31 12,83 ± 2,46 11,70 ± 2,12 Pha nhộng 6,77 ± 0,77 6,47 ± 0,62 6,50 ± 0,81 Trước đẻ trứng 2,00 ± 0,76 1,93 ± 0,80 2,07 ± 0,79 Thời gian vòng đời 28,54 ± 5,08 27,46 ± 4,68 25,84 ± 4,68 Nhiệt độ (C) 21,9-23,5 22,3-24,2 23,5-25,5 Ẩm độ (%) 60,5-66,0 53,5-62,0 48,5-59,5 Ghi chú: Số lượng cá thể theo dõi trong mỗi đợt thí nghiệm n > 30 Số thế hệ lý thuyết trong năm ở Lâm Đồng của bọ phấn trắng thuốc lá: Công nhận tính toán của Lê Thị Tuyết Nhung (2011) về khởi điểm phát dục (12,30oC), tổng nhiệt độ hữu hiệu để hoàn thành một thế hệ (285,11oC) của bọ phấn trắng thuốc. Với số liệu nhiệt độ tại tỉnh Lâm Đồng thì bọ phấn trắng thuốc lá có thể hoàn thành 7,8-8,0 thế hệ/năm, ít hơn rất nhiều so với ở vùng Hà Nội (15,3 thế hệ/năm). Đây là sự khác biệt rất rõ về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng thuốc lá ở khí hậu nhiệt đới (vùng Hà Nội) và ở điều kiện khí hậu có tính ôn đới (Lâm Đồng). Cây thức ăn của bọ phấn trắng thuốc lá: Ở khu vực Đơn Dương và Đức Trọng, ngoài cây cà chua, đã ghi nhận bọ phấn trắng thuốc lá trên cây ớt ngọt, khoai tây, cà tím và dưa chuột. Độ thường gặp của bọ phấn trắng thuốc lá trên cây cà chua đạt cao nhất (100%). Chỉ tiêu này trên các cây trồng khác đã ghi nhận được từ 6,7% đến 83,3%. Mức độ gây hại trên cây cà chua của bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci: Bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci gây tác hại trực tiếp không lớn, nhưng là môi giới truyền virus gây bệnh xoăn vàng ngọn cà chua. Ở tỉnh Lâm Đồng, bệnh vi rút xoăn vàng ngọn cà chua phát sinh quanh năm cùng bọ phấn trắng thuốc lá. Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng (2009), bệnh vi rút xoăn vàng ngọn cây cà chua ở mức 3,15-11,4% sẽ làm giảm 7,7-16,1% năng suất so với ruộng cà chua có tỷ lệ cây bị bệnh vi rút xoăn vàng ngọn ở mức 1,14-1,6%. Kết quả nghiên cứu năm 2013 cho thấy cây cà chua trồng ở Lâm Đồng thường có tỷ lệ cây bị bệnh vi rút xoăn vàng ngọn ở mức 4,0-12,0%. Điều này đồng nghĩa với cây cà chua trồng ở tỉnh Lâm Đồng luôn bị nhiễm bệnh vi rút xoăn vàng ngọn ở mức gây giảm 7,7-16,1% năng suất. Như vậy, bọ phấn trắng thuốc lá là loài côn trùng môi giới truyền bệnh virút nguy hiểm trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. 3.3. Diễn biến mật độ, yếu tố ảnh hưởng đến quần thể một số loài côn trùng ăn thực vật chính trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng 3.3.1. Diễn biến mật độ của một số côn trùng ăn thực vật chính trong các vụ cà chua * Diễn biến mật độ bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis: Tại Đức Trọng năm 2012-2013, sau khi trồng khoảng 7 ngày, trưởng thành bọ xít mù thuốc lá bắt đầu xâm nhập ruộng cà chua và chúng hiện diện trong suốt vụ cà chua. Mật độ bọ xít mù thuốc lá khi mới xâm nhập đạt rất thấp, chỉ khoảng 0,3 con/cành điều tra. Trong 4 tuần lễ đầu sau trồng, mật độ bọ xít mù thuốc lá đạt chỉ là 0,1-2,5 con/cành. Mật độ tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua, đạt đỉnh cao vào khoảng thời gian 70-91 ngày sau trồng. 13 Mật độ đỉnh cao của bọ xít mù thuốc lá đạt từ 7,47 con/cành ở vụ cà chua hè thu đến 12,87 con/cành ở vụ cà chua đông xuân sớm. Trong vụ hè thu mật độ có xu hướng giảm so với các vụ cà chua khác (hình 3.10). 0 2 4 6 8 10 12 14 16 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 105 112 Ngày sau trồng M ật đ ộ (c on /c àn h) Vụ cà chua thu đông Vụ cà chua đông xuân sớm Vụ cà chua xuân hè sớm Vụ cà chua hè thu Hình 3.10. Diễn biến mật độ bọ xít mù thuốc lá N. tenuis trong các vụ cà chua (Lâm Đồng, 2012-2013) * Diễn biến mật độ bọ phấn trắng thuốc lá Bemisia tabaci: Trong điều kiện không phun thuốc hóa học tại Đức Trọng năm 2012-2013, sau trồng 7 ngày trưởng thành bọ phấn trắng thuốc lá B. tabaci bắt đầu xâm nhập vào ruộng cà chua và chúng hiện diện trong suốt vụ cà chua. Mật độ của chúng gia tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây cà chua . Trong thời gian dưới 1 tháng sau trồng, bọ phấn trắng thuốc lá có mật độ không cao, mật độ cao nhất đã quan sát được là 10,4 con/lá ở vụ cà chua thu đông (trồng ngày 23-08-2012). Từ thời điểm 42 ngày sau trồng trở đi, mật độ bọ phấn trắng thuốc lá gia tăng nhanh và đạt đỉnh cao quần thể vào thời điểm 84 ngày sau trồng. Sau đó, mật độ bọ phấn trắng thuốc lá giảm dần đến cuối vụ (hình 3.11). Trong vụ cà chua hè thu (trồng ngày 07-5-2013) mật độ thường đạt thấp nhất 14,2 con/ lá) và trong vụ cà chua xuân hè sớm (trồng ngày 23-12- 2012) luôn đạt cao nhất (31,8 con/ lá) trong các vụ cà chua thí nghiệm (hình 3.11). 0 5 10 15 20 25 30 35 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 105 112 Ngày sau trồng M ật đ ộ (c on /lá ) Vụ cà chua thu đông Vụ cà chua đông xuân sớm Vụ cà chua xuân hè sớm Vụ cà chua hè thu Hình 3.11. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng thuốc lá B.tabaci trong các vụ cà chua (Lâm Đồng, 2012-2013) * Diễn biến mật độ ruồi đục lá Liriomyza huidobrensis: Qua theo dõi 4 vụ cà chua thí nghiệm tại Đức Trọng năm 2012-2013 cho thấy trưởng thành ruồi đục lá L. huidobrensis có mật độ không cao và rất biến động trong thời gian một vụ cà chua. Sau trồng khoảng 7 ngày, trưởng thành ruồi đục lá L. huidobrensis bắt đầu xâm nhập ruộng cà 14 chua và chúng hiện diện trong suốt vụ cà chua. Mật độ trưởng thành ruồi đục lá L. huidobrensis gia tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây cà chua. Trong các vụ cà chua thí nghiệm, vụ cà chua hè thu (trồng ngày 07-05-2013) có mật độ trưởng thành ruồi đục lá L. huidobrensis biến động nhất và đạt cao nhất (0,27-1,47 con/cành điều tra). Trong các vụ cà chua thí nghiệm khác, mật độ trưởng thành ruồi đục lá L. huidobrensis đạt thấp hơn, ít biến động hơn (hình 3.13). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 105 112 Ngày sau trồng M ật đ ộ (c on /c àn h) Vụ cà chua thu đông Vụ cà chua đông xuân sớm Vụ cà chua xuân hè sớm Vụ cà chua hè thu Hình 3.13. Diễn biến mật độ trưởng thành ruồi đục lá trong các vụ cà chua (Lâm Đồng, 2012-2013) Diễn biến mật độ giòi (ấu trùng) của ruồi đục lá L. huidobrensis hoàn toàn khác với diễn biến mật độ trưởng thành. Các đường đục của giòi bắt đầu xuất hiện từ thời điểm 7 ngày sau trồng. Mật độ ấu trùng (giòi) của ruồi đục lá L. huidobrensis ở đầu vụ cà chua thường thấp (0,13-0,2 giòi/cành). Mật độ giòi tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua và đạt đỉnh cao vào thời gian khoảng 70-84 ngày sau trồng tùy theo vụ cà chua. Lúc này, mật độ ấu trùng (giòi) đạt từ 8,13 con/cành ở vụ cà chua hè thu đến 11,53 con/cành ở vụ cà chua đông xuân sớm. Từ 84 ngày sau trồng trở đi, mật độ có xu hướng tăng giảm không ổn định. Diễn biến mật độ quần thể giòi của ruồi đục lá trong cả 4 vụ cà chua nghiên cứu có xu hướng gần tương tự nhau. Trong vụ cà chua hè thu, nhiều kỳ quan sát có mật độ giòi thấp hơn so với cùng kỳ quan sát trong các vụ cà chua khác cùng theo dõi (hình 3.14). Kết quả trong hình 3.13 và hình 3.14 cho thấy mật độ pha trưởng thành và pha ấu trùng (giòi) của ruồi đục lá L. huidobrensis không biểu hiện mối liên quan với nhau. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 105 112 Ngày sau trồng M ật đ ộ (c on /c àn h) Vụ cà chua thu đông Vụ cà chua đông xuân sớm Vụ cà chua xuân hè sớm Vụ cà chua hè thu Hình 3.14. Diễn biến mật độ giòi của ruồi đục lá L. huidobrensis trong các vụ chua (Lâm Đồng, 2012-2013) 15 * Diễn biến mật độ sâu xanh Helicoverpa armigera (sâu đục quả): Theo dõi từ 4 vụ cà chua thí nghiệm trồng không phun thuốc hóa học tại Đức Trọng năm 2012-2013 cho thấy sau trồng khoảng 35-42 ngày sâu xanh H. armigera xuất hiện lác đác và hiện diện đến cuối vụ cà chua. Mật độ sâu xanh khi mới xuất hiện rất thấp, đạt 0,2-0,8 con/cành điều tra. Sau đó, mật độ sâu xanh gia tăng dần theo sự phát triển của quả cà chua. Vào khoảng thời gian 56-84 ngày sau trồng, sâu xanh có mật độ cao hơn các thời gian khác trong vụ cà chua và đạt 0,2-1,0 con/cành điều tra (hình 3.15). Trong vụ cà chua xuân hè sớm (trồng 23-12-2012) có nhiều kỳ điều tra quan sát được mật độ sâu xanh H. armigera cao hơn so với mật độ cùng kỳ điều tra ở các vụ cà chua khác được nghiên cứu. Trong vụ cà chua thu đông (trồng 23-08-2012) có nhiều kỳ điều tra quan sát được mật độ sâu xanh thấp hơn so với mật độ cùng kỳ điều tra ở các vụ cà chua khác được nghiên cứu (hình 3.15). 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 105 112 Ngày sau trồng M ật đ ộ (c on /c àn h) Vụ cà chua thu đông Vụ cà chua đông xuân sớm Vụ cà chua xuân hè sớm Vụ cà chua hè thu Hình 3.15. Diễn biến mật độ sâu xanh H. armigera trong các vụ cà chua (Lâm Đồng, 2012-2013) 3.3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mật độ một số côn trùng ăn thực vật chính trên cây cà chua ở Lâm Đồng 3.3.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết Ảnh hưởng đến bọ xít mù thuốc lá Nesidiocoris tenuis: Bọ xít mù thuốc lá N. tenuis phát sinh quanh năm trên cây cà chua ở điều kiện huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Mật độ trung bình tháng (trung bình của 4 kỳ điều tra trong tháng) của bọ xít mù thuốc lá đạt thấp nhất là 0,83 con/cành đã quan sát được vào tháng 5 và cao nhất vào tháng 3 (8,67 con/cành). Trên cây cà chua ở khu vực Đức Trọng có hai đỉnh cao mật độ trong năm vào tháng 3 (mùa khô) và tháng 7 (mùa mưa) với mật độ tương ứng là 8,67 con/cành và 6,13 con/cành. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mật độ đạt 5,73-8,67 con/cành, cao hơn các tháng khác trong năm. Thời gian này ở Đức Trọng, Đơn Dương có giá trị trung bình tháng của nhiệt độ (19,5-21,7oC), ẩm độ không khí (71-78%) và lượng m
File đính kèm:
tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_tinh_sinh_hoc_sinh_thai_cua_m.pdf