Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang nguyenduy 04/04/2025 40
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển
của các HST tự nhiên tại vùng nghiên cứu 
3.3.4. Dự báo xu thế biến đổi của các HST tự nhiên khu vực nghiên cứu 
3.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ, bảo tồn và phát triển các HST tự 
nhiên tại vùng nghiên cứu. 
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu: 
 Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan 
3.4.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: 
 Điều tra theo tuyến; Điều tra theo điểm và Ô tiêu chuẩn; Thu thập mẫu vật; 
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng 
3.4.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: 
 Lập danh lục thành phần loài; Xây dựng phổ dạng sống; Tính tổ thành cây gỗ 
3.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ: 
 Sử dụng công nghệ GIS và RS 
3.4.5. Phương pháp tính chỉ số thực vật NVDI: 
 NDVI=(NIR-Red)/(NIR+Red) 
3.4.6. Phương pháp phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng: 
 Theo nhóm kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở vùng thấp và vùng có độ cao trung 
bình dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam 
3.4.7 Phương pháp đánh giá tính ĐDSH: 
 Đánh giá sự đa dạng các taxon trong các ngành; sự đa dạng loài của các họ, các 
chi; đánh giá mức độ đe dọa của các loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt nam, Sách Đỏ 
thế giới và Nghị định 32/2006 của Chính phủ Việt Nam. 
9 
3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm Microsoft Office Exel 
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
 4.1. HIỆN TRẠNG CÁC HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ 
4.1.1. Nguồn gốc hình thành 
HST vùng cát ven biển là kết quả của sự tương tác giữa biển và đất liền. Vì vậy, nguồn 
gốc hình thành các HST này gắn liền với sự dao động mực nước biển qua các thời kỳ để 
thành tạo các dải cát ven biển. 
 4.1.1.1. Địa chất: Dải cát ven biển miền Trung gặp chủ yếu 6 thành tạo địa chất kỉ 
Đệ Tứ sau: (1) Trầm tích tuổi Pleistoxen giữa; (2) Trầm tích tuổi Pleistoxen giữa - 
muộn; (3)Trầm tích tuổi Pleistoxen muộn, phần trên; (4) Trầm tích tuổi Holoxen sớm 
- giữa; (5) Trầm tích tuổi Holoxen giữa - muộn và (6) Trầm tích tuổi hiện đại. 
 4.1.1.2. Địa hình: * Địa hình nguồn gốc dòng chảy sông; 
* Địa hình nguồn gốc biển; 
* Địa hình tích tụ nguồn gốc hỗn hợp sông - biển - đầm lầy; 
* Địa hình nguồn gốc gió biển 
4.1.1.3. Thổ nhưỡng: Đất trên các dải cát ven biển là đất cát trẻ, nghèo dinh dưỡng, 
được xác định thuộc nhóm Arenosols (theo hệ thống phân loại đất của FAO-
UNESCO) là nhóm có thành phần cơ giới thô. 
4.1.1.4. Khí hậu - Thuỷ văn 
* Khí hậu: Khí hậu mang tính chất chung của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc 
trưng là kiểu khí hậu khô nóng vì sự lệch pha mùa mưa. 
* Thuỷ văn: Mùa mưa lũ dài 3 tháng nhưng lượng dòng chảy chiếm tới 60% dòng 
chảy cả năm với Mlũ = 100-130 l/s.km2. Mùa khô kiệt dài 9 tháng (XII-VIII), với 
lượng dòng chảy Mkiệt = 25-50 l/s.km2 . 
4.1.2. Phân loại 
Thảm thực vật tự nhiên ven bờ tỉnh Quảng Trị gồm 18 kiểu, phân bố theo chiều 
nam-bắc: (1) Rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới trên đất địa đới; 
(2) Trảng cây bụi thứ sinh trên đất địa đới; (3) Trảng cỏ thứ sinh trên đất địa đới; (4) 
Rú kín thường xanh lá cứng trên cát; (5) Trảng cây bụi thứ sinh trên cát; (6) Trảng có 
thứ sinh trên cát; (7) Rừng đầm lầy nước ngọt trên đất phù sa; (8) Trảng cây bụi thứ 
10 
sinh ngập nước trên đất phù sa; (9) Trảng cỏ thứ sinh ngập nước trên đất phù sa; (10) 
Quần xã thực vật thuỷ sinh nước ngọt trên đất phù sa; (11) Rừng đầm lầy trên than 
bùn; (12) Rừng Tràm trên than bùn; (13) Trảng cây bụi thứ sinh trên cát ẩm nước 
ngọt; (14) Trảng cỏ chịu ngập thứ sinh trên cát ẩm nước ngọt; (15) Quần xã thuỷ 
sinh trong đầm than bùn; (16) Rừng ngập mặn; (17) Trảng cây bụi ngập mặn thứ 
sinh; (18) Trảng cỏ trên bãi biển. 
 Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu 4 kiểu chính là: (1) Rừng kín thường 
xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới trên đất địa đới, viết tắt: HST-RKTX; (2) Rú kín 
thường xanh lá cứng trên cát, viết tắt: HST-RTC; (3) Rừng ngập nước ngọt, viết tắt: 
HST-RNN và (4) Rừng ngập nước mặn, viết tắt: HST-RNM. 
4.1.3. Diện tích và phân bố 
Kết quả điều tra cho thấy: 
- HST-RKTX tập trung ở huyện Vĩnh Linh, diện tích 175,29 ha. 
- HST-RTC phân bố từ huyện Vĩnh Linh đến huyện Hải Lăng với diện tích 
4449,47 ha. 
- HST-RNM có diện tích 92,87 ha, phân bố ở vùng hạ lưu sông Thạch Hãn và hạ 
lưu sông Bến Hải. 
- HST-RNN có diện tích 169,13 ha, phân bố ở hai huyện Gio Linh và Hải Lăng. 
Kết quả đánh giá chỉ số NVDI năm 2000 và năm 2015 cho thấy sau 15 năm, 
diện tích thảm thực vật tự nhiên tăng 345,59 ha. 
4.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KHU HỆ THỰC VẬT TRONG CÁC 
HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ. 
4.2.1. HST rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới hình thành trên 
đất địa đới (HST-RKTX) 
4.2.1.1. Vị trí và hiện trạng 
HST này phân bố ở huyện Vĩnh Linh, trên địa bàn các xã Vĩnh Hiền, xã Vĩnh Hòa 
(Rú Lịnh), xã Vĩnh Thạch (Rú Đưng), xã Vĩnh Trung, Vĩnh Kim, Vĩnh Nam (Rú Vĩnh 
Trung). Khu vực rú Vĩnh Trung bị tàn phá nặng nề hơn khu vực rú Lịnh và Rú Đưng. 
11 
 4.2.1.2. Đa dạng các bậc taxon 
HST này có 299 loài thuộc 219 chi, 98 họ và phân họ trong 5 ngành thực vật. 
Ngành Lá thông và ngành Cỏ tháp bút có 01 loài. Ngành Ngọc lan có số lượng loài nhiều 
nhất là 262 loài trong 195 chi . 
Trong 98 họ và phân họ thì họ Rubiaceae (Cà phê) có 18 loài, tiếp sau là họ 
Euphorbiaceae (Thầu dầu), họ Asteraceae (Cúc), 16 loài mỗi họ. 
Chi nhiều loài nhất là chi Ficus, có 8 loài, tiếp đến là chi Smilax, họ Smilaceae, 
4 loài. 
 4.2.1.3. Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật 
Cấu trúc tổ thành cây gỗ 
Ưu hợp thực vật ở rú Lịnh là Castanopsis indica (Cà ổi ấn) + Gironniera 
subequalis (Ngát) + Lithocarpus silvicolarum (Dẻ láng) + Archidendron bauchei 
(Cổ ướm) + Knema pierrei (Máu chó lá to) + Garcinia fusca (Bứa lửa). 
Ưu hợp thực vật ở rú Đưng là Acronychia pedunculata ((Bưởi bung) + Knema 
lomerata (.(Máu chó) + Knema pierrei (Máu chó lá to). 
 Ưu hợp thực vật ở rú Vĩnh Trung là Acronychia pedunculata (Bưởi bung) + 
Peltophorum pterocarpum (Lim xẹt) + Vitex trifolia (Đẻn 3 lá) 
Cấu trúc mật độ 
Mật độ ở các rú có sự khác nhau, được biểu diễn ở hình 4.1 
Hình 4.1: Biểu đồ mật độ rừng tại HST-RKTX 
Cấu trúc tầng thứ 
Tại Rú Lịnh, rừng có cấu trúc 5 tầng khá rõ: (1)Tầng nhô (A1); (2) Tầng ưu thế 
sinh thái (A2); (3) Tầng cây gỗ dưới tán (A3); (4) Tầng cây bụi (B) và (5) Tầng cỏ 
quyết (C). 
12 
Tại rú Vĩnh Trung, rừng bị khai thác gần cạn kiệt, đặc biệt là ở phía bắc rú. 
Rừng có nhiều dây leo, tre nứa, đặc biệt chiếm ưu thế là loài Lồ ô trung bộ và các 
cây leo thuộc họ Na. Cấu trúc tầng thứ gồm: (1) Tầng ưu thế sinh thái; (2) Tầng 
cây bụi và (3)Tầng cỏ quyết. 
Tại Rú Đưng, thảm thực vật rừng tương đối đồng nhất, không thấy tầng nhô 
(A1), chỉ gồm (1) Tầng ưu thế sinh thái và (2) Tầng cỏ quyết. 
PDS hệ thực vật hạt kín HST-RKTX 
Trên cơ sở số liệu phân tích được và theo hệ thống phân chia dạng sống của 
Raunkiaer (1934), chúng tôi đã xây dựng được phổ dạng sống của HST-RKTX như 
sau: SB = 71,04 Ph + 4,25 Ch + 2,70 Hm + 8,49 Cr + 13,52 Th. Kết quả này cho 
thấy nhóm chồi tên mặt đất (Ph) chiếm ưu thế hơn hẳn các nhóm dạng sống khác 
71,04%, điều này chứng tỏ HST-RKTX chưa bị tác động nhiều, và là nơi thuận lợi 
cho sự phát triển thực vật thân gỗ và bụi. 
4.2.2. HST rừng trên cát (HST-RTC) 
 4.2.2.1. Đa dạng taxon 
Thành phần loài thực vật bậc cao ở HST-RTC khoảng 268 loài thuộc 192 chi, 82 họ và 
50 bộ trong 2 ngành thực vật, ngành Ngọc lan và ngành Dương xỉ. Ngành Ngọc lan chiếm 
ưu thế lớn với 266 loài, tỷ lệ 99,2%. 
Họ nhiều loài nhất là họ Thầu dầu Euphorbiales, có 15 loài, chiếm tỷ lệ 5,6%. 
Tiếp theo là Đậu Fabaceae và họ Cói Cyperaceae, gồm 14 loài, chiếm 5,2%. 
Chi nhiều loài nhất là chi Fimbristylis có 8 loài, chiếm 2,99%, các chi 
Phyllanthus và chi Syzygium có 6 loài, chiếm 2,23%. Chi Clerodendrum thuộc họ Cỏ 
roi ngựa là chi duy nhất của họ, chiếm 4/4 loài ghi nhận được. 
 4.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật 
Cấu trúc tổ thành cây gỗ 
Tuy cùng kiểu HST-RTC nhưng ưu hợp cây gỗ ở đây lại không giống nhau. Ở Hải Ba 
có thể xem là rừng thuần loài với ưu thế của cây Tràm cổ Melaleuca leucadendra L chiếm 
74,07% . Ở rú Gio Quang các cá thể Tràm Melaleuca leucadendra L tuy mọc hỗn 
loài nhưng cũng chiếm ưu thế với 40,32%, tạo nên ưu hợp thực vật gồm Melaleuca 
leucadendra L. (Tràm cổ) + Garcinia schefferi Pierre (Bứa). Ưu hợp cây gỗ ở rú 
13 
Đông Dương gồm Syzygium corticosum (Lour.) Merr.&Perry (Trâm bù) + Garcinia 
schefferi Pierre (Bứa). 
Cấu trúc mật độ 
Cấu trúc mật độ biểu diễn ở hình 4.2 
Hình 4.2: Biểu đồ mật độ rừng tại HST-RTC 
Cấu trúc tầng thứ 
Cấu trúc tầng thứ ở HST-RTC thường đơn giản. Đa phần các rú có cấu trúc gồm 
(1) Tầng cây gỗ; (2) Tầng cây bụi; (3) Tầng cỏ và (4) Tầng phiến cây thân leo. Tầng 
phiến cây phụ sinh và tầng phiến cây ký sinh ít gặp. 
PDS hệ thực vật hạt kín HST-RTC 
Nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật hạt kín HST-RTC chúng tôi có kết quả 
như sau: SB = 64,75 Ph + 8,05 Ch + 0,76 Hm + 18,39 Cr + 8,05 Th. Kết quả này 
cho thấy nhóm chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế hơn hẳn các nhóm dạng sống khác 
64,75%, thành phần thực vật thân gỗ và cây bụi chiếm tỷ lệ cao, tạo nên một sinh 
cảnh hiếm có trên nền đất cát. Sự đa dạng của nhóm chồi trên cho thấy rừng trên cát 
đã hình thành từ rất lâu đời và vẫn giữ được cấu trúc rừng tương đối tốt. 
So sánh PDS hai HST rừng ven biển với các PDS khác: 
* So sánh với PSH chuẩn (Normal Biological Spectrum N-B-S) của Raunkiaer 
(1934), chúng tôi nhận thấy nhóm Ph của HST-RKTX (70,23%) cao hơn HST-RTC 
(64,75 %) và cả hai cao hơn so với dạng sống chuẩn 24,04%. Điều đó phản ánh khí 
hậu vùng nhiệt đới đối với 2 hệ thực vật này. Dạng Cr cao hơn PDS chuẩn (2,91%). 
Tỉ lệ Cr cao thường gặp ở vùng khô. Tỷ lệ Cr HST-RKTX (8,39%) thấp hơn tỷ lệ Cr 
ở HST-RTC (18,39%), điều này minh chứng cho sự khắc nghiệt và thiếu nước rất lớn 
trên nền đất cát khô hạn. 
14 
Bảng 4.1: So sánh PDS của thực vật HST-RKTX và HST-RTC với PSH 
chuẩn của Raunkiaer (1934) 
TT Địa điểm Ph Ch Hm Cr Th 
1 N-B-S 46 9 26 6 13 
2 
HST-RKTX 71,04 4,25 2,70 8,49 13,52 
Chênh lệch % + 24,23 -4,81 -23,33 + 2,39 + 0,36 
3 
HST-RTC 64,75 8,05 0,76 18,39 8,05 
Chênh lệch % + 18,75 - 0,95 -25,24 + 12,39 -4,95 
Chú thích: N-B-S: Normal Biological Spectrum 
Kết quả này cho thấy, rừng trên đất đỏ bazan hiện nay chưa phải là rừng kín 
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới điển hình. Ngoài ảnh hưởng của khí hậu khô nóng vào 
mùa hè vì chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, cũng như do điều kiện thổ nhưỡng ở đây 
là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan với độ dày tầng mặt 100 cm, rú còn chịu 
tác động của con người trong việc khai thác và phá rừng nên làm cho cấu trúc rừng 
thay đổi, tỉ lệ nhóm (Cr) cao và xuất hiện nhóm cây một năm (Th) không có hệ rễ 
phát triển mạnh và để tồn tại chúng bắt buộc phải hoàn thành chu trình sống vào một 
mùa thuận lợi 
 Trên nền đất cát, PDS thể hiện tính chất rừng nhiệt đới không điển hình rất đặc 
trưng. Tỷ lệ nhóm chồi ẩn (Cr) rất cao, cao hơn hẳn PDS chuẩn và rừng trên đất đỏ 
bazan cho thấy, xu hướng thực vật tuyển chọn những loài có chồi ẩn thích nghi tốt 
với thời tiết nắng nóng và khô hạn, bảo vệ chồi khỏi tổn thương. Trong khi đó, nhóm 
cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ khá thấp, có lẽ sự biến động thất thường của thời tiết 
đã gây cản trở rất nhiều đến nhóm thực vật này. 
 4.2.2.3. Đánh giá hiện trạng 
Diện tích các rú có sự biến động nhẹ trong vòng 10-15 năm qua. Rú có các 
khoảng trống, khoảng 25% diện tích rú cát ở vùng Vĩnh Linh; khoảng 30% các rú ở 
Hải Lăng. 
Hầu hết các cây gỗ, bụi trong các rú đều có bộ lá thường xanh. Vào thời điểm 
mùa khô (I-IV) các cây rụng phần lớn lá nhưng không rụng hết. Trong các thời điểm 
ít mưa, lá rụng cũng tập trung. Các cây gỗ, bụi đều có bộ lá nhỏ, chất lá dai, cứng. 
Mép lá thường có các gai nhỏ. Đây là những đặc điểm để cây thích nghi với khô hạn. 
15 
Đại đa số các loài cây gỗ trong các rú đều chỉa cành thấp, trung bình từ 1-3m, vỏ thân 
cây đều dày và xù xì. 
Tuy cấu trúc quần thể thực vật trên các loại cát không còn nguyên vẹn nhưng có 
thể thấy sự khác biệt về thành phần loài. Hiện trạng thảm thực vật ở rú Gio Quang 
còn rất tốt. Rừng khép tán với quần xã cây gỗ đa dạng, rú kéo dài thành dãi bao 
quanh các làng mạc về phía tây. Ở một số rú ở Hải Lăng có một vài đám rêu nhỏ. So 
với các quần xã sinh vật trên cát ở Việt Nam, sự xuất hiện rêu trên cát dưới rú mới 
thấy có ở vùng cát của Quảng Trị. 
 4.2.3. HST rừng đầm lầy ngập nước ngọt (HST-RNN). 
 4.2.3.1. Đa dạng taxon 
Các nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận được 92 loài thuộc 63 chi, 44 họ và 
28 bộ trong 2 ngành thực vật, ngành Ngọc lan và ngành Dương xỉ. Ngành Ngọc lan 
chiếm ưu thế lớn 87 loài, tỷ lệ 94,54%. Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm 65 loài, tỷ lệ 
70,65%. 
Họ nhiều loài nhất là Myrtaceae, có 10 loài, chiếm tỷ lệ 10,87%. Chi có nhiều 
loài nhất là Drosera, có 4 loài, chiếm 4,35%. 
Sự phân bố và xuất hiện của thực vật HST-RNN không giống nhau ở hai địa 
điểm nghiên cứu và hai mùa theo dõi. Trằm Trà Lộc có 83 loài, chiếm tỷ lệ 90,21% 
trong khi Nhĩ Thượng có 56 loài, tỷ lệ 60,86%. Có 47 loài xuất hiện ở cả hai nơi, 
chiếm 51,09%. Có 9 loài chỉ ghi nhận được ở Nhĩ Thượng và 36 loài chỉ thấy ở trằm 
Trà Lộc. 
 Trong tổng số 92 loài được ghi nhận có 67 loài có mặt quanh năm, chiếm 
72,82%. Có 11 loài chỉ xuất hiện vào mùa mưa khi đất bị ngập nước hoặc ẩm ướt. Có 
14 loài chỉ xuất hiện vào mùa khô. 
 4.2.3.2. Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật 
Cấu trúc tổ thành cây gỗ 
Cây gỗ ở HST-RNN chủ yếu là loài Tràm cổ Melaleuca leucadendra L. thuộc 
họ Sim Myrtaceae. Ở trằm Trà Lộc gặp một số loài trâm như Trâm bù Syzygium 
corticosum; Trâm mộc Gluta corticosum; Bời lời nhớt Litsea glutinosa; Dẻ cát 
Lithocarpus sabulicolus; Bưởi bung Acronychia pedunculata . Ở Nhĩ Thượng chỉ 
gặp duy nhất loài Tràm cổ Melaleuca leucadendra, thỉnh thoảng gặp một vài cá thể 
16 
loài Tràm gió Melaleuca cajuputi. Có thể xem đây là rừng thuần loài với loài Tràm 
cổ chiếm 94,74% tổ thành loài. 
Cấu trúc mật độ 
 Cấu trúc mật độ biểu diễn ở hình 4.3 
Hình 4.3: Biểu đồ mật độ rừng tại HST-RNN 
Cấu trúc tầng thứ 
 Cấu trúc tầng thứ của thảm thực vật trong HST-RNN tương đối đơn giản, gồm 
2 tầng: (1) Tầng cây gỗ và (2) Tầng cây bụi, cỏ. 
 4.2.3.3. Đánh giá hiện trạng 
 Quảng Trị là một trong hai nơi còn có kiểu rừng đầm lầy trên đất phù sa ngập 
ngọt, cùng với rừng Nà ở Quảng Ngãi. 
Vào mùa mưa, rừng ở Nhĩ Thượng bị nước ngập khoảng 0,5-1m, tính từ gốc, 
nước trong rừng chảy chậm. Vào mùa khô, rừng chỉ ẩm ướt, nước đọng đen thẩm với 
mùn bã hữu cơ tù đọng. Thời gian này các loài Nắp ấm xuất hiện nhiều, tầng cây gỗ 
che kín khiến rừng tương đối tối. Trong điều kiện BĐKH, mùa mưa và mùa khô 
không phân biệt rõ, thành phần loài thực vật xuất hiện theo thời tiết và không có quy 
luật. Đất rừng ẩm ướt hoặc khô thì xuất hiện các loài cỏ ngắn ngày theo mùa. Rừng 
ngập nông xuất hiện trảng cỏ chịu ngập thứ sinh. Nơi nước ngập sâu hơn có các quần 
xã thuỷ sinh. Cây lâu năm không chịu ảnh hưởng của mùa khô hay mùa mưa. Tại khu 
vực Bắc của trằm Trà Lộc, có HST rừng Tràm Melaleuca leucadendron rất đặc 
trưng. Các cây Tràm cao trên 8m, đường kính trên 40cm. 
17 
4.2.4. HST rừng ngập nước mặn (HST-RNM) 
 4.2.4.1. Đa dạng taxon 
Đã xác định được 40 loài TVNM thuộc 34 chi, 24 họ, của 2 ngành Dương xỉ và 
Ngọc Lan. Trong đó, có 14/78 loài TVC đã được công bố, chiếm 35%. So với các 
HST-RNM trong vùng, HST-RNM tỉnh Quảng Trị có số loài TVC không nhiều 
nhưng số lượng loài ghi nhận được khá cao, thành phần loài đa dạng. 
Bảng 4.2: So sánh TVNM ở Quảng Trị với các vùng phụ cận 
Tỉnh Số họ 
Số 
chi 
Số loài 
Số loài TVC 
Số lượng Tỷ lệ 
Q. Nam 11 16 17 8 47,0 
TT- Huế 31 42 50 32 64,0 
Quảng Trị 24 34 40 14 35,0 
Q. Bình 17 22 23 12 31,4 
Hà Tĩnh 18 21 22 9 40,9 
 4.2.4.2. Cấu trúc thảm thực vật 
Tổ thành loài 
Tổ thành loài của TVNM ít có sự thay đổi, hầu như các quần xã đều có xuất 
hiện loài Bần chua (Sonneratia caseolaris L.) là loài chiếm ưu thế về số lượng cá thể 
cấu trúc nên quần xã. 
Cấu trúc mật độ 
Mật độ tương đối cao và thay đổi theo từng lâm phần. Trung bình 7090 cây/ha. Tại 
xã Gio Mai có mật độ bình quân cao nhất 10600 cây/ha. Ở xã Vĩnh Giang có mật độ 
thấp nhất 3600 cây/ha. 
Cấu trúc tầng thứ 
Các quần xã TVNM tại khu vực nghiên cứu có cấu trúc tầng thứ tương đối đơn 
giản. Đối với RNM trong các cửa sông Thạch Hãn, Bến Hải các loài thân gỗ chiếm ưu 
thế. Các loài cây bụi, thân thảo là các loài ưu thế của thảm cây bụi trên bãi biển. 
18 
Tại các khu vực rừng vùng cửa sông tầng vượt tán chủ yếu là cây Bần chua, ở các 
vùng đất ít ngập triều có sự tham gia của các loài cây như Ngọc nữ biển, Ô rô, Năng, 
Lác mọc thành đám xen lẫn dưới tán rừng. 
 4.2.4.3. Đánh giá hiện trạng 
Kết quả điều tra, số liệu thu thập cho thấy RNM ven biển tỉnh Quảng Trị có 4 
giai đoạn suy thoái mạnh về diện tích: 1964- 1975; 1976- 2000; 2000- 2009 và 2009-
2014, nguyên nhân chủ yếu do khai thác, nuôi trồng thủy sản. 
4.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC HST TỰ NHIÊN VEN 
BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ 
4.3.1. Vai trò và giá trị đối với kinh tế - xã hội - môi trường và phát triển 
khu vực 
4.3.1.1. Đối với môi trường 
Các HST tự nhiên là vành đai tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc hình 
thành đất và góp phần giảm nhẹ thiên tai như: che chắn cát tràn, sóng gió, hạn chế 
xói lở, cố định và gia tăng diện tích đất bãi bồi. 
4.3.1.2. Đối với kinh kế - xã hội và phát triển khu vực 
Vùng ven biển là vùng tập trung đông đúc dân cư. Hầu hết các hoạt động sản 
xuất-kinh doanh nông - lâm - công nghiệp của địa phương đều liên quan đến các HST 
tự nhiên. Chính vì vậy, vai trò của các HST tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế-xã 
của khu vực rất quan trọng. 
4.3.2. Vai trò và giá trị của các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị đối với 
khoa học và nghiên cứu khoa học 
 4.3.2.1. Tài nguyên hệ thực vật 
Tài nguyên hệ thực vật vùng nghiên cứu khá phong phú. Chúng tôi đã thống kê 
được giá trị tài nguyên hệ thực vật theo 5 nhóm sau:ó Nhóm cây cho gỗ;ó Nhóm cây 
làm thuốc;ó Nhóm cây làm cảnh, làm bóng mát;ó Nhóm cây ăn được;ó Nhóm cây 
cho dầu, nhựa, tinh dầu 
19 
 4.3.2.2. Vai trò và giá trị trong bảo tồn nguồn gen quý hiếm 
Tại vùng nghiên cứu có ít nhất là 12 loài thực vật bậc cao có mạch đang bị đe doạ 
tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 8 loài đưa vào Sách Đỏ Việt Nam 
(2007); 4 loài đưa vào Sách Đỏ IUCN (2009) và 2 loài đưa vào Nghị định 32 (2006). 
Bảng 0.3. Danh sách các loài quý hiếm được ghi nhận ở vùng ven biển Quảng 
Trị 
TT Tên khoa học 
Tên 
địa 
phương 
Phân hạng 
Sách Đỏ 
Việt Nam 
Sách Đỏ 
thế giới 
Nghị 
định 32 
1 
Nepenthes 
annamensis 
Macfarl. 
Nắp ấm 
trung bộ 
EN B1 + 
2a 
- - 
2 
Nepenthes 
gracilis Korth. 
Nắp ấm - LR - 
3 
Sindora 
tokinnensis 
K.Lars. & S.S. 
Lars. 
Gụ lau 
EN 
A1a,c,d + 
2d 
- hạn chế 
khai 
thác, sử 
dụng 
4 
Cinnamomum 
glaucescens 
Re xanh 
phấn (Re 
hương) 
- - 
5 
Viscum 
indochinensis 
Dans. 
Ghi đông 
dương 
EN A1 c - - 
6 
Lithocarpus 
polystachyus 
Sồi bông 
nhiều; Dẻ 
lá bóng 
EN A1c,d - - 
7 
Aquilaria 
crassna Pierreex 
Lec. 
Dó bầu 
EN A1c,d 
B1 +2b,ce 
CE - 
8 
Argusia argentea 
(L.f.) Heine 
Phong ba VU A1 a - - 
9 Strychnos ignatii Mã tiền VU A1a,c - - 
20 
TT Tên khoa học 
Tên 
địa 
phương 
Phân hạng 
Sách Đỏ 
Việt Nam 
Sách Đỏ 
thế giới 
Nghị 
định 32 
Berg. lông 
10 
Sophora 
tonkinensis 
Hòe bắc VU B1+2e - - 
11 
Meiogyne 
hainanensis 
(Merr.) Tien Ban 
Thiểu 
nhụy hải 
nam 
- VU - 
12 
Sterculia 
parviflora Roxb. 
Trôm lá 
nhỏ 
- LR - 
 Tổng cộng 12 loài 8 loài 4 loài 2 loài 
4.3.3. Vai trò và giá trị trong nghiên cứu bảo tồn các HST đặc thù và độc đáo 
* Đối với Việt Nam, HST-RKTX ở Quảng Trị là độc đáo và duy nhất vì mang 
đầy đủ các yếu tố của rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_trung_cac_he_sinh_thai_rung_v.pdf