Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 13/04/2025 110
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá dư lượng một số chất kháng sinh trong nước và động vật thủy sinh trong một số hồ Hà Nội
 toàn diện về mức độ 
ô nhiễm kháng sinh trong 5 hồ của Hà Nội, nghiên cứu đã tiến hành lấy 
mẫu ở cả ba môi trường để xác định nồng độ kháng sinh. 
Từ các kết quả phân tích kháng sinh ở các vị trí khác nhau trong hồ và ở 
thời gian lấy mẫu khác nhau, kết hợp với các số liệu về thời tiết (nhiệt độ, 
lượng mưa trung bình trong tháng), kết quả khảo sát về tình hình nuôi cá ở 
các hồ đưa ra các kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm kháng sinh trong 
hồ, quy luật phân bố kháng sinh theo không gian và thời gian. 
2.5. Đánh giá sự nguy hại của kháng sinh 
Đánh giá khả năng tích tụ của kháng sinh trong trầm tích thông qua hệ 
số hấp phụ Kd. 
Đánh giá khả năng tích lũy kháng sinh trong động vật thủy sinh thông 
qua hệ số tích lũy sinh học (BAF). 
Đánh giá ảnh hưởng của kháng sinh tới quần thể sinh vật trong nước và 
trầm tích thông qua nồng độ gây ảnh hưởng trung bình EC50 và thương số 
nguy hại HQ. 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Tối ưu hóa quy trình phân tích kháng sinh SAs, TRI, QNs 
trong nước, trầm tích và cá 
3.1.1. Khảo sát pha động sử dụng cho LC/MS/MS 
Thành phần các chất, loại dung môi sử dụng trong pha động sẽ ảnh 
hưởng tới khả năng phân tách, hình dạng của pic và tín hiệu phát hiện 
kháng sinh. Kết quả khảo sát đã lựa chọn được dung môi pha động là axit 
focmic 0,2% v/v (pha động A), axetonitrit (pha động B) với chế độ chạy 
pha động là: 10% B trong 4 phút, tăng từ 10% lên 90% B trong 3 phút, 
90% trong 2 phút, giảm tử 90% xuống 10% trong 4 phút, giữ ổn định 10% 
trong 5 phút, vậy tổng thời gian phân tích một mẫu là 18 phút. 
3.1.2. Quy trình xử lý mẫu nước hồ xác định đồng thời các kháng sinh 
Kết quả khảo sát đã xác định được các điều kiện tối ưu cho quá trình 
chiết mẫu: 
7 
- Thể tích mẫu chiết: 500mL. 
- Môi trường pH của mẫu trước khi chiết kháng sinh: 3,5 - 4. 
Kết quả thẩm định phương pháp: 
- Khoảng tuyết tính của đường chuẩn từ 0,5 – 200 ng/L tùy từng kháng 
sinh, R
2
>0,99. 
- Độ thu hồi từ 67,2 – 91,2%; RSD từ 2,1 – 12,3%; MDL từ 0,16 – 1,14 
ng/L; MQL từ 0,48 – 3,45 ng/L. 
Hình 3.6. Sơ đồ phân 
tích đồng thời kháng 
sinh trong nước hồ 
Hình 3.10. Sơ đồ phân tích 
đồng thờikháng sinh trong 
trầm tích 
Hình 3.12. Sơ đồ phân 
tích đồng thời kháng sinh 
trong cá 
Quy trình phân tích kháng sinh trong nước được thể hiện trong hình 3.6. 
3.1.3. Quy trình xử lý mẫu trầm tích xác định đồng thời các kháng 
sinh 
Kết quả khảo sát đã tìm ra được các điều kiện tối ưu cho quá trình chiết 
mẫu: 
- Trạng thái của mẫu chiết là ở dạng ướt. 
- Dung dịch thích hợp chiết kháng sinh ra khỏi trầm tích là MeOH: đệm 
citrat (1:1, v/v; pH =4,0). 
8 
Kết quả thẩm định phương pháp: 
- Khoảng tuyết tính của đường chuẩn từ 0,5 – 100 µg/L tùy từng kháng 
sinh, R
2
>0,99. 
- Ảnh hưởng của nền mẫu từ -20,6 – 11,6%; độ thu hồi từ 73,8 – 
113,4%; RSD: 1,6 – 8,4%; MDL: 0,06 – 0,63 μg/L; MQL: 0,17 – 1,91 
μg/L. 
Quy trình phân tích kháng sinh trong trầm tích được thể hiện trong hình 
3.10 
3.1.4. Quy trình xử lý mẫu cá xác định đồng thời kháng sinh 
Kết quả khảo sát đã tìm ra được các điều kiện tối ưu cho quá trình chiết 
mẫu: 
- Dung dịch chiết kháng sinh ra khỏi mẫu cá: ACN (FA 0,5-1%). 
- Dung dịch hòa tan cặn trước khi loại chất béo: ACN 10% (FA 0,1%). 
Kết quả thẩm định phương pháp: 
- Khoảng tuyết tính của đường chuẩn từ 0,25 – 10 µg/kg tùy từng kháng 
sinh, R
2
>0,99. 
- Ảnh hưởng của nền mẫu từ -20,9 - 18,8%; Độ thu hồi: 68,6 – 109,1%; 
RSD: 3,4 – 11,7%; MDL: 0,04 – 0,44 μg/kg; MQL: 0,14 – 1,32 μg/kg. 
Quy trình phân tích kháng sinh trong cá được thể hiện trong hình 3.12 
3.2. Hàm lượng kháng sinh trong nước, trầm tích và động vật 
thủy sinh ở năm hồ của Hà Nội 
3.2.1. Hàm lượng kháng sinh trong nước hồ 
Kháng sinh có trong các nguồn nước thải chỉ bị loại bỏ một phần bởi các 
quá trình sinh học hoặc các quá trình khác, phần còn lại vẫn tồn tại trong 
môi trường nước nên chúng có khả năng lan truyền xa hơn và tích tụ với 
nồng độ cao. Vì vậy nghiên cứu đã tiến hành phân tích hàm lượng kháng 
sinh trong nước của năm hồ Hà Nội, kết quả cho thấy cả năm hồ nghiên cứu 
đều phát hiện thấy kháng sinh với nồng độ dao động từ nhỏ hơn giới hạn 
phát hiện đến <2 µg/L. Trong đó kháng sinh có nồng độ lớn nhất trong các 
hồ: SMX - 1619,35 ng/L, STZ - 13,78 ng/L ở hồ Yên Sở; SMZ - 30,19 ng/L 
ở hồ Thủ Lệ; TRI - 118,00 ng/L, CIP - 823,55 ng/L, OFL - 430,11 ng/L ở hồ 
Ngọc Khánh; ENR - 16,88 ng/L, NOR - 79,00 ng/L ở hồ Tây; SMR - 16,34 
ng/L ở hồ Trúc Bạch. 
9 
Trong các kháng sinh QNs thì CIP và OFL là phát hiện với nồng độ và tần 
suất lớn nhất, có những nơi nồng độ lên đến 431,11 ng/L. Đây cũng là hai 
kháng sinh được phát hiện thấy ở nồng độ cao trong nước thải sinh hoạt và 
nước thải bệnh viện ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Thụy Điển, 
. So với nồng độ kháng sinh có trong nước tại hai cửa xả ra sông Tô Lịch 
và sông Kim Ngưu (CIP: 1662,26 – 9804,17 ng/L; OFL: 70,45 – 930,48 
ng/L) cho thấy nồng độ kháng sinh đã có sự suy giảm đáng kể đặc biệt là 
kháng sinh CIP. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do các kháng 
sinh QNs dễ dàng bị hấp phụ vào các chất rắn lơ lửng và xa lắng xuống bùn 
hay tham gia phản ứng quang phân. Nhưng so với nồng độ kháng sinh trong 
nước của các sông hồ trên thế giới tiếp nhận các nguồn nước thải đã xử lý 
hoặc có dòng chảy mạnh thì nồng độ kháng sinh CIP, OFL trong nước hồ 
Trúc Bạch, Ngọc Khánh và Yên Sở lớn hơn rất nhiều. Vậy có thể khẳng định 
rằng ba hồ trên tiếp nhận trực tiếp một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý. 
Kháng sinh NOR và ENR là những kháng sinh sử dụng trong nông nghiệp, 
nên nồng độ cũng như tần suất phát hiện là rất thấp. 
Kháng sinh SMX sử dụng phổ biến cho người và gia súc ở Việt Nam, nên 
việc phát hiện thấy nồng độ cao (từ nhỏ hơn giới hạn phát hiện đến 1619,35 
ng/L), tần suất lớn (100%) là hợp lý. Vì kháng sinh này khi đi vào cơ thể có 
khoảng 15% lượng thuốc đào thải ra ngoài không thay đổi, có độ linh động 
cao, có xu hướng hòa tan trong nước và độ bền tương đối lớn (thời gian bán 
hủy 480 ngày). Nồng độ kháng sinh SMX trong nước tại một số điểm trong 
năm hồ tương đương với nồng độ kháng sinh trong nước thải của các trang 
trại và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý như hồ Yên Sở tháng 11/2014 là 
1048 ng/L; hồ Ngọc Khánh tháng 5/2015 là 182 ng/L. Kết quả này một lần 
nữa khẳng định hồ Yên sở, hồ Ngọc Khánh là những hồ tiếp nhận một lượng 
rất lớn các nguồn nước thải chưa qua xử lý vào hồ. 
TRI cũng là một trong những kháng sinh phát hiện với nồng độ tương đối 
cao từ nhỏ hơn giới hạn phát hiện đến 293,00 ng/L và tần suất 100,0%. 
Kháng sinh này cũng được tìm thấy ở nhiều nguồn nước khác nhau trên thế 
giới, do nó có độ linh động cao, chỉ bị phân hủy bởi vi khuẩn nitrat hóa. Tỷ 
lệ giữa nồng độ SMX và TRI trong nước tại các hồ có sự thay đổi đáng kể 
theo từng vị trí trong hồ và theo từng hồ, điều này có thể do quá trình chuyển 
hóa của hai kháng sinh trong môi trường là khác nhau. Ba kháng sinh STZ, 
10 
SMZ và SMR là những kháng sinh sử dụng trong nông nghiệp nên tần suất 
xuất hiện cũng như nồng độ phát hiện là rất thấp. 
Kết quả khảo sát cho thấy ở những nơi tiếp nhận nguồn thải nồng độ 
kháng sinh cao hơn nhiều so với các khu vực khác, vì vậy có thể khẳng định 
một trong những nguyên nhân chính ô nhiễm kháng sinh trong hồ là do các 
nguồn nước thải chưa qua xử lý chảy vào hồ. Nguồn nước này là sự hòa trộn 
chủ yếu của nước thải sinh hoạt và nước thải y tế, trong đó nước thải sinh 
hoạt là nguyên nhân ô nhiễm chính. Bởi vì nồng độ kháng sinh đo được tại 
các cống thải sinh hoạt rất lớn lên đến 9840,17 ng/L, còn hàm lượng kháng 
sinh QNs, SAs, TRI trong nước thải bệnh viện tại Hà Nội ra các kênh dẫn 
nước là thấp, do hệ thống xử lý có thể loại bỏ tới 80% hàm kháng sinh QNs 
và kháng sinh SAs, TRI là những kháng sinh ít sử dụng trong bệnh viện. 
Nguyên nhân thứ hai ô nhiễm kháng sinh vào hồ là từ nước thải đã qua xử 
lý, vì hiện nay Hà Nội đã xây dựng một số trạm xử lý nước thải đô thị như 
các hệ thống này đều loại bỏ không hiệu quả kháng sinh. Ngoài ra kháng 
sinh có thể được đưa vào từ việc nuôi thả cá nhưng lượng này là không đáng 
kể và từ việc chảy tràn nước mưa ô nhiễm kháng sinh. 
3.2.2. Hàm lượng kháng sinh trong trầm tích 
Kết quả phân tích kháng sinh trong 108 mẫu trầm tích của hồ Tây thể 
hiện ở bảng 3.17 cho thấy nồng độ dao động từ nhỏ hơn giới hạn phát hiện 
đến 10,69 μg/kg bùn khô, trong đó các kháng sinh QNs có khả năng tích tụ 
trong trầm tích cao hơn so với các kháng sinh SAs và TRI. Đó là do trong 
phân tử QNs có cấu tạo càng, chúng có khả năng gắn kết dễ dàng với các 
cation có trong trầm tích nên làm tăng khả năng hấp phụ và làm chậm quá 
trình phân hủy sinh học. Kháng sinh ENR, NOR, STZ, SMZ và SMR như 
đã đề cập ở trên là những kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chăn 
nuôi và nuôi trồng thủy sản nên nồng độ phát hiện trong trầm tích là rất 
nhỏ, đặc biệt đối với hai kháng sinh STZ và SMR không phát hiện thấy ở 
mọi vị trí. 
Bảng 3.17. Nồng độ kháng sinh trong trầm tích của hồ Tây 
Kháng sinh 
Nồng độ (μg/kg) Tần suất 
(%) Min Max Mean 
SMX < MDL 0,81 < 0,07 38,3 
11 
STZ < MDL < MDL < MDL 0,0 
SMZ < MDL <MQL < MDL 28,2 
SMR < MDL < MDL < MDL 0,0 
TRI < MDL 2,45 0,22 36,2 
CIP < MDL 10,69 1,04 43,0 
ENR < MDL 3,99 0,04 25,4 
OFL < MDL 6,48 0,30 28,0 
NOR < MDL 5,10 0,33 27,9 
Nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá hàm lượng kháng sinh trong trầm 
tích hồ Trúc Bạch với nồng độ từ không phát hiện thấy đến 23,81 μg/kg 
bùn khô. Nồng độ và tần suất của kháng sinh SMX là lớn nhất (1,79 
µg/kg; 74,3% theo thứ tự) và thấp nhất là hai kháng sinh STZ và SMZ 
không phát hiện thấy ở mọi vị trí. So sánh nồng độ kháng sinh trong trầm 
tích của hồ Tây với hồ Trúc Bạch cho thấy nồng độ kháng sinh trong trầm 
tích của hồ Tây thấp hơn nhiều so với hồ Trúc Bạch đặc biệt là kháng sinh 
CIP. 
Hình 3.14. Mối quan hệ giữa nồng 
độ kháng sinh trong nước với trầm 
tích của hồ Tây 
Hình 3.15. Mối quan hệ giữa tổng 
nồng độ kháng sinh trong nước với 
trầm tích của hồ Trúc Bạch 
Tần suất phát hiện kháng sinh trong trầm tích của các hồ thấp hơn so với 
tần suất phát hiện trong nước và nhìn chung khi nồng độ kháng sinh trong 
nước cao thì nồng độ kháng sinh trong trầm tích cũng cao. Điều đó cho 
thấy có mối tương quan giữa nồng độ kháng sinh trong nước và trong trầm 
tích, kết quả được thể hiện ở hình 3.14 và 3.15. Mối quan hệ giữa hai đại 
lượng này là khác nhau giữa các hồ, như ở hồ Tây mối quan hệ giữa hai 
12 
đại lượng này là không rõ ràng (R
2
 = 0,0648), nhưng trong hồ Trúc Bạch 
giữa hai đại lượng này mối quan hệ tuyến tính là tương đối cao (R
2
 = 
0,6642). Sự khác biệt nay cho thấy nồng độ kháng sinh trong trầm tích 
không chỉ phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh trong nước mà còn phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố như chế độ thủy động, thời tiết, . 
3.2.3. Hàm lượng kháng sinh trong động vật thủy sinh 
Kết quả phân tích kháng sinh trong các mẫu động vật thủy sinh của hồ 
Trúc Bạch ở bảng 3.19 cho thấy nồng độ kháng sinh dao động từ không 
phát hiện thấy đến 15,13 g/kg, trong đó kháng sinh ít phát hiện thấy là 
NOR và kháng sinh phát hiện với tấn suất lớn và nồng độ cao là OFL, có 
những mẫu nồng độ OFL lên đến 15,13 g/kg. Nồng độ kháng sinh CIP và 
OFL trong mô cá và ốc nhìn chung lớn hơn so kháng sinh SMX và TRI, 
điều này có thể là do cơ chế chuyển hóa của các kháng sinh trong động 
vật. 
Bảng 3.19. Nồng độ kháng sinh trong cá rô phi, ốc của HTB Hà Nội 
Kháng 
sinh 
Cá rô phi (n = 14) Ốc (n = 12) 
Min 
(g/kg) 
Max 
(g/kg) 
Median 
(g/kg) 
TS 
(%) 
Min 
(g/kg) 
Max 
(g/kg) 
Median 
(g/kg) 
TS 
(%) 
SMX <MDL 2,00 <MQL 83,3 <MDL 1,85 0,67 83,3 
TRI <MDL 1,44 <MQL 83,3 0,57 2,45 0,94 100 
NOR <MDL 1,31 <MQL 66,7 <MDL 4,90 <MQL 83,3 
CIP <MQL 3,29 1,10 83,3 1,21 7,04 3,76 100 
OFL <MQL 8,07 2,32 83,3 5,54 15,13 11,23 100 
Trong hai loại động vật thủy sinh nghiên cứu thì khả năng tích tụ kháng 
sinh trong ốc lớn hơn nhiều so với khả năng tích tụ kháng sinh trong cá rô 
phi, vì vậy nghiên cứu đã tiến hành đánh giá khả năng tích tụ kháng sinh 
theo thời gian của ốc. Kết quả trong bảng 3.20 cho thấy nồng độ kháng sinh 
trong ốc có kích thước nhỏ (OHTBN) gần tương đương so với nồng độ 
kháng sinh trong ốc có kích thước lớn (OHTBL). Nghĩa là kháng sinh không 
có khả năng tích tụ lại trong ốc giống như kim loại nặng hoặc một số chất ô 
nhiễm khác đã được nghiên cứu mà chúng sẽ bị đào thải hoặc chuyển hóa 
thành các chất khác. 
13 
Bảng 3.20. Sự biến đổi nồng độ kháng sinh trong ốc theo thời gian 
Thời gian 
OHTBL (µg/kg) OHTBN (µg/kg) 
SMX TRI CIP OFL SMX TRI CIP OFL 
T01/2014 <MDL 0,82 2,56 7,04 <MQL 0,67 2,08 7,44 
T03/2014 <MQL 0,72 1,21 10,59 <MDL 0,64 1,25 9,44 
T10/2016 0,59 1,06 2,05 5,57 <MQL 0,57 2,11 5,54 
T12/2016 0,87 1,02 6,78 14,90 0,93 0,90 6,23 13,28 
T01/2017 1,67 2,45 4,97 14,49 0,85 2,09 3,62 14,35 
Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích kháng sinh trong cá rô phi của 4 hồ 
còn lại, kết quả cho thấy 100% mẫu cá tại hồ Yên sở bị nhiễm kháng sinh 
SMX, CIP và OFL với nồng độ từ 0,81 đến 2,03 μg/kg, hồ Tây, hồ Thủ Lệ 
và hồ Trúc Bạch có hai kháng sinh không phát thấy trong các mẫu cá rô phi, 
hồ Ngọc Kháng có một kháng sinh STZ không phát hiện thấy. So sánh kết 
quả phân tích với tiêu chuẩn cho phép về dư lượng kháng sinh trong các sản 
phẩm thủy sản của Liên minh Châu Âu cho thấy hàm lượng kháng sinh trong 
các mẫu động vật thủy sinh vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nghĩa là vẫn 
an toàn về thực phẩm đối với kháng sinh, nhưng so sánh với tiêu chuẩn của 
Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA), thì một số mẫu vượt quá tiêu 
chuẩn cho phép đặc biệt là ốc. Vì vậy cần có những nghiên cứu thêm để đưa 
ra các cảnh báo về an toàn thực phẩm. 
Kết quả trên hình 3.23 và 3.24 cho thấy nồng độ kháng sinh trong nước 
ảnh hưởng tương đối lớn tới khả năng tích tụ kháng sinh trong các mô cá 
rô phi, với hệ số tương quan R
2
>0,7. Khác với cá rô phi, ốc là động vật 
thân mềm, thường sống vùi mình trong bùn nên nồng độ kháng sinh trong 
nước ảnh hưởng ít hơn tới khả năng tích tụ, kết quả thể hiện trên hình 3.24 
cho thấy hệ số tương quan giữa hai đại lượng này là tương đối thấp (R
2
 = 
0,5192), nhưng nồng độ kháng sinh trong trầm tích lại có ảnh hưởng lớn 
tới khả năng tích tụ (R
2
 = 0,8543). 
14 
Hình 3.23. Mối quan hệ giữa tổng 
nồng độ kháng sinh trong nước và 
trong cá của HTL 
Hình 3.24. Mối quan hệ giữu tổng 
kháng sinh trong nước với kháng sinh 
trong cá và ốc của HTB 
3.3. Sự phân bố nồng độ kháng sinh theo không gian và thời 
gian 
3.3.1 Sự phân bố nồng độ kháng sinh trong nước hồ 
Trong số 5 hồ nghiên cứu, hồ Tây và hồ Trúc Bạch được lựa chọn để 
đánh giá sự phân bố nồng độ kháng sinh theo không gian. Kết quả khảo sát 
cho thấy xung quanh hồ Tây có hàng chục các cống xả thải vào hồ nhưng 
các số liệu thể hiện trên hình 3.19 cho thấy ở những khu vực có lượng 
nước thải nhỏ thì nồng độ kháng sinh ít có sự tăng đột biến còn ở những 
khu vực có lượng nước thải vào lớn thì nồng độ kháng sinh trong nước lớn 
hơn nhiều so với các khu vực khác như ở vị trí lấy mẫu 1, 15, 17. Vị trí ít ô 
nhiễm kháng sinh nhất là khu vực giữa hồ, phía bên đường Quảng An và 
Quảng Bá nồng độ kháng sinh dao động chủ yếu từ nhỏ hơn giới hạn phát 
hiện đến vài ng/L. 
Một kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở hồ Trúc, vị trí bị ô nhiễm 
kháng sinh nhất là ở gần hai cống xả nước thải chưa qua xử lý từ mương 
Ngũ Xã (vị trí lấy mẫu số 2 và 4) vào hồ, nồng độ kháng sinh trong hai vị 
trí này dao động từ 7,19 ng/L đến 211,67 ng/L. Khu vực ít ô nhiễm kháng 
sinh nhất là ở vị trí số 7, nằm ở vị trí gần giữa hồ, nồng độ kháng sinh ở 
khu vực này dao động từ nhỏ hơn giới hạn phát hiện đến 29,46 ng/L. 
15 
Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi tổng nồng độ kháng sinh trong nước 
theo vị trí lấy mẫu của hồ Tây vào T9/2014, T11/2014, T3/2015 và T6/2015 
Hình 3.21 và 3.22 cho thấy sự biến đổi nồng độ kháng sinh không chỉ 
khác nhau giữa các hồ mà giữa các điểm trong một hồ cũng có thể khác 
nhau. Đối với hồ Tây tại các vị trí lấy mẫu ít chịu tác động của nguồn thải 
như vị trí số 4 thì tổng nồng độ kháng sinh lớn nhất được phát hiện vào các 
tháng mùa mưa và nồng độ kháng sinh giữa các điểm hồ có sự dao động 
rất lớn, còn tại các vị trí lấy mẫu số 17 nồng độ kháng sinh lớn nhất rơi vào 
các tháng mùa khô nhưng sự dao động nồng độ kháng sinh giữa điểm là 
không lớn. Trong khi đó ở hồ Trúc Bạch sự biến động nồng độ kháng sinh 
ở vị trí lấy mẫu xa nguồn thải (7) và ở vị trí lấy mẫu gần nguồn thải (2) là 
tương tự nhau, nồng độ kháng sinh lớn nhất được phát hiện vào các tháng 
mùa khô. Điều này có thể giải thích là do hồ Trúc Bạch có diện tích nhỏ 
nên quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm từ các nguồn thải đến các vị trí 
khác nhau diễn ra nhanh hơn, còn hồ Tây diện tích lớn hơn rất nhiều nên 
quá trình khuếch tán kháng sinh từ khu vực ô nhiễm sang các khu vực ít ô 
nhiễm chỉ diễn ra mạnh khi lượng nước đổ vào hồ lớn. 
16 
Hình 3.21. Sự biến đổi nồng độ kháng sinh theo thời gian của Hồ Tây 
Ngoài ra nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá ảnh hưởng của mùa mưa 
và mùa khô tới sự biến đổi nồng độ kháng sinh trong 3 hồ (HTL, HNK, 
HYS), kết quả cho thấy hồ Ngọc Khánh thường xuyên tiếp nhận một 
lượng lớn nước thải chưa qua xử lý từ các hộ dân xung quanh và khu vực 
lân cận nồng độ kháng sinh lớn nhất được phát hiện vào các tháng mùa 
khô (Tháng 3/2014 và tháng 1/2015) do nước thải không được pha loãng 
và dung tích nước trong hồ ít. Nhưng ở hồ ít tiếp nhận nước thải (hồ Thủ 
Lệ) và tiếp nhận các nguồn nước đã qua xử lý (hồ Yên Sở) thì các tháng 
mùa mưa nồng độ kháng sinh lại cao hơn. 
Hình 3.22. Sự biến đổi nồng độ kháng sinh theo thời gian của hồ Trúc Bạch 
Nhiệt độ và cường độ ánh sáng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng 
tới nồng độ kháng sinh trong nước, kết quả cho thấy khi nhiệt độ thay đổi 
thì nồng độ kháng sinh trong hồ cũng biến đổi theo như mối quan hệ tuyến 
tính giữa hai đại lượng này rất thấp (R
2
 < 0,42). Kết quả này có thể là do 
17 
khí hậu nhiệt đới gió mùa của Hà Nội, khi nhiệt độ tăng thì lượng kháng 
sinh bị phân hủy tăng nhưng nó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển 
mạnh nên lượng kháng sinh tiêu thụ nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân 
dẫn đến một số kháng sinh trong các hồ không biến đổi theo quy luật với 
nhiệt độ. Lượng mưa cũng ảnh hưởng mạnh tới sự biến đổi nồng độ kháng 
sinh trong nước, kết quả cho thấy khi lượng mưa thay đổi nồng độ kháng 
sinh cũng biến đổi nhưng không giống nhau giữa các hồ và các loại kháng 
sinh. Điều này một lần nữa khẳng định nồng độ kháng sinh trong hồ chịu 
tác động của nhiều yếu tố. 
3.3.2. Sự phân bố nồng độ kháng sinh trong trầm tích 
Kết quả tính Kd trong bảng 3.22 cho thấy có sự khác nhau lớn giữa sự 
tích tụ kháng sinh trong trầm tích của hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Trong hồ 
Tây các kháng sinh QNs và TRI có hệ số hấp phụ cao hơn nhiều so với các 
kháng sinh SAs và cao nhất là CIP (75,92 L/kg), nhưng trong hồ Trúc 
Bạch hệ số hấp phụ Kd của các kháng sinh lại ngược lại Kd của QNs thấp 
hơn so với kháng sinh SMX. Sự khác biệt này là do khả năng hấp phụ 
kháng sinh trong trầm tích ngoài phụ thuộc vào bản chất của kháng sinh 
còn phụ thuộc vào môi trường nước (như độ mặn, độ pH, ), bản chất của 
trầm tích (như thành phần chất hữu cơ, các kim loại nặng và kích thước 
của các hạt trầm tích) và điều kiện thời tiết. 
Bảng 3.22. Hệ số octanol - nước (KOW), hệ số hấp phụ (Kd) của các kháng sinh 
nghiên cứu trong trầm tích hồ Tây và hồ Trúc Bạch 
Kháng 
sinh 
LogKOW 
Hồ Tây Hồ Trúc Bạch 
Cs 
(ng/kg) 
Cw
(ng/L) 
Kd 
(L/kg) 
Cs 
(ng/kg) 
Cw
(ng/L) 
Kd 
(L/kg) 
SMX 0,89 < MQL 16,75 - 1792,30 24,66 72,68 
STZ 0,05 < MDL nd - < MDL < MDL - 
SMZ 0,89 < 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_danh_gia_du_luong_mot_so_chat_kha.pdf