Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 39 trang nguyenduy 08/07/2025 160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thu nhận phlorotannin từ rong mơ (sargassum serratum) tại Nha Trang và thử nghiệm sử dụng trong đồ uống có hoạt tính chống oxy hóa
có trong các phòng thí nghiệm 
Hóa phân tích và Triển khai Công nghệ của Viện Nghiên cứu và Ứng 
dụng Công nghệ Nha Trang và phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học 
- Trung tâm Thực hành phân tích - Trường Đại học Nha Trang gồm: 
Thiết bị ổn nhiệt - Memment (Đức), máy đo pH HANA (Mỹ), Thiết bị 
Cô quay chân không (Đức), Máy sấy phun Bucchi - Thụy Sỹ, máy so 
mầu UV- VIS - Mỹ, 
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 
 Phân tích dữ liệu và tiên đoán bề mặt đáp ứng bằng phần mềm 
Design Expert 8 trial, Nemrodw và Excell. Nghiệm thức được lặp lại 3 
lần. Giá trị bất thường được loại bỏ bằng phương pháp Dulcan. 
 12 
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT PHLOROTANNIN TỪ 
RONG MƠ S. SERRATUM 
3.1.1. Xác định dung môi chiết rút phlorotannin 
Kết quả cho thấy dung môi chiết ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng 
phlorotannin (Phc) và hoạt tính chống oxy hóa trong dịch chiết. Đối 
với cả 2 phương pháp chiết (hồi lưu và ngâm chiết) thì hàm lượng Phc 
và hoạt tính chống oxy hóa thu được đều giảm dần theo thứ tự dung 
môi chiết như sau: ethanol > acetone > ethyl acetate > chloroform > n-
hexan. Kết quả phân tích cũng cho thấy chiết rút phlorotannin từ rong 
mơ bằng phương pháp ngâm chiết luôn cho dịch chiết có hàm lượng 
phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa tổng, hoạt tính khử sắt cao 
hơn so với dịch chiết thu nhận bằng phương pháp hồi lưu. Cụ thể, hàm 
lượng phlorotannin, hoạt tính chống oxy hóa tổng (TA), hoạt tính khử 
sắt (RP) của dịch chiết ethanol theo phương pháp hồi lưu chỉ bằng 
tương ứng 98,19%, 91,12% và 93,89% so với dịch chiết phlorotannin 
bằng ethanol theo phương pháp ngâm chiết. 
Vì vậy, ethanol được lựa chọn làm dung môi chiết và phương pháp 
ngâm chiết cũng được lựa chọn để chiết phlorotannin từ rong mơ. 
3.1.2. Xác định nồng độ dung dịch ethanol sử dụng chiết rút 
phlorotannin 
Kết quả phân tích cho thấy sử dụng ethanol ở nồng độ 96% để 
chiết phlorotannin từ rong mơ S. serratum thì dịch chiết thu được có 
hàm lượng Phc, TA và RP cao nhất. Phân tích ANOVA và hồi quy 
cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa Phc, TA và RP ở 
các điều kiện chiết khác nhau và có sự tương tác qua lại rất chặt chẽ 
(R
2
 > 0,8) đồng thời đều thay đổi theo mô hình hồi quy phi tuyến bậc 
2. Do vậy ethanol ở nồng độ 96% được lựa chọn để chiết rút 
phlorotannin từ rong mơ S. serratum. 
 13 
3.1.3. Xác định tỷ lệ dung dịch chiết so với nguyên liệu rong 
Khi chiết phlorotannin từ rong mơ S. serratum bằng dung môi 
ethanol 96% với tỷ lệ DM:NL 40:1 (v/w) thì hàm lượng Phc, TA và 
RP của dịch chiết thu được cao nhất và đạt tương ứng 4,102 ± 
0,005mg phloroglucinol/g trọng lượng khô (DW), 4,279 ± 0,001 mg 
acid ascorbic/g DW và 24,228 ± 0,014 mg FeSO4/g DW. Trong khi đó 
nếu chiết với tỷ lệ dung môi (DM): nguyên liệu (NL) 10:1 (v/w) thì 
hàm lượng Phc, hoạt tính TA và RP của dịch chiết chỉ đạt tương ứng 
57,80%, 73,63%, 86,50% so với khi chiết với tỷ lệ DM:NL 40:1 
(v/w). Nếu chiết với tỷ lệ DM/NL 30:1 (v/w) thì Phc, TA và RP của 
dịch chiết chỉ đạt 86,57%, 96,79%, 86,89% so với khi chiết ở tỷ lệ 
DM:NL 40:1 (v/w). Nếu chiết tỷ lệ DM/NL 50/1 (v/w) hàm lượng 
phlorotannin (Plc), hoạt tính oxy hóa tổng (TA), hoạt tính khử sắt 
(RP) của dịch chiết đạt 96,32%, 96,61%, 96,65% so với khi chiết ở tỷ 
lệ DM:NL 40:1 (v/w). Do vậy, tỷ lệ giữa dung môi chiết so với 
nguyên liệu rong là 40:1 (v/w) được lựa chọn để nghiên cứu chiết rút 
phlorotannin từ rong mơ S. serratum. 
3.1.4. Xác định nhiệt độ chiết 
Kết quả phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy khi chiết rút 
phlorotannin từ rong mơ (S. serratum) ở 500C thì dịch chiết thu được 
có hàm lương phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa tổng, hoạt 
tính khử sắt cao nhất. Do vậy, nhiệt độ được lựa chọn cho quá trình 
chiết phlorotannin có hoạt tính chống oxy hóa từ rong mơ Sargassum 
serratum là 50
0
C. 
3.1.5. Xác định thời gian chiết 
Kết quả phân tích cho thấy sự thay đổi hàm lượng Phc theo thời 
gian chiết tuân theo phương trình phi tuyến bậc 2, kết quả này cũng 
tương đồng với nghiên cứu chiết rút phlorotannin từ rong mơ S. 
mcclurei của Đặng Xuân Cường, Trần Thị Thanh Vân, Vũ Ngọc Bội, 
Bùi Minh Lý công bố năm 2014 [10]. Hoạt tính RP của dịch chiết ở 
các thời gian chiết khác nhau có sự khác biệt mang tính thống kê và 
 14 
giữa thời gian chiết với hoạt tính TA có mối tương quan mạnh. Mặt 
khác, giữa hàm lượng Phc, hoạt tính TA và RP có mối tương quan 
chặt chẽ, trong đó hàm lượng Phc và hoạt tính TA có mối tương quan 
cao mạnh mẽ hơn cả. Mối tương quan này thể hiện ở chỗ khi thời gian 
ngâm chiết dài thì quá trình khuếch tán của phlorotannin từ nguyên 
liệu ra môi trường đạt mức cao nhất thể hiện qua hàm lượng 
phlorotannin hòa tan trong dung dịch tăng và đạt mức cực đại khi thời 
gian chiết đủ dài. Kết quả phân tích còn cho thấy thời gian chiết 32 
giờ thì hàm lượng hàm lượng Phc, hoạt tính TA và RP của dịch chiết 
cao nhất. Do vậy thời gian chiết 32 giờ được lựa chọn để chiết 
phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa từ rong mơ S. serratum. 
3.1.6. Xác định pH dung dịch chiết 
Kết quả phân tích ANOVA và hồi quy cũng cho thấy pH của dung 
dịch chiết và hoạt tính chống oxy hóa có sự tương quan dương rất lớn 
(R > 0,9). Đồng thời hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy 
hóa tổng cũng có mối tương quan rất mạnh (R2 = 0,95) và tuân theo 
phương trình phi tuyến bậc 2 với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của pH môi 
trường chiết. Tuy nhiên, hàm lượng phlorotannin chỉ tương quan với 
hoạt tính khử sắt ở mức trung bình (R2 = 0,65). Kết quả nghiên cứu 
này cũng tương tự nghiên cứu chiết rút phlorotannin từ rong mơ S. 
mcclurei của Đặng Xuân Cường, Trần Thị Thanh Vân, Vũ Ngọc Bội, 
Bùi Minh Lý công bố năm 2014. 
Kết quả phân tích cho thấy pH 7 phù hợp với quá trình chiết rút 
phlorotannin từ rong mơ S. serratum. Do vậy, chúng tôi lựa chọn pH 
của dung môi để chiết phlorotannin từ rong mơ S. serratum là 7. 
Từ các nghiên cứu ở trên cho phép lựa chọn một số thông số phù 
hợp cho quá trình chiết phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa từ 
rong mơ Sargassum serratum làm cơ sở cho việc tối ưu hoá quá trình 
chiết rút sau này như sau: Nhiệt độ: 500C, thời gian chiết 32 giờ, dung 
môi chiết là ethanol 96%, tỷ lệ dung môi so với nguyên liệu (DM:NL) 
là 40:1 (v/w). 
 15 
3.2. TỐI ƢU HÓA QUÁ TRÌNH TÁCH CHIẾT 
PHLOROTANNIN THEO PHƢƠNG PHÁP BOX-BEHNKEN 
Sau khi xác định được một số điều kiện phù hợp để chiết 
phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa từ rong mơ S. serratum. 
Chúng tôi tiến hành tối ưu hóa quá trình chiết rút phlorotannin từ rong 
mơ S. serratum các biến số như sau: Nhiệt độ chiết (U1: 24 - 60
0
C), 
thời gian chiết (U2: 16 - 42 giờ) và tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w) 
(U3: 10 - 50). Các hàm mục tiêu Y1: Hàm lượng phlorotannin (mg/g), 
Y2: Hoạt tính chống oxy hóa tổng (mg acid ascorbic/g), Y3: Hàm lượng 
FeSO4 (mg FeSO4/g). Kết quả tối ứu hóa được trình bày ở các bảng 
3.1 và 3.2, hình 3.1. 
Bảng 3.1. Kết quả tối ƣu hóa công đoạn chiết rút phlorotannin từ 
rong mơ S. serratum theo mô hình Box-behnken 
U1 U2 U3 X1 X2 X3 Y1 Y2 Y3 
24 16 30 -1 -1 0 1,607 1,652 1,575 
60 16 30 1 -1 0 1,292 3,640 6,650 
24 42 30 -1 1 0 1,071 1,666 7,630 
60 42 30 1 1 0 1,607 5,180 10,080 
24 29 10 -1 0 -1 1,512 2,100 11,200 
60 29 10 1 0 -1 1,670 4,970 10,325 
24 29 50 -1 0 1 0,914 1,246 6,020 
60 29 50 1 0 1 2,394 6,300 11,830 
42 16 10 0 -1 -1 2,079 2,772 8,190 
42 42 10 0 1 -1 5,796 15,316 44,835 
42 16 50 0 -1 1 2,142 1,736 3,780 
 16 
42 42 50 0 1 1 3,087 5,754 18,410 
42 29 30 0 0 0 6,017 15,400 45,150 
42 29 30 0 0 0 6,080 15,442 45,080 
42 29 30 0 0 0 6,048 15,414 45,010 
(A) Bề mặt đáp ứng 
của hàm mục tiêu Y1 
(B) Bề mặt đáp ứng 
của hàm mục tiêu Y2 
(C) Bề mặt đáp ứng 
của hàm mục tiêu Y3 
Hình 3.1. Mô hình 3D bề mặt đáp ứng 
Bảng 3.2. Kết quả thí nghiệm lặp lại ở điểm tối ƣu 
X1 
(
0
C) 
X2 
(h) 
X3 
(v/w) 
Y1 Y2 Y3 DPPHtb 
43 33 27:1 5,92 15,06 45,27 61,55 
43 33 27:1 5,98 15,11 45,34 64,66 
43 33 27:1 5,96 14,99 45,29 65,75 
X1 
(
0
C) 
X2 
(h) 
X3 
(v/w) 
DPPH (%) 
0,2 ml 0,4 ml 0,6 ml 
0,8 
ml 
1 ml 
43 33 27:1 34,00 58,60 71,50 80,32 82,11 
43 33 27:1 33,70 57,40 69,90 79,70 82,59 
43 33 27:1 36,00 59,80 70,23 81,40 81,30 
Ghi chú: DPPHtb: hoạt tính bắt gốc tự do (DPPH) trung bình 
 17 
Kết quả tối ưu hóa này phù hợp với dữ liệu thực nghiệm đã kiểm 
định về quá trình chiết phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ 
Sargassum serratum. Từ kết quả này cho phép chọn điều kiện chiết tối 
ưu cho quá trình thu nhận phlorotannin từ rong mơ S. serratum: dung 
môi chiết là ethanol 96%, nhiệt độ chiết tối ưu 430C, tỷ lệ dung môi so 
với nguyên liệu (DM:NL) 27:1 (v/w) và thời gian chiết 33 giờ.. 
* Xác định số lần chiết 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng Phc của dịch chiết 
phlorotannin từ rong mơ S. serratum 3 lần bằng cồn 96% tăng lên không 
đáng kể so với hàm lượng phlorotannin của dịch chiết chiết 1 lần. Mặt 
khác, nếu chiết 3 lần thì tổng lượng cồn sử dụng quá nhiều và nếu so sánh 
hiệu quả giữa lượng phlorotannin thu được khi chiết lần 2 và lần 3 so với 
lượng cồn đã sử dụng cho các lần chiết này thì hiệu quả không đáng kể. Do 
vậy, để đảm bảo tính kinh tế, luận án quyết định chỉ chiết phlorotannin từ 
rong mơ S. serratum 01 lần. 
3.3. NGHIÊN CỨU CÔ ĐẶC DỊCH CHIẾT 
PHLOROTANNIN TỪ RONG MƠ S. SERRATUM 
Kết quả nghiên cứu cô đặc dịch chiết thu nhận từ rong mơ S. 
serratum được lọc và cô đặc lần 1 ở các nhiệt độ khác nhau: 400C, 
50
0
C, 60
0
C cho thấy khi tăng nhiệt độ cô đặc thì hàm lượng Phc với 
hoạt tính chống oxy hóa của dịch sau cô đặc có xu hướng giảm theo 
phương trình hồi quy bậc 1 và nhiệt độ cô đặc ở 400C ít gây tổn thất 
cho hàm lượng phlorotannin với hoạt tính chống oxy hóa. Do vậy 
nhiệt độ 400C, áp suất 3mbar và điều kiện hồi lưu lạnh được lựa chọn 
 18 
để cô đặc dịch phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ. 
3.4. NGHIÊN CỨU TINH CHẾ PHLOROTANNIN BẰNG KỸ THUẬT 
TÁCH PHÂN ĐOẠN VÀ SẮC KÝ LỌC GEL SEPHADEX LH 20 
3.4.1. Tinh sạch qua cột sắc ký lọc gel Sephadex LH 20 
Tiến hành tách phân đoạn dịch phlorotannin cô đặc lần lượt bằng 
các dung môi n-hexan, chloroform, ethyl acetate, n-butanol. Phân 
đoạn sạch nhất được chạy qua cột sephadex LH 20, cột 2x25cm, mỗi 
phân đoạn thu 10ml. Kết quả được trình bày ở hình 3.2 và 3.3. 
Hình 3.2. Hàm lƣợng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa 
của các phân đoạn dịch cô đặc bằng các dung môi khác nhau 
Hình 3.3. Sắc ký đồ dịch phlorotannin từ rong mơ S. serratum cô đặc qua cột lọc 
gel Sephadex LH 20, cột 2x25cm, 10ml/phân đoạn 
 19 
Bảng 3.3. Tóm tắt quá trình tinh sạch phlorotannin 
ST
T 
Giai đoạn 
tinh chế 
Hàm lƣợng 
phlorotannin 
(g 
phloroglucinol/g 
DW) 
Hoạt tính chống oxy hóa 
Hoạt tính bắt 
gốc tự do 
DPPH (%) 
Hoạt tính chống 
oxy hóa tổng 
(g acid ascorbic/ 
g DW) 
Hoạt tính khử 
sắt 
(g FeSO4/ g 
DW) 
I 
Dịch chiết 
ban đầu 0,3173 ± 0,0050 63,98 ± 0,1 0,7589 ± 0,0042 1,8616 ± 0,0034 
II Cô đặc lần 1 0,3096 ± 0,0040 60,14 ± 0,05 0,7598 ± 0,0037 1,8540± 0,0018 
III Cô đặc lần 2 0,3058 ± 0,0020 58,20 ± 0,09 0,7434 ± 0,0026 1,7524± 0,0021 
IV Phân đoạn bằng dung môi hữu cơ 
1 N-hexan 0,2980 ± 0,0032 68,52 ± 0,08 0,3063 ± 0,0017 1,2499 ± 0,0026 
2 Chloroform 0,2060 ± 0,0011 70,84 ± 0,16 0,4785 ± 0,0036 2,0169 ± 0,0030 
3 Ethyl acetate 0,8179 ± 0,0025 86,53 ± 0,21 2,1444 ± 0,0010 10,5862±0,0016 
4 n-butanol 0,5194 ± 0,0030 80,61 ± 0,17 0,5743 ± 0,0026 2,8197 ± 0,0018 
5 
Dịch trong 
nước còn lại 0,1748 ± 0,0050 76,55 ± 0,23 0,1812 ± 0,0040 0,8866 ± 0,0023 
V Tách qua cột lọc gel Sephadex LH 20 
1 Đỉnh 1 93,2240 ± 0,0012 91,72 ± 0,25 0,9720±0,0014 4,6274 ± 0,0013 
2 Đỉnh 2 93,2964 ± 0,0015 92,08 ± 0,20 0,9462 ± 0,0017 4,2743 ± 0,0011 
Kết quả tinh sạch cho thấy phlorotannin từ rong mơ S. serratum 
trong phân đoạn ethyl acetate có hàm lượng và độ sạch cao nhất, thuận 
lợi cho việc sử dụng để đánh giá, xác định thành phần polyphenol 
cũng như nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của chúng. 
3.4.2. Đánh giá độ tinh sạch của phlorotannin 
Các phân đoạn thu được từ quá trình tách phân đoạn bằng các dung 
môi hữu cơ khác nhau và các phân đoạn thu được qua cột gel 
sephadex LH 20 được dùng để đánh giá độ sạch trên sắc ký bản mỏng 
và LC/MS. Kết quả đánh giá độ sạch được trình bày ở hình 3.4 ÷ 3.12. 
 20 
Hình 3.4. Dịch chiết 
ethanol trên sắc ký bản 
mỏng trƣớc khi phun 
thuốc thử 
Hình 3.5. Dịch chiết ethanol 
trên sắc ký bản mỏng sau 
khi phun thuốc thử 
Hình 3.6. Phân đoạn 
ethyl acetate trên sắc ký 
bản mỏng sau khi phun 
thuốc thử 
Hình 3.7. LC/MS của dịch chiết 
ethanol ban đầu 
Hình 3.8. LC/MS của phân đoạn 
n-hexan 
 21 
Hình 3.9. LC/MS của phân đoạn 
chloroform 
Hình 3.10. LC/MS của phân đoạn 
ethyl acetate 
Hình 3.11. LC/MS của phân đoạn 
n-butanol 
Hình 3.12. LC/MS của phân đoạn nƣớc 
còn lại sau cùng 
Phân tích ANOVA cho thấy các dữ liệu thu từ các phân đoạn 12-16 
và 22-34 đều có p < 0,05. Phân đoạn 22-34 chứa hàm lượng 
phlorotannin nhiều hơn nên được thu và mang phân tích NMR. Kết 
quả cho thấy chất thu được tập trung ở vùng tần số thấp và mẫu thu 
được sạch trên 92%. Hàm lượng phlorotannin với hoạt tính chống oxy 
 22 
hóa ở phân đoạn ethyl acetate là cao nhất so với các phân đoạn nghiên 
cứu. Hoạt chất chống oxy hóa phlorotannin được chạy qua cột 
sephadex LH 20 có độ tinh sạch từ 92% trở lên. Tuy nhiên, để xác 
định cụ thể chất gì trong nhóm hợp chất phlorotannin (polyphenol) 
cần phải có thêm một số nghiên cứu khác nữa và cần tiếp tục nghiên 
cứu sâu hơn nữa ở những nghiên cứu tiếp theo. 
3.4.3. Đề xuất quy trình thu nhận phlorotannin từ rong mơ S. serratum 
Từ các nghiên cứu ở trên cho phép đề xuất quy trình thu nhận 
phlorotannin từ rong mơ S. serratum ở hình 3.13. 
Hình 3.13. Sơ đồ quy trình tinh chế phlorotannin từ rong S. 
serratum 
Nguyên liệu 
rong mơ 
Chiết 
Thời gian: 33 giờ 
Nhiệt độ: 430C 
Tỷ lệ DM:NL: 27:1 (v/w) 
Lọc 
Phân đoạn 
chloroform 
Phân đoạn 
EtOAC 
Phân đoạn n-
butanol 
Phân đoạn lần 
1 
Cô đặc 
Phân đoạn n-
hexan 
Phân đoạn lần 
2 
Phân đoạn lần 
3 
Phân đoạn lần 
4 
Dung dịch nước 
còn lại 
Sắc ký 
Sephadex LH 
20 
Hệ dung môi rửa giải: 
Chloroform : methanol : acid 
formic: 90:9:1 
Phlorotannin 
tinh 
 23 
* Thuyết minh quy trình 
+ Nguyên liệu 
Rong mơ Sargassum serratum được thu mẫu ở vịnh Nha Trang - 
Khánh Hòa, Việt Nam. Sau khi thu mẫu, rong mơ được làm sạch, định 
danh và sấy khô đến hàm ẩm 19%. Rong mơ khô thường có hàm 
lượng phlorotannin chiếm vào khoảng 0,6%. 
+ Chiết 
Rong mơ khô sau khi xay, được dùng để chiết phlorotannin bằng 
ethanol 96%. Quá trình chiết được tiến hành theo phương pháp ngâm 
chiết ở nhiệt độ 430C, trong 33 giờ với tỷ lệ DM:NL 27:1 (v/w). 
+ Lọc 
Dịch chiết được lọc qua giấy lọc để thu dịch lọc. Dịch lọc 
phlorotannin được bảo quản trong chai sẫm màu nhằm hạn chế tác 
động của ánh sáng làm hư hỏng phlorotannin. 
+ Cô đặc 
Dịch lọc được cô đặc ở nhiệt độ 400C để thu cao chiết. Sau khi cô 
đặc, cao chiết được tái hòa tan bằng ethanol 99,5% và loại bỏ phần 
cặn không tan trong ethanol 99,5%. Dịch tái hoà tan thu được, tiếp tục 
được tái cô đặc còn lại một phần ba thể tích và bảo quản trong chai 
sẫm màu. Phần dịch này sẽ được phân đoạn làm sạch bằng các dung 
môi hữu cơ từ không phân cực tới phân cực mạnh ở công đoạn tiếp 
theo. 
+ Phân đoạn lần 1 
Dịch sau khi cô đặc được tách phân đoạn bằng n-hexan để thu phân đoạn 
tan trong n-hexan và tách phân đoạn trong n-hexan bảo quản trong chai sẫm 
màu. 
+ Phân đoạn lần 2 
Dịch còn lại sau khi tách phân đoạn n-hexan được tiếp tục tách 
phân đoạn bằng chloroform để thu phân đoạn tan trong chloroform và 
tách riêng phân đoạn trong chloroform bảo quản trong chai sẫm màu. 
+ Phân đoạn lần 3 
 24 
Dịch còn lại sau khi phân đoạn bằng chloroform tiếp tục được phân 
đoạn bằng ethyl acetate để thu phân đoạn tan trong ethyl acetate. Phân 
đoạn ethyl acetate tách riêng, bảo quản trong chai sẫm màu để dung 
cho việc tinh sạch qua cột sắc ký qua cột sephadex LH 20. 
+ Phân đoạn lần 4 
Dịch chiết còn lại sau khi phân đoạn bằng ethyl acetate, tiếp tục 
được tách phân đoạn bằng n-butanol. Sau khi tách phân đoạn, thu 
phân đoạn tan trong n-butanol và dịch còn lại. Phân đoạn trong n-
butanol và dịch còn lại đều được bảo quản trong bình sẫm màu. 
+ Sắc ký lọc gel Sephadex LH 20 
Phân đoạn ethyl acetate có độ sạch nhất và hàm lượng phlorotannin 
lớn nhất nên tiếp tục được sử dụng để tinh sạch phlorotannin qua cột 
lọc gel Sephadex LH 20 để thu phlorotannin tinh sạch. Hệ dung môi 
rửa giải thu phlorotannin tinh là chloroform : methanol : acid formic 
(90:9:1). 
Khả năng làm sạch phlorotannin qua từng phân đoạn n-hexan/ 
chloroform/ ethyl acetate/ n-butanol tương ứng 29,8%, 20,6%, 81,8% 
và 51,94% so với dịch chiết ethanol ban đầu. Độ tinh sạch của 
phlorotannin sau khi sắc ký cột là trên 92%. 
Dẫn xuất phloroglucinol thu được dự đoán là epicatechin với m/z 
vào khoảng 301. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu tinh chế 
phlorotannin sâu hơn nữa để phục vụ y dược và thực phẩm. 
3.5. THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT CHẾ PHẨM 
PHLOROTANIN TỪ RONG MƠ S. SERRATUM BẰNG KỸ 
THUẬT SẤY PHUN 
3.5.1. Xác định chất trợ sấy 
Kết quả thử nghiệm sử dung các chất trợ sấy khác nhau: 
maltodextrin, glucose, saccharose trong sấy phun tạo chế phẩm 
phlorotannin từ rong mơ S. serratum cho thấy hàm lượng phlorotannin 
có hoạt tính chống oxy hóa trong chế phẩm bột phlorotannin sau sấy 
phun thu được từ các mẫu sấy bổ sung các chất trợ sấy khác nhau 
 25 
giảm dần theo trình tự các chất trợ sấy đã sử dụng: maltodextrin/ 
glucose/ saccharose. Do vậy, maltodextrin được lựa chọn làm chất trợ 
sấy trong sấy phun thu bột chế phẩm phlorotannin từ rong mơ S. 
serratum. 
3.5.2. Xác định tỷ lệ maltodextrin 
Phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy tỉ lệ chất trợ sấy 
(maltodextrin) sử dụng có mối tương quan rất chặt chẽ với hàm lượng 
phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa (R2 > 0,81); các hàm mục 
tiêu đều tuân theo mô hình phi tuyến bậc 2. Kết quả phân tích cũng 
cho thấy tỷ lệ maltodextrin sử dụng 10% là phù hợp cho quá trình sấy 
phun thu bột chế phẩm phlorotannin từ rong mơ S. serratum. 
3.5.3. Xác định áp suất khí nén 
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy hàm lượng phlorotannin với 
hoạt tính chống oxy hóa có mối tương quan chặt chẽ với áp suất khí 
nén (R
2
 > 0,75) sử dụng khi sấy phun dịch chiết phlorotannin từ rong 
mơ S. serratum và áp suất khí nén được lựa chọn để sấy phun dịch 
chiết phlorotannin từ rong mơ S. serratum thu mẫu ở Khánh Hòa là 
0,8bar. 
3.5.4. Xác định tốc độ bơm nhập liệu 
Phân tích mức độ tương quan giữa các yếu tố bằng ANOVA cho 
thấy có mối liên hệ quan chặt chẽ giữa tốc độ bơm nhập liệu với hàm 
lượng phlorotannin trong sản phẩm sau sấy (R2 > 0,92; F > Fcrit). Tốc 
độ bơm nhập liệu được lựa chọn để sấy phun dịch chiết phlorotannin 
từ rong mơ S. serratum là 10 vòng/phút. 
3.5.5. Xác định nhiệt độ đầu vào của quá trình sấy 
Phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy có sự khác biệt mang ý 
nghĩa thống kê về hàm lượng phlorotannin và hoạt tính chống oxy hóa 
của bột phlorotannin thu được khi sấy ở các điều kiện nhiệt độ đầu 
vào của quá trình sấy khác nhau. Nhiệt độ khí đầu vào của quá trình 
sấy phun tạo chế phẩm bột phlorotannin từ dịch chiết phlorotannin từ 
rong mơ S. serratum thích hợp là 1100C. 
 26 
Dịch chiết 
phlorotannin 
- Áp suất bơm 0,8bar 
- Tốc độ bơm 10 v/p 
- Nhiệt độ đầu vào 1100C 
Đồng hóa 
Sấy phun 
Bột chế phẩm 
Maltodextrin 10% 
Bao gói 
Sản phẩm 
Bảo quản 
3.5.6. Đề xuất quy trình thu nhận bột phlorotannin bằng kỹ 
thuật sấy phun 
Từ các nghiên cứu ở trên cho phép đề xuất quy trình thu nhận bột 
phlorotannin bằng kỹ thuật sấy phun trình bày ở hình 3.14. 
* Thuyết minh quy trình: 
+ Dịch chiết phlorotannin: phlorotannin từ rong mơ S. serratum 
được chiết theo kỹ thuật ngâm chiết. Sau khi 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thu_nhan_phlorotannin_tu_rong_mo.pdf