Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 22/07/2025 90
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
5% diện tích đất SXNN; đất trồng cây hàng năm 5.366,85 ha, chiếm 42,69% diện 
tích đất SXNN; đất trồng cây lâu năm 7.206,07ha, chiếm 57,31% diện tích đất SXNN. 
Với sự đa dạng trong sử dụng đất nông nghiệp đã đem đến cho Đoan Hùng lợi thế phát 
triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp 
cũng chính là quỹ đất tiềm năng dành cho phát triển cơ sở kinh tế - kỹ thuật – hạ tầng 
phi nông nghiệp. Vì vậy cần xác định nguồn đất nông nghiệp còn lại phục vụ SXNN sao 
cho hiệu quả. 
 8 
4.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐOAN HÙNG 
4.2.1. Cơ sở dữ liệu đất đai 
4.2.1.1. Cơ sở dữ liệu địa chính 
a. Tư liệu bản đồ 
Hiện nay trên địa bàn huyện và tại các xã đang sử dụng hệ thống BĐĐC được lập 
từ năm 1992 và hệ thống bản đồ được số hóa từ bản đồ giải thửa. Ngoài ra, tại một số xã 
có BĐĐC tỷ lệ 1/500, 1/1000 và 1/5000 được lập cho các tổ chức được nhà nước giao 
đất, cho thuê đất. Trong quá trình sử dụng, bản đồ ít được cập nhật chỉnh lý biến động. 
Các bản đồ sử dụng tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các xã chủ yếu ở dạng giấy, công 
tác cập nhật biến động về đất đai mới được thực hiện từ khi thành lập Văn phòng Đăng 
ký đất đai và nhu cầu chỉnh lý biến động từ chính người dân trong thời gian gần đây. 
b. Hệ thống sổ sách 
Hiện nay, hệ thống sổ mục kê, sổ địa chính và sổ cấp GCNQSD trên địa bàn huyện 
Đoan Hùng được lập đầy đủ ở tất cả các xã, thị trấn. Tuy nhiên sổ đăng ký biến động chưa 
được lập đầy đủ và việc quản lý để theo dõi biến động ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế. 
Hệ thống sổ sách trong hồ sơ địa chính tất cả vẫn ở dạng giấy, chưa được số hóa. 
c. Công tác đăng ký đất đai 
Việc đăng ký cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện được thực hiện trên đất ở, đất 
SXNN của hộ gia đình, cá nhân; đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp của các cơ 
quan, tổ chức; đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất dự án của các tổ chức được giao đất, 
thuê đất. Việc đăng ký kê khai được tiến hành theo Nghị định 64/CP, việc cấp GCN 
QSDĐ ở hầu hết các xã dựa trên bản đồ đo đạc 299. Toàn huyện đã kê khai đăng ký cấp 
GCN QSD đất ở cho 698,37 ha, đạt tỷ lệ 94,81%; đất nông nghiệp đã cấp được 
19.437,58 ha, đạt tỷ lệ 89,64% diện tích cần cấp (Phòng Tài nguyên và Môi trường 
huyện Đoan Hùng, 2015). 
4.2.1.2. Cơ sở dữ liệu hiện trạng 
- Bản đồ HTSD đất các cấp (xã, huyện) năm 2014 được lập từ nguồn BĐĐC, 
được lưu trữ dạng số (định dạng file dgn); Bản đồ HTSD đất năm 2015 được thành lập 
từ kết quả hiện chỉnh bản đồ HTSD đất năm 2014. Tuy nhiên, số liệu thống kê đất đai 
hiện trạng còn có sự sai lệch với số liệu tổng hợp từ bản đồ HTSD đất dạng số. 
- Bảng biểu, số liệu thống kê đất đai 2015 được lập và lưu trữ trên phần mềm TK-
Tool, nội dung các bảng, biểu được xây dựng và tổng hợp theo Thông tư số 
28/2014/TT-BTNMT ngày 02/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
4.2.1.3. Cơ sở dữ liệu chất lượng đất 
Hiện nay, tư liệu về chất lượng đất đai đang sử dụng tại huyện là bản đồ đất tỷ lệ 
1/25000 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 2008 (tư liệu ở dạng 
giấy). Nguồn gốc của tư liệu này được xây dựng trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ 
cùng với các tư liệu khác như bản đồ HTSD đất, bản đồ quy hoạch SXNN kết hợp với 
quá trình điều tra thực địa, lấy mẫu và phân tích đất. 
Điểm hạn chế trong khai thác tư liệu chất lượng đất tại huyện là do tư liệu chỉ có ở 
dạng giấy, các số liệu thuộc tính của các đơn vị đất đai được quản lý trên phần mềm 
 9 
Excel, trong khi các tư liệu khác như bản đồ HTSD đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất... 
của huyện đã được xây dựng và quản lý trên máy tính, nên việc tra cứu thông tin, xác 
định vị trí, diện tích và phạm vi dự án gặp nhiều bất tiện. Vì vậy cần thiết phải số hóa, 
chuẩn hóa tư liệu này để quản lý trên cùng hệ thống CSDL cùng với các CSDL đất đai 
khác để tiện lợi cho quá trình cập nhật và khai thác thông tin đất đai của huyện. 
4.2.2. Hạ tầng thông tin và công nghệ phục vụ công tác quản lý đất đai 
Mạng máy tính trang bị cho 04 phòng làm việc của phòng Tài nguyên và Môi 
trường được kết nối mạng Internet ADSL tốc độ cao thiết lập kết nối đến 10 máy tính 
thông qua 2 modern ADSL, 2 Hub, 01 đường leased line 1.5Mbs. 
- Phần mềm chuyên ngành đang được trang bị trên các hệ thống máy tính gồm có: 
Phần mềm MicroStations phục vụ quản lý dữ liệu thông tin BĐĐC, bản đồ HTSD đất; 
Phần mềm Autocad phục vụ quản lý các bản đồ, bản vẽ chuyên ngành xây dựng và cơ 
sở hạ tầng; Phần mềm hệ điều hành và một số phầm mềm văn phòng thông dụng khác. 
- Hệ thống mạng LAN tại phòng Tài nguyên và Môi trường 
Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường còn 
nhiều hạn chế, các thiết bị phục vụ nghiệp vụ chuyên môn như máy scan, xử lý văn bản 
số thì còn thiếu và chưa đủ điều kiện phục vụ công việc. Hiện tại Phòng chỉ có 04 máy 
in A4 và 03 máy in A3; 01 máy scan A4. 
Với thực trạng cơ sở vật chất, các trang thiết bị còn hạn chế. Việc ứng dụng tin 
học vào công tác QLĐĐ, xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cung cấp thông tin 
đất đai trên địa bàn huyện chỉ tập trung ở Văn phòng Đăng ký đất đai, chưa được kết nối 
và hỗ trợ thông tin đến các cơ quan khác trong huyện, cũng như ở Phòng Tài nguyên và 
Môi trường và các xã/thị trấn trong huyện. Việc kết nối CSDL đất đai với hệ thống 
Internet để cung cấp thông tin rộng rãi chưa thực hiện được, thông tin cũng như CSDL 
đất đai chưa được tổ chức thành hệ thống nên việc khai thác và sử dụng còn rất hạn chế. 
4.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 
HUYỆN ĐOAN HÙNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG 
4.3.1. Cấu trúc mô hình hệ thống thông tin và mô hình cơ sở dữ liệu đất sản xuất 
nông nghiệp huyện Đoan Hùng 
4.3.1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp 
Mô hình cấu trúc HTTT đất đai huyện Đoan Hùng được chúng tôi đề xuất ở hình 4.1. 
Sơ đồ mức ngữ cảnh thể hiện tổng quan về HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, thể 
hiện mối tương tác với các tác nhân quản trị và sử dụng hệ thống, bao gồm: 
Chức năng của hệ thống: HTTT đất đai của huyện Đoan Hùng sau khi được xây 
dựng không chỉ phục vụ cho mục đích QLSD đất SXNN nói riêng mà còn hướng tới 
phục vụ cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai một cách toàn diện cả về số 
lượng và chất lượng đất và trong tương lai hệ thống còn được tích hợp thêm các thông 
tin cần thiết khác để hướng tới phục vụ đa mục tiêu, hỗ trợ cho các công tác quản lý nhà 
nước khác như quản lý hành chính, tư pháp, tài chính, xây dựng... 
Tác nhân của hệ thống: bao gồm người quản trị hệ thống và người dùng. 
 10 
Ở mức ngữ cảnh, các sơ đồ chỉ thể hiện mối tương tác giữa các tác nhân với hệ 
thống, thể hiện các nhiệm vụ của hệ thống, các loại thông tin được lưu trữ và khai thác 
trong hệ thống. 
Hình 4.1. Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin đất SXNN huyện Đoan Hùng 
4.3.1.2. Mô hình cấu trúc dữ liệu đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 
Trên cơ sở đặc điểm và yêu cầu QLSD đất SXNN của huyện, chúng tôi đề xuất 
mô hình cấu trúc dữ liệu cho hệ thống với 3 phân hệ gồm: CSDL địa chính; CSDL chất 
lượng đất; CSDL HTSD đất. Phân hệ CSDL khác được đề xuất cho tương lai nhằm đáp 
ứng các yêu cầu ngày càng nhiều thông tin về đất đai như thông tin về giá đất, thông tin 
về quy hoạch sử dụng đất... 
4.3.2. Phân hệ cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin đất sản xuất nông nghiệp 
huyện Đoan Hùng 
4.3.2.1. Phân hệ cơ sở dữ liệu địa chính 
Phân hệ này có nhiệm vụ lưu trữ và cập nhật dữ liệu địa chính, bao gồm dữ liệu 
không gian (BĐĐC, bản đồ giải thửa...) và dữ liệu thuộc tính. Sự cần thiết đối với các dữ 
liệu trong phân hệ này là chuẩn hóa tất cả dữ liệu bản đồ theo chuẩn hệ tọa độ VN-2000 để 
có thể kết nối với CSDL địa chính quốc gia và CSDL địa chính của các địa phương khác, 
làm cơ sở cho việc khai thác, trao đổi thông tin địa chính. Đối với dữ liệu thuộc tính, các dữ 
liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được chuyển đổi, lưu trữ dưới dạng các 
file, có thể được nhập vào CSDL và đồng bộ dữ liệu với CSDL bản đồ trong hệ thống thông 
qua phần mềm chuyên dụng. Phân hệ này hỗ trợ người dùng các chức năng thống kê, tìm 
kiếm để phục vụ cho các nhu cầu tra cứu thông tin đối với thửa đất, báo cáo, thống kê diện 
tích các loại đất theo đơn vị hành chính xã/thị trấn. 
Hình 4.2. Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống 
 11 
4.3.2.2. Phân hệ cơ sở dữ liệu chất lượng đất 
Trong HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, phân hệ chất lượng đất được xây dựng và 
lưu trữ trong hệ thống CSDL đất đai nhằm xác định chất lượng đất cho mỗi khoanh đất, 
thửa đất một cách chi tiết và đầy đủ về tính lý hóa học. Các thông tin về chất lượng đất 
sẽ hỗ trợ việc xác định các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ liên quan đến đất đai như 
xác định mức thuế, giá trị cho thuê... khi căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng đất. Bên cạnh 
đó, phân hệ này sẽ liên kết với các phân hệ CSDL khác để cung cấp thông tin đến từng 
thửa đất và từng chủ sử dụng theo mỗi yêu cầu cụ thể. 
Để thực hiện được các yêu cầu trên, trong HTTT đất đai của huyện, đề tài đã xây 
dựng các module thực hiện các chức năng quan lý để lưu trữ, cập nhật các thông tin về 
diện tích, chất lượng đất và sự phân bố của các loại đất theo mỗi tờ bản đồ của mỗi đơn 
vị hành chính xã và trong toàn huyện. 
4.3.2.3. Phân hệ cơ sở hiện trạng sử dụng đất 
Phân hệ này được xây dựng và lưu trữ trong hệ thống CSDL đất đai nhằm xác 
định LUT, loại đất (theo mục đích sử dụng) cho mỗi khoanh đất, phục vụ công tác 
thống kê đất đai theo ranh giới hành chính xã và toàn huyện. Bên cạnh đó, phân hệ này 
sẽ liên kết với các phân hệ CSDL khác để cung cấp thông tin chất lượng đất cho LUT 
hiện tại, mức độ thích hợp đối với LUT hiện tại và các mức độ thích hợp khác theo yêu 
cầu sử dụng đất để có thể chuyển đổi LUT sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. 
4.3.3. Triển khai hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng 
Trên cơ sở kinh nghiệm các nước trên thế giới, tình hình phát triển công nghệ 
GIS, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu đất đai, tổ chức và nguồn nhân lực hiện 
tại, HTTT đất đai của huyện cần triển khai như sau: 
- Nguyên tắc xây dựng CSDL 
Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, thị trấn (sau đây 
gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL đất đai. 
Cơ sở dữ liệu địa chính của huyện là tập hợp CSDL đất đai của tất cả các đơn vị 
hành chính cấp xã thuộc huyện. 
Cơ sở dữ liệu HTSD đất tại cấp xã được đồng bộ và thống nhất nội dung với 
CSDL địa chính theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
Cơ sở dữ liệu HTSD đất của huyện là tập hợp CSDL đất đai của tất cả các đơn vị hành 
chính cấp xã thuộc huyện. 
Cơ sở dữ liệu chất lượng đất của huyện được xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá 
chất lượng đất ở quy mô cấp huyện; chuẩn hóa thông tin, dữ liệu theo Thông tư 
60/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật điều tra 
đánh giá đất đai. Ngoài ra, cần thống nhất nội dung, ranh giới các đơn vị chất lượng đất 
trong CSDL chất lượng đất với nội dung, thông tin trong CSDL HTSD đất của huyện. 
- Trách nhiệm cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL: Trong điều kiện hiện 
tại, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện chịu trách nhiệm cập nhật, quản lý và 
khai thác sử dụng CSDL. 
Khi đã có đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thông suốt từ cấp xã đến 
cấp Trung ương và hình thành được kho CSDL thì trách nhiệm cập nhật, quản lý và 
khai thác sử dụng CSDL được thực hiện thống nhất. 
 12 
4.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 
4.3.4.1. Thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính 
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi 
trường tỉnh Phú Thọ (2015), chúng tôi tổng hợp được bảng 4.1. 
Bảng 4.1. Danh mục dữ liệu bản đồ địa chính huyện Đoan Hùng 
STT 
Số lượng Năm thành lập hồ 
sơ 
Ghi chú 
Dạng giấy (tờ) Dạng số (file) 
Tỷ lệ 1/1000 
1 197 126 1992 Số hoá 
2 32 32 2001 Số hoá 
3 70 70 2009 Số hoá 
4 35 35 2010 Số hoá 
Tổng 334 263 
Tỷ lệ 1/5000 
1 95 28 1992 Số hoá 
2 28 13 1993 Số hoá 
3 2 1 2001 Số hoá 
4 15 5 2009 Số hoá 
5 6 4 2010 Số hoá 
Tổng 146 51 
Đến nay trên địa bàn huyện Đoan Hùng phần lớn dữ liệu bản đồ địa chính và hồ 
sơ địa chính được thành lập từ năm 1992, nay đã được số hóa để hỗ trợ công tác tra cứu 
thông tin và lưu trữ tài liệu và hệ thống bản đồ đo theo hệ tọa độ VN-2000 nên quá trình 
xây dựng hồ sơ và xây dựng CSDL cần phải tiến hành chuyển đổi và chuẩn hóa thống 
nhất. Mặt khác khi thực hiện các phương án quy hoạch trên địa bàn huyện làm cho nội 
dung bản đồ tăng thêm sự biến động. Nhiệm vụ đặt ra cần thực hiện cập nhật, hiện 
chỉnh bản đồ theo hiện trạng. Từ đó yêu cầu của công tác QLĐĐ cần cấp lại, cấp đổi 
GCNQSDĐ để chuẩn bị cho việc xây dựng CSDL đất đai. 
4.3.4.2. Chuẩn hóa và hoàn thiện dữ liệu bản đồ địa chính 
Các dữ liệu BĐĐC trước khi đưa vào CSDL phải được chuẩn hóa theo Thông tư 
25-2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014. 
Để thử nghiệm tích hợp các phân hệ CSDL và các chức năng của HTTT đất 
SXNN huyện Đoan Hùng, chúng tôi tiến hành chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính trên 
 13 
địa của xã Vân Du: File bản vẽ của BĐĐC được xây dựng ở định dạng dữ liệu *.DGN; 
Hệ tọa độ: Hệ tọa độ VN-2000 (sheet-file được chọn riêng cho tỉnh Phú Thọ: kinh tuyến 
trục 104045’, múi chiếu 30); Chuẩn hóa các lớp dữ liệu trên bản đồ: ranh giới thửa – lớp 
10; chỉ giới đường - lớp 23; kênh, mương, rãnh - lớp 32, 34 
4.3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất 
4.3.5.1. Phúc tra hoàn thiện bản đồ đất và cơ sở dữ liệu chất lượng đất 
Bảng 4.2. Diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng 
STT Tên đất Việt Nam 
Ký 
hiệu 
Tên đất 
theo AO 
Ký 
hiệu 
Diện tích 
(ha) 
Tỷ lệ 
 (%) 
 Tổng diện tích 12.572,95 100 
1 Nhóm đất phù sa P Fluvisols FL 1.704.95 13,56 
1.1 Đất phù sa được bồi 
trung tính ít chua 
Pbe Eutric 
Fluvisol 
FLe 403.75 3,21 
1.2 Đất phù sa không được 
bồi trung tính ít chua 
Pe Eutric 
Fluvisol 
FLe 1.161,91 9,24 
1.3 Đất phù sa glây Pg Gleyic 
Fluvisol 
FLg 132,90 1,06 
1.4 Đất phù sa úng nước Pj Gleyic 
Fluvisol 
FLg 6,39 0,05 
2 Nhóm đất đỏ vàng F Acrisols AC 7.955,72 63,28 
2.1 Đất đỏ vàng trên đá sét 
và biến chất 
Fs Ferralic 
Acrisols 
ACf 5.950,81 47,33 
2.2 Đất vàng nhạt trên đá 
cát 
Fq Arenic 
Acrisols 
 524,67 4,17 
2.3 Đất nâu vàng trên phù 
sa cổ 
Fp Ferralic 
Acrisols 
ACf 580,16 4,61 
2.4 Đất đỏ vàng biến đổi do 
trồng lúa 
Fl Gleyi 
Ferralic 
ACf-g 900,08 7,16 
3 Nhóm đất thung lũng D Chưa có tên - 2.912,28 23,16 
3.1 Đất thung lũng do sản 
phẩm dốc tụ 
D Chưa có tên - 2.912,28 23,16 
 14 
Kết quả phúc tra bản đồ đất năm 2015 cho thấy, tính chất lý hóa học của các đất 
trên địa bàn huyện khá đa dạng, phụ thuộc rõ vào các loại đất, địa hình và loại SDĐ. 
Kết quả phúc tra và hoàn thiện bản đồ đất năm 2015 huyện Đoan Hùng được thành lập 
ở tỷ lệ 1/25000, Hệ tọa độ VN-2000 theo chuẩn hiện hành. 
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) chiếm diện tích lớn nhất (5.950,81 ha) và điển hình, 
phù hợp để phát triển các loại cây ăn quả cũng như cây công nghiệp lâu năm (chè) với 
quy mô sản xuất hàng hóa (Bảng 4.2). 
4.3.5.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 
a. Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá chất lượng đất 
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kết quả nghiên cứu phân loại đất huyện Đoan 
Hùng, các yếu tố được lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp để xác định đơn vị chất lượng đất 
đai được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 ở bảng 4.3. 
b. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 
- Lựa chọn các yếu tố tạo lập bản đồ đơn vị đất đai; 
- Mô tả đặc điểm và thống kê diện tích các đơn vị đất đai theo xã và huyện; 
- Biên tập bản đồ đơn vị đất đai, chuẩn hóa thành CSDL chất lượng đất. 
Bảng 4.3. Chỉ tiêu phân cấp đơn vị chất lượng đất đai huyện Đoan Hùng 
Yếu tố và chỉ tiêu Ký hiệu Ghi chú 
I. Loại đất G 
 1. Đất phù sa được bồi trung tính ít chua G1 
 2. Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua G2 
 3. Đất phù sa glây G3 
 4. Đất phù sa úng nước G4 
 5. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất G5 
 6. Đất vàng nhạt trên đá cát G6 
 7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ G7 
 8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa G8 
 9. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ G9 
II. Độ dốc (áp dụng đối với đồi núi) Sl 
 1. Độ dốc 0 - 80 Sl1 
 2. Độ dốc 8 - 150 Sl2 
 3. Độ dốc 15 - 250 Sl3 
 4. Độ dốc >250 Sl4 
 15 
Yếu tố và chỉ tiêu Ký hiệu Ghi chú 
 III. Địa hình tương đối (đối với đồng bằng) E 
 1. Cao E1 
 2. Vàn cao E2 
 3. Vàn E3 
 4. Vàn thấp E4 
 IV. Độ dày tầng đất D 
 1. Tầng đất dày trên 100cm D1 
 2. Tầng đất dày từ 70-100cm D2 
 3. Tầng đất dày từ 50-70cm D3 
 V. Thành phần cơ giới C 
 1. Thịt nhẹ C1 
 2. Thịt trung bình C2 
 3. Thịt nặng (sét pha thịt/sét) C3 
 VI. Độ phì nhiêu DP 
 1. Cao DP1 
 2. Trung bình DP2 
 3. Thấp DP3 
 VII. Chế độ tưới I 
 1. Chủ động I1 
 2. Bán chủ động I2 
 3. Nhờ nước trời I3 
c. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 
Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được định lượng, phân cấp để xác định đơn vị đất đai. 
Bằng phương pháp chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề trên phần mềm ArcGIS theo 
các yếu tố và chỉ tiêu đã nêu, kết quả toàn huyện Đoan Hùng có 49 đơn vị đất đai: 
- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (G1) có diện tích 403,75 ha gồm 2 đơn vị 
đất (1-2) khác nhau về yếu tố chế độ tưới. 
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (G2) có diện tích 1.161,91 ha gồm 
5 đơn vị đất (3-7) khác biệt bởi yếu tố: địa hình tương đối, thành phần cơ giới (TPCG), 
chế độ tưới. 
 16 
- Đất phù sa glây (G3) có diện tích 132,90 ha gồm 2 đơn vị đất (8-9) khác biệt bởi 
các yếu tố TPCG, chế độ tưới. 
- Đất phù sa úng nước (G4) có diện tích 6,39 ha với 1 đơn vị đất số 10. 
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (G5) có diện tích 5.950,81 ha, gồm 10 đơn 
vị đất (11-20), khác biệt bởi các yếu tố: độ dốc, tầng dày và chế độ tưới. 
- Đất vàng nhạt trên đá cát có (G6) có diện tích 524,67 ha, gồm 07 đơn vị đất (21-
27) khác biệt bởi yếu tố: độ dốc, tầng dày, TPCG và chế độ tưới. 
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (G7) có diện tích 580,16 ha, gồm có 09 đơn vị đất 
(28-36) khác biệt bởi các yếu tố: độ dốc, tầng dày và chế độ tưới. 
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (G8) có diện tích 900,08 ha, gồm có 05 
đơn vị đất (37-41) khác biệt bởi các yếu tố: tầng dày, TPCG, chế độ tưới. 
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (G9) có diện tích 2.912,28 ha, gồm có 8 đơn 
vị đất (42 - 49) khác biệt bởi các yếu tố: cấp địa hình tương đối, chế độ tưới. 
4.3.5.3. Yêu cầu sử dụng đất của các LUT 
Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có 5 LUT chính và 21 kiểu sử dụng đất, các LUT 
được đưa vào đánh giá gồm: (1) Chuyên lúa (LUA); (2) Lúa màu (LM); (3) Chuyên 
màu (CM); (4) Cây công nghiệp dài ngày (CN); (5) Cây ăn quả (AQ). 
Trên cơ sở phân cấp các chỉ tiêu của các LUT chính, tổ hợp các đơn vị đất đai đã 
xác định được 30 kiểu thích hợp đất đai hiện tại trên các LUT chính của vùng đất đang 
SXNN với diện tích 12.572,95ha. Mỗi kiểu thích hợp có thể thích hợp cho 1 hoặc nhiều 
LUT. Mức độ thích hợp theo yêu cầu sử dụng đất của các LUT trên địa bàn huyện Đoan 
Hùng được tổng hợp ở bảng 4.4. 
Bảng 4.4. Diện tích mức độ thích hợp về yêu cầu sử dụng đất của các LUT 
Loại sử dụng 
Mức độ thích hợp 
N 
Tổng diện 
tích (ha) S1 S2 S3 + 
Chuyên lúa 1.145,50 2.557,40 1.760,55 5.463,45 7.109,50 12,572.95 
Lúa màu 1.130,14 2.515,95 1.407,22 5.053,31 7.519,64 12,572.95 
Chuyên màu 1.518,95 1.521,96 6.023,73 9.064,64 3.508,31 12,572.95 
Cây CN dài ngày 3.656,55 2.153,01 755,12 6.564,68 6.008,27 12,572.95 
Cây ăn quả 3.607,61 3.998,06 425,99 8.031,66 4.541,29 12,572.95 
4.3.5.4. Hiệu quả sử dụng đất đất sản xuất nông nghiệp 
Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất là cơ sở cho việc lựa chọn các LUT có 
triển vọng phát triển trong tương lai. Tổng hợp từ 90 phiếu điều tra trên địa bàn 03 xã 
đại diện về hiệu quả sử dụng đất. 
 17 
Bảng 4.5. Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất huyện Đoan Hùng 
Tiểu 
vùng 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_thong_tin_dat_d.pdf