Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang nguyenduy 15/07/2025 100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận

Tóm tắt Luận án Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận
há, bước đầu hình thành một số vùng 
chuyên rau sạch, hoa, cây ăn quả; một số mô hình công nghệ cao được hình thành. 
Tuy quy mô diện tích theo xu hướng giảm, nhưng GTSX ngành trồng trọt vẫn tăng, 
tuy chậm. 
Ngành chăn nuôi có mức tăng khá giai đoạn 2000-2005 và tăng chậm giai đoạn 
2006-2012. Đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, các vấn 
đề về ô nhiễm môi trường, kiểm soát dịch bệnh đang đặt ra cấp thiết. Nuôi trồng 
thủy sản đã có bước phát triển khá. Một số diện tích đất NN trồng lúa một vụ, vùng 
trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc theo mô hình một vụ lúa, một 
vụ cá. Vì vậy, sản lượng thủy sản Thủ đô Hà Nội không chỉ tăng do mở rộng địa 
giới hành chính mà còn tăng lên do tăng trưởng của ngành những năm sau đó. Diện 
tích rừng của Hà Nội không nhiều, sự gia tăng của lâm nghiệp không lớn. 
- Đối với NN các tỉnh phụ cận: Sự phát triển của ngành trồng trọt cũng theo xu 
hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất và chuyển sang 
sản xuất hàng hóa. Vì vậy, sản xuất lúa cũng có xu hướng thu hẹp, sản xuất rau, 
đậu, các cây công nghiệp, những cây có giá trị kinh tế cao có xu hướng tăng. 
Việc chuyển đổi mạnh từ trồng trọt sang chăn nuôi, với việc đẩy mạnh phát 
triển chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu bò, các loại đặc sản đã tạo sức tăng trưởng mới 
 10
của NN Hà Nội và các tỉnh phụ cận (luận án đi sâu phân tích từng loại sản phẩm 
chủ yếu ở các tỉnh phụ cận và so sánh với sự phát triển của Hà Nội và các tỉnh của 
vùng). 
3.2.4. Đánh giá về khả năng liên kết giữa NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận 
- Khả năng về về quy mô SXNN và nhu cầu nông sản của Hà Nội: hiện nay 
SXNN của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 69% nhu cầu thịt gia súc các loại; 32% cá 
các loại; 84% trứng gia cầm; 19% sữa; 38% gạo tẻ; 33% rau củ tươi; 18% quả tươi 
các loại. Với ưu thế là các tỉnh cận kề Hà Nội, các tỉnh phụ cận có thị trường tiêu 
thụ nông sản lý tưởng mà những tỉnh có cự ly xa hơn phải mơ ước. Nếu khai thác 
được ưu thế này, NN các tỉnh phụ cận sẽ giải quyết được vấn đề thị trường, một 
trong vấn đề gay cấn của NN nước ta hiện nay. 
- Mối quan hệ giao lưu hàng hóa NS của các tỉnh đến Hà Nội: Mối quan hệ đó 
chủ yếu là mối quan hệ cung cấp lương thực, thực phẩm của NN các tỉnh phụ cận 
và chuyển giao công nghệ, giống, với những đặc điểm: (1) Yêu cầu ngày càng 
tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. (2) Đang tồn tại những vấn đề về vệ 
sinh thực phẩm đòi hỏi tăng cường sự phối hợp giám sát. (3) Sức cạnh tranh tăng 
do hội nhập. Ngoài ra, các vấn đề về vành đai cây xanh, mặt nước điều hòa, khai 
thác thế mạnh của Hà Nội cũng là các vấn đề liên kết. 
3.3. Thực trạng LKKT giữa NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận trong quá 
trình ĐTH 
3.3.1. Thực trạng phát triển các mối quan hệ liên kết giữa NN Hà Nội với NN các 
tỉnh phụ cận giai đoạn trước 2008 
- Giai đoạn trước 1990 (Hà Nội bao gồm 11 huyện, 1 thị xã): Đây là giai đoạn 
có nhiều biến động về địa giới. Vì vậy, có thể coi việc mở rộng ngoại thành Hà Nội 
là biểu hiện của mối quan hệ LKKT trong sản xuất nông sản những năm đó. Mối 
quan hệ liên kết được thực hiện một cách trực tiếp thông qua các biện pháp mang 
tính hành chính kinh tế trong nội bộ các tỉnh, thành phố (cùng với cơ chế bao cấp, 
ngăn sông cấm chợ). Các mối quan hệ trực tiếp giữa các cơ sở kinh doanh NN của 
Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong vùng hầu như chưa xuất hiện. 
- Giai đoạn từ 1991 đến 2000: Năm 1991 ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, 
chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và 
Mê Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện 
ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km². Sự thay đổi địa giới hành chính và 
đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị 
trường đã thay đổi các mối LKKT giữa NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận. 
(1) LKKT thông qua các hoạt động quản lý vĩ mô: LKKT thể hiện trong các 
quy hoạch chung của vùng ĐBSH, Hà Nội và các tỉnh phụ cận qua việc thành lập 
Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ lãnh thổ vùng ĐBSH và Quy hoạch tổng thể phát 
triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH thời kỳ 1996-2010 được triển khai. Trong quy 
hoạch, rất nhiều vấn đề của vùng và liên kết giữa các địa phương trong vùng đã 
được đề cập. 
 11
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội và các tỉnh phụ 
cận đã đề cập đến sự liên kết trong phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh, thành phố 
trong vùng ĐBSH và các tỉnh phụ cận. 
Trên thực tế, việc triển khai các chủ trương, những ý tưởng được đề cập trong 
các Quy hoạch đã được thực hiện. Đặc biệt, những vấn đề chủ yếu trong Quy hoạch về 
NN Hà Nội và các tỉnh phụ cận đã từng bước được triển khai và đạt kết quả khá tốt. 
(2) LKKT giữa các cơ sở kinh doanh NN: Đã xuất hiện những mối quan hệ 
kiên kết trong sản xuất và cung ứng nông sản, chuyển giao tiến bộ khoa học công 
nghệ Cụ thể: 
+ Đã xuất hiện các mô hình LK giữa các cơ sở sản xuất NN với các địa phương 
trong vùng như: làn sóng đầu tư của bộ phận dân cư Hà Nội vào các tỉnh Vĩnh 
Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên để phát triển kinh tế trang trại; liên kết trong 
đầu tư giữa những người sản xuất, nhất là chế biến nông sản của Hà Nội với những 
người sản xuất nông sản của các tỉnh trong vùng. Ví dụ: Liên kết giữa những người 
dân sản xuất cốm Vòng với các địa phương của Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình, 
Nam Định trong việc cung cấp lúa nếp nguyên liệu. 
+ Xuất hiện các mô hình LK Liên kết trong cung ứng các loại nông sản: Đây là 
hoạt động LK có tính phổ biến nhất ở giai đoạn này giữa NN Hà Nội với NN các 
tỉnh phụ cận. Tuy nhiên, đây cũng là mối quan hệ liên kết mang tính tự phát, xuất 
phát từ lợi ích mỗi bên trong việc khai thác thị trường Thủ đô. Mối quan hệ liên kết 
cung ứng hàng hoá cho Hà Nội đã diễn ra với các hình thức đa dạng và khá sống 
động. Tuy nhiên trong NN, vai trò trong cung ứng nông sản của các tỉnh cho Thành 
phố Hà Nội lại thuộc về các loại hình của kinh tế tư nhân, mà chủ yếu của những 
người buôn bán nhỏ. 
Bảng 3.1: Khối lượng một số mặt hàng nông sản và có nguồn gốc nông sản 
của các tỉnh cung cấp thành phố Hà Nội 1995-1998 
Đơn vị: Tấn 
Loại nông sản 1995 1996 1997 1998 
1. Lương thực quy gạo 349.923 358.910 369.235 380.500 
2. Rau tươi 160.928 165.063 170.025 175.000 
3. Quả tươi 29.750 30.163 31.853 33.000 
4. Thịt lợn hơi 179.328 183.936 186.554 192.000 
5. Dầu ăn 11.052 11.565 11.914 12.344 
6. Sản phẩm thuỷ sản 15.120 17.430 19.610 20.480 
Nguồn: Sở Thương mại Thành phố Hà Nội. 
+ Đối với khoa học và công nghệ, đã xuất hiện các mô hình nghiên cứu về NN 
của Hà Nội, nhưng các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới 
dừng ở mức độ tham quan và khảo nghiệm của các tỉnh phụ cận, các hoạt động LK 
dưới hình thức chuyển giao cho các tỉnh chưa được triển khai. 
 12
- Giai đoạn từ 2001 - 2007: Đây là giai đoạn Hà Nội có quá trình đô thị hoá rất 
cao, hình thành các quận mới Cầu Giấy, Thanh Xuân năm 1997 và các quận Long 
Biên, Hoàng Mai năm 2005; nhiều khu công nghiệp ở Đông Anh, Sóc Sơn, Gia 
Lâm đã thu hẹp quy mô sản xuất nông nghiệp; làm tăng thêm sức ép về đẩy nhanh 
LK giữa NN Hà Nội với các tỉnh phụ cận. Vì vậy, LKKT giữa NN Hà Nội với NN 
các tỉnh phụ cận cũng có những chuyển biến so với trước đó. Cụ thể: 
(1) Những vấn đề về LKKT NN Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng Hà Nội, nhất 
là các tỉnh phụ cận tiếp tục được nhận thức vào trong các Quy hoạch vùng Thủ đô 
Hà Nội, Quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Đặc biệt, vai trò 
trung tâm, tính chủ động của Thủ đô Hà Nội đã được chú trọng trong LK. 
(2) Những hoạt động LK thông qua các văn bản quản lý nhà nước về NN ở 
trong giai đoạn khởi động. Trên thực tế, các hoạt động liên kết giữa NN Hà Nội với 
các tỉnh phụ cận chưa nhiều. Phần lớn các nội dung trong kế hoạch. Hà Nội có 
những dự định lớn hơn, xa hơn trong các hoạt động liên kết như: Liên kết với Lâm 
Đồng, Thanh Hoá, hay hợp tác trồng lúa nước tại Môzămbic Những hoạt động 
trong liên kết với các tỉnh thuộc vùng Hà Nội, nhất là với các tỉnh phụ cận Hà Nội 
lại chưa chú trọng. 
(3) Liên kết giữa các cơ sở kinh doanh: Đây vẫn là hoạt động có tính sôi động 
nhất và đã có bước tiến mới so với giai đoạn trước đó. Nổi bật như: 
+ Làn sóng đầu tư vào phát triển kinh tế trang trại theo phong trào đã thay thế 
bằng các hoạt động đầu tư kinh doanh thực sự của các nhà kinh doanh trong lĩnh 
vực nông lâm, thuỷ sản của Hà Nội về các tỉnh, trong đó có các tỉnh phụ cận như: 
Đầu tư trồng hoa ở Vĩnh Phúc, Hưng Yên, đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở Hưng 
Yên, Bắc Ninhđầu tư chế biến nông sản như xí nghiệp giết mổ gia cầm Anh Thái 
ở Hà Tây từng bước được mở rộng. 
+ Liên kết trong cung ứng các loại nông sản đã tăng lên về lượng nông sản và 
các hình thức cung ứng. Đây vẫn là hình thức LKKT sôi động nhất của LKKT giữa 
NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận. Vì thế, quy mô cung cấp nông sản cho Hà 
Nội đã tăng lên. 
Bảng 3.2: Nhu cầu nông sản và mức độ cung ứng nông sản 
các tỉnh cho Hà Nội năm 2005 
Đơn vị: tấn 
TT Loại nông sản Nhu cầu Hà Nội Hà Nội SX Các tỉnh SX 
1 Lương thực quy gạo 750,0 215,7 534,3 
2 Thuỷ sản 50,0 10,43 39,57 
3 Thịt các loại 300,0 120,0 180,0 
4 Rau các loại 300,0 125,0 175,0 
5 Quả các loại 80,0 27,5 52,5 
Nguồn: Sở Thương mại Thủ đô Hà Nội. 
+ Liên kết trong chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ có sự mở rộng 
trên cả 2 bình diện: tự phát trong các cơ sở kinh doanh NN, chủ động của các cơ 
quan quản lý nhà nước và các tổ chức khuyến nông. 
 13
Đánh giá chung: Giai đoạn trước 1990, mối quan hệ LK được thực hiện trực 
tiếp thông qua các biện pháp mang tính hành chính. Giai đoạn 1990-2000, các mối 
LKKT giữa NN Hà Nội với các tỉnh phụ cận đã có những cơ hội và bước phát triển 
trên các mặt quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, các mối quan 
hệ đã mở rộng với các hình thức đa dạng hơn giai đoạn trước theo quan hệ của kinh 
tế thị trường. 
Giai đoạn 2001 - 2007, yêu cầu liên kết giữa sản xuất kinh doanh của NN Hà 
Nội với các tỉnh phụ cận ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, sự chuyển biến của các 
mối quan hệ liên kết so với giai đoạn trước chưa có những chuyển biến về chất. 
Các hoạt động mang tính tự phát giữa các cơ sở kinh doanh NN vẫn là những hoạt 
động chủ yếu. 
3.3.2. Thực trạng phát triển các mối quan hệ liên kết giữa NN Hà Nội với NN các 
tỉnh phụ cận giai đoạn từ 2008 đến 2012 
Đây là giai đoạn mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội, theo đó diện tích tự nhiên Hà 
Nội đã tăng lên hơn 3,6 lần và dân số tăng lên 1,8 lần. Đặc biệt, các huyện ngoại 
thành Hà Nội đã tăng từ 5 huyện lên 18 huyện nên quy mô sản xuất NN của Hà Nội 
cũng tăng theo. Trên thực tế, LKKT giữa NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận vẫn 
diễn ra theo 2 phạm vi: Liên kết trong các hoạt động quản lý nhà nước và liên kết 
giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, mức độ liên 
kết có những biến đổi phức tạp theo cả 2 chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Cụ thể: 
- Liên kết trong các hoạt động quản lý nhà nước: + Đây là thời kỳ Hà Nội và 
các tỉnh phụ cận rà soát quy hoạch, tổ chức quy hoạch cho giai đoạn 2010 - 2020 
tầm nhìn 2030 hay 2050. Trong các quy hoạch, các địa phương đều xác định mục 
tiêu, định hướng sử dụng các nguồn lực, phát triển các ngành NN và bố trí các 
phương án phát triển NN trong mối quan hệ lẫn nhau. Vấn đề LK trong NN được 
thể hiện ở xác định chức năng NN của từng địa phương trong vùng; đặc biệt là sự 
nhấn mạnh về vai trò NN trong sự phát triển chung của vùng. 
Đối với Hà Nội: Quy hoạch xác định, phát triển NN theo hướng hình thành các 
vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, các vành đai xanh, sinh thái và các 
khu NN ứng dụng công nghệ cao. Đối với các tỉnh phụ cận, các quy hoạch đều định 
hướng sản xuất NN hàng hóa, coi Thủ đô Hà Nội là thị trường cần hướng tới. 
LK giữa NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận trong quy hoạch là vấn đề vẫn được 
quan tâm. Các quan tâm đó không chỉ thể hiện ở định hướng quy hoạch mà còn thể hiện 
trong xây dựng các phương án bố trí sản xuất NN của các địa phương. Ví dụ: Hưng Yên 
nhấn mạnh đến vùng cây cảnh, hoa ở Văn Giang, vùng chăn nuôi lợn tập trung ở Khoái 
Châu; Hà Nam nhấn mạnh vùng nuôi gia cầm, vùng sản xuất lúa chất lượng cao 
+ Trong xây dựng các chính sách, các hoạt động kiểm tra giám sát lưu thông 
nông sản: Tính chủ động của Hà Nội đã được nâng lên. Hà Nội đã ban hành các 
chính sách tăng cường LK trong giám sát lưu thông nông sản, kiểm soát dịch bệnh. 
Đặc biệt, Hà Nội đã tổ chức ký Chương trình hợp tác phối hợp phòng chống dịch 
 14
bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và sản xuất, tiêu 
thụ rau an toàn với 16 tỉnh, thành phố phía Bắc. 
Triển khai Chương trình, Sở NN & PTNT Hà Nội đăng tải các thông tin liên 
quan đến xúc tiến thương mại, đầu tư, hợp tác giữa Hà Nội với các tỉnh ký kết để 
cung cấp thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm. Hà Nội đã 
nhận được thông tin của 5 tỉnh về các Chương trình phát triển NN, các chính sách 
hỗ trợ, các mô hình kinh doanh công nghệ cao và các đơn vị kinh doanh NN ở các 
tỉnh có sản phẩm cần quảng bá. 
- Liên kết giữa các cơ sở kinh doanh: Đây vẫn là hoạt động liên kết chính của 
liên kết giữa NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận. Tuy nhiên, so với các giai đoạn 
trước đã xuất hiện những hình thức hiên kết mới và tính chất của liên kết cũng có 
sự thay đổi. Cụ thể: 
+ LK đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở trạng thái ngưng trệ, vì đầu tư phát triển 
kinh tế trang trại thực chất là đầu tư bất động sản. Khi bất động sản ở giai đoạn xấu, 
các nhà đầu tư Hà Nội về các tỉnh đều “tháo chạy”, hiện tượng đầu tư thêm hầu như 
không xuất hiện. Đầu tư thực sự kinh doanh của Hà Nội vào NN các tỉnh giảm sút 
do thiếu sự gắn kết giữa các bên, thiếu môi trường kinh tế và pháp lý, vì hầu như là 
các liên kết mang tính tự phát. Những đầu tư này phần lớn là đầu tư với công nghệ 
cao, hướng tới sản xuất nông sản sạch. 
Tuy nhiên đã xuất hiện hình thức sản xuất trong các ngành NN ở các tỉnh theo 
hướng chuyên cung cấp các nông sản cho Hà Nội. Có thể cho đây là hướng triển 
khai các quy hoạch phát triển NN của các tỉnh phụ cận có tính đến các đặc thù của 
thị trường Hà Nội như trồng đào quất ở Văn Giang, trồng rau an toàn ở xã Yên 
Phú, xã Hoàn Long huyện Yên Mỹ Hưng Yên; ở xã Trung Nghĩa thành phố Hưng 
Yên, trồng lúa chất lượng cao ở Hà Nam. 
Luận án đã khảo sát khá kỹ các mô hình này ở các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, 
Hà Nam và thấy rằng, LKKT theo các mô hình này, phần chủ động LK thuộc về 
những người sản xuất NN các tỉnh phụ cận. Họ là những người thực thi các phương 
án quy hoạch, những phương án này khi thiết kế đã có sự xem xét tới thị trường Hà 
Nội. Hà Nội chưa thực sự có những tác động tới họ. Xu hướng trên đã tạo nguồn 
nông sản từ các tỉnh phụ cận cung cấp cho Hà Nội, nhưng thực tế đang nảy sinh các 
vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm ở những khâu tiếp theo khi Hà Nội không 
giám sát được vấn đề từ gốc. 
+ Liên kết trong chế biến và tiêu thụ nông sản ở 2 dạng chủ yếu: sản phẩm tươi 
sống cung cấp cho người tiêu dùng chế biến sử dụng (rau tươi, cá, gia cầm sống); 
chế biến hoặc sơ chế cung cấp cho người tiêu dùng chế biến tiếp và sử dụng. Mối 
liên thông qua nhiều kênh, nhiều chủ thế chế biến và tiêu thụ. So với giai đoạn 
trước, đây vẫn là nội dung liên kết chủ yếu nhất, đa dạng nhất, hiệu quả nhất và 
cũng phát sinh nhiều tiêu cực nhất. Cụ thể: 
1) Liên kết trực tiếp giữa người sản xuất nhỏ lẻ ở các tỉnh phụ cận và người 
bán lẻ nông sản ở Hà Nội: Họ phần lớn là những người sản xuất nông sản ở quy 
 15
mô nhỏ ở các tỉnh phụ cận (5-7%), nhưng là những người có mối quan hệ với 
người thân ở Thủ đô hoặc có phương tiện vận chuyển, có sự năng động nhất định; 
trực tiếp vận chuyển nông sản để trao đổi cho người bán lẻ ở chợ đầu mối hoặc đến 
các chợ nơi người bán lẻ hoạt động. Họ có lượng nông sản cung ứng nhỏ 30-50 kg 
gia cầm, cá, 50-70 kg rau, hoa quả, hoa tươi và cây cảnh Phương tiện chủ yếu là 
xe máy, người mua là những khách hàng quen thuộc. 
2) Liên kết giữa người sản xuất với nhóm người tiêu dùng ở Hà Nội: Đó là sự liên 
kết những người tiêu dùng trong cùng cơ quan hoặc khu dân cư với người sản xuất 
nông sản ở quê, chủ yếu ở các tỉnh phụ cận Hà Nội. Họ đặt hàng với những người thân 
sản xuất nông sản ở quê, chuyển về Hà Nội và tiêu thụ theo nhóm cơ quan hoặc dân 
phố. Đó là sự liên kết tự phát qua thỏa thuận miệng của người tiêu dùng với người sản 
xuất do vai trò quản lý nhà nước buông xuôi về kiểm soát vệ sinh thực phẩm. 
3) Liên kết giữa những người sản xuất với những người thu gom, người chế 
biến và người bán lẻ nông sản: Đây là kênh phân phối thể hiện sự liên kết trong 
toàn chuỗi giá trị nông sản. Nó được thực hiện khá phổ biến trong liên kết giữa sản 
xuất và tiêu dùng nông sản giữa NN Hà Nội và nông sản các tỉnh phụ cận. Trong sự 
liên kết này, người sản xuất bán nông sản cho những người thu gom, người thu 
gom bán cho các cơ sở chế biến đối với các sản phẩm lợn, trâu, bò và gia cầm và 
một phần đối với rau, đậu; các sản phẩm chế biến quy mô lớn được phân phối cho 
những người bán lẻ và người bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 
Bảng 3.3: Tổng hợp điều tra cung cấp nông sản tại 4 chợ đầu mối Hà Nội 
tháng 5/2013. 
Sản phẩm Nguồn gốc 
Số lượng/ 
ngày 
(kg, quả) 
Số lượng/ 
tháng 
(kg, quả) 
Doanh thu/ 
tháng 
(triệu đồng) 
Phương tiện vận 
chuyển 
1. Thịt bò Phú Thọ 80 2.500 225 Xe máy 
 Hòa Bình 70 2.100 336 Xe máy 
2. Thịt lợn Bắc Ninh 70 2.000 180 Xe máy 
 Hưng Yên 280 8.400 672 Xe máy 
 Phú Thọ 400 4.000 350 ô tô 
3. Gia cầm Phú Thọ 75 2.000 140 Xe máy 
 Bắc Giang 30 - 40 800 - 1.200 40 Xe máy 
 Hà Nam 50 1.500 120 Xe máy 
 Bắc Ninh 50 1.500 90 Xe máy 
Trứng gà, vịt Hưng Yên 1.000 10.000 30 Xe máy 
4. Rau đậu Phú Thọ 80 - 200 2000 - 5.600 38,0 - 42,0 Xe máy 
Vĩnh Phúc 60- 500 1.500 - 9.000 20,0 - 45,0 Xe máy, ô tô khách 
Thái nguyên 150-200 450 – 2.000 20,0 - 48,0 Xe máy, ô tô khách 
Hòa Bình 300 3.600 - 7.500 35,0 - 200,0 Xe máy, ô tô khách 
Hưng Yên 50 - 350 800 - 4.400 25,0 - 56,0 Xe máy, ô tô khách 
5. Hoa Vĩnh Phúc 3.000 80.000 63,0 Xe máy 
Nguồn: Điều tra, phỏng vấn các tư thương ở 4 chợ đầu mối của Hà Nội. 
 16
Ưu điểm nổi trội của sự liên kết này là các quan hệ liên kết với quy mô lớn, các 
chủ thể tham gia liên kết có tính chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất 
của mô hình liên kết này là liên kết qua nhiều khâu trung gian nên chi phí thường bị 
đội lên nhiều, đặc biệt an toàn vệ sinh nông sản thực phẩm rất khó khống chế và 
thực tế đã bị vi phạm nghiêm trọng. 
4) Những mối quan hệ liên kết khác như: Liên kết thực hiện Chương trình bình 
ổn giá những mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm NN của Hà Nội, hoạt động của một 
số doanh nghiệp cung ứng nông sản của Trung ương có trụ sở và các đơn vị kinh 
doanh trên địa bàn cũng thực hiện sự liên kết trong các hoạt động kinh doanh. 
3.3.3 Những kết quả và những hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết của 
LKKT giữa NN Hà Nội và NN các tỉnh phụ cận 
- Những kết quả đạt được: 
(1) Các mối quan hệ liên kết diễn ra trong tất cả các giai đoạn phát triển của 
NN Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Mức độ liên kết ngày càng được mở rộng hơn theo 
tiến trình chuyển NN từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. 
(2) Có sự biến đổi trong quan hệ liên kết và phương thức thực hiện các mối 
quan hệ liên kết. Đó là sự chuyển đổi bằng phương thức hành chính thông qua hình 
thành các vùng vành đai thực phẩm, lưu thông và tiêu thụ nông sản theo cơ chế thu 
mua đến việc quy hoạch các vùng chuyên môn hóa và lưu thông nông sản tự do, 
tiêu thụ nông sản theo quan hệ thị trường. 
(3) Đã có chuyển biến bước đầu trong tổ chức quan hệ LK của quản lý nhà 
nước về NN của Hà Nội và các tỉnh phụ cận. 
(4) Đã có sự chủ động liên kết sản xuất nông sản ở các tỉnh phụ cận, thể hiện ở 
lựa chọn ngành nghề sản xuất, đặc biệt là 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_moi_lien_ket_kinh_te_giua_nong_ng.pdf