Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang nguyenduy 11/07/2025 110
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tóm tắt Luận án Phát triển tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
, thêu ren 2.284 10,58 2.950 12,55 3.052 12,64 7,51 
4. Chế biến gỗ, mây tre đan 3.379 15,66 3.520 14,97 3.950 16,36 3,98 
5. Thủ công mỹ nghệ 5.315 24,63 5.020 21,35 4.606 19,07 (3,52) 
6. Nhóm nghề khác 2.045 9,48 2.944 12,52 3.625 15,01 15,39 
Tổng số 21.583 100,00 23.511 100,00 24.150 100,00 2,85 
 (Nguồn: Phòng Thống kê các huyện, thị tỉnh Thừa Thiên Huế) 
3.1.5. Một số chính sách hỗ trợ phát triển TTCN nông thôn 
Thừa Thiên Huế 
Số liệu từ Sở Tài chính Thừa Thiên Huế cung cấp ở bảng 3.9 
cho thấy, nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-
2014 cho các chương trình phát triển TTCN trên địa bàn rất ít, bình 
 9
quân chỉ đạt gần 29 tỷ đồng/1 năm. Nguồn vốn này lại giảm bình quân 
hơn 28%/năm, và giảm ở hầu hết các chương trình. Mặc dù có sự quan 
tâm hỗ trợ các chính sách nhưng việc hỗ trợ của các chương trình còn 
ít và chưa thực sự mang lại hiệu quả trong phát triển TTCN. 
Bảng 3.9: Nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc cho các chƣơng trình 
phát triển TTCN giai đoạn 2012 - 2015 
 ĐVT: Tỷ đồng 
SốT
T 
Nguồn vốn 
Năm 
2011 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
TTBQ 
(%) 
1 Vốn đầu tư khuyến công 2,841 3,762 2,906 4,140 13,37 
2 
Vốn đầu tư cho đào tạo 
nghề nông thôn 
5,924 6,533 5,780 3,270 (17,97) 
3 
Vốn đầu tư cho phát 
triển hạ tầng cụm TTCN 
30,766 18,317 11,531 6,894 (39,26) 
4 
Vốn hỗ trợ xuất khẩu 
(xúc tiến thương mại) 
1,100 1,040 1,590 1,446 9,54 
5 Vốn xử lý môi trường 5,100 0 0 1,000 (41,90) 
6 
Vốn hỗ trợ cho phát triển 
sản xuất TTCN 
0 0,315 0 0,200 
 CỘNG 45,732 29,967 21,807 16,950 (28,17) 
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế, 2015) 
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 - 2014, ngành nghề TTCN 
nông thôn Thừa Thiên Huế, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có sự 
tăng trưởng đáng kể, bình quân tăng trưởng giá trị sản xuất đạt trên 
30,4%/năm, góp phần đưa tỷ trọng TTCN đóng góp vào GTSX 
ngành công nghiệp từ 14,5% năm 2010 lên 17% năm 2014. Số lượng 
cơ sở TTCN nông thôn có sự suy giảm về số cơ sở sản xuất với mức 
giảm bình quân gần (-2%), trong đó các địa bàn có sự suy giảm 
tương đồng, trong khi phân theo nhóm ngành thì nhóm ngành thủ 
công mỹ nghệ và cơ khí, kim khí và kim hoàn có mức giảm cao nhất 
tương ứng là 7,7% và 8,5%. Tuy số cơ sở giảm, nhưng số lượng lao 
động TTCN nông thôn vẫn có tăng đến năm 2014 thu hút hơn 24 
nghìn lao động, một số nhóm ngành nghề vẫn có sự gia tăng mạnh số 
lượng lao động qua các năm như huyện Nam Đông, Phú Lộc và như 
nhóm ngành dệt may mặc, thêu ren. Có thể nói rằng, ngành nghề 
TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế đã có sự chuyển biến tích cực cả 
về quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động nông thôn. 
 10 
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU, THỦ 
CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRA 
3.2.1. Đặc điểm của chủ cơ sở TTCN nông thôn 
Kết quả khảo sát cho thấy, độ tuổi trung bình của các chủ cơ 
sở là khá cao, hơn 48 tuổi, số năm kinh nghiệm trong nghề cũng cao, 
bình quân gần 25 năm. Tuy nhiên, trình độ học vấn của chủ cở sở lại 
khá thấp, đa số chỉ dừng lại ở lớp 8. Tỷ lệ số chủ cơ sở tiểu thủ công 
nghiệp có bằng đại học ít hơn 3% và không có ai có trình độ sau đại 
học. Mặc dù có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhưng do trình 
độ học vấn thấp, các chủ cơ sở thường gặp khó khăn trong việc tiếp 
cận công nghệ mới trong sản xuất cũng như thông tin liên lạc, thành 
ra các hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm. 
3.2.2. Đặc điểm hoạt động của cơ sở TTCN nông thôn 
Số liệu điều tra cho thấy hơn 91% số cơ sở điều tra là các cơ 
sở sản xuất cá thể, phần còn lại là các hợp tác xã, công ty TNHH hay 
công ty cổ phần. Các cơ sở sản xuất cá thể thường có quy mô nhỏ, 
phân tán, trong khi đó tính chuyên môn hoá và khả năng áp dụng 
công nghệ mới thường không cao và thường thiếu sự liên kết và hợp 
tác. Điều này cũng được biểu hiện qua tỷ lệ số cơ sở đăng ký nhãn 
mác sản phẩm: chỉ khoảng 15% số cơ sở tiểu thủ công nghiệp được 
điều tra có đăng ký nhãn mác sản phẩm và chỉ một phần rất nhỏ 
trong số đó là các cơ sở sản xuất cá thể. 
3.2.3. Đặc điểm nguồn lực của các cơ sở sản xuất 
3.2.3.1. Nguồn lao động và chất lượng lao động 
Mặc dù số lượng lao động tham gia vào các cơ sở TTCN bình 
quân không lớn, khoảng 5,42 người/cơ sở nhưng lao động thường 
xuyên chiếm tỷ lệ đáng kể với 66,79%; chênh lệch số lượng lao động 
phân theo giới tính không lớn với tỷ lệ lao động nữ đạt 53,32% còn 
nam là 46,68%. Lao động đã tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cao nhất, 
với 46,13%; hầu hết các nhóm ngành lao động chủ yếu chưa qua đào 
tạo, với tỷ lệ từ 73% trở lên. Bình quân lao động chưa qua đào tạo, 
chiếm tỷ lệ 91,9% số lao động/cơ sở. 
Rõ ràng ngoài trình độ năng lực của chủ cơ sở, trình độ của 
lao động trong các làng nghề có vai trò lớn trong tiếp cận KHCN, 
ứng dụng công nghệ sản xuất mới, nhất là trước yêu cầu cuả nền sản 
xuất chuyên môn hóa ngày càng cao. 
 11 
Bảng 3.12: Quy mô lao động của các cơ sở TTCN nông thôn trên 
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2014 (tính BQ/cơ sở sản xuất) 
Lĩnh vực hoạt động 
Tổng 
số 
LĐ 
thƣờng xuyên 
LĐ bán 
thời gian 
LĐ nữ LĐ nam 
SL 
(Ngƣời) 
SL 
(Ngƣời) 
CC 
(%) 
SL 
(Ngƣời) 
CC 
(%) 
SL 
(Ngƣời) 
CC 
(%) 
SL 
(Ngƣời) 
CC 
(%) 
1. Chế biến nông sản 3,65 2,29 62,74 1,36 37,26 2,50 68,49 1,15 31,51 
2. Chế biến gỗ, mây tre đan 5,31 2,63 49,53 2,68 50,47 3,19 60,08 2,12 39,92 
3. Dệt, may mặc, thêu ren 8,52 6,71 78,76 1,81 21,24 6,32 74,18 2,19 25,70 
4. Cơ khí, ngũ kim, k.hoàn 4,45 4,06 91,24 0,39 8,76 0,97 21,80 3,48 78,20 
5. Thủ công mỹ nghệ 7,03 5,94 84,50 1,09 15,50 1,00 14,22 6,03 85,78 
6. Ngành khác 7,91 6,06 76,61 1,85 23,39 3,41 43,11 4,50 56,89 
BQC 5,42 3,62 66,79 1,80 33,21 2,89 53,32 2,53 46,68 
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) 
3.2.3.2. Quy mô nguồn vốn hoạt động của các cơ sở sản xuất 
Tổng vốn đăng ký kinh doanh của các cơ sở TTCN trên địa 
bàn tỉnh là tương đối lớn, bình quân là 288,7 triệu đồng/cơ sở (năm 
2014). Trong đó, chủ yếu là nguồn vốn của chủ sở hữu, chiếm 
89,2%. Quy mô vốn có biến chuyển tích cực, năm 2014 tổng vốn 
trung bình/cơ sở tăng 10,3% so với năm 2013. Lượng vốn vay trong 
năm 2014 để đầu tư vào sản xuất của các cơ sở là khá thấp, bình 
quân là 3,1 triệu đồng/cơ sở. Tỷ lệ cơ sở TTCN có vay vốn để phát 
triển kinh doanh chiếm 35,7%, nguồn vay được nhiều ngành nghề 
TTCN lựa chọn là “ngân hàng” (53,9%). Qua khảo sát cho thấy 
nguyên nhân các cơ sở ít vay vốn một phần do thủ tục khó khăn 
trong tiếp cận vốn, trong khi chưa có chính sách hỗ trợ của nhà nước 
trong lĩnh vực này, một phần do chủ cơ sở chưa mạnh dạn vay vốn 
để nâng cao năng lực và quy mô sản xuất. Đây chính là một trở ngại 
lớn trong phát triển TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế. 
3.2.3.3. Về trình độ kỹ thuật và công nghệ 
Trình độ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất TTCN nông 
thôn phản ảnh đến chất lượng của sự phát triển TTCN nông thôn. 
Thực tế cho thấy, các cơ sở TTCN Thừa Thiên Huế chưa mạnh dạn 
đầu tư trang thiết bị và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, 
vẫn còn nhiều cơ sở chưa đầu tư nhà xưởng, chủ yếu là sản xuất tại 
chỗ, trong gia đình; thiếu máy móc hỗ trợ, chủ yếu làm bằng tay 
hoặc bằng các công cụ dụng cụ đơn giản. Trong khi đó, tỷ lệ các cơ 
sở được khảo sát không có kế hoạch mua sắm thiết bị kỹ thuật mới 
 12 
để thay thế và nâng cao chất lượng sản phẩm rất cao, đạt từ 54% trở 
lên ở tất cả các nhóm ngành. Có đến 85% số cơ sở điều tra không 
đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm, trong đó cao nhất là ở 
nhóm ngành thủ công mỹ nghệ 93,8%. Điều này ảnh hưởng đến khả 
năng sản xuất hàng hóa, và mức độ cạnh tranh của sản phẩm TTCN 
trong cơ chế thị trường. 
Biểu đồ 3.1: Số lƣợng cơ sở điều tra có nhu cầu mua sắm 
thiết bị kỹ thuật mới để thay thế nâng cao chất lƣợng sản phẩm 
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) 
3.2.4. Nguyên vật liệu và thị trƣờng sản phẩm TTCN nông 
thôn Thừa Thiên Huế 
3.2.4.1. Nguyên vật liệu cho sản xuất TTCN nông thôn 
Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản 
xuất TTCN nông thôn ở Thừa Thiên Huế là từ môi giới bán buôn 
chiếm tỷ lệ 87,8% và từ nhà sản xuất, chiếm tỷ lệ bình quân các 
ngành là 53,5%, trong khi từ nguồn nhập khẩu hay tự sản xuất cung 
ứng tại chỗ rất ít. Do vậy, để chủ động nguyên vật liệu cần có lộ 
trình quy hoạch vùng nguyên liệu tại chỗ, đồng thời cần có định 
hướng trong việc tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo cho ngành nghề 
TTCN phát triển bền vững (Bảng 3.18). 
3.2.4.2. Phát triển thị trường sản phẩm TTCN nông thôn 
Doanh thu bình quân của của các cơ sở TTCN nông thôn đạt 
gần 54 triệu đồng/tháng. Hầu hết các nhóm ngành giá trị xuất khẩu 
rất thấp, chỉ có hình thức tiêu thụ qua hợp đồng đặt hàng giao tận nơi 
mua. Tỷ lệ tiêu thụ thông qua hình thức bán lẻ tại nhà được áp dụng 
 13 
phổ biến nhất, bình quân 28,8%. Bên cạnh đó, đặt hàng - giao hàng 
tận nơi cũng là hình thức bán khá đều đặn, bình quân 18,1%. 
Bảng 3.18: Tình hình thu mua nguyên vật liệu của cơ sở TTCN 
nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế 
 ĐVT: Tỷ lệ % 
Chỉ tiêu 
Chế biến 
nông sản 
Chế biến 
gỗ, mây 
tre đan 
Dệt, may 
mặc, 
thêu ren 
Cơ khí, 
ngũ kim, 
k/hoàn 
Thủ 
công 
mỹ nghệ 
Khác Tổng 
Số lƣợng cơ sở khảo sát 105 127 31 31 32 34 360 
- Nguồn thu mua nguyên vật liệu 
Từ nhà sản xuất 30,2 3,3 74,0 0,0 100,0 100,0 53,5 
Từ môi giới/ bán buôn 71,7 96,7 98,0 85,0 100,0 80,0 87,8 
Nhập khẩu trực tiếp 18,9 0,0 6,0 0,0 0,0 0,0 6,1 
Nguồn khác* 20,8 13,3 0,0 20,0 3,3 50,0 16,4 
- Khó khăn về nguyên vật liệu 
Cung không thường xuyên 98,1 100,0 90,0 50,0 100,0 100,0 92,5 
Chất lượng thấp 94,3 100,0 86,0 50,0 100,0 100,0 90,6 
Giá thay đổi thường xuyên 100,0 100,0 82,0 50,0 100,0 100,0 91,1 
Giá cao 100,0 100,0 82,0 50,0 100,0 100,0 91,1 
Khó khăn khác 7,5 0,0 50,0 0,0 93,3 96,7 40,4 
Ghi chú: * Nguồn khác: tự sản xuất, nhà cung cấp đến chào hàng, người quen giới thiệu, 
 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) 
Bảng 3.19: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp 
nông thôn theo các hình thức bán của các cơ sở điều tra 
Hình thức bán 
Chế biến 
nông sản 
thực phẩm 
Chế biến 
gỗ, mây 
tre đan 
Dệt, may 
mặc, thêu 
ren 
Cơ khí, 
ngũ kim, 
kim hoàn 
Thủ công 
mỹ nghệ 
Khác BQC 
Doanh thu tiêu thụ (1000đ) 38.612,28 40.662,61 95.569,89 57.826.87 93.271.88 80.608.94 54.719,85 
Tỷ lệ doanh thu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 
Bán lẻ tại nhà 28,08 21,67 48,06 25,97 23,13 47,94 28,79 
Bán sĩ cho thu gom tại địa phương 28,95 17,07 3,23 9,03 7,19 7,21 16,84 
Bán sĩ cho thu gom ngoài đ/phương 16,48 24,61 2,58 15,32 14,06 19,12 18,08 
Gửi bán tại các đại lý 7,14 2,76 0,65 13,39 2,81 4,41 4,93 
Bán tại chợ địa phương 13,50 5,98 8,71 11,29 4,06 4,12 8,52 
Xuất khẩu trực tiếp 0,29 0,24 3,23 0,16 0,00 0,00 0,46 
Đặt hàng, giao tận nơi 4,90 21,06 21,61 20,81 45,62 15,74 18,06 
Khác 0,66 6,61 11,93 4,03 3,13 1,46 4,32 
 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) 
Nhìn chung, các cơ sở TTCN nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa 
Thiên Huế tuy có quy mô sản xuất nhỏ, nhưng hoạt động sản xuất đã 
gắn với quá trình sản xuất hàng hóa, một số ngành nghề có doanh số 
tiêu thụ khá cao và đã có doanh số xuất khẩu như nhóm ngành dệt, 
may mặc, thêu ren. Mặc dù có nhiều khó khăn trong tiếp cận nguyên 
liệu, do không chủ động cung ứng nguyên liệu, nhiều cơ sở phải phụ 
thuộc vào người sản xuất, thị trường sản phẩm đầu ra thiếu ổn định... 
 14 
song nhiều cơ sở vẫn tìm được thị trường mở rộng quy mô, nâng cao 
chất lượng cạnh tranh của sản phẩm. Một số cơ sở năng động đã phát 
triển thành những doanh nghiệp có tiềm năng nhưng vẫn còn nhiều 
cơ sở chưa chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản 
xuất, việc liên kết các cơ sở để phát triển quy mô cũng như phát huy 
lợi thế của liên doanh liên kết trong tiếp cận thị trường vẫn còn nhiều 
hạn chế. 
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nƣớc 
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, vốn sản xuất là một trong những 
khó khăn lớn đối với các cơ sở TTCN nông thôn, mức độ khó khăn 
trung bình/cơ sở (giá trị trung bình của thang điểm likert) là 3,4 gần 
chạm mức 4-khó khăn. Trong đó, các cơ sở thuộc nhóm nghề thủ 
công mỹ nghệ cảm thấy tiếp cận vốn sản xuất là khó khăn nhất với 
mức 3,78. Tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ và tiếp cận các 
chương trình hỗ trợ của nhà nước được đánh giá ở hầu hết các nhóm 
ngành nghề là khá cao (mức trung bình bằng 3.3). 
Mặc dù Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính 
sách, giải pháp hỗ trợ phát triển TTCN, nhưng với những nhu cầu và 
phản ảnh từ phía các cơ sở sản xuất cho thấy, các cơ sở cần nhận 
được sự hỗ trợ hơn nữa từ các chính sách của Nhà nước như: chính 
sách về vốn, về tiếp cận KHCN, về xúc tiến thương mại, nghiên cứu 
tìm kiếm thị trường, hỗ trợ về đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ mặt bằng 
sản xuất, cũng như việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý của chủ cơ 
sở và chất lượng nguồn lao động Điều này cần có sự thay đổi 
mạnh mẽ trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù riêng cho 
ngành nghề TTCN nông thôn Thừa Thiên Huế. 
3.2.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ 
sở tiểu, thủ công nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế 
Kết quả điều tra ở bảng 3.24 cho thấy, bình quân chung GO 
thu được của các cơ sở là khá cao với mức bình quân chung cho 1 
tháng của một cơ sở là 54,7 triệu đồng, với IC bỏ ra là gần 40 triệu 
đồng, các cơ sở thu được VA khá cao với khoảng hơn 26 triệu đồng. 
Thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình và một số 
nguồn lực có nguồn gốc từ gia đình được tính khoảng trên 24,7 triệu 
đồng, đây là một kết quả đáng được ghi nhận, so với các hoạt động 
làm nông nghiệp có thu nhập bấp bênh thì đây rõ ràng là lĩnh vực có 
ưu thế hơn nhiều. Chỉ tiêu GO/ IC cho thấy rằng, với 1 đồng IC bỏ ra, 
các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề và làng nghề truyền thống mang 
 15 
về 1,91 đồng; tương tự như thế cho chỉ tiêu VA/ IC, cứ một đồng IC 
bỏ ra, các cơ sở thu về 0,91 đồng VA; và cứ 1 đồng IC bỏ ra giá trị 
MI mang lại là 0,86. Các chỉ tiêu GO, VA, MI so sánh tương quan 
với vốn đầu tư khá cao lần lượt là 2,25, 1,07 và 0,56, kết quả này 
phản ánh rằng đồng vốn đầu tư được bỏ ra cho kết quả khả quan. Xét 
về khía cạnh giải quyết thu nhập, với giá trị MI vào khoảng gần 2,5 
triệu đồng đối với đại bộ phận người lao động ở nông thôn thì đây 
cũng là một tín hiệu tốt, vì bên cạnh khoản thu nhập từ TTCN, người 
lao động ở nông thôn có nhiều hoạt động để đa dạng sinh kế. 
Bảng 3.24. Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh 
doanh của các cơ sở điều tra (Tính bình quân/tháng) 
ĐVT: 1000 Đ 
Tiêu chí 
Chế biến 
nông sản 
thực phẩm 
Chế biến 
gỗ, mây 
tre đan 
Dệt, may 
mặt, 
thêu ren 
Cơ khí, 
ngũ kim, 
kim hoàn 
Thủ 
công mỹ 
nghệ 
Khác BQC F.Test Sig 
 (n=105) (n=127) (n=31) (n=31) (n=32) (n=34) (n=360) 
GO 38.612,3 40.662,6 95.569,9 57.826,9 93.271,9 80.608,9 54.719,9 2,1 0,07 
IC 26.148,3 19.680, 9 24.009,1 35.333,8 54.266,7 44.440,3 28.700,5 1,8 0,12 
VA 12.464,0 20.981,7 71.560, 8 22.493,1 39.005,2 36.168,6 26.019,3 2,9 0,02 
MI 11.400,5 20.291,8 70.868,1 21.608,2 37.874,5 30.965,9 24.738,1 2,9 0,02 
GO/ IC 1,5 2,1 4,0 1,6 1,7 1,8 1,9 3,0 0,01 
VA/ IC 0,5 1,1 3,0 0,6 0,7 0,8 0,9 3,0 0,01 
MI/ IC 0,4 1,0 3,0 0,6 0,7 0,7 0,9 6, 5 0,00 
GO/ V 3,3 3,5 5,0 3,8 1,6 0, 9 2,3 6,5 0,00 
VA/ V 1,1 1,8 3,7 1,5 0,7 0,4 1,1 8,4 0,00 
MI/ V 0,6 0,9 2,9 0,7 0,2 0,1 0,6 6,1 0,00 
GO/ LĐ 10.585,6 7.662,0 11.222,2 12.990,1 13.265,3 10.188,5 10.086,6 4,5 0,00 
VA/ LĐ 3.417,0 3.953,5 8.403,0 5.052,8 5.547,4 4.571,5 4.796,2 2,2 0,06 
MI/ LĐ 2.061,0 1.870,7 6.628,8 2.479,4 2.012,2 1.063,4 2.499,3 1,4 0,21 
 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015) 
3.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN 
QUY MÔ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP 
NÔNG THÔN 
Dựa trên cơ sở lý thuyết về hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, tác 
giả đã xây dựng mô hình thực nghiệm, kiểm định lựa chọn mô hình 
phù hợp để tiến hành ước lượng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các 
yếu tố đến quy mô giá trị sản xuất của cơ sở TTCN nông thôn Thừa 
Thiên Huế. Kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuât biên ngẩu 
nhiên ở Bảng 3.26 cho thấy, các hệ số được ước lượng từ mô hình 
sản xuất biến ngẫu nhiên đều có ý nghĩa thống kê (thấp nhất là ở mức 
ý nghĩa 10%) và đều có hướng tác động lên GTSX cũng như hiệu quả 
kỹ thuật đúng như kỳ vọng. 
 16 
Bảng 3.26: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên 
Tham 
số 
Tên biến Diễn giải 
Mô hình SX biên ngẫu nhiên 
2
0~ ( , )i u uu N '  
 z  
 Coeff. S.E 
1 ln_asset ln Giá trị TSCĐ 0,082
*** (0,00296) 
2 ln_labor ln Tổng số LĐ 0,47
*** (0,0104) 
3 ln_material ln Chi phí NVL 0,51
*** (0,00498) 
4 sector2 Ngành gỗ/mây/tre 0,37
*** (0,0187) 
5 sector3 Ngành may mặc/dệt/thêu 0,31
*** (0,0244) 
6 sector4 Ngành cơ khí/kim hoàn 0,16
*** (0,0187) 
7 sector5 Ngành thủ công mỹ nghệ 0,15
*** (0,0163) 
8 sector6 Ngành khác (gốm sứ) 0,14
*** (0,0212) 
9 district2 Huyện Hương Thủy 0,092
*** (0,0332) 
10 district3 Huyện Hương Trà 0,26
*** (0,0333) 
11 district4 Huyện Nam Đông 0,11
*** (0,0348) 
12 district5 Huyện Phong Điền 0,28
*** (0,0371) 
13 district6 Huyện Phú Vang 0,13
*** (0,0325) 
14 district7 Huyện Phú lộc 0,32
*** (0,0322) 
15 district8 Huyện Quảng Điền 0,12
*** (0,0355) 
0 _cons Hệ số chặn 3,73
*** (0,0574) 
Thành phần phi hiệu quả 
1 age Tuổi chủ cơ sở 0,0058
*** (0,00130) 
2 edu Trình độ chủ cơ sở -0,024
*** (0,00437) 
3 exper Số năm kinh nghiệm -0,0023
* (0,00120) 
4 labor Quy mô của cơ sở (theo LĐ) -0,0032
** (0,00143) 
5 ownership Loại hình sản xuất -0,46
*** (0,0485) 
6 trademark Đăng ký thương hiệu SP -0,24
*** (0,0405) 
0 _cons Hệ số chặn 0,47
*** (0,0607) 
TE
TB hiệu quả kỹ thuật
0,918 (0,0048) 
2 2 2   
u v 
0,156 
2 2
/
u
   0,015 
Log Likelihood
LL -2.948,67 
Số quan sát n 360 
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2015. 
Ghi chú: ***, **, * có nghĩa là có ý nghĩa thống kê tại các mức 1%, 5% và 10%. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp 
nông thôn Thừa Thiên Huế đang hoạt động ở miền hiệu suất tăng 
dần theo quy mô. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất không đồng đều giữa 
các cơ sở. Tính bình quân, các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp vẫn có thể 
tăng khoảng 8% giá trị sản xuất với mức đầu vào hiện tại. Mặc dù 
vậy, mức đóng góp của từng yếu tố đầu vào cho tăng trưởng đầu ra 
có sự khác biệt. Tăng chi phí nguyên vật liệu hay quy mô lao động 
 17 
làm giá trị sản xuất tăng nhanh hơn so với tăng đầu tư tài sản cố định. 
Bên cạnh đó, với mức đầu vào như nhau, các nhóm ngành dệt may-
thêu ren và chế biến gỗ-mây-tre sẽ cho giá trị sản xuất cao hơn 
khoảng 0,3% so với nhóm ngành chế biến nông sản và thực phẩm và 
cao hơn khoảng 0,15% so với các nhóm ngành khác. Ngoài ra, sự 
khác biệt về địa lý, về cơ sở hạ tầng giữa các địa phương cũng ảnh 
hưởng đến giá trị sản xuất của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng được nhận 
diện. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm của chủ cơ sở tiểu, thủ 
công nghiệp bao gồm tuổi của chủ cơ sở, trình độ và số năm kinh 
nghiệm trong nghề. Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của cơ 
sở tiểu, thủ công nghiệp bao gồm quy mô, hình thức tổ chức sản xuất 
cũng như việc cơ sở có đăng ký nhãn mác sản phẩm và thương hiệu 
hay không. Ngoại trừ tuổi của chủ cơ sở, việc cải thiện các yếu tố còn 
lại sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật và do đó nâng cao năng suất cho các 
cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở Thừa Thiên Huế. 
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN 
TIỂU, THỦ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ 
3.4.1. Ƣu điểm của ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp nông 
thôn Thừa Thiên Huế 
Điểm mạnh nhất của ngành nghề TTCN nông thôn Thừa Thiên 
Huế là phát huy được những điều kiện và thuận lợi về điều kiện tự 
nhiên, kinh tế xã hội, ngành nghề TTCN nông thôn có sự phát triển 
mạnh hơn so với nhiều tỉnh trong cả nước, với số lượng cơ sở sản 
xuất hơn 6.049 cơ sở; tạo sự 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_tieu_thu_cong_nghiep_o_nong_thon.pdf