Tóm tắt Luận án Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới với tác động của hoạt động kinh tế đô thị trong điều kiện Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới với tác động của hoạt động kinh tế đô thị trong điều kiện Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới với tác động của hoạt động kinh tế đô thị trong điều kiện Việt Nam
Hữu Phê. Tuy nhiên lý thuyết này chưa làm rõ, chưa nghiên cứu việc thu nhập của cư dân đô thị từ đâu, mối quan hệ giữa nhà ở với việc làm, giữa cư trú và kinh tếvà tác động tới các vấn đề khác như môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý,trong quá trình QH xây dựng đô thị tại Việt Nam. 1.8 Các vấn đề thực tiễn đặt ra, cần nghiên cứu Trong khi các khu ĐTM hiện hầu như đều thiếu không gian cho hoạt động kinh tế phát triển và hiện đang chưa phân biệt rõ ràng, còn trộn lẫn hoạt động kinh tế nội tại với hoạt động kinh tế phát triển. Các khu ĐTM hiện nay đang gặp nhiều vấn đề: bị bỏ hoang, QH “treo”, thiếu hiệu quả,.. Lịch sử đã minh chứng: cùng với sự phát triển của công nghệ, toàn cầu hóa, hiện đại hóa thì việc gắn kết hoạt động kinh tế và hoạt động cư trú mang tính tất yếu trong quá trình phát triển đô thị. Sự thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển đang là nhiệm vụ sống còn, cạnh tranh để thu hút, hấp thụ một cách có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài vào đô thị và đáp ứng các nhu cầu thực tiễn. Bởi vậy việc đổi mới toàn diện quan điểm, lý luận QH các khu ĐTM từ chỉ phục vụ nhu cầu cư trú sang phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đô thị nhằm lập, quản lý QH xây dựng khu ĐTM có hiệu quả hơn và bền vững hơn trở nên cấp thiết. Đề tài tập trung nghiên cứu: các Khu ĐTM; Nhận diện hoạt động kinh tế đô thị và mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế đô thị với không gian, với các hoạt động khác của khu ĐTM; Thay đổi tư duy lập QH; Đề xuất quan điểm, nguyên tắc, phân loại, cấu trúc, các dạng mô hình phát triển và quy trình lập QH, quản lý khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế đô thị; Làm luận cứ, cơ sở cho việc lập, quản lý, điều chỉnh và khai thác QH khu ĐTM phù hợp với nền kinh tế thị trường. 9 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI VỚI TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐÔ THỊ. 2.1 Cơ sở Lý luận quy hoạch xây dựng đô thị và Hoạt động kinh tế đô thị 2.1.1 Cơ sở lý thuyết quy hoạch và phát triển đô thị Lý thuyết về kinh tế đô thị và QH đã có nhiều trên thế giới, đan xen lẫn nhau nhưng chưa được hiểu đúng, chưa áp dụng vào QH khu ĐTM ở Việt Nam một cách thích hợp và gắn với thực tiễn từng vùng từng địa phương và từng thời kỳ khác nhau. 2.1.1.1 Lý thuyết đơn vị ở- neighborhood conmunity. 2.1.1.2 Lý thuyết về đô thị công nghiệp của Tony Ganier. 2.1.1.3 Lý thuyết QH hiện đại: “Chủ nghĩa đô thị mới- New Urbanism” 2.1.1.4 Lý thuyết tầng bậc và phi tầng bậc trong cấu trúc đô thị 2.1.1.5 Lý thuyết phát triển hỗn hợp, Mixed –use Development. 2.1.1.6 Lý thuyết về đô thị đáng sống (đô thị sống tốt- Liveable city) và một số lý thuyết khác 2.1.2 Các lý thuyết kinh tế đô thị 2.1.2.1 Lý thuyết QH “ Bussiness Park” 2.1.2.2 Lý thuyết về cụm kinh tế- đặc khu kinh tế 2.1.2.3 Lý thuyết về Kinh tế đô thị - Urban economic 2.1.2.4 Lý thuyết 3 và 4 thành phần kinh tế Trong giai đoạn tới, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Khai thác tài nguyên (khai khoáng, nông nghiệp) giảm xuống còn 10% trong cơ cấu lao động chung của các ngành kinh tế; Sản xuất (công nghiệp, xây dựng) giảm xuống còn 20%; Lao động trong lĩnh vực Dịch vụ và Liên kết số sẽ chiếm 70%. Các hoạt động dịch vụ, liên kết các thành phần kinh tế, kinh tế số xảy ra chủ yếu trong khu vực đô thị, trong khu ĐTM. 2.2 Cơ sở pháp lý. Các xu hướng đổi mới thể chế do nhiệm kỳ mới, gia nhập WTO, CPTPP,.. dẫn đến có thể xuất hiện nhiều cơ chế, chính sách mới của nhà nước về QH, xây dựng trong thời gian tới. 2.2.1 Cơ sở pháp lý chung 2.2.2 Cơ sở pháp lý về phát triển kinh tế đô thị 2.2.3 Cơ sở pháp lý về đô thị và khu đô thi mới Sự nghiên cứu mang tính liên ngành, lồng ghép giữa QH không gian đô thị và QH chuyên ngành (có QH hoạt động kinh tế đô thị) là 10 khó khăn, chịu sự tác động, chi phối của rất nhiều văn bản Luật, nhiều yếu tố,... nhưng đã trở lên cấp thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển. 2.3 Quan hệ tương tác giữa QH Đô thị với Hoạt động kinh tế đô thị. 2.3.1 Hoạt động kinh tế đô thị tại Việt Nam. 2.3.1.1 Nhận diện, vai trò, tính chất, quy mô của hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế đô thị với vai trò là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong khu vực đô thị. Hoạt động kinh tế đô thị bao gồm: Hoạt động kinh tế nội tại, Hoạt động kinh tế phát triển và Hoạt động kinh tế hỗn hợp. 2.3.1.2 Các chủ thể tham gia. Hình 2.9: Các chủ thể tác động tới Kinh tế đô thị và QH khu ĐTM 2.3.1.3 Phân bố, phân loại các hoạt động kinh tế đô thị. Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế, cụ thể có thể chia theo nhóm nằm trong và ngoài khu vực dân dụng đô thị (các hoạt động kinh tế không gây ô nhiễm môi trường,không cần cách ly mới được phép nằm trong khu vực dân dụng của đô thị) như sau: Bảng 2.11: Các nhóm hoạt động kinh tế trong và ngoài khu vực dân dụng của đô thị - Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. - Nhóm B: Khai khoáng. - Nhóm C: Công nghiệp chế biến. - Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí - Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác Nằm ngoài khu vực dân dụng đô thị 11 thải, nước thải. - Nhóm F: Xây dựng. - Nhóm H: Vận tải kho bãi. - Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. - Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống. - Nhóm J: Thông tin và truyền thông. - Nhóm K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. - Nhóm L: Hoạt động kinh doanh bất động sản - Nhóm M: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ - Nhóm N: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ - Nhóm O: Hoạt động của đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc - Nhóm P: Giáo dục và đào tạo - Nhóm Q: y tế và hoạt động trợ giúp xã hội - Nhóm R: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí - Nhóm S: Hoạt động dịch vụ khác - Nhóm T: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình - Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế. Nằm trong khu vực dân dụng đô thị (khu ĐTM) 2.3.1.4 Hoạt động kinh tế đô thị tác động với các hoạt động khác. Hoạt động trong đô thị bao gồm: Hoạt động cư trú; Hoạt động kinh tế đô thị; Hoạt động văn hóa, xã hội; Hoạt động môi trường; Hoạt động an ninh quốc phòng; Hoạt động khác: hoạt động quản lý, hành chính, Hoạt động kinh tế đô thị là hoạt động cơ bản thúc đẩy sự cạnh tranh, tạo cơ hội cho các hoạt động khác. 2.3.2 Quan hệ giữa QH Đô thị với Hoạt động kinh tế đô thị 2.3.2.1 Hoạt động kinh tế đô thị là nhân tố tạo thị trong QH đô thị Trong cách đặt vấn đề khi QH đô thị, trong QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội thì các hoạt động như công nghiệp, dịch vụ tập trung, hoạt động du lịch, cảng hàng hóa,.. được coi là những yếu tố tạo thị, được tách biệt, riêng biệt với các chức năng khác của đô thị. Các hoạt động kinh tế này tạo nên các đô thị công nghiệp, đô thị du lịch,... 2.3.2.2 Tác động về chức năng: 12 Không gian là nơi chứa đựng hoạt động đô thị trong đó có hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế mang tính linh hoạt cao, phụ thuộc nhiều yếu tố và rất đa dạng nên không gian dành cho hoạt động kinh tế cũng cần mang tính đa dạng, linh hoạt, dễ dàng thay đổi và đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Hoạt động kinh tế gồm 3 loại hoạt động (kinh tế nội tại, kinh tế phát triển và kinh tế hỗn hợp) với những đặc tính khác nhau về thị trường, bán kính phục vụ, thời gian hoạt động, nguồn lực và vị trí,dẫn đến không gian dành cho mỗi loại hoạt động kinh tế cũng khác nhau. 2.3.2.3 Tác động về vị trí, cấu trúc: Hoạt động kinh tế có thể sử dụng một hoặc đồng thời nhiều không gian khác nhau: không gian sử dụng đất, không gian ngầm, không gian ảo (internet) với quy mô, tính chất linh hoạt. Vị trí hoạt động kinh tế thường là nơi thuận tiện cho việc giao tiếp, trao đổi hàng hóa, vật chất, có giá trị cao,.. Các vị trí dành cho hoạt động kinh tế có tính liên kết, kết nối thị trường trong và ngoài khu đô thị càng cao thì càng có giá trị, hiệu quả cao. 2.3.2.4 Đô thị hóa, văn hóa, xã hội, công nghệ,... Nhu cầu con người ngày càng tăng (xem Lý thuyết về Tháp nhu cầu của Maslow) kéo theo hoạt động kinh tế cũng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới như: casino, hoạt động nghiên cứu, văn phòng, dịch vụ sức khỏe ngoài công lập, hoạt động dịch vụ thể dục thể thao,.. Như vậy con người đô thị không chỉ cần có chỗ ở mà còn cần có việc làm, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, xã hội văn hóa, là một yếu tố thiết yếu và cân bằng. 2.3.2.5 Tác động về Nguồn lực Nguồn lực chia ra làm 2 loại: nguồn lực xây dựng đô thị theo QH và nguồn lực hoạt động đô thị. 2.3.2.6 Nhu cầu thị trường QH đô thị phù hợp, có tính khả thi là đưa ra được sản phẩm không gian, hoạt động được thị trường chấp nhận và đáp ứng được các nhu cầu hiện tại, tương lai. Vì vậy phải nghiên cứu thị trường, nhu cầu, phân khúc thị trường,...thật kỹ càng, khoa học. 2.3.2.7 Sự biến động về dân số và chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm Dân số đô thị không chỉ có dân số cư trú được hoạch định hoặc do tính toán tăng dân số cơ học, nhập cư mà còn có khách lưu trú ngắn hạn và dài hạn do yêu cầu của việc làm đô thị.. Nhu cầu việc làm 13 mới phát sinh từ ngoài đô thị vào sẽ kéo theo nhu cầu về nhân lực mới, không gian mới,Chính vì vậy không thể đưa ra các phương án tính toán QH phù hợp khi chỉ dựa vào yếu tố dân số. 2.3.2.8 Hệ thống kết cấu hạ tầng. Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng Hệ thống kết cấu hạ tầng,... Nền tảng này phát triển sẽ làm thay đổi cách tiếp cận của các hoạt động kinh tế cũng như tạo tiền đề cho sự trao đổi thông tin, giao lưu hàng hóa, công nghệ, kinh tế, tài chính, và quản lý đô thị,.. 2.3.2.9 Tác động môi trường của hoạt động kinh tế phát triển với đô thị Các hoạt động kinh tế phát triển đáp ứng các nhu cầu từ bên ngoài vào, phát sinh từ nhu cầu mới có thể ảnh hưởng lớn tới môi trường của các khu vực xung quanh. 2.4 Quan hệ tương tác giữa QH xây dựng Khu ĐTM với Hoạt động kinh tế đô thị ở Việt Nam. 2.4.1 Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới. 2.4.1.1 Phân loại khu ĐTM với góc nhìn hoạt động kinh tế đô thị. Các loại đô thị khác nhau về quy mô, tính chất,thì hoạt động kinh tế khác nhau. Nhiều khu ĐTM được đặt tên theo các hoạt động kinh tế nổi trội: Silicon, Business park, Science Park,Hiện chưa có phân loại khu ĐTM phù hợp với từng vị trí, từng địa phương, từng vùng,... 2.4.1.2 Cấu trúc khu ĐTM và hoạt động kinh tế đô thị. Cấu trúc hiện nay lấy cấu trúc đơn vị ở là chính gồm: đất ở + đất cây xanh + đất hạ tầng kỹ thuật, giao thông + đất công trình công cộng đơn vị ở, khu ở (tùy theo quy mô). Cấu trúc của khu ĐTM phụ thuộc vào sự lựa chọn, tính chất, hàm lượng, phân bố hoạt động kinh tế phát triển và là thể hiện sự hiệu quả của mô hình phát triển khu ĐTM. 2.4.1.3 Các mô hình phát triển khu ĐTM hiện nay. Hiện nay Việt Nam có nhiều loại hình các khu ĐTM phát triển đa dạng và có thể phân biệt theo tên gọi như: Khu ĐTM (thuần để ở); Khu phức hợp (kết hợp kinh doanh và ở); Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng và Khu đặc thù khác. 2.4.1.4 Quy trình lập đồ án QH xây dựng. Do cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau mà có phương pháp lập đồ án QH khác nhau: QH từ trên xuống (QH chiến lược); QH từ dưới lên (QH tham khảo ý kiến cộng đồng); QH hỗn hợp; QH theo chức năng; 14 QH theo thương hiệu, hình ảnh,.. Quy trình: Lập nhiệm vụ thiết kế, Khảo sát, QH Sử dụng đất; Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, QH giao thông và Qh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, môi trường, Quy chế quản lý,... 2.4.1.5 Tổ chức thực hiện QH xây dựng. QH khu ĐTM hiện do nhà nước hoặc chủ đầu tư lập sau đó mới lựa chọn một hoặc nhiều chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác khu ĐTM (phần lớn theo hình thức đầu tư BT hoặc đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất,..). 2.4.1.6 Quan hệ giữa QH xây dựng và Dự án đầu tư khu ĐTM. Dự án đầu tư có thể có quy mô nhỏ hơn hoặc bằng quy mô khu vực QH xây dựng. Hoạt động kinh tế phát triển có thể chỉ ở khu vực QH xây dựng hoặc chỉ ở dự án đầu tư hoặc đan xen, nằm giữa 2 khu vực này. 2.4.1.7 Quản lý, khai thác trong khu ĐTM Các QH khu ĐTM dựa vào sự phê duyệt Quy chế quản lý theo QH để kiểm soát, điều chỉnh các chức năng, tính chất các khu vực, ô đất,.. và mang tính dự báo thông qua các quy định, chỉ tiêu được thể hiện trong các bản vẽ QH chi tiết. 2.4.2 Quan hệ giữa QH Khu ĐTM với Hoạt động kinh tế đô thị. 2.4.2.1 Vị trí, chức năng của Hoạt động kinh tế đô thị và QH sử dụng đất Hoạt động kinh tế đô thị bên trong khu ĐTM có thể chia làm 2 khu vực: Khu vực tĩnh- tương đối ổn định và Khu vực động- tính biến động cao. Hoạt động kinh tế hỗn hợp sẽ cần không gian vừa có tính tĩnh, ổn định vừa có tính động, linh hoạt một cách tương đối. 2.4.2.2 Yêu cầu về Không gian, cơ sở hạ tầng đáp ứng các Hoạt động kinh tế đô thị Hoạt động kinh tế phát triển biến động nhanh, có quy mô linh hoạt, thời gian hoạt động có tần suất lớn và kéo theo việc ngày càng cần nhiều điều kiện về năng lượng, quy mô đất đai, hạ tầng kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực và có thể kèm theo các vấn đề xã hội, chi phí xã hội, môi trường,.. 2.4.2.3 Đánh giá chỉ tiêu tính toán, đảm bảo cho Hoạt động kinh tế đô thị. Hoạt động kinh tế phát triển dựa vào các chỉ tiêu về hiệu quả là chính và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chỉ số như chỉ số CPI, chỉ số cạnh tranh cấp tính, GDP, lợi nhuận ròng NPV, IRR, nhân lực, nguồn 15 lực, nhu cầu thị trường, giá trị đất đai, sự tiếp cận và thời điểm,.. Chỉ tiêu tính toán của QH hiện nay chủ yếu dựa vào chỉ tiêu dân số cư trú, môi trường là chính. Chỉ tiêu tính toán của hoạt động kinh tế lại dựa vào quy mô vốn sở hữu, năng lực sáng tạo khoa học công nghệ, chất lượng nhân lực, lượng việc làm mới, ngành nghề kinh doanh, 2.4.2.4 Các yêu cầu quản lý hoạt động kinh tế trong khu ĐTM. Hoạt động kinh tế đô thị chủ yếu quản lý theo các quy định về thuế, phí, lao động, việc làmTuy nhiên việc Đơn giản hoá vị trí, vai trò, tác động của hoạt động kinh tế đô thị hiện nay đã dẫn tới 2 vấn đề nghiêm trọng: Bỏ qua cơ hội phát triển và Không kiểm soát được, tự phát, phát triển quá đà, phá vỡ QH và mục tiêu phát triển bền vững. 2.5 Các bài học kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam. 2.5.1 Bài học kinh nghiệm trên thế giới. Hoạt động kinh tế gắn liền với khái niệm hàng hóa, với lịch sử phát triển của loài người, lịch sử phát triển đô thị. Từ lâu đã có những tư tưởng, khu đô thị gắn liền với hoạt động kinh tế thành một thể hữu cơ và trở thành những di sản thế giới; cùng với sự phát triển của công nghệ, toàn cầu hóa, hiện đại hóa thì việc gắn kết nhiều hoạt động đô thị trong khu ĐTM, trong đó có sự kết hợp hoạt động kinh tế và hoạt động cư trú mang tính tất yếu. 2.5.2 Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam. QH khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế đã được thiết kế QH cho Khu ĐTM Phú Mỹ Hưng từ những năm 1994 nhưng chưa được tổng kết thành lý luận áp dụng cho quá trình QH đô thị tại Việt Nam. Chương 3: MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI VỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM. 3.1 Quan điểm quy hoạch khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế đô thị. - Quan điểm QH đáp ứng yêu cầu hội nhập - Quan điểm QH khu ĐTM phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - Quan điểm tổ chức không gian khu ĐTM phải mang tính liên kết, đa dạng và thúc đẩy tính cạnh tranh - Quan điểm hoạt động trong khu ĐTM phải có sự cân bằng tổng thể - Quan điểm QH phải hiệu quả, bền vững (kinh tế, văn hóa, môi trường, xã hội,...): 3.2 Các nguyên tắc quy hoạch 3.2.1 Phải đáp ứng hoạt động kinh tế phát triển 16 3.2.2 Phải cân bằng tổng thể và cân bằng giữa hoạt động kinh tế với hoạt động cư trú 3.2.3 Lựa chọn, vị trí phát triển khu ĐTM 3.2.4 Lựa chọn tính chất, quy mô của hoạt động kinh tế phát triển. 3.2.5 Ưu tiên QH không gian gắn với hoạt động kinh tế phát triển 3.2.6 Xác định mô hình phát triển của khu ĐTM dựa trên tương quan về Hoạt động kinh tế phát triển (việc làm tại chỗ) và hoạt động cư trú (chỗ ở). 3.2.7 Quản lý, phân loại, phân cấp khu ĐTM theo loại đô thị và hoạt động kinh tế phát triển. 3.3 Các dạng Mô hình, cấu trúc khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế đô thị 3.3.1 Các thành phần chức năng và loại hình kinh tế đô thị trong khu ĐTM Sự lựa chọn hoạt động kinh tế phát triển trong khu ĐTM sẽ quyết định cấu trúc của khu ĐTM và ngược lại. Cấu trúc khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế đô thị sẽ bao gồm các khu vực chức năng chính sau: i/ Khu vực hoạt động cư trú (chỗ ở + dịch vụ đơn vị ở); ii/ Khu vực hoạt động kinh tế phát triển; iii/ Khu vực phát triển hỗn hợp (Cư trú + Kinh tế) và iiii/ Khu vực hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công nghệ. Dựa trên cơ sở thực tiễn (21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế) và các dự báo phát triển thì có thể đề xuất các loại hình hoạt động kinh tế đô thị trong khu ĐTM trong giai đoạn này như sau: + Khu ĐTM gắn với các hoạt động kinh tế dịch vụ đô thị như Trường học quốc tế, bệnh viện, trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí,.. quản lý hành chính quốc gia, quốc tế. + Khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế về khoa học công nghệ: Viện nghiên cứu, công nghiệp phần mềm, trường đại học, công nghệ sinh học, y tế,... (Science Park, Silicon Valey,..) + Khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế du lịch: khu nghỉ dưỡng, resort, khu sinh thái, du lịch lịch sử, tâm linh,... + Khu ĐTM gắn với hoạt động công nghiệp: Hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm môi trường đô thị (Business Park,..) + Khu ĐTM hỗn hợp các hoạt động kinh tế phát triển trên. 3.3.2 Các dạng cấu trúc khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế phát triển: 17 a) Cấu trúc khu ĐTM đơn chức năng- đơn cực: phát triển một loại hình kinh tế có quy mô lớn, chức năng riêng biệt, sản phẩm có tính toàn cầu,.. b) Cấu trúc khu ĐTM đa chức năng - đa cực: Khu vực hoạt động kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, chức năng khác nhau, đa dạng nhưng quy mô không lớn lắm được tạo thành các cực phân bố theo kiểu trung tâm từng khu, phối hợp, liên kết, kết hợp với nhau tạo thành tuyến, mạng, phố thương mại, dịch vụ,..với quy mô lớn, tăng hiệu quả và giảm chi phí quản lý, vận chuyển, vận hành. c) Cấu trúc khu ĐTM hỗn hợp: có khu vực Hoạt động cư trú là trung tâm và các khu vực hoạt động khác như hoạt động kinh tế, hoạt động văn hóa, hoạt động môi trường, bám xung quanh. 3.3.3 Các mô hình khu ĐTM gắn với hoạt động kinh tế phát triển: 3.3.3.1 Khu ĐTM thuần để ở (mô hình đơn vị ở: chỉ có hoạt động cư trú, khu dân cư - hoạt động kinh tế phát triển trùng với hoạt động kinh tế nội tại). 3.3.3.2 Khu ĐTM có hoạt động cư trú là chủ đạo, Khu đô thị ở lớn (hoạt động kinh tế nhỏ hơn hoạt động cư trú) 3.3.3.3 Khu ĐTM cân bằng giữa hoạt động cư trú và hoạt động kinh tế (gọi tắt là Khu đô thị cân bằng) Mô hình này đảm bảo tính cân bằng tương đối giữa chỗ ở và việc làm; giữa phát triển kinh tế với cư trú, văn hóa, môi trường,...; đáp ứng đồng thời mong muốn của cả 3 chủ thể: Nhà nước, Doanh nghiệp và cộng đồng (Hoạt động kinh tế phát triển phải đảm bảo tối thiểu 30% việc làm chính thức cho dân cư tại chỗ và 20% đến 40% việc làm dịch vụ hỗ trợ tại chỗ; nói cách khác là hoạt kinh tế phát triển phải đảm bảo khoảng từ 50-70% việc làm cho dân cư tại khu ĐTM và ngược lại). 3.3.3.4 Khu ĐTM có hoạt động kinh tế phát triển là chủ đạo (Hoạt động kinh tế lớn hơn hoạt động cư trú- Gọi tắt là Khu đô thị phát triển) 3.3.3.5 Khu ĐTM là Khu đô thị kinh tế (Khu đô thị ch
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_quy_hoach_xay_dung_khu_do_thi_moi_voi_tac_do.pdf